Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

PHÉP NANH CỌP THÁI LAN.

-TẠI thái lan ,người dân từ xa xưa đả tín ngưởng đeo nhửng linh vật đem lại may mắn như nanh cọp ,khác với người việt hay người cao miên thích đeo chiếc nanh nguyên dạng ,thì ở thái lan nhửng nanh nầy dược đẻo thành tượng có hình như con cọp ngồi...(hay con gì đó ...không biết !)
-dân thái không quan trọng đeo nanh bọc vàng hay bạc như dân việt hay hoa
,mà quan trọng ở chổ chiếc nanh ấy được ban phép lành từ vị sư trụ trì nào? có đạo đức và thần thông hay không ? một trong nhửng sư cụ nổi tiếng về vấn đề nầy là sư FANG ..Hoặc sư NOK.
...Gía thỉnh một vật đeo dạng nầy nếu do chính tay sư truyền thì củng không phải rẻ....đa số nhửng nanh nầy củ sì và không còn nguyên vẹn...nhưng người thỉnh nanh đeo vẩn có một niềm tin mảnh liệt vào sức mạnh vô hình trong nhửng chiếc nanh nầy có thể giúp mình vượt qua nhửng vấn đề khúc mắc và đoạt thành ý nguyện trong đời.































-ít nhất là củng với loại hàng ---ĐỘC...như cái nầy !!!

-----và cuối cùng khi giá cả không còn là vấn đề với bạn ....thì chỉ còn 1 điều cuối mà dân tay mơ không biết ...đó là nanh nầy của con đực hay con cái ....và.cái con nầy....nó có sừng hay là không...!!!?

HE HE....








Những trường hợp nhìn thấy rồng.

Những trường hợp chứng kiến thời hiện đại 

Nhiều sự kiện trong thế kỷ trước cũng được cho là những trường hợp nhìn thấy rồng. 

Vào tháng 8 năm 1944, hàng trăm người từ làng Chenjiayuanzi, huyện Phù Du, phía bắc của sông Tùng Hòa Giang đã vây quanh một con vật màu đen nằm trên bờ sông. Yen Dianyuan, một nhân chứng, đã kể rằng con rồng dài chừng 7 mét và trông giống một con thằn lằn. Mặt của nó giống hệt như mặt của con rồng được vẽ trong các bức tranh cổ, với bảy hoặc tám cái râu dày và cứng. Thân trên có đường kính khoảng một phần ba mét. Bốn cái chân của nó bị lún sâu vào cát. Lớp vảy như vảy cá sấu phủ đầy thân nó. 

Vào mùa hè năm 1953, một con vật chưa được xác định đã rớt từ trên trời xuống một nơi gần phía nam tỉnh Hà Nam. Theo miêu tả của một số nhân chứng, con vật trông giống một con cá mập khổng lồ. Mùi thối rữa của nó thu hút vô số ruồi nhặng. Nếu nó là một con cá mập, nó phải sống dưới vùng biển sâu. Tại sao nó lại rớt từ trên trời xuống? Trường hợp này có thể liên quan đến những con rồng rơi xuống từ bầu trời được ghi chép trong lịch sử. 

Vào ngày 4 tháng 8 năm 2000, một trận mưa như trút nước xuống làng Hắc Sơn Tử, Trung Quốc, và sau đó ngôi làng được bao phủ bởi một làn hơi nước nóng. Đột nhiên, những đám mây dày từ bầu trời sà xuống và cuộn dọc trên mặt đất. Người dân trong làng vô cùng hoảng sợ, vì họ chưa bao giờ thấy một loại thời tiết như vậy trước đó. Họ ở yên trong nhà và tất cửa ra vào và cửa sổ đều đóng kín. 

Có một chàng trai trẻ đã bước ra ngoài xem chuyện gì đang xảy ra. Chẳng mấy chốc anh ta đã ở ngoài rìa làng, và đột nhiên anh ta kinh ngạc vì nhìn thấy cảnh tượng hai con vật trông giống rồng, một con màu đen và một con màu trắng, nằm trên mặt đất trước mặt anh ta. Anh thấy rằng, những cái sừng, những cái vảy, những cái chân, và đuôi của hai con vật giống hệt với những con rồng trong các bức tranh truyền thống ngoại trừ râu của nó ngắn hơn. Anh ta quay đầu chạy về làng nhanh hết mức có thể, và la lên: “Đi xem rồng bà con ơi, đi xem những con rồng từ trên trời rơi xuống!” 

Tin tức nhanh chóng lan rộng khắp vùng. Cảnh sát, các quan chức, các vị học giả đều đến ngôi làng Hắc Sơn Tử để điều tra. Cảnh sát bắt đầu giải tán đám đông, để lại một vài người canh chừng hai con rồng. 

Sau đó, một trận gió mạnh cuốn những đám mây đen cuộn lên cuộn xuống. Khi nó đi qua, con rồng màu trắng đã biến mất khỏi những đôi mắt chăm chú nhìn của mấy người bảo vệ. Các quan chức không thể giải thích sự biến mất đó, và họ đều thấy chán nản về con rồng màu đen vẫn nằm ở trên mặt đất. 

Một nông dân nói: “Tôi từng nghe điều tương tự thế này đã xảy ra nhiều năm trước, và người ta tưới nước cho con rồng để cho nó về nhà.” Ông đã sai một vài người trẻ tuổi trong làng lấy chiếu và dựng một mái che cho con vật đó. Rồi họ chở nước bằng xe cút kit, phun nước lên chiếu để nước có thể chảy xuống lưng nó. Cho đến tháng 12 năm 2000, con vật vẫn còn sống. 

Khi trời bắt đầu tối vào lúc 6 giờ chiều ngày 18 tháng 9 năm 2000, ở thành phố Vụ Tùng, tỉnh Cát Lâm, một chùm ánh sáng kỳ lạ đã phóng ra từ vùng trời phía tây bắc của thành phố, và nó trở nên sáng hơn và nhiều màu sắc. Sau đó, một sinh vật trông giống rồng đã xuất hiện. Miệng, râu, chân, và vảy của nó đều có thể được nhìn thấy rõ ràng. Con rồng hiện hình khoảng 20 phút. Cuối cùng, ánh sáng mờ dần thành đỏ thẫm trước khi nó từ từ biến mất. 

Rồng có phải chỉ là những điều tưởng tượng trong thế giới tâm linh, hay chúng thực sự hiện hữu vật chất? Đó vẫn là một điều bí ẩn đối với chúng ta ngày nay. 
Ghi chép về con rồng thời xưa rất nhiều, trong bài viết này có giới hạn nên không thể dẫn ra hết, nếu tham khảo hãy xem bài "Bí ẩn về con rồng" và "Ghi chép về con rồng trong sách cổ". 


Quan niệm của người thời nay và người thời xưa rất khác biệt, người thời xưa thì kính trời sợ thần, còn người thời nay lại tin vào khoa học. Những sai biệt lớn trên quan niệm đó tạo thành ghi chép và giải thích đối với một sự việc hoàn toàn không giống nhau. 

Tin lạ rồng mấy lần xuất hiện trong cuộc sống 

Sự việc rồng xuất hiện trong cuộc sống không chỉ có ở thời xưa? Từ thời nhà Thanh về sao, rồng ngày càng biến mất sao? Thực tế là gần 100 năm trở lại đây, rồng vẫn nhiều lần xuất hiện trong cuộc sống, có người tận mắt nhìn thấy rồng làm chứng. Dưới đây là một số sự kiện "rồng xuất hiện trong cuộc sống". 

Sự kiện rồng rơi ở Doanh Khẩu 

Mùa hè năm 1943, tại vùng Doanh Khẩu miền đông bắc Trung Quốc xảy ra sự kiện là có một con rồng thần bí từ trên trời rơi xuống mặt đất. 

Theo lời kể của những người tận mắt nhìn thấy, hình dạng của con rồng dài như hình con rồng được vẽ trong tranh. Sau khi con rồng này rơi xuống, hiện rõ dáng vẻ yếu ớt, vật vã đau đớn ở trên mặt đất, mắt lim dim không mở, đuôi gắng khua quẫy, có hai cái móng ở phía trước. Sau khi rồng rời khỏi nước, thân thể ngày càng khô, bắt đầu thối rữa sinh giòi bọ. Phần lớn dân chúng thời ấy đều cho rằng rồng là vật tốt lành, trong số họ đều muốn giúp đỡ con rồng bị rơi xuống đất ấy nhanh bay về trên trời. Có người dùng chiếu cỏ đắp cho rồng được mát để tránh nắng, có người lại tưới nước để trên thân rồng để ẩm ướt, tránh cho rồng khô nóng, còn có rất nhiều tăng nhân đạo sĩ đến siêu độ cho con rồng. Mọi người không ngừng đến xem rồng, kịp đến sau khi mấy ngày mưa to, con rồng này đột nhiên lại biến mất. 

Thế nhưng hơn hai mươi mấy ngày sau, xương cốt của con rồng ấy (chỉ còn bộ xương và một ít thịt rữa) lại xuất hiện ở trong bụi lau sậy cách cửa sông Liêu 10 km, bốc mùi hôi thối nồng nặc. 

Sau khi xảy ra sự việc này, gây nên tiếng vang rất lớn, mọi người đều tranh luận sôi nổi. Tờ báo "Thịnh kinh thời báo" thời ấy đăng bài, với đề mục là: Một trong những nghiên cứu về con rồng bị rơi ở Doanh Xuyên - Giảng viên của trường Đại học thủy sản phát biểu rằng: "Đây là loài giao chết vì mắc cạn". Bấy giờ rất nhiều người đều tin chắc rằng đấy là xương cốt của rồng, chỉ có giảng viên của trường Đại học thủy sản thì cho rằng đấy là loài giao mà không phải là rồng, nhưng chưa có khẳng định. Từ hình chụp trong tờ báo, chúng tôi có thể ước đoán, trên đầu rồng có hai cái sừng rất giống với hình rồng trong các tranh vẽ, rất giống sừng hươu, mà loài giao trên đầu lại không có sừng. 

 
Tờ báo "Thịnh kinh thời báo" thời ấy viết về sự kiện rồng rơi ở Doanh Khẩu 

Đến nay, Tôn lão tiên sinh vào lúc còn trẻ nhỏ đã từng đến hiện trường đứng xem, tự tận mắt nhìn xương cốt của rồng vẫn giữ được năm mẩu xương rồng trong bộ xương đó. Ông ấy và một số người già từng tận mặt nhìn xem đều nhất định cho rằng đấy là xương cốt của rồng. Tôn lão tiên sinh mong rằng có người tiến hành nghiên cứu và phân tích kĩ càng năm mẩu xương rồng này. 

Hai con rồng đen trắng rơi xuống thôn Hắc Sơn Tử 

Ngày 04 tháng 08 năm 2000, một trận mưa lớn như trút nước vừa qua, cả thôn Hắc Sơn Tử - thị trấn Thanh Long - tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc bị bao phủ trong một màn mây mù. Đột nhiên mây đen cuồn cuộn trùm trời đất, thế sôi sục lên xuống như trùm núi bọc biển, mọi người chưa thấy qua hiện tượng này, nhà ai nhà nấy đều đóng cửa không dám ra ngoài. Có một thanh niên 28 tuổi chạy ra khỏi nhà để xem xét, anh ta chạy khắp cả thôn, ngòi mây phủ mù mịt ra chẳng có gì khác thường. Lúc chạy đến ngoài thôn, có sự vật xuất hiện trước mắt khiến cho anh ta kinh ngạc: Có hai con rồng trắng, rồng đen đang nằm sấp trên đất! Anh ta nhẹ ngàng rón rén đi đến phía trước để xem xét kĩ một phen, thấy sừng, vảy, móng, đuôi của con rồng đều giống như con rồng trong tranh vẽ, chỉ là râu của nó ngắn hơn một chút. Anh ta quay người chạy về, vừa chạy vừa hô: "Nhanh chạy ra xem đi, rồng trên trời rơi xuống này, mọi người đến xem đi"! Người người nghe được tin này đều chạy ra khỏi cửa, rong ruổi báo tin cho nhau, tin tức kinh động này truyền khắp thôn làng.

Trong một thời gian ngắn, phần lớn mọi người, cảnh sát, quan chức chính phủ đều đi nhanh đến cái thôn nhỏ ấy, chốc lát, thôn Hắc Sơn Tử náo động khác thường. Có chuyên gia học giả hữu quan cũng đến, thế nhưng họ nói là có nhiều sự việc không hiểu nổi, tức phủ định sự tồn tại của con rồng trước mắt mình. Cảnh sát nhanh chóng bắt mọi người chạy ra, chỉ để chuyên gia ở lại xem xét. Trong thời gian đang xem xét, con rồng trắng ở sau một đám mây đen cuồn cuộn mà biến mất. Đối với sự biến mất của con rồng trắng, nhóm quan chức không giải thích được, cũng bó tay không có cách gì giữ được con rồng đen. Một ông nông dân hơn 70 tuổi lúc ấy nói: "Tôi nghe nói mấy chục năm trước cũng xuất hiện việc như thế này, người ta để cho rồng quay về phải đem nước hắt lên người nó". Sai mấy người trẻ tuổi ra khỏi thôn nắm lấy mấy cái chiếu dựng thành một mái che, dùng xe chở nước đến, dùng ống nước đổ trên chiếu, để cho nước từ trong đường khâu của chiếu chảy lên trên thân rồng. Con rồng đên này vẫn sống đến cuối tháng 08 năm 2000. 

Hóa thạch của rồng 

Trừ sách sử ghi chép ra, có hóa thạch của rồng có thể chứng minh sự tồn tại của con rồng hay không? Có đấy, chỉ là tương đối hiếm thấy. Tại chùa Thụy Long ở tỉnh Đại Bản - Nhật Bản còn trưng bày một tiêu bản rồng chế tạo, tiêu bản rồng này do một người đánh cá thời nhà Minh bắt được ở bên bờ biển, sau đó từ thương nhân Trung Quốc đưa đến Nhật Bản, được nhà sưu tầm nổi danh Nhật Bản là Vạn Đại Đằng Binh Vệ mua lại. Vạn Đại Đằng Binh Vệ lại đem tiêu bản này tặng cho chùa Thụy Long, được giữ gìn đến nay. Tiêu bản này được trải qua xử lí chống mục, bề ngoài trát đầy phấn vàng, trên đầu rồng có sừng, bên miệng có râu dài, hình mắt to lớn, có ba cái móng, toàn thân được phủ đầy vảy, rất giống với con rồng trong các tác phẩm điêu khắc. Tiêu bản cho dài thước ta, có thể đây là con rồng nhỏ chưa trưởng thành. 
 

Tiêu bản rồng cất giữ ở chùa Thụy Long - tỉnh Đại Bản - Nhật Bản 

Trong một bức ảnh khác, con rồng cùng loại cũng chưa hiện rõ dáng vẻ, chỉ tại trong tầng mây để lộ phương thức hoạt đột của cơ thể. Xem kĩ hình thái để lộ cơ thể này, bao quát có thể thấy chân sau của thân rồng, cho đến động tác lúc hoạt động, giống như có dòng điện phát sinh ở một bên, có thể nói khá giống với hình ảnh con rồng của người xưa. 

Nếu đây bức ảnh này là đáng tin, cũng cho chúng ta biệt được một thông tin: Lúc con rồng hoạt động thì để lộ thân thể, nếu không có điều kiện này thì khó mà chụp ảnh được. 

Khảo xét bí ẩn về loài rồng 

Tổng hợp lời văn trên, trong ghi chép dân gian và chính sử qua các đời ở Trung Quốc, miêu tả của người tận mắt nhìn thấy, di cốt của rồng, bức ảnh chụp, đều cho ta thấy con rồng tồn tại thật, do đó con rồng không phải là sinh vật hư cấu của người xưa. 


Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

kiếp sau của bạn là gì !?





















































































-bạn sẻ chẳng có mặt như vậy -nếu bạn thôi không sát hại động vật nửa! nếu bạn cứu chúng,bạn sẻ là bồ tát của chúng!