Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Bí ẩn hòn đá 1,5 tỷ đồng !!!


Bí ẩn hòn đá 1,5 tỷ đồng của người bán bong bóng dạo

Na cuc đi côi cút chn rng xanh, lang bt kỳ h khp nơi bng chiếc xe cà tàng kiếm kế sinh nhai nhưng ông đã s hu mt gia tài đ s vi nhng kit tác ngh thut trên đá được xem là s bt phá tuyt diu t thiên nhiên. Cách đây 10 năm, nếu như ông chu bán hòn đá vi giá 1,5 t đng thì cuc sng ca ông s không phi đp xe xuyên các tnh Tây Nguyên bán do tng qu bong bóng và làm đ th ngh đ mưu sinh. Ông là Võ Văn Hi, "gã khùng" chê tin trên cao nguyên đt đ.

Duyên phận từ hòn đá Opal
Ông từ bỏ cuộc sống sung túc đủ đầy và khoản tiền 1,5 tỷ đồng vào thời điểm cách đây gần 10 năm để theo đuổi ước mơ nghệ thuật từ một hòn đá. Ông không phải là người giàu có nhiều đất nhiều ruộng mà trái lại, ông tự nhận mình là rất nghèo khi vẫn đang phải làm đủ thứ nghề để mưu sinh. Vậy tại sao, ông chê số tiền ấy. Là bởi, tình yêu của ông dành cho đá là bất diệt. Tình yêu ấy bạc vàng không thể mua được. Cứ ngỡ hòn đá là vật vô tri vô giác nhưng qua bàn tay và khối óc của mình, ông đã chắt lọc được những linh hồn vô cùng huyền bí từ đá.
Theo chân ông đi hết đường nhựa lại đến đường đất đỏ xung quanh là bạt ngàn cà phê, hồ tiêu đang mùa tưới để đến căn nhà của ông nằm cô lẻ tận sâu trong rẫy. Chiếc xe máy cứ nhảy bổ lên, chồm xuống đánh đu với ổ gà trên con đường chạy dọc lô cà phê. Thoát chết từ vụ tai nạn lộn mấy vòng trên đèo E H'leo xuống suối cách đây hai năm làm ông hoảng sợ, không dám chạy xe đường dài nữa. Mọi thứ có giá trị trong gia đình đều đội nón ra đi để đổi lấy sinh mạng cho ông. Từ căn nhà mặt tiền đầy đủ tiện nghi, gia đình ông chọn nơi ở mới là ngôi nhà nửa tường xây nửa ốp ván nằm cách xa tiếng ồn ào của phố thị. Cũng chính tại đây, nhờ không gian yên tĩnh, thanh bình giúp ông tĩnh tâm để sáng tạo nghệ thuật từ đá.
Dòng ký ức của ông chợt ùa về thời trai trẻ. Ông sinh ra tại Gò Công (Tiền Giang), lớn lên lấy vợ ở đó. Quá nửa đời phiêu bạt, năm 1986, ông đưa gia đình lên Đắk Lắk lập nghiệp. Sự màu mỡ của đất đai cùng những kỳ bí của thiên nhiên đã níu chân ông lại. Ông quyết định dừng chân tại đây. Thuở sơ khai mang hai bàn tay trắng đi mở cõi, ông Hải đã gặp vô vàn khó khăn. Tuy nhiên, trong gian khổ vẫn không thôi mài rũa thêm đam mê du ngoạn khắp nơi. Với chiếc xe đạp cà tàng cùng đôi bàn tay khéo vẽ, ông chọn nghề bán bong bóng dạo để vừa thỏa chí đây đó vừa kiếm kế mưu sinh cho cả gia đình. Vài tháng ông mới về nhà một lần đưa tiền cho vợ rồi lại đi.
Cuốn sổ tay ghi chép, cảm nhận mỗi vùng đất, mỗi địa danh của anh bán bong bóng ngày một đầy ắp. Ông quyết định tạm dừng chân quay trở về cùng vợ con làm ăn tại địa phương. Về Đắk Lắk, ông đi làm xe ôm, bán cháo dạo… đời ông gắn với vòng xe quẩn quanh trong đói nghèo, tù túng, bao nhiêu năm vẫn không thoát ra được. Thế nhưng, niềm đam mê nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật về đá, đã chiếm trọn thời gian của ông. Ông mê mẩn suốt ngày với cây cà phê, với đá và với những thứ mà không có ai nghĩ tới.
Một hôm, có anh lao động nghèo đang đào giếng thì gặp phải hòn đá opal nặng 1,7kg có màu sắc rất đẹp. Anh nhớ ngay đến ông Hải vì thứ này chỉ có ông Hải mê thôi. Cầm hòn đá trên tay, cảm giác mát lạnh lan tỏa khắp cơ thể, ông mê liền. Ông thuyết phục vợ thu vét trong nhà được 5 chỉ vàng (tương đương 1,5 triệu đồng lúc bấy giờ) để mua hòn đá. Thấy đẹp thì mua chứ ông cũng không biết sẽ làm gì với hòn đá ấy. Công việc mưu sinh cứ cuốn ông đi để rồi, một thời, hòn đá bị lãng quên trong tủ nhà.
Những bức tranh tiềm ẩn trên một viên đá
Những khi ráo mồ hôi lao động, ông Hải lại nghĩ đến hòn đá và trăn trở với nó. Mày mò mãi cũng không biết phải làm gì cho hòn đá có ý nghĩa mặc dù ông biết, bên trong nó đang có một sức mạnh không tưởng. Một lần ra phố, ông mang hòn đá theo, ý định của ông là sẽ chụp lấy vài bức ảnh về hòn đá. Cầm hòn đá trên tay, anh thợ rọi ảnh vô cùng kinh ngạc bởi màu sắc, hoa văn xung quanh. Dùng máy chụp hình thì không thể lấy được hình ảnh đẹp và rõ nét. Anh đưa hòn đá vào máy scan in ra liền mấy tấm hình màu rồi phóng lớn lên. Những họa tiết dần hiện ra, màu sắc đa dạng, sặc sỡ choáng lấy hồn người.
Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu ông nghệ nhân quanh năm chân đất chốn rừng xanh núi thẳm, ông thấy được tác dụng quan trọng của máy scan với hòn đá này. Cầm bức ảnh thử họa trong tay, ông chạy thẳng về nhà khoe với gia đình và hỏi thằng con trai vừa tốt nghiệp công nghệ thông tin. Ông vui mừng khi nghe con trai nói: "Tưởng gì chứ máy scan con biết dùng thành thạo".
Những tấm hình sau đó được cha con ông Hải đưa vào máy scan ra nhiều lần rồi phóng lớn lên nhiều lần. Chưa ưng ý, ông tiếp tục mang ra tiệm ảnh phóng đại thêm vài chục lần nữa rồi chụp lấy những hình ảnh rõ nét nhất. Chính ông cũng phải thảng thốt khi chiêm ngưỡng những tấm hình được lấy ra từ đá. Nó thật sự có hồn của núi sông và con người Việt Nam. Không tô màu, không vẽ rắn thêm rồng mà rất tự nhiên. Ông Hải cầm hình đá gửi ra tận ngoài Hà Nội nhờ các nhà khoa học có tiếng thẩm định. Các nhà khoa học lần đầu tiên xem hình trong đá đa phần đều ngỡ đó là tranh sơn mài nhưng nghe tác giả trình bày, họ bất ngờ và dần dần chú ý đặc biệt đến tác phẩm nghệ thuật lần đầu tiên được công bố của ông Võ Văn Hải.

Cho đến bây giờ, hòn đá của ông Hải vẫn còn nhiều bí ẩn chưa có lời giải.
Sau nhiều ngày rọi, soi rửa ảnh, ông đã cho ra đời tổng cộng 243 bức ảnh từ viên đá opal. Ông hồi hộp mang hòn đá và những tấm hình đến các tổ chức liên hội trong tỉnh Đắk Lắk. Mọi người vô cùng kinh ngạc khi lần đầu tiên trông thấy ảnh từ đá lại có hồn và sức sống sinh động đến thế. Cuộc họp đầu tiên diễn ra tại Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk mang tên: Tư vấn ảnh trên đá.
Đây là lần đầu tiên có người tìm ra ảnh trong đá bằng phương pháp chụp rọi siêu nhỏ để lấy chủ đề cho từng bức ảnh. Sự kiện đã mở bước ngoặc kì diệu về sự huyền bí từ đá mà thiên nhiên ban tặng. Hội thảo đề nghị đặt tên chung cho bộ ảnh này là "Kỳ thạch vi ảnh ngoạn". Các nhà địa chất hàng đầu nhận định, hòn đá opal có niên đại khoảng vài triệu năm trải qua nhiều lần kiến tạo địa chất.

Ông Võ Văn Hải.
Ông Hải đã cho biết: "Khi ta biết tìm trong từng viên đá những biểu hiện mang vóc dáng tiềm ẩn của hồn đá thì đá không còn là vật vô tri vô giác nữa. Không phải ai cũng may mắn thấy được sự kỳ diệu trong đá. Khi ta muốn thấy được nó, ta cần tẩy đi sự cám dỗ vướng bận đời thường, khi ấy, sự trong sáng giúp ta thấu hiểu đá và hồn đá sẽ cùng ta nói lên những điều thầm kín. Ngoại thạch vi ảnh là sự cần thiết trong tư duy của con người. Nó không đơn thuần như nhiều người nhận định mà phải cần đến kiến thức cơ bản về hội họa, cái ngôn ngữ của học thuật và trái tim hòa quyện cùng nhau thổi hồn làm cho tác phẩm trở nên bất tử. Đây được xem như cộng hưởng thiên nhiên và nhân loại trong nghệ thuật đương đại".
Bức ảnh khủng bố tại Mỹ ngày 11/9 hiện rõ lên hình hai nửa của tòa tháp đứt đôi, sự vụn vỡ của tất cả những vật thể xung quanh nó. Còn bức ảnh bom nguyên tử giội xuống thành phố Hirosima ở Nhật Bản là một quầng lửa đỏ au đang lan rộng ra xung quanh trong một nền tự nhiên mang toàn màu lửa. Sự huyền bí của đá là ở những bức ảnh.
Tại triển lãm Festival Huế năm 2003, họa sĩ Lê Bá Đảng đã phải thảng thốt lên khi nhìn những bức ảnh "ngoạn thạch" của Võ Văn Hải. Ông không ngờ rằng, tạo hóa từ hòn đá đã làm nên kiệt tác nghệ thuật giống với sơn mài, y như có bàn tay bậc họa sĩ nổi tiếng nào tạc nên. Họa sĩ Lê Bá Đảng đã ngỏ ý muốn ông nhượng lại hòn đá ấy với giá "bao nhiêu cũng được" và ông tự đưa giá là 1,5 tỷ đồng. Võ Văn Hải từ chối ngay càng làm cho mọi người có những suy nghĩ trái ngược nhau về thú chơi "ngông" của ông.
Ông Hải giải thích: "Viên đá này không phải là đá quý, nó quý ở chính người biết chơi nó, biết thổi hồn vào cho nó. Tôi không phải họa sĩ để đánh giá màu sắc của đá và giá trị từng bức ảnh, càng không phải người giàu có để chê tiền. Tôi là người yêu đá và tôi sẽ không làm bất cứ việc gì để đánh đổi tình yêu tôi dành cho nghệ thuật về đá".
Hiện tại, ngoạn thạch vi ảnh đang là một tiềm ẩn mà trong sự tiềm ẩn đó không phải ai cũng thấy được vì nó cần đến tư duy. Ngoạn thạch vi ảnh không chỉ đơn thuần là hội họa mà là một ẩn số của tạo hóa cần giải mã. Trong số hơn một trăm bức ảnh đã chọn được chủ đề của ông Hải thì có tới 88 bức được các nhà khoa học, họa sĩ đương đại công nhận là một kiệt tác từ đá. Trên từng bức ảnh, ông đã xây dựng bố cục nội dung gắn liền với thực tại cuộc sống của con người trên dương thế. Chính ông cũng phải kinh ngạc tự nhủ tại sao những sự kiện lịch sử lớn trên thế giới đến bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình lại hiện lên rõ nét trong từng bức ảnh mà đá thể hiện.

nguồn: báo CAND

opal và những khoáng sản quý.


Opal là vô định hình hình thành của silica, một mineraloid hình thành, không khoáng. 3% đến 21% Tổng cân là nước, nhưng hàm lượng thường là giữa 6% đến 10%. Nó là đọng lúc tương đối ít Nhiệt độ và có thể xảy ra trong vết nứt của bất cứ loại đá Gần như, được thường được tìm thấy với limonit, cát, ryolit, marl và Bazan. Opal là National viên đá quý Úc, sản xuất 97% nguồn cung của thế giới. Này bao gồm sản xuất Tiểu Bang Nam Úc, mà lượng để khoảng 80% của thế giới cung cấp.

Các động trúc quý Opal hãng nó diffract ánh sáng; tùy vào các điều kiện mà nó hình thành nó thể đi trên nhiêu màu. Quý Opal dãy rõ ràng sũng trắng, màu xám, đỏ, cam, màu vàng, Xanh lá, Xanh, màu đỏ tươi, tăng, Pink, đá, ôliu, nâu, và đen. Các đặc, các Reds vào đen là hiếm nhất, trong khi Trắng và Xanh là phổ biến nhất. Nó thay đổi Quang Mật độ từ đục bán- minh bạch. Sử dụng cho đá quý, nó thiên nhiên màu thường được tăng cường Bằng cách đặt lớp mỏng của Opal trên đậm hơn bên dưới đá, như Bazan. Thông thường Opal, gọi là" potch" bởi thợ mỏ, không chương trình màn hình màu trưng bày quý Opal.








 bát tụ bảo -nghe hay hơn là gọi bát tụ tài (tên nầy nghe xui lắm,đọc nghịch lại thì biết) nghe đồn ban ngày mở ra ban đêm úp bát lại như con cóc 3 chân,ngày quay ra ,đêm quay vào.





 cẩm thạch myantma không xanh đều nhưng mắc kinh khủng.

 ngọc lục bảo vẩn có giá cao từ xưa đến nay.tuỳ vùng có màu sắc khác nhau ,nhưng qua xử lý nhiệt thì đẹp hơn rất nhiều.
 -thạch ảnh ngoạn -1 kỳ quan thu nhỏ -báu vật của lịch sử.


 -phật ngọc tại thượng hải- 1 kỳ quan nghệ thuật phật giáo có một không hai.