Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

đọc làm sao ?


Bạn hỏi-cho em hỏi chữ săk ,phunl, nganl lần lượt đọc ra như thế nào ạ? về Thần chú vương-28vị cổ phật.

Xin trả lời-sắc khờ (chử khờ đọc nhẹ thôi , đọc dính lại là săk)
                -phun lờ ( chử lờ đọc nhẹ thôi , đọc dính lại là phunl)
                -ngan lờ   (chử lờ đọc nhẹ thôi , đọc dính lại là nganl)

-đọc sai giọng chút đỉnh không sao hết-khẩu âm mổi dân tộc mổi miền đều khác nhau –mình làm sao mà đọc y chang được-chỉ có 1 cái tất cả giống nhau khi niệm kinh thôi=là niệm trong an tịnh-chỉ có mình và kinh lúc ấy ….thân mến chào bạn.

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Thần chú vương-28vị cổ phật.



             Thần chú vương-28vị cổ phật.

1-tăng khanh ha rô-maha vi rô mê thanh-kha rô ma ha ya sô.
2-sa ra nganh kha rô-lô kha hi tô-đi panh kha rô-chu tin kha rô.
3-kônl đanh nhô-cha na kha mô khô-manh ga lô-pu ri sà sa đô.
4-su ma nô-su ma nô-thi rô đê va tô ra ti va tha nô.
5-sô bí tô su la sam panl nô-a nô ma đa si- cha nut ta mô.
6-pa đu mô-lo ka pa chô tô-na ra đô-va ra sa ra thi.
7-pa đu mu ta rô-sa ta sà rô-su mê thô-a ga ti pu ga lô.
8-su cha tô-sa bà lô kha gô-pí da đa si-na rà sa đô.
9-a tha đa si-kha ru nghi ngô-thẳm a đa si-ta mô nu đô.
10-sit đa thô-a sa mô-lô kê tí sô-cha va đa thon va rô.
11-pú sô cha va ra đô but thô vi pa si cha anh nu pha mô.
12-si khi sá ba hi tô-sat tha vê sa bhu-su kha đà ya kô.
13-kha khu săn đô-sat tha va hô-khô na ga ma nô –ra nganl cha hô.
14-kha sa pô-si ri sam pan nhô-gô ta mô săk ya phunl ga vô.

&&&&&&&&
-giử giới trì kinh nầy không rơi vào địa ngục-không sợ đói thiếu.
-mua bán giao tế may mắn-trừ ôn dịch-hàng tà ma.
-bảo vệ sanh nở nhẹ nhàng.
-được sự hộ trì của chư phật-chư vị 5 ông-28 vị cổ phật.
-các việc lành mau viên mản như 7 lớp gương sáng bao quanh hành giả.
-trước khi giao tế đọc 10 lần sẻ được như ý.
-tụng trong ngày,tai nạn trôi qua.
-trì chú nầy nơi đạo tràng nào,kinh nầy sẻ thế chổ vào thần chú nơi ấy.
(ví như biển lớn thâu hết thảy sông rạch vậy.)
&&&&&&&&&&&&&&&

Kinh tổng trì-chi na phăng cha ra-pa rit tăm măm-rắc kha tu sá bà da.

(là khi mình thường trì kinh nầy đả lâu.gặp lúc gấp gẩy,khó lòng tập trung tâm trí trì trọn vẹn,thì mình nên liên tục niệm câu tổng trì nầy.)

NGUỒN KINH=từ xưa đọc nghe chép lại đến nay .

-Trì kinh thiệt tình như khi mình còn nhỏ nói thật luôn luôn với cha mẹ và người mình thương yêu,tin tưởng….không nhất thiết trì tại chùa-tịnh thất -trước bàn thờ-trong cái quần áo đạo….mà không giử giới thì chẳng đi đến đâu hết !
-14 câu chưa thuộc hết …cứ trì đi trì lại vài câu mình đả thuộc củng tốt ….trì đủ càng tốt hơn …..niệm kinh mà lúc niệm trong lòng không khởi tham-giận-dâm -sợ-lười….thì mới thật là niệm kinh…..cái nầy ban sơ ai củng bị….kiên quyết niệm mải thì trong lòng chỉ còn mình và kinh mà thôi ….cái nầy ai củng làm được luôn!

&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&

-đả trì kinh-muốn kinh linh-phải giử giới!
1-không sát sanh hại vật vô cớ vì tàn nhẩn hay thèm muốn!
2-không nói dối ,nói thêu dệt từa lưa.(chửi thề củng là nói dối !)
3-không lấy món gì của ai dù lớn nhỏ mà không xin.
4-không tà dâm!chánh dâm như vợ chồng không cấm.(xuất gia thì cấm )
5-không dùng chất gây nghiện-say,dẩn đến mất lý trí và tự chủ.

&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&

-Trên đời nầy !...tiền là tất cả ! nhưng có khi mà tiền nó … không giải quyết nổi cái chuyện trong cỏi lòng….thì cái tâm linh nó trổi dậy tìm tòi….phước thì tìm gặp cái chánh …..thiếu phước thì gặp cái mê tín ! cho nên thà chẳng tin gì sướng hơn !!!

-cái phép nào mà lợi ta,lợi người….là cái phép tốt,hành hay không tuỳ ý…
-cái phép nào mà lợi ta ,tổn người….là cái phép ma ,tuyệt đối không hành!
-cứ y như vậy mà suy xét ! trước mắt thấy -tai nghe ,khoan vội tin phật hay tin ma !
-mà hảy tin vào lương tâm chính mình trước đả vậy ….

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

-khó niệm thì niệm cái câu sau nầy dể nè ...

-NAM MÔ LƯƠNG TÂM MÌNH .

. Chuyện Con Lừa !


Chuyện Con Lừa - Kharaputta Jātaka (Jā. 386).

Thuở xưa, Vua Senaka trị vì Benares, có cứu mạng một Xà vương khỏi tay bọn thanh niên đang vây đập rắn. Để tạ ơn cứu tử, Xà vương dâng lên vua nhiều châu báu và một cung nữ Nāga. Xà vương còn dâng vua câu thần chú để ông gọi cung nữ khi không thấy nàng bên cạnh.
Một hôm Vua Senaka cùng cung nữ Nāga du ngoạn trong ngự uyển. Vốn tham đắm dục lạc vô độ, cung nữ thấy con rằn nước dưới hồ sen, bèn hoá thành rắn bò xuống làm tình cùng chú rắn nước này. Vua quất nàng một roi tre trị tội tà hạnh. Nàng tức giận bỏ về thế giới Nāga và phao vu nhà vua ngược đãi mình. Xà vương ra lệnh cho bốn thanh niên Nāga vào vương thất giết vua bằng cách dùng hơi độc thoát ra từ mũi. Bấy giờ, vua đang kể cho hoàng hậu sự việc xảy ra ngoài ngự uyển. 
Nghe được câu chuyện, bốn thanh niên Nāga trở về trình lại Xà vương. Để chuộc lỗi, Xà vương hiến Vua Senaka thần chú giúp ông nghe được mọi thứ tiếng trên thế gian, chỉ với một điều kiện duy nhất là nếu ông truyền thần chú này cho ai, ông sẽ phải nhảy vào lửa chết.
Nhờ có thần chú, Vua Senaka nghe nhiều chuyện buồn cười của loài ong, kiến, vân vân. Vua cười khiến hoàng hậu hiếu kỳ theo hỏi. Sau cùng, nhà vua kể cho bà nghe và bà đòi được truyền cho thần chú.  Bị mãnh lực nữ nhân thôi thúc, vua đành chấp nhận và ngự lên vương xa, đi vào ngự viên để nhảy vào lửa sau khi trao truyền thần chú cho hoàng hậu.
Ngay lúc ấy, ngôi của Sakka nóng lên, Ngài nhìn xuống cõi đất thấy việc này, liền cùng phu nhân hoá làm hai con dê đón đầu vương xa của Vua Senaka. Hai con dê làm tình trước mặt các con lừa Sindh đang kéo vương xa. Lừa mắng dê ngu xuẩn và vô liêm sỉ. Dê bảo lừa còn ngu xuẩn hơn vì đang kéo xe cho một vị vua ngu ngốc.
Vua nghe được câu chuyện giữa dê và lừa, liền đọc kệ hỏi kế. Dê đề nghị vua bảo với hoàng hậu rằng Ngài sẽ truyền chú cho với điều kiện bà phải chịu trăm roi lên lưng không được kêu la. Vì quá ham mê thần chú, hoàng hậu ưng chịu, nhưng vừa bị hai roi bà kêu la và không còn muốn được truyền thần chú nữa.
Chuyện được kể về một tỳ-kheo bị vợ cũ cám dỗ. Senaka là vị tỳkheo, Lừa Singh là Sāriputta, Sakka là Bồ Tát.


 



Quan Điểm Của Phật Giáo Nguyên Thủy Về Mật Tông.

Từ trước đến nay, giới Phật giáo trong nước cũng như trên khắp thế giới đã có nhiều tranh luận xung quanh việc liệu Mật tông có phải do chính Phật Thích Ca thuyết ra hay không. Hai luồng dư luận phủ nhận và khẳng định đều có những lý lẽ riêng của mình.

Những người không chấp nhận kinh điển của tông phái này là đạo Phật, cũng như bác bỏ cách tu hành của tông phái này là không thể hiện tính cốt tuỷ của đạo Phật, thường có các quan điểm chung như sau :

1/. Dựa vào các cuộc nghiên cứu lớn về lịch sử đạo Phật, đều không có chứng cứ lịch sử nào cho thấy Mật tông là do chính Phật thuyết. Cả ba lần kết tập kinh điển đều không có các kinh Mật.

2/. Đạo Phật nguyên thuỷ phủ nhận linh hồn & thượng đế (Vô ngã), ngay sau khi giác ngộ Phật Thích Ca đã hướng tâm đi tìm linh hồn & thượng đế nhưng không thấy. Tuy nhiên Mật tông lại có cả linh hồn & thượng đế (Hữu ngã). Trong quá trình phát triển của các tông phái Phật giáo, sự xuất hiện các lý thuyết về linh hồn & thượng đế thường có các dạng như :

+ Linh hồn hữu hình (thân trung ấm) : sau khi chết, con người sẽ đi vào trạng thái thân trung ấm, trải qua các giai đoạn khác nhau trước khi tái sinh vào một đời sống mới. + Linh hồn vô hình : sau khi chết, thức ấm sẽ đi tìm bụng mẹ để tái sinh + Thượng đế hữu hình : một đấng toàn năng làm chủ một quốc độ trang nghiêm thanh tịnh nào đó. Nếu người ta tin tưởng vào vị này và thường tụng niệm cầu khấn danh hiệu thì sau khi chết sẽ được vãng sinh vào cõi nước đó, hưởng phúc vĩnh viễn. + Thượng đế vô hình : hay còn có các cách gọi khác là pháp thân, bản thể chân như, thể tính, đại ngã, duy ngã độc tôn, tâm bản nhiên ... là trạng thái nhất thể tuyệt đối phủ trùm vạn hữu, thực tại phổ quát không phân ly nhưng tất cả lại vọng sinh ra từ đó. Các mô tả về trạng thái này giống hệt Đại Ngã - Chân Ngã của Yoga Ấn Độ.

Nhiều người theo Phật giáo nguyên thuỷ phủ nhận tính Phật giáo của Mật tông thường cho rằng sở dĩ người tu Mật nhìn thấy thân trung ấm và nhận tha lực từ các cõi giới siêu hình của Thần Phật là vì sự tu luyện của họ vẫn còn trong vòng Tưởng tri chứ không phải Liễu tri. Vì họ tu Tưởng nên có quan kiến giống hệt các tôn giáo khác, về linh hồn sau khi chết, về các cõi giới siêu hình, về sự cứu rỗi, ban rải tha lực của thánh thần. Còn về đại ngã - pháp thân - bản thể chân như - tâm bản nhiên - giác tính bất nhị của Mật tông, thì nhiều nhà tu hành nguyên thuỷ cho rằng đó chẳng qua là tưởng Thức của định vô sắc Thức Vô Biên Xứ mà thôi. Khi chứng nhập định này thì sẽ thấy tâm thức phủ trùm vô hạn, phi không gian thời gian. Và tất cả các cõi giới siêu hình cũng như nhất thể tuyệt đối pháp thân này đều là do tưởng thức lưu xuất ra, không thật có và không phải là Niết Bàn của đạo Phật nguyên thuỷ.

Các nhà nguyên thuỷ này có cách lý giải là trước khi tìm ra con đường để đi đến giác ngộ giải thoát, đức Phật đã tu chứng các định vô sắc, trong đó có cả Thức Vô Biên Xứ (pháp thân - đại ngã - bản thể chân như - thể tính, ...) nhưng không thấy giải thoát, nên đã bỏ. Quá trình chứng nhập các định vô sắc như sau :

Giữ tâm không suốt các thời -> chứng nhập Không Vô Biên Xứ định 
Xa lìa tưởng Không -> chứng nhập Thức Vô Biên Xứ định 
Xa lìa tưởng Thức -> chứng nhập Vô Sở Hữu Xứ định 
Xa lìa tưởng không của Vô sở hữu xứ -> chứng nhập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ định 
Các nhà nguyên thuỷ cho rằng, các phép tu của Mật tông để chứng nhập pháp thân - bản thể tuyệt đối, thực chất chính là từ Không Vô Biên Xứ đi vào Thức Vô Biên Xứ. Trong pháp vô thượng du già quan kiến (tối thượng mật tông), người thầy trước tiên giới thiệu trò vào tâm bản nhiên, rồi khi trò đã biết tâm bản nhiên rồi thì cứ hướng tới trạng thái đó mà tu hành, giữ tâm vô phân biệt đến khi nào an trụ hoàn toàn trong tâm bản nhiên thì đắc đạo. Đây gọi là lấy mục đích làm phương tiện, hoặc "kết quả thừa". Để có thể rơi vào tâm bản nhiên, thì trước hết người ta phải phát triển tâm không bằng một nghi vấn, hoặc một đối tượng được bám nắm chặt chẽ trong tâm, đến khi có một tác động đột ngột vào thân hoặc tâm, thì tưởng Không sẽ vỡ tan và Thức Vô Biên sẽ xuất hiện (giác tánh bất nhị phủ trùm vạn hữu). Điều này tương tự pháp thiền quán của mật tông, khi đã chứng nhập tâm không, hành giả sẽ khởi quán đẩy lui tưởng Không và sẽ giác ngộ nhất thể tuyệt đối. Vì vậy quy trình này được các nhà nguyên thuỷ quy về Thức Vô Biên Xứ Tưởng Định, một trạng thái tâm của tưởng định vẫn còn vô minh lậu ở trong định và dục lậu khi ra khỏi định.

3/. Một điểm quan trọng khác mà một số phái nguyên thuỷ đưa ra để phủ nhận tính Phật giáo của Mật tông là con đường Phật giáo nguyên thuỷ là Tam Vô Lậu Học (giới vô lậu, định vô lậu, tuệ vô lậu), là pháp Vô Lậu dẫn đến đích Lậu Tận Trí (không còn lậu), nhưng Mật tông là pháp Hữu Lậu vì mặc dù cũng tu giới, định, tuệ, nhưng trong pháp vô thượng du già, dục lậu vẫn được chấp nhận tồn tại và quan điểm cho rằng đó là pháp tu Tam Hữu Lậu Học, chứ không phải Tam Vô Lậu Học. Pháp tu Vô Lậu của đạo Phật nguyên thuỷ khác xa pháp tu Hữu Lậu của Mật tông.

Khởi đầu pháp tu đạo Phật nguyên thuỷ là Ly dục (lìa dục lậu), trên cơ sở cuộc sống 3 y 1 bát, độc cư Ly dục (giới vô lậu), thì mới đi vào các định vô lậu (lìa hữu lậu). Trên cơ sở định vô lậu rồi mới dẫn tâm vào trí tuệ vô lậu giải thoát, diệt trừ vô minh lậu, đạt giác ngộ viên mãn, chấm dứt luân hồi sinh tử. Nhiều đoạn kinh nguyên thuỷ nói về quá trình tu chứng này của đức Phật, ví dụ như kinh Saccaka, kinh Trung Bộ (phẩm sợ hãi khiếp đảm), ... đều là một quá trình lần lượt : sống độc cư giữ giới vô lậu, nhập các định vô lậu, dẫn tâm vào trí tuệ giải thoát vô lậu.

Khởi đầu pháp tu mật tông là nhận quán đỉnh, nhận tha lực của thế giới siêu hình. Và cho đến khi chứng đắc vô thượng du già thì người ta vẫn còn dục lậu, vẫn có thể quan hệ tình dục. Đã còn dục lậu thì sẽ còn hữu lậu, sẽ còn vô minh lậu, và như vậy, với ý nghĩa giải thoát của đạo Phật nguyên thuỷ thì mật tông không thực hiện được. Và cũng bởi vì pháp tu không hướng tới việc diệt trừ lậu hoặc nên trí tuệ tu hành mà người tu mật có được là trí tuệ Tưởng tri (vẫn còn dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu) chứ không phải trí tuệ Liễu tri (đã diệt trừ dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu) của người tu theo đạo Phật nguyên thuỷ.

Chính vì chứng đắc tuệ Tưởng tri mà hành giả mật tông, cho dù đã an trụ trong giác tánh bất nhị của vô thượng du già, nhưng vẫn thấy có thân trung ấm sau khi chết (giống các tôn giáo khác), có những thế giới siêu hình với các quốc độ cổ Phật trang nghiêm thanh tịnh cực lạc (giống thiên đàng của các tôn giáo khác), và phương pháp tu hành thì theo các nhà nguyên thuỷ là rất nặng tính mê tín vì phải cầu khấn cúng vái thế giới siêu hình. Trong khi Phật đã từng giảng là "sau khi chết, nếu còn một tí thức nào tồn tại dù chỉ như kẽ móng tay thì giáo pháp ta không tồn tại", và "33 cõi trời chỉ là các cõi tưởng tri". Cũng vì người tu pháp Vô Lậu của pháp Phật nguyên thuỷ, do đã diệt tận gốc Tưởng Tri nên mới nhìn ra được bản chất huyễn ảo của thế giới siêu hình linh hồn thượng đế thần thánh, ... và không bị phụ thuộc vào nó như các tôn giáo mê tín khác. Tuy nhiên Mật tông đã đi vào vết xe đổ này của các tôn giáo kia khi bị phụ thuộc nặng nề vào thế giới siêu hình trong suốt quá trình tu luyện. Nhiều vị thầy nam tông còn khẳng định các linh thể nhập vào các tranh tượng của mật giáo thực chất toàn Atula bậc thấp biến hình giả Phật, để hưởng các vật thực cúng dường, vì nếu là chư thiên bậc cao thì không ai thèm nhận những thứ đó, chứ đừng nói là Phật.

4/. Một đặc điểm nữa khiến nhiều thầy nguyên thuỷ cho rằng Mật tông thực chất không khác Bà La Môn giáo chính là ở đặc điểm thượng tầng kiến trúc nắm quyền xã hội. Các Lạt ma, các pháp vương mật tông thay nhau nắm quyền điều hành xã hội, việc này, theo giới tu nguyên thuỷ thì không khác giai cấp Bà La Môn ở xã hội Ấn Độ.

Do vậy, chủ yếu dựa vào các quan điểm trên mà đa phần giới tu hành đạo Phật nguyên thuỷ không chấp nhận Mật tông là đạo Phật. Tuy nhiên giới tu Mật cũng có rất nhiều ý kiến trái ngược, và thậm chí còn lập ra những tổ chức để bảo vệ uy tín của mật tông trên thế giới. Không những vậy, phần nhiều trong số họ tin tưởng rằng mật tông là pháp cao nhất mà Phật bí mật truyền lại cho rất ít người, và đó là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để đắc đạo (tu tắt).
(sưu tầm) 

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/27227-quan-diem-cua-phat-giao-nguyen-thuy-ve-mat-tong/