Môn phái Năm Ông ,là theo tiếng gọi của dân học Thần quyền Nam
bộ từ nhửng năm 1920,nhưng nói 5 Ông thôi thì tối nghỉa quá ,vì bất kỳ hình hình
thức thiêng liêng nào phổ quát xuống trần thế củng phải chia làm 5 chi theo Ngủ
hành mới xuất sanh ra các phép tắc có nguyên lý và giới hạn của nó.
Nhưng phải nói là Năm Ông chính thức chính là 5 ông Phật,chi
phái nầy thuộc về vỏ Phật trừ tà ,trị quỉ,trừ bịnh, độ nhân sinh.Văn phật là lý
thuyết tu thân luyện kỷ ,tich tịch cầu giải thoát bản ngả cá nhân,nhưng Vỏ Phật
thì hành động chánh nghỉa mà xuyên qua hành động ấy thấy tự ngả mình là nhỏ bé
,chỉ có sự từ bi là đặc cách lớn lao nhất mà thôi.
Cho nên người tu học 5 ông vỏ Phật phải có nhửng lời thề
nguyện độ nhân sanh cho đến mản đời,các giới luật được củng cố luôn luôn nhằm
hoàn thiện chính bản thân mình.
Năm ông phái Phật trái lại với nhửng môn 5 ông Thần quyền khác,nhửng
môn nầy hay khai triển công pháp thi thố với đời như : gồng chặt, ăn miểng,uống
nuớc sôi ,lăn đinh …vv…năm ông phái Phật chỉ âm thầm lặng lẻ độ người hửu duyên
,vừa trị bịnh ,vừa giúp kiếm cái ăn ,hoà giải nhân sự,thông qua đó mà khuyên tu
niệm cái lý từ bi của chư Phật.
Năm ông Phật được tôn thờ trong môn phái vỏ Phật nầy là nhửng
vị nào? xem qua tư thế và phương hướng an toạ vị ,nhửng người theo đạo Tiểu thừa
lí giải đó là 5 đời chư Phật từ quá khứ đến tương lai,gồm có :
-Cúc kú săn đá –nhiên đăng cổ phật.
-Gô ga na ma ná-câu na phật.
-Ka sa pa-ca diếp phật.
-Gô ta ma –thích ca phật.
-Mê tri ya.-di lạc đương sanh phật.
Nhưng theo Phật giáo Đại thừa lại có lí giải khác theo hệ thông
Mật tông Kim Cang thừa.
-Tỳ lô giá na phật
-Bảo sanh phật
-A súc bệ phật
-A di đà phật
-Bất không thành tựu phật.
………………………………….và có thể còn có nhửng lí giải khác nửa.
Tuy nhiên ta phải trở lại với năm ông Phật của hệ thống nguyên
thuỷ Thê ra va đa.Vì nhửng chú pháp của môn vỏ Phật nầy xuất phát từ kinh văn của
hệ thống Pali nam tông -vẩn có đôi khi pha lẩn nhửng câu chú thuật trong kinh Avartha
(quyển vệ đà ấn giáo thứ tư chuyên về thần chú )………….nhửng chú pháp trong môn
phái năm ông Phật nầy không hề xuất hiện trong kinh mật tông đại thừa,cho dù là
Liên hoa hay Kim cang bộ .
Xin trình bày một bài kinh đạo năm ông của một tiền bối trước
1960 đả truyền lại như sau:
-ê bê tê sô pắc-a qua ra-a ra hăng sam ma-sam bích thố-qui chia cha ra.
-nam sam bo to soc ca to-lục ca qui tu-a mắc thò ro.
-khô rit sa thơn-na tha ra thê sách sa thơn.
-na ra thê sách tha thê-qua qui ma nức
-xà nặng binh nha-khe thăng buốt chia gia.
(7 lần buổi sáng bình
an trong ngày,7 lần vô nuớc xối trừ bịnh ma,7 lần niệm thở ra ..chuyện chi xấu
củng qua,21 lần vô dầu xức trị bịnh,21 lần niệm vô thở ra băng qua chiến sự bình
an,7 lần rồi nghỉ nghơi không ma quỉ hay hung thần quấy phá,7 lần vô nước uống
khoẻ lại,7 lần vô nước rửa mặt cho nhớ dai và hết ngây dại,7 lần vô 7 hạt gạo nếp
gói lại nhét vô vạt áo…đi xa có chổ nương nhờ tấm thân,ngậm nước trong miệng niệm
7 lần rồi nuốt vô …nhớ đến cái bình bát của phật …đi 1 ngày không có ăn,không bị
đói lả…………..)
Theo nhửng cụ lớn tuổi từng làm chưởng môn nhân ,môn 5 ông Phật
nầy xuất phát từ Cao miên , được truyền thụ từ nhửng ngôi chùa ,chỉ có trong chùa
mới có thể thờ tranh của 5 vị Phật nầy,hàng môn nhân đệ tử không được phép thờ
tranh nầy,chỉ được cấp nhửng lá khăn hộ thân có hình năm vị Phật ,hay xâm lên cơ
thể tại trước ngực hình 5 tam giác cân,to cở đầu ngón tay, để tượng trưng cho 5
vị phật ấy .
Tranh vẻ từ thời xa xưa có màu sắc chính trên nền là màu
xanh da trời , điều nầy thuậnlợi cho sự quán hơi thở đi vào thiền định ở mức sơ
thiền,màu xanh nầy củng là màu của thể phong trong tứ đại.
HÌNH……………..
-đây là hình thờ 5 ông phật tại cao miên trước 1970,kế bên là hình lục tổ mật môn ắc rắc hăng,được chụp qua rửa màu thờ ngày trước,ngày nay chụp lại lần nửa,hình nầy củng có mẩu thờ tại thái lan.
Kinh văn trong hệ thống tu học chủ yếu là kinh tam bảo-kinh
10 ân phật-kinh cảm thắng ma vương-kinh an trụ phật toàn thân –kinh phép nước lành.-
đó là 5 bài kinh chánh,còn lại thì là nhửng lời kinh rút từ trong nhửng bài trên
+chú thuật bà la môn của vệ đà ,hay là cộng nhửng câu chú bản địa .
Lá khăn của nhửng đệ tử xuất gia được vẻ trên màu nền trắng
hay vàng của vải,dỉ nhiên không phải là mua vải mới mà làm,vải trắng được chiết
từ khăn dù che mưa nắng đả củ của nhửng bậc trưởng lảo,vải vàng được chiết từ y
ca sa củ của bậc thầy đả qua nhiều nhiều an cư kiết hạ với chiếc y ấy .
HÌNH…………………….
vải áo cà sa củ có hình bùa bồ đề ngủ phật và đức lục tôncủa sư năm ông tại sóc trăng 1960.
Khăn của đệ tử tục gia có màu đỏ điều,là vải tấm dài được cột
làm kết giới vành đai trong nhửng buỏi lể lớn của chùa,sau đó sẻ được thu hồi làm
vải chùi tượng,hoặc lấy làm khăn cho đệ tử tục gia ,vải khăn nầy đả được qua 1
lần giới bị kinh chúc phúc của chư sư trưởng thượng nhiểu vòng quanh chùa trong
cuộc lể.
Vì lý do chiến tranh đông dương do pháp rồi đến mỷ gây ra
,nhiều nơi bên cao miên phải đi di tản tị nạn ,1 số chư sư qua cư trú tại nhửng
tỉnh giáp tây nam bộ vn,1 số lại di tản qua thái lan theo đường bộ của tỉnh si
sa kẹc,dòng chảy nầy chỉ xuôi xuống chứ không hề ngược lên miền miến điện .
ở vn do chiến cuộc ngày xưa nên môn 5 ông phật không truyền
bá ồn ào,chủ yếu cấp khăn cho người lương thiện hộ thân cho qua cơn bỉ nạn,còn
việc phát huy truyền bá thì hầu như không mấy quan trọng,vì quan điểm hửu duyên
ắt tương ngộ.Nhưng nhửng đệ tử tục gia tại vn ngày trước từng đi chu du tứ xứ
theo thời cuộc bấy giờ đả góp nhặt nhiều môn học khác hoà vào môn 5 ông Phật để
truyền bá ….nhửng môn nầy đôi khi củng có tên gọi chung là 5 ông ,trong khi ấy
thì nhửng vị đệ tử được ít nhiều chân truyền về 5 ông Phật lại âm thầm tu đạo
giúp đời và sống bình dị ,thậm chí họ đặt 1 cái tên khác cho môn phái mà không
hề nhắc đến 2 chử 5 ông ……việc nầy là cốt để tránh sự tranh chấp va chạm cho sự
nghiệp tu hành.
Bên Thái lan thì hệ thống 5 ông phật được tiếp nhận nhanh chóng
vào chùa chiền ,người ta vẻ lại nhửng tranh thờ đả mục củ của hình 5 vị Phật,bản
vẻ mới nầy thêm thắt nhiều hoa văn hơn ,chủ yếu là màu nền trời trở nên xanh đậm
như màu xanh dương,màu nầy mang sức mạnh của chư địa thần và trung thiên cảnh, đượm
nhiều lực tính âm hơn ,thậm chí chiêu cảm kết hợp cả nhửng ma thần trung giới….trong
thời kỳ nầy thì các khăn bùa của môn 5 ông phật thái có màu trắng với nét bùa màu
xanh dương (xanh chàm) rất đậm nét.
HÌNH……………………
-cổ bản nầy chuyển màu tím quá nhiều,sưu tập trên net.
chắc củng vì lý do muốn khuếch đại môn phái +kinh tế …cho nên
môn nầy ở thái thâu nhận rất nhiều và dể dải trong việc đào tạo môn nhân đệ tử….nhửng
đệ tử nầy mau chóng xuất sư sau vài năm thọ học tại chùa,họ trở về nhà lấy vợ
sanh con ,lấy môn 5 vị phật nầy làm sinh kế …hầu như họ không từ nan bất kể là
lý do nào với bùa phép của họ…..đến giai đoạn nầy thì môn 5 ông phật sanh ra rất
nhiều chử bùa tự phát ( môn 5 ông phật nguyên thuỷ tôn trọng chủ yếu nhửng giới
luật và kinh lời dạy của phật-thần thông từ lời kinh văn ,chứ không phải từ nhửng
chử bùa như công cụ hiện nay…điều nầy ai đả từng nhập qua sơ thiền sẻ thấy rất
rỏ ràng tự nhiên)
khi xưa thì dưới chân 5 đức phật có 5 con linh vật tượng trưng,
đây là 1bí mật mà không mấy đệ tử tục gia thấu hiểu…..nhưng muốn cho dể hiểu hơn
thì họ thêm vào cho đủ 12 con giáp luôn !.... ….
HÌNH………….
pháp tập 5 ông phật theo nguyên thuỷ có quán tưởng màu sắc và
hình hài 4 vị phật theo phương hướng nằm gọn trong lòng bàn tay ,khi quán tưởng
rỏ ràng như vậy thì liền niệm kinh thổi vào bàn tay ,lấy bàn tay vốc nước rải
hay chúc chúc lên đầu đệ tử hay tín chủ--là pháp đả được tác thành.
Có khi quán tưởng theo cách đổi ngôi các vị phật trong lòng
bàn tay(trừ vị phật tại trung tâm là bất chuyển) và niệm kinh theo sơ đồ thay đổi
(ví dụ 123456 thành 135246) thì sự việc sẻ thay đổi theo ý của người tác pháp (ý
nầy củng là đáp ứng sự khẩn cầu của đương sự)
HÌNH……………………
-lá cà tha chì trên là của thái lan miêu tả 5 vị phật-bên dưới là bùa hội 5 vị phật tiêu trừ tai hoạ tại việt nam năm 1960.
đệ tử tục gia có thể thọ 1 miếng cà tha chì ( kà tha nghỉa rộng
là kinh văn thần chú ,nghỉa đen là miếng chì hay vàng bạc đồng có khắc mặt
trong các kí tự pa li khơ me)có hình thù như sau đây ,củng là tượng trưng cho 5
vị phật.mảnh cà tha nầy được đeo trước ngực hoặc bọc trong vải cất kỷ trong người
….khi hửu sự thì cho vào miệng ngậm kín và không được mở miệng nói chuyện…..cách
tu luyện thì cực kỳ công phu ,phải tu luyện kinh văn trong tứ đại thời tiết và
thời gian –đi-đứng -ngồi-quì….phơi nắng trên gò-dầm nước dưới trủng-hứng sương
lổ huyệt-phơi gió đông nam…..mà củng tuỳ theo tính khí tiền căn của người đạo
sinh ,vị thầy sẻ ra điều kiện như sau-với kẻ hay sân phải tu dưới gốc cổ thụ-với
kẻ hay tham phải luyện giửa đồng trống không mông quạnh-với kẻ hay si mê,ngủ gật..phải
luyện trên gò cao gió lộng…..tu 5 ông phật lực thì không có cái bùa yêu hay bùa
gồng nào hết ….nhưng tu đến giai đoạn nhập sơ thiền với quán thổ (đất) sẻ được
tiếp xúc với nhửng hình thức sống khác trong tứ đại,lúc đó nếu muốn thì hành giả
có thể làm giao uớc hay cam kết về trao đổi thực lực với nhửng chư vị phi nhân
nầy…..từ đó xuất sanh ra nhửng bùa phép khi cần đáp ứng cho người nhờ………..ngày
xưa có một vị tổ tu rất bền vửng giới luật,ngày kia trong cảnh giới tu chứng xuất
hiện ra 5 chư vị thần tướng từ đời nhửng chư phật trước,5 vị nầy phát thệ nguyện
bảo hộ người tu theo đạo 5 ông phật ……..danh tự của 5 vị tướng nầy nằm trong hình
thức 5 con linh vật dưới ngai 5 đức phật,dỉ nhiên là mổi vị phải có câu thần chú
riêng để triệu thỉnh sau khi hành giả xưng tán danh 5 đức phật………………một vài đệ
tử tục gia ngày trước được thọ truyền danh tự của 1 trong nhửng vị tướng nầy,họ
thờ phụng vị nầy biến thành tổ nghiệp lực và rẻ nhánh sang lối tu thần quyền nhập
xác-đánh vỏ bùa………lối tu nầy càng xa rời đạo tu 5 ông phật nguyên thuỷ.
cho đến bây giờ ,môn 5 ông phật gần như thất truyền hẳn tại
miền nam việt và tại cao miên , ở thái lan thì nó lại bị khuếch trương và biến
hoá ra vô số đồ hình để đáp ứng cho hầu như tất cả yêu cầu của đa số con người
bình thường như –làm ăn mua bán-tình cảm-trả hận –chiêu dụ -lôi cuốn
-……………….khi đi thỉnh bùa năm ông tại thái lan,người ta sẻ không thất vọng với
nguyện vọng của mình,nhưng họ chỉ thất vọng với kết quả của mình mà thôi …không
sao cả ! hảy cứ đi chùa khác mà xin bùa …chỉ vì mình không có duyên với sư lục ở
chùa hay ngôi chùa ấy !
Đến thời gian gần đây ,chắc có lẻ do diển biến thời cuộc mà
hình 5 ông Phật tại Thái lan đả được tô hoạ lại theo 1 lối mới mẻ hơn nửa là với
nền trời màu đỏ ối như máu !màu nầy khi quán tưởng sẻ làm tăng trưởng sanh lực
và nhiệt độ trong cơ thể…phù hợp nhiều hơn trong sự giao thoa với cỏi trời dục
giới .
HÌNH-----------------
Trong phép tu luyện nguyên thuỷ thì hành giả thọ pháp niệm
thân một trong các tứ đại cho đến khi phát sanh ra 1 thể rỏ ràng màu sắc ,nếu có
còn thấy hình tướng của nó và mình còn có sự phân biệt thì đắc được ấn chứng thứ
nhất :
-úc gắc hắc ni mít tắc
.(củng là câu chú khi cần chuyển pháp tác)
Khi từ sự chứng thấy đó mà nó phát sanh ra rất ghê gớm mảnh
liệt thì đắc ấn chứng thứ hai:-bắc đế pah
gac ni mít tắc.
Nói ra thì khó hiểu cho nhửng ai không tu niệm thân , đại khái
là trong vật chất thân ta và chúng sanh điều tụ trung 4 đại đất nước gió lửa,quán
lửa màu đỏ, đất màu vàng sạm,gió màu xanh lơ da trời,nuớc màu sắc đen óng ….quán
đến thấy các thể nầy trong ta và ngoài ta y vậy (có phân biệt ta và thể ) là ấn
chứng 1……ấn chứng 2 là thấy thể ấy phát sanh trong ta và ngoài đồng chất …..vậy
khiển được trong ta thì ngoài phải chuyển theo.
Trong đại nào củng có thần vị thuộc về thể ấy ,lúc ấy hành
giả có thể thấy –nghe đặc biệt…đây chỉ là giao thoa yếu tố tứ đại với 2 ấn chứng
,tạm gọi đây là thần thông củng được ,nhưng không phải chơn thông của phật pháp
,chỉ là diển biến tứ đại mà thôi ….biết bao nhiêu là bùa chú sanh ra từ chổ nầy(
không phải do vị người hay thần nào chế ra hết)
Đạo năm ông Phật vì vậy không thực sự có các môn bùa chú để
luyện ,cái phát sinh ra thần thông phép tắc là xuyên qua thiền định ,gặp tiếp xúc
và trao đổi tha lực lúc mình muốn .Các tha lực nầy nằm dưới dạng chử Bùa (hình
thể điển quang trong tứ đại )
Theo tánh cách của bốn chất ta có câu niệm (củng là chú)về căn
bản nguyên chất tứ đại như sau:
-pát tha vi đà tu-đất,nử
Thần đất.
-a phu đà tu-nước-thuỷ
Thần.
-tê ju đà tu-hoả,Thần
lửa
-va ju đà tu-Thần gió.
Trở lại hình năm vị Phật ,ta củng biết là 4 vị tứ phía thuộc
về tứ phương tứ đại,vị ở bất chuyển ở giửa là thuộc về nhận thức thường giác ,cái
thường giác nầy biết 4 cái đại kia ,chuyển 4 cái đại kia …mà tự mình chẳng thấy
có chuyển vậy .Trong cái hoả đại lại có đất nước gió ,mà hoả nhiều nhất nên gọi
là hoả-thì trong các đại kia củng y vậy !chẳng có đại nào tuyệt đối toàn thể ! ở
tại trung tâm thấy rỏ hết các diển biến nầy mà không mắc kẹt vào diển biến ấy !
các diển biến ấy tập hợp các chư Thiên -Thần, chủng loại vô số phát sinh (bùa
chú)…..tầng số rung của nhận thức các vị nầy khá gần gủi con người qua danh sắc
–tham-sân –si…nên có thể đáp ứng nguyện vọng cho nhau qua 1 số trao đổi-thoả hiệp…..ở
đây chỉ là nói lý do xuất sanh bùa chú trong đạo năm ông Phật chứ không hề là tôn
chỉ thực sự của đạo năm ông Phật .
Người tu đạo 5 ông phật có ý tu thân giúp đời thì phải giử
nhửng giới luật sau:
-nên trường trai-tuyệt dục.
-giử y các luật thọ nhận.
-sống hoà thuận.
-giúp người đau yếu
-trọng thầy,kính bạn
-siêng tu luyện đúng giờ khắc hàng ngày
-khiêm nhường lể độ với tất cả
-không hút thuốc
-không uống rượu
-không nghe nhạc-không múa hát
-không xa hoa-chưng diện
-không cải vả-gây gổ
-không nói thị phi-gây ồn ào
-không làm tà đạo để tự lợi( giử 5 giới phật dạy)
Giử giới luật rất là quan trọng với người tu đạo 5 ông phật,chẳng
nhửng nó hình thành nhân cách đạo đức mà củng chính nó tạo ra sức mạnh Thần thông
(đức trọng quỉ thần khâm)…chứ hoàn toàn không phải là chỉ thuần ngồi luyện bùa
thâu chú !rất dể xảy ra rối loạn tứ đại trong thân (tẩu hoả) và bị chư quỉ vong
linh-quỉ thần nhập xác khi mơ hồ (nhập ma)……giới luật chính là sự tự chủ -tự giác
của tâm linh-sức mạnh tự giác nầy cảm phục quỉ thần chư vị, tu hành cùng tạo
tác công đức với hành giả,biến họ thành chư vị Hộ pháp Tam bảo.
-trên đây là bùa phật tổ chư vị 5 ông nhiếp phục chư vị thần quỉ hộ pháp tam bảo.
….Và nếu tư chất, tánh cách của vị thầy đạo 5 Ông ra sao!? Ăn
nhậu,chửi thề,nói gạt,ngoại tình,khinh người…tư cách đạo đức tệ hơn 1 kẻ bình
thường đi chùa lể Phật ! thì vị Thầy ấy sao lại có thể nắm Sắc Phật mà sai khiến
chư vị quỉ Thần mang bùa chú mà phụng mệnh !!!???...............vậy! trên đời nầy
thật có nhửng đạo 5 ông như vậy không ???
Thật ra thì không phải ai củng dể dàng giử hết nhửng giới trên
trong đời,có nhửng vị thầy xuất gia lẩn tại gia vẩn phạm vài giới mà phép thuật
không hề sút giảm,ví dụ như có vị vẩn hút thuốc(tại chùa) lâu lâu uống rượu (cư
sỉ) làm tình (cư sỉ) ăn chay theo kỳ …..nhửng giới phạm nầy làm họ không chứng nhửng
tầng thiền cao hơn ,chứ không làm mất đi nhửng Thần chú họ đả chứng,bình thường
nhửng giới phạm làm mất đi bùa chú của hành giả là chửi thề,mắng cha mẹ-bề trên,phản
thầy-khinh bạn, ăn uống tạp nham,dâm loạn(chỉ nên với 1 người duy nhất mà thôi
)-múa hát nhảm nhí (lời văn ,tư thế bất nghiêm)-vì tham sát hại ,bất nghỉa nuốt
lời……
-ví dụ như phạm giới uống rượu thì chư vị A tu la không trợ
giúp (họ ghét nói dối và uống rượu)
-mắng chửi thì chư Thiên xa lánh –dâm với nhiều người thì Thần
minh khinh bỉ!
-vì tham ăn uống mà sát sanh hại vật thì Sơn thần không chứng
phép ….v v…
Do vi phạm giới bị mà khả năng phù chú của hành giả bị giới
hạn ,buộc lòng phải cầu nhờ nhửng cửa khác như âm binh,ma quỉ,hồ ly ….chẳng bao
lâu hành giả sẻ lâm vào tà đạo lúc nào không hay !
Ví như câu kinh 4 vị vua rắn :
-qui ru bắc khắc
-ê ra bắc thắc
-xắp bya bút tắc
-canh ha gô tăm mắc cắc
Ai phát tâm từ bi khấn nguyện không làm hại chúng sanh nào,thường
không hề bị rắn cắn dù vô tình chạm phải rắn , đôi khi nhờ đó kẻ gian thấy rắn
mà hoảng sợ thối lui,cái ấy rỏ ràng là do đạo đức cảm thấu !người thường mà còn
như vậy huống chi vị thầy nắm giử phép tắc linh thiêng!
đạo năm ông chư phật , ,là đạo phật cổ xưa , đạo vỏ phật là
hành động trong sự hiểu biết vì từ bi,tu thân -độ người về nẻo thiện,là bước hành
động lợi tha trước để dọn mình thông cảm nhân tình,sau để tiến đến tự giác-giác
tha như lời đức phật thích ca hằng khuyên bảo vậy.
&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
trên đây là bùa hội 5 ông của phái lăng sốc khom ở cao miên.
kinh năm ông phật,kính nhớ ơn trời phật thánh thần và ơn thầy dạy.
(mổi sáng dậy đọc 1 lần cho đến 3 lần, được nhiều may mắn,tai
qua nạn khỏi,ai thấy củng yêu mến ,hay gặp may bất ngờ)
ết tết phết sô phắc cắc quia-ắc rặc hăng sam ma sam buốt thô.
quyết chia chắc rắc nặc sam bol nô sốt cắc tô.
lục cắc qui tu ắc nuốt tắc tơ rờ buốc.
rệt sắc thơm mét sa rặc thầy sắc sa tết quạch mắc nút
sa năn buốc thô phặc kặc quía tết.
(ai mới đọc ngày đầu mà
thấy như muốn ói ra , ói ra hơi thôi,dù trong bụng không có thức ăn,như vậy là
tốt lắm,vì trược nghiệp nó muốn xuất ra,thì ụa ra cho nó hết, để lâu ngày sanh
bịnh và nó hay xúi mình nói –làm tầm bậy !...nói chung là mấy cái xui đeo theo
mình phải ra đi về chổ hợp với nó !...nếu ai mà ưa phóng sanh thả cá ,niệm bài
nầy 1 lần rồi thả ,công đức nhiều lắm lắm !)
-Cúc kú săn đá –nhiên đăng cổ phật.
Trả lờiXóaCon nghĩ cái này phãi đọc là Câu Lưu Tôn Phật chứ ạ , vị phật đầu tiên của kiếp Hiền .
hic lâu quá ko thấy thầy viết bài mới ...
Trả lờiXóaChào Phayant, Bài này kết hợp với bài Môn phái 5 ông Phật Xiêm thì quá hay. Rất ít ai hiểu được xuất xứ của 5 vị Phật như thế nào. ?! Thế nhưng người học cũng đã hiểu rõ sự huyền vi của môn phái này, Đó là một kho tàng vô giá, là sản phẩm vô hình có giá trị rất cao. Cám ơn huynh đã có những thông tin về nguồn gốc 5 ông; Điều này đã giúp cho người học hiểu nhiều hơn về môn phái của mình. Nhân đây mình xin chia sẽ cùng các bạn trên diển đàn này đối với bài kình nguyện hồng ân đức Phật :"ết tết phết sô phắc cắc quia-ắc rặc hăng sam ma sam buốt thô.
Trả lờiXóaquyết chia chắc rắc nặc sam bol nô sốt cắc tô.
lục cắc qui tu ắc nuốt tắc tơ rờ buốc.
rệt sắc thơm mét sa rặc thầy sắc sa tết quạch mắc nút
sa năn buốc thô phặc kặc quía tết." Khi đọc bài này trước hết các bạn nên đọc bài Lễ Phật 3 lần như sau: "Nam Mô Ta Sá Phá Gá Quá Tô, À Ra Ha Tố, Săm ma Săm Bút Ta Sá". Bài này tuy ngắn nhưng không thể thiếu được trong những lúc diện kinh tổ 5 ông, ... Đôi lời xin chia sẻ cùng Phayant và các đạo hữu gần xa, Cầu xin Phật Tổ 5 ông phù hộ cho các bạn luôn được mạnh khõe và bình an.
thầy cho con hỏi con chưa nhập môn liệu đọc chú này có hiệu nghiệm không ạ
Trả lờiXóa