Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

“Thử vương”???




“Thử vương” hay gọi cách khác là “Vua chuột” dùng để chỉ một hiện tượng khá độc đáo đó là cái đuôi của năm bảy chú chuột tự nhiên thắt nút lại thành một chùm chuột tự thắt đuôi. Thời Trung Cổ, các phát hiện đầu tiên về vua chuột đã làm xôn xao đa số người dân lúc đó còn dốt nát mê tín. Có lúc người ta tin rằng vua chuột là một con quái vật khủng khiếp, loài quái vật chỉ có trong thần thoại với nhiều đầu. Nhưng cũng có lúc họ lại nghĩ vua chuột gồm một con chuột kết hợp với nhiều con khác hoặc chỉ đơn giản là một con chuột tàn tật được đồng loại xúm lại chăm sóc và trở nên to lớn vì đã ngốn quá nhiều thức ăn.

Năm 1683 tại thành phố Strasbourg thuộc Đông Bắc nước Pháp, người ta phát hiện con thử vương đầu tiên còn sống. Sáu chú chuột mà phần chót đuôi bị thắt chặt lại nằm toả ra hình cánh quạt được tìm thấy trong căn nhà ông thị trưởng. Người ta trưng bày chúng ở Toà thị sảnh để công chúng xem. Tại đây, vào một đêm, một chú sổng mất không biết bằng cách nào. Dó đó một y sĩ đã được lệnh giết những 5 chú còn lại và ướp xác để trưng bày trong Viện bảo tàng vạn vật học của thành phố. Sang thế kỷ 18, vẫn tại Strasbourg, thêm hai thử vương nữa được phát hiện.

Ở Đức, hiện tượng hiếm hoi này cũng xảy ra tại các thành phố, thị trấn, thôn xã. Ở Pháp, hiện tượng kỳ lạ này ít được ghi nhận hơn. Tuy nhiên nhiều tạp chí về Vạn vật học đôi khi vẫn đưa tin về cu chuột. Trong tờ “Báo của những nhà vạn vật học trẻ” số ra ngày 01-10-1906, một nhà động vật học báo cáo về việc phát hiện được vua chuột như sau:

“…Một ngày nọ, tôi hay tin có nhiều chú chuột ẩn náu trong một chuồng gà. Tôi cùng hai người giúp việc chạy vội tới. Chúng tôi dùng xẻng, gậy, roi mây ra sức tiêu diệt chúng: 9 con chết tại chỗ và đều là chuột nhắt, chỉ một chú thoát chết. Trong đám chuột, rất dễ nhận ra chuột bố, mẹ nhờ vóc dáng to lớn của chúng. Khi vạch lớp rơm ra, chúng tôi thấy một lứa kế tiếp, đỏ hỏn, mỗi con dài khoảng 6cm từ chót mũi đến cuống đuôi. Điều dị thường khiến tôi phải lưu ý không tàn sát chúng là do tụi này đều có phần đuôi thắt nút lại. Tôi tự hỏi, một khi trưởng thành, làm sao chúng có thể sinh tồn được? Khi nắm chúng lên thì con chuột thứ 7 sút ra, nó chỉ còn nửa cái đuôi, phần chót vẫn dính vào cái nút. Sáu chú tý kia, các nút nằm chính giữa đuôi nên các chót đuôi vẫn ngo ngoạy được. Hơn thế, bàn chân sau của một chú lại còn bị kẹt cứng trong cái nút kia. Tôi cố rút bàn chân đó, nó trắng bệch và bị teo tóp như phần đuôi chú thứ 7”.

Việc kỳ thú này đã khơi dậy sự quan tâm của nhiều nhà vạn vật học khác. Ngay sau đó, một vua chuột gồm 7 thành viên được tìm thấy ở Châteauroux và được gửi ngay về Viện bảo tàng vạn vật học ở Paris. Tháng Giêng năm 1931, tập Kỷ yếu của Hiệp hội quốc gia về việc thuần hoá của Pháp cho biết họ đã bắt được một vua chuột tại Vénézobres, quận Alès, hàng tỉnh Grad. Nó gồm 6 con chuột dính vào nhau do nơi đuôi vị thắt nút. Sau cùng, trong những năm gần đây, lâu lâu người ta cũng phát hiện thêm vài vua chuột.

Vì sao có hiện tượng kỳ lạ này, vài nhà vận vật học cho rằng những con chuột bệnh tụ tập sát nhau, lâu ngày dính vào nhau phần đuôi đã bị tróc da, nước mô từ đó rịn ra và khô đi đã dính chúng lại. Có thuyết lại cho rằng vua chuột được hình thành trước khi lọt lòng mẹ, nhưng thuyết này bị bác bỏ ngay vì thực tế cho thấy số chuột bị thắt đuôi nhiều khi đông hơn cả số chuột được sinh ra trong một lứa. Đến nay, hiện tượng kỳ dị này vẫn chưa có câu giải đáp chính xác. Ngoài ra người ta chưa hiểu việc những con vật đuôi bị thắt nút lại và nằm toả ra như hình cánh quạt làm sao có thể kéo nhau đi kiếm ăn? Phải chăng có những con chuột khác “giàu lòng bác ái” đã mang thức ăn đến nuôi sống vua chuột?
bảo tàng ở Altenburg (Thuringia) cho thấy "vua chuột" nổi tiếng lớn nhất, được tìm thấy vào năm 1828 trong một lò lửa của cối xay tại Buchheim. Nó gồm có 32 con chuột.!

Bí mật vua chuột vẫn còn nguyên đó!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét