(Tin tuc 24h) - Phần lớn những người có ý đồ khuếch trương “khả năng xuất chúng” là để trục lợi… Tuy nhiên, cũng có không ít những người có trình độ hẳn hoi, song lại rơi vào tình trạng hoang tưởng rất hài hước.
Tuyên bố dùng năng lượng cơ thể đẩy đuổi nhưng cơn mưa khỏi Hà Nội của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh được coi là quá hoang đường. Tuy nhiên, so với một số “siêu nhân” khác, thì tuyên bố của ông Tuấn Anh còn khiêm tốn chán. Có “siêu nhân” ở nước ta còn tuyên bố đẩy được bão cấp 15, 16 ra khỏi biển Đông. Siêu đẳng hơn nữa là “siêu nhân” dùng năng lượng cơ thể lọc nước Hồ Tây. Vĩ đại hơn cả là siêu nhân xuất hồn lên… sao Hỏa!
Dùng năng lượng công phá bão
Cách đây 3 năm, đúng vào ngày mà các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về siêu bão ở Thái Bình Dương sắp tràn qua Philippines vào Việt Nam, thì ông Vũ Thế Khanh mời tôi đến hiệp hội UIA ở số 1, phố Đông Tác (Kim Liên) để tham dự một cuộc khảo nghiệm rất… đặc biệt. Nhân vật trong cuộc khảo nghiệm đó là ông Đinh Văn nghị, 60 tuổi, quê ở thị trấn Xuân Mai (Hà Nội). Đó là người đàn ông có dáng dấp đạo mạo, trán cao, tóc bạc. Ông Nghị từng là một cán bộ đã về hưu. Có tri thức hẳn hoi. Ông từng tham gia một lớp học cảm xạ và có tham gia một số việc liên quan đến phong thủy, chữa bệnh.
Trước mắt đông đảo các nhà khoa học, ông Nghị tuyên bố, ông đã ứng dụng sức mạnh của mình vào việc đẩy đuổi các cơn bão ra khỏi biển Đông, tránh cho nước ta không biết bao nhiêu là thiệt hại, có thể tính bằng cả tỉ đô la. Ông Nghị đưa ra các bằng chứng cụ thể từng năm: Chẳng hạn như năm X, có 14 cơn bão tràn qua Philippines vào biển đông, nhưng ông đẩy được 13 cơn bão. Năm Y có 12 cơn bão, thì ông đuổi được 11 cơn, và năm Z có 9 cơn bão thì ông đấy được 7 cơn bão… Ông Nghị yêu cầu các nhà khoa học cho làm cuộc khảo nghiệm ngay với cơn bão đang chuẩn bị vào biển Đông nước ta.
Sau khi ông Nghị rời khỏi bục phát biểu, ông Vũ Thế Khanh phát biểu: “Nếu một người khoe đã tốt nghiệp đại học, thì ít nhất ông ta phải thuộc bảng cửu chương, còn nếu ông ta không thuộc bảng cửu chương thì đừng nên khoe đã bảo vệ tiến sĩ. Vận dụng cụ thể vào cuộc khảo nghiệm này, ông Nghị sẽ dùng khả năng để làm việc nhỏ trước khi áp dụng cho cơn bão ngoài Thái Bình Dương …”
Phát biểu xong, ông Khanh hỏi ông Nghị: “Bác có biết năng lượng cơn bão mạnh thế nào không?”, ông Nghị trả lời: “Rất mạnh, bằng cả ngàn quả bom nguyên tử. Tuy nhiên năng lượng của tôi lấy từ vũ trụ nên còn mạnh hơn cả bão”. Ông Khanh hỏi tiếp: “Vậy sức gió của cơn bão so với cái quạt điện thế nào?”. “Bằng tỉ tỉ cái quạt điện”. Khi nghe ông Nghị nói vậy, ông Khanh tuyên bố: “Vậy chưa cần làm thử nghiệm với cơn bão. Nếu bác Nghị làm được việc nhỏ bằng một phần tỉ tỉ việc dịch chuyển cơn bão cũng đủ làm tôi nhận bác làm sư phụ”. Nói rồi, ông Khanh bê chiếc quạt có 5 số đặt ở góc nhà rồi bật số 5. Ông yêu cầu: “Bác chỉ cần chuyển sức gió của quạt từ số 5 xuống số 4 hoặc số 3 cho đỡ tốn sức, hoặc lái gió của quạt sang một bên là cuộc thí nghiệm thành công”. Mọi người cùng vỗ tay tán đồng vì cuộc khảo nghiệm khá đơn giản mà rất thông minh của ông Khanh. Ông Nghị cũng không thể nghĩ ra lí do gì để từ chối cuộc khảo nghiệm này.
Ông Nghị ngồi xuống nền nhà, mắt nhắm nghiền để hấp thụ năng lượng vũ trụ qua các luân xa. Khi thấy năng lượng trong cơ thể đã hòm hòm, ông vận công phóng vào chiếc quạt. Chả biết năng lượng của ông dồi dào thế nào mà ông phóng vã cả mồ hôi mà cái quạt vẫn quay vù vù, thổi bay cả tóc với tà áo của ông. Sau khi phóng hết năng lượng, người ngợm mệt nhoài, ông Nghị đành thú nhận: “Tôi tưởng không ai có thể sáng chế nổi chiếc máy đo năng lượng của tôi, vậy mà chỉ bằng thí nghiệm rất đơn giản của ông, nhưng để lại cho tôi quan điểm phải nhìn nhận lại vấn đề”. Sau vụ đó, không thấy ông Nghị có tuyên bố động trời nào nữa.
Dùng năng lượng khử sạch nước Hồ Tây
Mới đây, Liên hiệp UIA lại đón tiếp ông Nguyễn Văn Thanh ở Hà Nội. Ông này cũng là học viên của một lớp cảm xạ, thích đọc sách thần bí, viễn tưởng. Ông ta đưa ra một tuyên bố động trời, đó là dùng năng lượng cơ thể làm sạch nước Hồ Tây, khiến mùi hôi tanh, ô nhiễm biến mất. Thời điểm đó, nước Hồ Tây ô nhiễm khá nặng, cá chết nổi đầy hồ. Đã có dự án đưa ra như nạo vét Hồ Tây, thay nước cho Hồ Tây… Các dự án đưa ra đều tốn kém nhiều USD. Tuyên bố của ông Thanh đưa ra thật đúng lúc, hợp hoàn cảnh. Với nhiệm vụ tìm kiếm những người có khả năng đặc biệt để phục vụ đất nước, nên ông Khanh không thể từ chối cuộc khảo nghiệm này.
Khi bắt đầu cuộc khảo nghiệm, ông Khanh chỉ ôn tồn nói: “Theo bác, chén nước so với Hồ Tây thì thế nào?”. Ông Thanh trả lời hồn nhiên: “Là một trời một vực, làm sao so ao tù với đại dương được”.
Chỉ chờ ông Thanh nói vậy, TS Vũ Thế Khanh liền mang ra 3 chén nước tinh khiết. Ông vắt 1 quả chanh cho vào chén thứ nhất, nhỏ vài giọt dầu gió vào chén thứ hai, còn chén thứ 3 ông để nguyên nước trắng. Ông yêu cầu “siêu nhân” Nguyễn Văn Thanh dùng năng lượng khử mùi chén có dầu gió đang bốc mùi ngào ngạt và khử màu đục của chén nước bị vắt quả chanh. Khi nào hai chén nước trong suốt và không có mùi như chén thứ 3 thì sẽ làm khảo nghiệm tiếp.
Ông Thanh đã dùng con lắc để phóng năng lượng cảm xạ suốt 3 giờ đồng hồ mà chẳng ăn thua. Chén nước chanh vẫn đục, chén nước dầu gió vẫn bốc mùi. Vậy là, cuộc khảo nghiệm thành công, còn khả năng của “siêu nhân” Nguyễn Văn Thanh thì thất bại. Từ đó, không thấy ông này tuyên ngôn gì nữa.
"Siêu nhân đi mây về gió"
Ngoài những “siêu nhân” hô mưa, đuổi bão, khử ô nhiễm môi trường, truyền năng lượng chữa bệnh (số “siêu nhân” tuyên bố có khả năng truyền năng lượng chữa bệnh nhiều vô số kể), còn có “siêu nhân” tuyên bố có khả năng “đi mây về gió”, chả khác gì Tôn Ngộ Không.
Siêu nhân có khả năng “xuất hồn” kiểu như Tôn Ngộ Không trong Tây Du Kí là ông Trần Quang Bình, 70 tuổi, ở Hà Nội. Ông này khẳng định với TS. Vũ Thế Khanh là thường xuyên “xuất hồn” sang tận tháp Eiffel ở Thủ đô Pari của Pháp. Đôi khi, ông còn hứng chí đưa hồn lên tận Mặt Trăng, sao Hỏa! Nếu cần thiết ông cũng có thể xuất hồn về quá khứ hàng ngàn năm, hoặc xuất hồn xuống thế giới âm phủ xem ma qủy sống thế nào. Ông Khanh trộm nghĩ, nếu ông Bình có khả năng này thì đất nước ta có phúc. Chả cần ông Bình phải xuất hồn lên Mặt trăng, sao Hỏa, chỉ cần ông ta xuất hồn đến các tập đoàn, các cơ sở khoa học để “mượn” chút tri thức nhân loại thì nước ta tốt biết mấy. Nếu không có khả năng ấy thì xuất hồn ra biển cứu ngư dân mùa bão, hoặc xuất hồn đi tìm mấy tên tội phạm, xâm nhập vào hang ổ tội phạm phục vụ công an cũng là điều tốt đẹp, lớn lao rồi.
Ông Khanh yêu cầu ông Bình xuất hồn sang tháp Eiffel, thì thấy ông ta “xuất” đi một lúc, khi quay về, tả ngôi tháp khá tận tường. Rồi ông ta tiếp tục xuất hồn về chùa Đậu mấy trăm năm về trước, sau đó tả vanh vách: “Tôi nhìn thấy thiền sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh ngồi thiền trên giàn hỏa. Các đệ tử ngồi dưới sân. Hơi nóng và khói từ từ bốc lên. Một tuần sau cơ thể từ từ khô đét lại và tồn tại cho đến ngày nay”. Nghe thấy ông Bình tả thế, ông Khanh đã thấy nhảm nhí và phản khoa học rồi.
Để làm khảo nghiệm, ông Khanh chuẩn bị hai chiếc camera rồi cài đặt đồng hồ hiện lên màn hình. Ông Khanh đề nghị các nhà khoa học mang một chiếc đặt trong phòng khách nhà ông Bình, một chiếc quay cuộc khảo nghiệm. Ông Khanh nói: “Tôi không yêu cầu bác xuất hồn lên sao Hỏa, chỉ cần xuất hồn về nhà bác, tính ra đường chim bay có 2 cây số, như vậy không thể nói hồn bác đi nhầm đường vào nhà khác được. Sẽ có một nhà khoa học làm việc ở nhà bác. Bác hãy xuất hồn về và kể những việc làm của họ”.
Ông Bình nhắm mắt… dẫn hồn về nhà mình và tả rành rọt mọi thứ. Nào là ông A đang đi lại, cô B ngồi uống nước, anh C đi vào nhà vệ sinh.
Cuộc khảo nghiệm xuất hồn kết thúc. Chiếc camera được mang về. Hai chiếc camera được cắm vào 2 tivi và cùng chạy lại cuốn băng. Thời gian hiện trên màn hình của hai chiếc đều trùng khớp. Màn hình ghi lại lời ông Bình tả thao thao bất tuyệt. Nhưng màn hình kia thì chỉ thấy có một ngôi nhà trống trơn. Chẳng có bóng người nào. Ông Bình thừa nhận đấy đích xác là ngôi nhà mà gia đình ông đang ở. Cuốn băng chạy chưa hết, mọi người nhìn lại không thấy bóng dáng ông Bình đâu cả. Sau này, không thấy ông Bình tuyên bố thêm điều gì với Liên hiệp UIA nữa, nhưng ông vẫn tích cực xem bói, tìm mộ, gọi hồn, xuất hồn cho thiên hạ xem.
Theo lời ông Khanh, nhưng người có tuyên bố động trời, làm được những việc phi thường hầu hết đều là những người mắc bệnh hoang tưởng. Họ có thể là tri thức, là người bình thường nhưng vì môn cảm xạ học, khai mở huyệt đạo không đúng cách nên bị “tẩu hỏa nhập ma”. Nhiều người chỉ vì đọc lắm sách thần bí, sách luyện công nhảm nhí, rồi tập luyện theo, nên bị ám thị, viễn tưởng rằng mình có năng lượng siêu phàm. Căn bệnh của những người này sẽ mỗi ngày một nặng thêm, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.
24H.COM.VN (Theo Tuổi trẻ Thủ đô)
Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010
Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2010
Huyền thoại ông tổ và Ngày sân khấu
Ngày 12.8 âm lịch được chọn là Ngày sân khấu Việt Nam, đó cũng chính là ngày giỗ tổ sân khấu hằng năm mà giới làm nghề phía Nam đều tổ chức trang trọng.
Ông tổ sân khấu là ai?
Cho đến bây giờ không người nào trả lời được chắc chắn câu hỏi trên.
Theo NSND Đinh Bằng Phi thì truyền thuyết được biết nhiều nhất là có một nhà vua không có con nên làm lễ cầu xin Trời Phật ban phúc. Mỗi khi làm lễ, có một người giả làm thần vừa múa hát vừa bay lên trời dâng sớ. Thế là hoàng hậu sinh hạ hai vị hoàng tử. Để tạ ơn trời, hằng năm vua đều cho diễn lại lễ ấy, có con hát đàn ca vui vẻ, có người đóng vai thần linh, và coi như một tiết mục biểu diễn trong cung.
Hai vị hoàng tử lớn lên rất mê ca hát, suốt ngày quanh quẩn bên bội đình. Một hôm, mọi người tìm mãi không thấy hai hoàng tử đâu, hóa ra họ lén vua cha vào trong buồng hát mà xem, đến nỗi quên ăn quên ngủ, rồi kiệt sức, ôm nhau chết tự lúc nào. Từ đó, nghệ sĩ thường thấy hai hoàng tử hiện về xem hát, bèn lập bàn thờ phụng, gọi là tổ. Cho nên, trong đoàn hát có một trang thờ bằng gỗ sơn đỏ, đặt hai cốt gỗ nhỏ xíu như con búp bê tượng trưng cho nhị vị hoàng tử. Mỗi khi có lớp diễn sinh con, nghệ sĩ hay đến bàn thờ thỉnh một vị ra làm hài nhi. Hoàng tử trẻ tuổi, ham vui, chắc chắn sẽ không phật lòng, mà còn thích diễn là đằng khác. Nhưng NSND Đinh Bằng Phi còn nói: "Thờ cốt gỗ trẻ con cũng có ý nghĩa hướng về khán giả trẻ, vì chính họ sẽ là người nuôi sân khấu tương lai".
Cũng có truyền thuyết nói rằng tổ sân khấu vốn xuất thân từ ăn mày, bởi nghề hát sống nhờ vào đồng tiền của khán giả gom lại, có khác chi ăn mày khán giả. Cho nên nghệ sĩ làm từ thiện ở đâu thì làm chứ không dám bố thí cho người ăn xin, vì như thế là phạm thượng với tổ.
Thật ra, sân khấu miền Nam xuất phát điểm là hát bội, nên ông tổ chỉ được thờ trong các đoàn hát bội mà thôi. Sau này, có thêm cải lương rồi kịch cũng lấy luôn ông tổ này làm tổ của mình.
"Tổ phạt", "tổ độ"...
Nghệ sĩ thờ tổ rất thành kính, luôn nhớ những điều cấm kỵ, nếu không sẽ bị “tổ phạt”. Nhưng theo NSND Đinh Bằng Phi thì những điều này vừa là "tâm linh" vừa là khoa học. Chẳng hạn, giờ hóa trang không được giỡn hớt, nói tục trước bàn thờ tổ, có nghĩa là nghệ sĩ phải yên tĩnh, tập trung cho vai diễn sắp tới, thì sẽ diễn tốt hơn. Cấm đụng tới chiêng trống, bảo đó là một bộ phận trong cơ thể ông tổ, thật ra sợ lỡ tay làm hư rồi không sửa kịp, thiếu nhạc cụ để diễn. Cấm trẻ con hoặc khán giả đem theo trái thị, sợ ông tổ nghe mùi thơm chạy theo mà bỏ nghệ sĩ, không phù hộ. Sự thật là mùi trái thị thơm nức mũi, nghệ sĩ hít vô liền bị phân tâm, quên vai mà thôi. Cấm mang guốc vông, vì gỗ cây vông đẽo thành tượng tổ mà chà đạp dưới chân ắt có tội. Thật ra, thời xưa nghệ sĩ thường đi chân đất, lúc diễn mới mang hia, hài, nếu ai đi guốc cồm cộp sẽ làm mất yên tĩnh, tập trung cho người khác.
Và những câu chuyện truyền miệng trong giới không biết có phải do tổ linh thiêng hay không... Gánh hát bội của nghệ sĩ Mười Vàng nổi tiếng, có anh kép rất giỏi nhưng hay làm bể sô của ông bầu. Lần nọ, anh cũng bỏ một sô, báo hại ông bầu Mười Vàng phải nhảy lên đóng thay. May mắn, ông là nghệ sĩ kỳ cựu nên ai bỏ vai gì ông cũng đóng được hết. Lần này ông bực quá, rầy anh kép nọ. Anh chối hoài, ông bảo anh phải thề. Anh thề: "Nếu tôi nói dối thì cho bữa hát này tổ lấy hơi tôi đi!". Lát sau, anh ra sân khấu, mới dõng dạc hát một câu tự nhiên tắt giọng liền. Anh gân cổ hát mãi cũng không được, hoảng hốt tìm cách lui vào hậu trường bảo vợ đi mua con gà tạ lỗi với tổ. NSND Đinh Bằng Phi lúc ấy đang là giảng viên của trường Quốc gia âm nhạc Sài Gòn, đi theo gánh hát, chứng kiến đầu đuôi sự tình. Ông cười: "Chẳng biết tổ linh hay có thể giải thích rằng do cả đêm anh ta thức đánh bài, sáng dậy mất giọng".
Còn một câu chuyện khác, có anh kép cải lương nổi tiếng một thời, cát-sê ngang ngửa với nghệ sĩ Út Trà Ôn, Thành Được, lần nọ uống rượu ngà ngà hát không nổi, liền tới trước bàn thờ tổ lè nhè: "Bộ muốn lấy giọng tui hả?". Tự nhiên sau đó vài năm anh "xuống" luôn, và giã từ sân khấu khá sớm.
Đó là những chuyện "tổ phạt". Còn chuyện "tổ độ" cũng không thiếu. Có nhiều đào kép ngoài đời không đẹp lắm nhưng lên sân khấu lại sáng trưng và duyên dáng lạ kỳ. Chẳng hạn NSƯT Ngọc Giàu từng nói thẳng là mình nhỏ con không sánh nổi nhan sắc cỡ Thanh Nga, Phượng Liên, nhưng tổ thương nên nghề nghiệp vẫn thành công. Mỗi khi chị lên sân khấu, khán giả chỉ thấy cái đẹp của nhân vật, và cho tới bây giờ vẫn yêu mến chị cuồng nhiệt. Cô đào trẻ Tú Sương cũng hơi yếu về sắc vóc, nhưng trên sàn diễn lại là ngôi sao cải lương. Có lẽ "tổ độ" vì cô làm nghề nghiêm túc, vượt mọi khó khăn để sống chết với nghề. Vai nào Tú Sương đóng cũng thấy sự tập luyện kỹ lưỡng, khán giả không yêu sao được.
Bên cạnh những vị tổ truyền thuyết ấy còn có những vị tổ rất cụ thể mà giới làm nghề gọi là hậu tổ. Đó là những vị tổ sư của các ngành nghề có liên quan đến vai diễn của nghệ sĩ, gọi là thập nhị công nghệ. Thí dụ: nghề may, nghề mộc, đi buôn, thợ rèn, y dược... Mỗi vai diễn, nghệ sĩ phải lấy thực tế từ người thật nghề thật rồi mới cách điệu lên, nên tri ân nghề đó. Hậu tổ còn bao gồm cả những nghệ sĩ lão thành có công với sân khấu, hoặc những nhân tài xuất chúng, như ông Trương Duy Toản, ông Năm Tú, ông Cao Văn Lầu, NSND Năm Châu, Ba Vân, Trần Hữu Trang, Phùng Há, Năm Phỉ, Tư Đồ...
(TNO)
Ông tổ sân khấu là ai?
Cho đến bây giờ không người nào trả lời được chắc chắn câu hỏi trên.
Theo NSND Đinh Bằng Phi thì truyền thuyết được biết nhiều nhất là có một nhà vua không có con nên làm lễ cầu xin Trời Phật ban phúc. Mỗi khi làm lễ, có một người giả làm thần vừa múa hát vừa bay lên trời dâng sớ. Thế là hoàng hậu sinh hạ hai vị hoàng tử. Để tạ ơn trời, hằng năm vua đều cho diễn lại lễ ấy, có con hát đàn ca vui vẻ, có người đóng vai thần linh, và coi như một tiết mục biểu diễn trong cung.
Hai vị hoàng tử lớn lên rất mê ca hát, suốt ngày quanh quẩn bên bội đình. Một hôm, mọi người tìm mãi không thấy hai hoàng tử đâu, hóa ra họ lén vua cha vào trong buồng hát mà xem, đến nỗi quên ăn quên ngủ, rồi kiệt sức, ôm nhau chết tự lúc nào. Từ đó, nghệ sĩ thường thấy hai hoàng tử hiện về xem hát, bèn lập bàn thờ phụng, gọi là tổ. Cho nên, trong đoàn hát có một trang thờ bằng gỗ sơn đỏ, đặt hai cốt gỗ nhỏ xíu như con búp bê tượng trưng cho nhị vị hoàng tử. Mỗi khi có lớp diễn sinh con, nghệ sĩ hay đến bàn thờ thỉnh một vị ra làm hài nhi. Hoàng tử trẻ tuổi, ham vui, chắc chắn sẽ không phật lòng, mà còn thích diễn là đằng khác. Nhưng NSND Đinh Bằng Phi còn nói: "Thờ cốt gỗ trẻ con cũng có ý nghĩa hướng về khán giả trẻ, vì chính họ sẽ là người nuôi sân khấu tương lai".
Cũng có truyền thuyết nói rằng tổ sân khấu vốn xuất thân từ ăn mày, bởi nghề hát sống nhờ vào đồng tiền của khán giả gom lại, có khác chi ăn mày khán giả. Cho nên nghệ sĩ làm từ thiện ở đâu thì làm chứ không dám bố thí cho người ăn xin, vì như thế là phạm thượng với tổ.
Thật ra, sân khấu miền Nam xuất phát điểm là hát bội, nên ông tổ chỉ được thờ trong các đoàn hát bội mà thôi. Sau này, có thêm cải lương rồi kịch cũng lấy luôn ông tổ này làm tổ của mình.
"Tổ phạt", "tổ độ"...
Nghệ sĩ thờ tổ rất thành kính, luôn nhớ những điều cấm kỵ, nếu không sẽ bị “tổ phạt”. Nhưng theo NSND Đinh Bằng Phi thì những điều này vừa là "tâm linh" vừa là khoa học. Chẳng hạn, giờ hóa trang không được giỡn hớt, nói tục trước bàn thờ tổ, có nghĩa là nghệ sĩ phải yên tĩnh, tập trung cho vai diễn sắp tới, thì sẽ diễn tốt hơn. Cấm đụng tới chiêng trống, bảo đó là một bộ phận trong cơ thể ông tổ, thật ra sợ lỡ tay làm hư rồi không sửa kịp, thiếu nhạc cụ để diễn. Cấm trẻ con hoặc khán giả đem theo trái thị, sợ ông tổ nghe mùi thơm chạy theo mà bỏ nghệ sĩ, không phù hộ. Sự thật là mùi trái thị thơm nức mũi, nghệ sĩ hít vô liền bị phân tâm, quên vai mà thôi. Cấm mang guốc vông, vì gỗ cây vông đẽo thành tượng tổ mà chà đạp dưới chân ắt có tội. Thật ra, thời xưa nghệ sĩ thường đi chân đất, lúc diễn mới mang hia, hài, nếu ai đi guốc cồm cộp sẽ làm mất yên tĩnh, tập trung cho người khác.
Và những câu chuyện truyền miệng trong giới không biết có phải do tổ linh thiêng hay không... Gánh hát bội của nghệ sĩ Mười Vàng nổi tiếng, có anh kép rất giỏi nhưng hay làm bể sô của ông bầu. Lần nọ, anh cũng bỏ một sô, báo hại ông bầu Mười Vàng phải nhảy lên đóng thay. May mắn, ông là nghệ sĩ kỳ cựu nên ai bỏ vai gì ông cũng đóng được hết. Lần này ông bực quá, rầy anh kép nọ. Anh chối hoài, ông bảo anh phải thề. Anh thề: "Nếu tôi nói dối thì cho bữa hát này tổ lấy hơi tôi đi!". Lát sau, anh ra sân khấu, mới dõng dạc hát một câu tự nhiên tắt giọng liền. Anh gân cổ hát mãi cũng không được, hoảng hốt tìm cách lui vào hậu trường bảo vợ đi mua con gà tạ lỗi với tổ. NSND Đinh Bằng Phi lúc ấy đang là giảng viên của trường Quốc gia âm nhạc Sài Gòn, đi theo gánh hát, chứng kiến đầu đuôi sự tình. Ông cười: "Chẳng biết tổ linh hay có thể giải thích rằng do cả đêm anh ta thức đánh bài, sáng dậy mất giọng".
Còn một câu chuyện khác, có anh kép cải lương nổi tiếng một thời, cát-sê ngang ngửa với nghệ sĩ Út Trà Ôn, Thành Được, lần nọ uống rượu ngà ngà hát không nổi, liền tới trước bàn thờ tổ lè nhè: "Bộ muốn lấy giọng tui hả?". Tự nhiên sau đó vài năm anh "xuống" luôn, và giã từ sân khấu khá sớm.
Đó là những chuyện "tổ phạt". Còn chuyện "tổ độ" cũng không thiếu. Có nhiều đào kép ngoài đời không đẹp lắm nhưng lên sân khấu lại sáng trưng và duyên dáng lạ kỳ. Chẳng hạn NSƯT Ngọc Giàu từng nói thẳng là mình nhỏ con không sánh nổi nhan sắc cỡ Thanh Nga, Phượng Liên, nhưng tổ thương nên nghề nghiệp vẫn thành công. Mỗi khi chị lên sân khấu, khán giả chỉ thấy cái đẹp của nhân vật, và cho tới bây giờ vẫn yêu mến chị cuồng nhiệt. Cô đào trẻ Tú Sương cũng hơi yếu về sắc vóc, nhưng trên sàn diễn lại là ngôi sao cải lương. Có lẽ "tổ độ" vì cô làm nghề nghiêm túc, vượt mọi khó khăn để sống chết với nghề. Vai nào Tú Sương đóng cũng thấy sự tập luyện kỹ lưỡng, khán giả không yêu sao được.
Bên cạnh những vị tổ truyền thuyết ấy còn có những vị tổ rất cụ thể mà giới làm nghề gọi là hậu tổ. Đó là những vị tổ sư của các ngành nghề có liên quan đến vai diễn của nghệ sĩ, gọi là thập nhị công nghệ. Thí dụ: nghề may, nghề mộc, đi buôn, thợ rèn, y dược... Mỗi vai diễn, nghệ sĩ phải lấy thực tế từ người thật nghề thật rồi mới cách điệu lên, nên tri ân nghề đó. Hậu tổ còn bao gồm cả những nghệ sĩ lão thành có công với sân khấu, hoặc những nhân tài xuất chúng, như ông Trương Duy Toản, ông Năm Tú, ông Cao Văn Lầu, NSND Năm Châu, Ba Vân, Trần Hữu Trang, Phùng Há, Năm Phỉ, Tư Đồ...
(TNO)
Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010
Nghệ thuật điêu khắc lá trên cây
Không thể tin được là những chiếc lá cũng có thể trở thành cảm hứng để các nghệ sĩ sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp.
Các nghệ nhân của Hội Nghệ thuật chạm khắc trên lá cây ở California, Mỹ phải thực hiện một quá trình rất công phu, tỉ mỉ với 60 công đoạn mới có thể tạo nên những kiệt tác nghệ thuật thu nhỏ.
Mỗi tác phẩm như thế này mất khoảng 1 tuần để hoàn thành.
Nghệ thuật chạm khắc trên lá cây bắt nguồn từ Trung Quốc và đã lan rộng ra khắp thế giới.
Dean Prator, 55 tuổi, Chủ tịch Hội Nghệ thuật chạm khắc trên lá cây ở California, cho hay mọi người đều rất nhạc nhiên khi chiêm ngưỡng các tác phẩm tuyệt vời trên lá.
Xuất sắc luôn
Các nghệ nhân của Hội Nghệ thuật chạm khắc trên lá cây ở California, Mỹ phải thực hiện một quá trình rất công phu, tỉ mỉ với 60 công đoạn mới có thể tạo nên những kiệt tác nghệ thuật thu nhỏ.
Mỗi tác phẩm như thế này mất khoảng 1 tuần để hoàn thành.
Nghệ thuật chạm khắc trên lá cây bắt nguồn từ Trung Quốc và đã lan rộng ra khắp thế giới.
Dean Prator, 55 tuổi, Chủ tịch Hội Nghệ thuật chạm khắc trên lá cây ở California, cho hay mọi người đều rất nhạc nhiên khi chiêm ngưỡng các tác phẩm tuyệt vời trên lá.
Xuất sắc luôn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
-
Môn phái Năm Ông ,là theo tiếng gọi của dân học Thần quyền Nam bộ từ nhửng năm 1920,nhưng nói 5 Ông thôi thì tối nghỉa quá ,vì bất kỳ hì...
-
Môn phái 5 ông phật xiêm ,gồm thờ 5 hình vị phật ,4 vị mặc áo vàng hở vai phải ,vị trên cùng có hình dáng 1 chư thiên, không mặc cà sa vàng ...