Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010
Võ bùa "tái xuất giang hồ" ?
Giadinh.net - Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, làng võ Việt xôn xao bởi sự xuất hiện của một phái võ kỳ lạ, gọi là "võ bùa" hay "thần quyền". Người theo môn võ ấy không cần luyện tập quyền cước mà chỉ cần thổi hương, uống bùa, gọi thần chú là có sức mạnh muôn người khôn địch...
Bởi cách thức có phần thần bí đó mà nhiều môn phái khác đã tìm các lò dạy võ bùa để tìm hiểu thực hư, phân tài cao thấp. Sự "truy sát" ấy, cùng nhiều lý do khác nữa nên chỉ ít thời gian sau, võ bùa phải lui vào ẩn dật.
Gần đây, trước sự nở rộ trở lại của phong trào học võ, lại có lời đồn võ bùa đang "tái xuất giang hồ". Chúng tôi đã đi tìm hiểu thực hư xung quanh môn võ này.
Cao nhân ẩn tích
Sau màn ra mắt vào những năm 80 của thế kỷ trước, võ bùa bỗng dưng mất hút một cách khó hiểu trên "chốn giang hồ". Không ai biết đệ tử của võ bùa ở đâu, hiện đang sống như thế nào, còn lao tâm khổ tứ tập luyện hay không?
Gần đây, một lần lang thang trên mạng, tôi tình cờ đọc được thông tin của một môn sinh "chánh phái" nói rằng, trước đây có hai cao thủ phái Thất Sơn đem võ bùa về dạy ở Hà Nội và chính họ là những sư phụ đầu tiên của môn phái ở đất Kinh kỳ. Thông tin trên mơ hồ, chỉ nói người thứ nhất tên Thành, làng võ vẫn gọi là Thành "vuông", người thứ hai tên là Chín, giang hồ gọi là Chín "cụt".
Liên hệ với một số cao thủ võ lâm ngoài Bắc thì được biết, Thành "vuông" tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thành, từng sống ở khu vực Ô Chợ Dừa (Hà Nội), giờ đã qua Nga lập nghiệp. Người thứ hai là Chín "cụt", tên đầy đủ là Ngô Xuân Chín, là thương binh, hiện không biết phiêu dạt phương nào.
Thông tin trên làm tôi nhớ lại lần trò chuyện với võ sư Chu Há, Chủ nhiệm võ đường Hồng Gia. Võ sư Há cho biết, thủa trước, Chín "cụt" có tham gia một số phong trào thể thao của người khuyết tật và ngay từ buổi đầu tiên ấy, Chín cùng đệ tử đã từng dùng võ bùa để giành huy chương vàng một hội khỏe năm 1986.
Nhờ manh mối này, tôi vội tìm đến ông Vũ Thế Phiệt, Tổng Thư ký Hiệp hội Thể thao người khuyết tật Việt Nam. Từ số điện thoại ông Phiệt cho, tôi đã tìm được "cao nhân" ẩn tích bấy lâu nay - ông Chín.
Phận duyên tiền định
Vợ chồng ông Xuân Chín hiện đang sống ở một khu đô thị yên ả trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội). Trò chuyện, Xuân Chín bảo, Thất Sơn thần quyền với ông như có duyên trời định.
Thời trai trẻ, Chín là lính trinh sát đóng quân ở tỉnh biên giới Cao Bằng. Khi còn ở quê nhà, bởi hiếu động nên Chín từng theo đám trai làng lăn lộn học quyền cước của mấy võ sư vườn, cũng lận lưng dăm ba miếng phòng thân. Bởi thế, khi hay tin trong trung đoàn có một đồng đội thường diễu quyền, phóng cước sau khi xong xuôi việc nhà binh, Chín muốn tìm đến xem "mặt mũi" thế nào và nhân thể thử tài luôn để phân cao thấp.
Sau nhiều lần hò hẹn, "thằng cha" đó cũng nhận lời thách đấu. Thế nhưng sau 2 lần "tỉ thí", Chín đều thua không kịp vuốt mặt. Chín đấm, đá cật lực mà cứ như đánh vào bị bông, đối thủ chẳng hề đổi thay sắc mặt. Đánh nhiều đuối sức, chùn tay, nên đành phải xin thua.
Từ sau trận quyết đấu đó, hai người trở thành bạn. Lúc này Chín mới biết người kia theo học Thần quyền của phái Thất Sơn, từ một sư phụ ở quê nhà, xã Văn Khúc, huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ. Những câu chuyện mà người bạn kể về môn phái lạ lùng đã khiến Chín mê mệt. Anh ước ao có ngày được về quê bạn bái vị sư phụ ấy làm thầy.
Và rồi cái ngày anh mong mỏi ấy cũng đến. Được sự giới thiệu, ngay đêm hôm ấy, anh đã được diện kiến kỳ nhân. Người ấy là danh sư Nguyễn Văn Lộc, một nông dân chân chất, cũng chỉ hơn anh cỡ trên chục tuổi.
Thế nhưng hôm ấy, ý nguyện, mơ ước của anh đã không thành. Dù đã cố nài nỉ hết nước hết cái nhưng vị danh sư ấy vẫn không chịu thu nạp Chín làm đệ tử. Tuy mưu sự không thành nhưng anh vẫn không thôi hi vọng của mình.
Chừng tháng sau, anh lại tay nải từ Cao Bằng tìm về Phú Thọ. Lần này, thứ mà anh nhận được vẫn chỉ là những cái lắc đầu. Thế rồi, một lần (năm 1981), lúc đi làm nhiệm vụ, anh bị thương phải cắt bỏ hoàn toàn chân phải. Khi vết thương liền da, nhớ miền quê Văn Khúc và ông thầy võ... khó tính, anh lại lóc cóc tìm về.
Đi cùng anh lần này có cả Thành "vuông", một chàng trai Hà Nội, nghe tiếng vị sư phụ kỳ lạ mà háo hức muốn được tỏ tường. Gặp mặt, vị danh sư nói thẳng thừng: "Anh lành lặn tôi còn không nhận, huống chi nay đã là người tàn phế! Anh không học võ được đâu!". Câu nói đó đã làm ruột gan Chín quặn thắt. "Đau" hơn khi bạn đồng hành với anh, Thành "vuông", lại được sư phụ thu nạp.
Uất ức, trước khi ra về anh... thề: "Sư phụ nhận tôi thì 6 tháng tôi xuống một lần! Không nhận thì tháng nào tôi cũng xuống!". Tháng sau, một mình, anh xuống thật. Lần này, thấy anh lóc cóc chống nạng vượt quãng đường hơn 15 cây số, vị danh sư đã động lòng trắc ẩn. Ông đã đồng ý truyền võ cho anh nhưng với điều kiện chờ ngày tốt, về Bắc Giang ông mới dạy.
Võ phái kỳ lạ
"Ngày tốt" ấy là ngày 9/10/1984. Đã hẹn trước, anh Chín có mặt tại nhà một người quen của sư phụ ở làng Mỹ Độ, sát thị xã Bắc Giang. Đến được ít phút thì sư phụ anh cũng xuất hiện. Ngay chiều hôm ấy, anh đã thành người của phái Thất Sơn. Cũng ngay ngày hôm ấy, anh mới tường tận về môn phái của mình.
Theo lời thầy Lộc thì "thủ phủ" của Thất Sơn thần quyền nằm ở Huế, do tông sư Nguyễn Văn Cảo nắm quyền chưởng môn. Sáng tổ Nguyễn Văn Cảo học thần quyền từ một vị cao tăng người Ấn Độ. Cao tăng lưu lạc sang Việt Nam từ khi nào thì đến giờ vẫn không ai biết rõ. Tới Việt Nam, ông chọn vùng Bảy Núi (An Giang) làm chốn tu hành. (Có lẽ bởi bậc thánh nhân tu luyện nơi non thiêng này nên thầy Cảo đã đặt tên môn phái của mình là Thất Sơn).
Dựa trên những căn bản mà vị tu sĩ lạ lùng ấy truyền dạy, thầy Cảo đã truyền dạy thần quyền cho nhiều người khác. Thần quyền học nhanh, do vậy chỉ trong thời gian ngắn, ở Huế đã có rất nhiều người trở thành môn đồ của võ phái này.
Khi nhập môn, môn đồ của môn phái phải đứng trước ban thờ thề đủ 9 điều (Càng học cao thì số lời thề càng tăng thêm và cao nhất là 16 điều). Sau đó, mỗi người sẽ được sư phụ mình phát cho hai lá bùa hộ thân, một vuông, một dài. Trên những lá bùa ấy có vẽ hình đạo sĩ ngồi thiền và những "thông số", "mật mã" riêng của môn phái.
Trước khi truyền thụ những câu thần chú, bí kíp võ công của môn phái thì hai lá bùa ấy được đem đốt, lấy tro hoà vào nước cho người mới nhập môn... uống cạn. Thần chú của môn phái thì có rất nhiều, gồm chú gồng, chú xin quyền, chú chữa thương... Đã được truyền thần chú thì môn sinh cứ tự mình gọi chú mà xin sức mạnh, mà tập quyền cước.
Tuy thế, trước khi tập, người luyện thần quyền phải được sư phụ mình khai thông tất cả các huyệt đạo trên cơ thể. Việc ấy, các sư phụ của Thất Sơn thường làm bằng cách dùng nắm nhang đang nghi ngút khói thổi vào huyệt đạo của đệ tử. Với môn sinh là nam giới thì dùng 7 nén nhang thổi 7 lần vào mỗi huyệt đạo. Môn sinh là nữ thì dùng 9 nén, thổi đúng 9 lần.
Thần chú vào... võ công ra
Anh Chín kể, hôm ấy, xong nghi thức nhập môn, sư phụ Lộc đã kéo anh ra sân và chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, ông đã truyền thụ xong xuôi cho anh lời chú xin quyền.
Theo lời của sư phụ Lộc, lời chú ấy anh không được phép tiết lộ cho bất kỳ ai nếu chưa được phép của những người đứng đầu môn phái. Truyền chú xong, sư phụ anh bảo, cứ nhẩm theo câu chú ấy mà luyện. Chú "nhập" đến đâu thì công phu tự khắc... ra đến đó.
Thấy thầy dạy mình quá nhanh, anh hết sức ngạc nhiên. Cứ nghĩ, có lẽ bởi gượng ép khi thu nạp nên thầy Lộc mới dạy anh một cách sơ sài đến vậy. Sau này, khi trình độ bản thân được nâng cao, anh mới biết, với anh cuộc truyền thụ kỹ năng cơ bản của môn phái như vậy là quá lâu.
Thường thì khi truyền chú cho đệ tử khác, thầy Lộc chỉ làm trong thời gian vỏn vẹn 15 phút là xong. Anh cũng vậy, khi được phép dạy đệ tử, anh cũng chỉ mất ngần ấy thời gian là đã... hết bài. Còn học như thế nào, luyện như thế nào, trình độ đạt đến đâu là cơ duyên của mỗi người chứ thày không chỉ bảo được.
Ngay chiều hôm ấy, thầy Lộc đã kéo anh ra khoảng sân rộng, bắt đầu luyện tập quyền pháp. Trước khi tập, thầy lấy nắm nhang nghi ngút khói thổi vào tất cả những huyệt đạo trên cơ thể anh. Làm xong, thầy bảo anh nhẩm đọc chú để... gọi võ về. Thật ngạc nhiên, khi vừa đọc chú xong, anh bỗng thấy mình lâng lâng như người say rượu. Lúc thì thấy tay mình nhẹ bẫng, lúc thì thấy nặng như đang khuân cả khối sắt trăm cân.
Chín kể, khi đã "nhập đồng", cứ thấy nhẹ bên tay nào là "chưởng" đánh ra tay ấy. Trạng thái không kiểm soát ấy đã khiến anh lúc thì lăn lộn trên đất, lúc thì nhảy tưng tưng trên không, lao đầu vào tường, vào bụi gai cũng không hề hay biết.
Tỉ thí tranh tài
Hết nghỉ phép, Xuân Chín về nơi an dưỡng. Vì đang chờ chế độ nên anh có nhiều cơ hội để luyện tập môn võ mà mình vừa được học. Cứ đêm đến, anh lại một mình chống nạng lên quả đồi ở gần đó luyện tập. Sáu tháng sau, anh quay lại Văn Khúc để thầy Lộc kiểm tra "trình độ".
Sau bữa cơm chiều, thầy Lộc bảo ông sẽ không trực tiếp kiểm tra mà nhờ thầy "cao tay" hơn thẩm định. Vị ấy tên Cư, ở bến phà Tình Cương, cách nhà thầy Lộc chừng 25 cây số. Thần quyền ở Văn Khúc chính là do ông Cư mang từ trong Huế ra truyền dạy.
Tối hôm đó, hai thầy trò đã đèo nhau đến nhà ông Cư. Biết Chín muốn thử trình độ của mình, ông Cư đã gọi hai đệ tử to như hộ pháp đến. Trước khi đánh, ông Cư giới thiệu, hai đệ tử của ông được gọi là những “cây đấu” của Thất Sơn. Những ai muốn "khẳng định thương hiệu" của riêng mình thì đều phải đánh với hai "cây đấu" ấy.
Ngay phút khởi động, một “cây đấu” đã táng thẳng vào mặt Chín cú "thôi sơn" khiến anh nổ đom đóm mắt. Nhưng ngay sau cú đánh ấy, anh thấy mình tự dưng lùi ra, quay hẳn lưng vào đối thủ. Chẳng cần để mắt động tác khó hiểu của anh, người tấn công lại ngay lập tức lao vào. Thế nhưng, vừa vào gần đến nơi thì bỗng nhiên tay phải Chín vung ra một cú đòn cực mạnh. Một tiếng “bốp” chát chúa vang lên, “cây đấu” ấy bị đánh văng ra góc sân và nằm bất động.
Thấy đệ tử mình bị hạ nhanh một cách khó hiểu, ông Cư vội vàng chạy đến xem thực hư thế nào. Cậu học trò cưng nằm im, mồm miệng be bét máu. Phần thắng đã thuộc về Chín.
Sắp xếp công việc, ít lâu sau, anh Chín lại theo thầy Lộc vào Huế để nhờ tông sư môn phái kiểm tra trình độ thật sự của mình. Chưởng môn phái Nguyễn Văn Cảo (phường Phú Cát) đã đón hai thầy trò anh rất thân tình.
Hôm ấy, nhà thầy Cảo có một đệ tử học Thần quyền được 10 năm, từ Quảng Bình vào thăm. Thầy Cảo bảo Chín đấu với người này. Kịch bản của trận đấu ở Phú Thọ đã được lặp lại. Vào trận, ngay màn dạo đầu, Chín dính đòn tới tấp. Thế nhưng, trong lúc nguy nan, tự nhiên anh thấy chân mình mềm oặt. Xoay lưng lại đối thủ, anh quỳ xuống như người bị trúng đòn chí mạng. Đối thủ thấy vậy thừa thắng lao lên...
Nhưng, như có phép tiên, dù chỉ còn mỗi chân trái mà anh vẫn bật vút lên, lộn trên không một vòng rồi tung cú "thiết cước" vào thẳng bụng đối thủ. Cú đá ấy đã làm vị kia văng ra, thầy Cảo ngay lập tức cho dừng trận đấu. Sau trận đấu đó, bởi quá khâm phục sự tiến bộ kỳ lạ của anh, thầy Cảo đã cân nhắc để anh được thăng đai vượt cấp.
Thế nhưng, điều đó chưa từng có tiền lệ trong môn phái nên thầy đành để anh ở đai đỏ xuất sư. Người đeo đai đó thì đã có thể làm thầy, truyền thụ võ công cho những môn sinh khác. Sáu tháng sau, vào lại Huế, lần này chưởng môn Nguyễn Văn Cảo đích thân ra chợ mua chỉ về se đai tím cho anh.
Dựng nghiệp bất thành
Rời quân ngũ, anh Chín về quê sinh sống, thỉnh thoảng ra Hà Nội gặp gỡ bạn bè. Những năm ấy, phong trào chấn hưng võ thuật cổ truyền ở thủ đô đang ở cao trào, thấy Thất Sơn thần quyền của mình chưa có một tên tuổi trong làng võ Việt, anh và một số người bạn đã quyết tâm gây dựng môn phái.
Để khẳng định sức mạnh của Thần quyền, Hội khoẻ Phù Đổng năm 1986 được tổ chức ở Hà Nội, các bạn anh đã tiến cử anh tham gia. Chuẩn bị cho sự kiện này Chín đã lặn lội lên Cao Bằng, tìm cậu bé mà trước đây anh đã ngẫu hứng truyền thụ võ công, đưa về Hà Nội cùng mình biểu diễn. Cậu bé ấy tên Điệp, khi ấy vừa tròn 6 tuổi.
Tại sân vận động Hàng Đẫy, với tiết mục thần quyền của mình, hai thầy trò một tàn phế, một tóc còn để chỏm đã dinh về hai tấm huy chương vàng trước sự trầm trồ, thán phục của mọi người.
Sau màn ra mắt, được sự "chỉ đường mách lối" của cố võ sư Đỗ Hoá, anh cùng các bạn đã tìm đến một chức sắc ở Hội Võ thuật cổ truyền Hà Nội nhằm đưa môn phái "phát dương quang đại". Thế nhưng, nhiều người cho rằng Thất Sơn thần quyền là tà thuật, mê tín dị đoan nên mong ước của anh đã không thể thành hiện thực.
Dựng phái không thành, anh em tan rã mỗi người một nơi, Xuân Chín đâm nản. Tuy thế, sau này, tham gia phong trào thể thao người khuyết tật, anh vẫn đem thần quyền đi biểu diễn ở khắp nơi.
Năm 2004, tại một cuộc liên hoan võ thuật tại Hàn Quốc, anh đã được ban tổ chức trao tặng huy chương vàng cho tiết mục thần quyền độc đáo của mình. Càng hạnh phúc hơn khi ngay sau đó, hình ảnh của anh, một người cụt chân đang thăng hoa cùng quyền thuật đã được ban tổ chức in lên lịch lưu niệm tặng các vận động viên tham gia.
Cũng từ dạo ấy, bởi cuộc mưu sinh anh đã thôi không tham gia phong trào thể thao nữa. Thần quyền anh cũng ít tập hơn và cũng không truyền dạy bí kíp võ công này cho bất kỳ ai...
Lời thề của phái Thất Sơn
Một lòng hiếu thảo với cha mẹ; Không phản môn phái; Không phản thầy; Không phản bạn; Coi bạn như anh em ruột thịt; Không cưỡng bức kẻ yếu; Không làm điều gian ác; Không ham mê tửu sắc; Không nản chí khi luyện tập; Không thoái lui lúc nguy hiểm; Luôn bảo vệ kẻ yếu; Nhịn kẻ mất lòng ta; Thi hành nghiêm chỉnh những lời thầy dạy; Ôn hoà trong tình bạn; Không tự cao tự đắc; Cứu người trong lúc nguy nan...
Thanh Đào - Thiều Thúc
Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010
Tổ ong thần bí trong thân cây và nọc độc kinh người
(VTC News) - Điều tai hại là sau khi bị ong đốt, đôi môi Thể to như hai quả chuối, nhìn phát khiếp. Đấy là mới chỉ bị một con ong đốt, chứ nếu bị vài con châm, thì không biết tính mạng Thể sẽ như thế nào.
Ngày cuối tuần, anh bạn rủ về Hải Dương đi lễ một ngôi miếu độc nhất Việt Nam, đó là ngôi miếu làm bằng… tôn. Tôi ít có thói quen đi đền miếu, song nghe kể về ngôi miếu làm bằng tôn thì thói tò mò lại nổi lên, muốn thực tế xem ra sao.
Sau một hồi lòng vòng xuyên qua mấy cánh đồng, mấy con đường đất đỏ lổn nhổn, chúng tôi tìm đến một ngọn đồi nhỏ, thấp lè tè, cây cối rậm um tùm giữa làng Bích Nham (An Đức, Chí Linh, Hải Dương).
Ngôi miếu gò bằng tôn. Ảnh: Nguyệt Diễm.
Quả thực, đây là ngôi miếu mà lần đầu tiên trong đời tôi gặp. Ngôi miếu gò bằng tôn, bé xíu, ước chừng rộng 1 mét vuông, cao 1,5m. Bên trong miếu có một tượng quan đội mũ cánh chuồn. Thanh long đao bằng gỗ dựng cao hơn cả ngôi miếu.
Ngôi miếu nằm nép dưới gốc cây đa cổ thụ. Hàng ngày, bà Tăng Thị Mức và ông Nguyễn Văn Trung đều quét dọn sân miếu một vài lần. Theo ông Trung, cây đa này có tuổi đời cả ngàn năm. Cụ của ông kể rằng, từ bé cụ đã thấy cây đa này, nó to đến mức phải gần 100 người ôm mới xuể. Những cái rễ lòng thòng xuống đất, to như gốc cây cổ thụ, tán lá trùm kín một góc đồi Nham. Hồi ông Trung 20 tuổi, đám thanh niên trong làng còn lập cả sân bóng đá và sân bóng chuyền dưới tán cây đa. Một chiếc bàn đá rộng độ 4 mét vuông nằm dưới gốc cây đa đã bị gốc và rễ cây trùm kín, nuốt gọn.
Tuy nhiên, thời chiến tranh, không hiểu vì sao, cây đa khổng lồ này cứ mục ruỗng, rồi chết dần, giờ chỉ còn lại một cái gốc nhỏ và một cái rễ to độ 2 người ôm. Dưới gốc lớn có một cái bàn đá, là nơi thờ cúng của dân làng, song gốc đa đã mọc trùm kín bàn đá, nên dân làng phải dựng ngôi miếu này.
Ông Trung là người trực tiếp được dân làng phân công xây dựng ngôi miếu, nhưng kỳ lạ thay, theo lời ông và người dân trong làng kể, hai lần xây miếu, khi sắp xong, miếu đều tự dưng đổ ập, tan tành. Các cột bê tông cũng vỡ tan như tro bụi. Điều lạ hơn là riêng cái cột ông Trung ngồi ở trên, thì không hề hấn gì. Hồi kháng chiến chống Pháp, dân làng Nham cũng đã từng dựng một ngôi miếu để có nơi thờ cúng dưới gốc đa, song cũng đã đổ ập một cách bí hiểm. Chính vì sự kỳ lạ đó, dân làng không dám xây miếu nữa, mà gò một ngôi miếu bằng tôn, rồi rước tượng về thờ.
Cây lách khổng lồ ngay trước ngôi miếu làm bằng tôn. Ảnh: Nguyệt Diễm.
Khi mọi người đang làm lễ ở ngôi miếu, thì tôi thấy một cậu thanh niên đứng chắp tay vái lạy, miệng lẩm nhẩm khấn bên một gốc cây đại thụ trước ngôi miếu nhỏ. Thấy lạ tôi liền đến xem. Bà Tăng Thị Mức bảo rằng, cậu thanh niên này đang vái lạy, tạ tội với… tổ “ong thần”. Lúc này, tôi mới để ý, và nghe thấy tiếng “u u u” cứ như có máy bay B52 từ xa vọng lại.
Hóa ra, trong thân cây lách này, có một tổ ong lạ khổng lồ. Đàn ong bay trong thân cây, tạo ra tiếng “u u” rờn rợn như thế. Do chúng là loài ong lạ, sống cạnh miếu, nên nhân dân quanh xóm gọi là “ong thần”.
Cậu thanh niên này khấn vái xong, bà Mức tạ lễ, tôi liền trèo lên rễ cây, nhòm vào cái tổ ong trên hốc cây. Ở miệng hốc cây, có vài chú ong vàng chóe, bụng to, căng tròn, đang bò lổm ngổm. Thi thoảng lại có vài con bay vù ra ngoài, rồi từ ngoài táp vào hốc cây.
Quả thực, đây là lần đầu tiên trong đời tôi trông thấy loài ong lạ này. Thân nó rất to, bằng ngón tay, màu vàng chóe, song phải nhìn thật kỹ, thật gần mới thấy chiếc cánh bé xíu, mỏng tang và trong suốt. Với cái thân nặng nề và những bộ cánh nhỏ xíu như vậy, tốc độ của cánh phải khủng khiếp lắm mới nâng được cái thân đó lên. Loài ong này có màu vàng, song không giống với loại ong vàng có thân hình mảnh khảnh, đôi cánh dài quá đuôi mà tôi thường xuyên trông thấy.
Loài ong này thân rất to, nhưng cánh cực bé, nhìn không rõ. Ảnh: Nguyệt Diễm.
Ông Trung bảo rằng, từ ngày mới sinh ra, ông đã thấy cây lách to lớn, già cỗi như thế này. Dân làng ở đây gọi là cây lách, chứ thú thực, tôi chưa từng nhìn thấy loại cây này bao giờ. Tra trong sách vở thực vật, trên mạng, cũng không thấy loài cây nào tên là cây lách cả. Người dân nơi đây cũng đồn rằng, cây lách trước miếu có tuổi đời tương đương với cây đa, cũng phải đến ngàn năm rồi. Thân cây to áng chừng 3-4 người ôm, gốc xù xì, u mấu.
Từ ngày bé, ông Trung đã biết đến sự tồn tại của tổ ong lạ trong thân cây. Không ai biết đây là loài ong gì, cũng không thấy loài ong này xuất hiện, làm tổ ở nơi khác. Hầu hết những người đến tham quan miếu, cũng đều ngạc nhiên về loài ong lạ và họ đều khẳng định chưa từng nhìn thấy loài ong này ở nơi khác. Ông Trung đã từng nhờ vả nhiều thợ bắt ong, thợ nuôi ong đến xem xét, tìm hiểu xem đây là loài ong gì, làm tổ ra sao, có túi mật hay không, song các thợ săn ong, nuôi ong có kinh nghiệm cũng đều lắc đầu, không thể biết đây là loại ong gì, thậm chí, họ còn chưa từng nhìn thấy.
Tuy nhiên, sự lạ đáng chú ý về loài ong trong thân cây lách ngay trước đền thờ bằng tôn không phải ở hình dáng đặc biệt của nó, mà ở thứ nọc độc kinh hoàng.
Sở dĩ, chàng trai Nguyễn Văn Khương mà chúng tôi gặp, đang khấn vái bên gốc cây, là bởi vì, Khương đã bị một con “ong thần” đốt cách đây 6 năm.
Khương kể: “Hồi em 19 tuổi, thấy trên cây lách có tổ chim to lắm, không rõ loài chim gì. Mấy cậu bạn sợ tổ ong không dám trèo để bắt chim, nhưng em thì không sợ, cứ liều mạng trèo lên. Em bám nhẹ nhàng vào thân cây rồi trèo lên, không để bọn ong biết. Tuy nhiên, khi lên đến ngọn cây, chưa kịp bắt chim, thì đàn ong bay túa lua từ tổ ra, bay đen đặc quanh người em. Bọn bạn ở dưới nhìn thấy thế hoảng quá bỏ chạy hết. Khi đó, tiếng ong vo vo nhức cả óc, nhưng chúng chỉ bay quanh người. Dễ đến hàng vạn con. Chúng bay quanh người em một lúc, thì một con đốt trúng đùi. Lúc ấy đau buốt óc, nhưng em vẫn cố bám chặt cành cây. Một lúc sau, đàn ong bay về tổ, chui hết vào bọng cây, em mới lò dò mò xuống lết về nhà”.
Nhớ lại lần bị ong đốt, Khương vẫn còn bàng hoàng sợ hãi. Ảnh: Nguyệt Diễm.
Theo lời Khương, ngay khi bị ong đốt, người choáng váng, khó thở, y như trúng độc nặng. Khương sốt li bì mấy ngày liền. Điều đáng sợ là cứ đến ngày trái gió trở trời, toàn thân lại đau nhức, lên cơn sốt. Tính ra, từ ngày bị ong đốt đến nay đã 6 năm, song di chứng vẫn còn rõ rệt. Quả thực, nhìn Khương không ai nghĩ cậu đã 25 tuổi, bởi cậu gầy còm, quắt queo. Khương bảo, cơ thể cứ còi cọc mãi thế này có thể là do nọc độc của ong. Từ bấy, cứ đến ngày rằm, ngày lễ, gia đình Khương lại làm lễ tạ tội với… tổ ong!
Dù sao, so với cậu bạn cùng xóm là Nguyễn Văn Thể, thì Khương vẫn còn may chán. Mặc dù Khương bị ong đốt gây di chứng nặng nề như vậy, song Thể vẫn không sợ, liều mạng trèo lên cây lách bắt chim. Đàn ong cũng nhao ra, nhưng có đúng một con đốt trúng mặt Thể. Điều tai hại là sau khi bị ong đốt, đôi môi Thể to như hai quả chuối, nhìn phát khiếp. Đấy là mới chỉ bị một con ong đốt, chứ nếu bị vài con châm, thì không biết tính mạng Thể sẽ như thế nào.
Bà Mức là người ngăn không cho du khách lại gần tổ ong và thường xuyên cầu cúng cho hai thanh niên bị ong đốt từ nhiều năm nay. Ảnh: Nguyệt Diễm.
Gia đình đã đưa đi viện, tìm gặp đủ các loại thầy lang, song đôi môi ấy chỉ xẹp đi tạm thời. Cứ đến ngày trở giời trái gió, đôi môi lại sưng tướng, thâm xì và đau nhức, cực kỳ khó chịu. Bao nhiêu năm nay gia đình đã cúng vái tại miếu tôn và tổ ong ở gốc cây lách, song chưa ăn thua gì. Đến ngày trái gió, Thể không dám đi đâu vì đôi môi rất quái dị, chỉ nằm ở nhà chịu đau đớn, hoặc nhờ bà Mức dẫn đến gốc cây lách cúng khấn. Chúng tôi được bà Mức dẫn vào nhà Thể, song rất tiếc là cậu ta đi học lái xe ở xa.
Quả thực, tổ ong ở gốc cây lách là một loài ong khá đặc biệt và nọc độc của nó quả là kinh hoàng. Bà Mức, ông Trung hy vọng một ngày nào đó, có một nhà khoa học đến tìm hiểu, giải đáp cho dân làng biết đây là loài ong gì, nọc độc của nó kinh khủng ra sao, để biết cách bảo tồn, phòng tránh.
Phạm Nguyệt Diễm
Ngày cuối tuần, anh bạn rủ về Hải Dương đi lễ một ngôi miếu độc nhất Việt Nam, đó là ngôi miếu làm bằng… tôn. Tôi ít có thói quen đi đền miếu, song nghe kể về ngôi miếu làm bằng tôn thì thói tò mò lại nổi lên, muốn thực tế xem ra sao.
Sau một hồi lòng vòng xuyên qua mấy cánh đồng, mấy con đường đất đỏ lổn nhổn, chúng tôi tìm đến một ngọn đồi nhỏ, thấp lè tè, cây cối rậm um tùm giữa làng Bích Nham (An Đức, Chí Linh, Hải Dương).
Ngôi miếu gò bằng tôn. Ảnh: Nguyệt Diễm.
Quả thực, đây là ngôi miếu mà lần đầu tiên trong đời tôi gặp. Ngôi miếu gò bằng tôn, bé xíu, ước chừng rộng 1 mét vuông, cao 1,5m. Bên trong miếu có một tượng quan đội mũ cánh chuồn. Thanh long đao bằng gỗ dựng cao hơn cả ngôi miếu.
Ngôi miếu nằm nép dưới gốc cây đa cổ thụ. Hàng ngày, bà Tăng Thị Mức và ông Nguyễn Văn Trung đều quét dọn sân miếu một vài lần. Theo ông Trung, cây đa này có tuổi đời cả ngàn năm. Cụ của ông kể rằng, từ bé cụ đã thấy cây đa này, nó to đến mức phải gần 100 người ôm mới xuể. Những cái rễ lòng thòng xuống đất, to như gốc cây cổ thụ, tán lá trùm kín một góc đồi Nham. Hồi ông Trung 20 tuổi, đám thanh niên trong làng còn lập cả sân bóng đá và sân bóng chuyền dưới tán cây đa. Một chiếc bàn đá rộng độ 4 mét vuông nằm dưới gốc cây đa đã bị gốc và rễ cây trùm kín, nuốt gọn.
Tuy nhiên, thời chiến tranh, không hiểu vì sao, cây đa khổng lồ này cứ mục ruỗng, rồi chết dần, giờ chỉ còn lại một cái gốc nhỏ và một cái rễ to độ 2 người ôm. Dưới gốc lớn có một cái bàn đá, là nơi thờ cúng của dân làng, song gốc đa đã mọc trùm kín bàn đá, nên dân làng phải dựng ngôi miếu này.
Ông Trung là người trực tiếp được dân làng phân công xây dựng ngôi miếu, nhưng kỳ lạ thay, theo lời ông và người dân trong làng kể, hai lần xây miếu, khi sắp xong, miếu đều tự dưng đổ ập, tan tành. Các cột bê tông cũng vỡ tan như tro bụi. Điều lạ hơn là riêng cái cột ông Trung ngồi ở trên, thì không hề hấn gì. Hồi kháng chiến chống Pháp, dân làng Nham cũng đã từng dựng một ngôi miếu để có nơi thờ cúng dưới gốc đa, song cũng đã đổ ập một cách bí hiểm. Chính vì sự kỳ lạ đó, dân làng không dám xây miếu nữa, mà gò một ngôi miếu bằng tôn, rồi rước tượng về thờ.
Cây lách khổng lồ ngay trước ngôi miếu làm bằng tôn. Ảnh: Nguyệt Diễm.
Khi mọi người đang làm lễ ở ngôi miếu, thì tôi thấy một cậu thanh niên đứng chắp tay vái lạy, miệng lẩm nhẩm khấn bên một gốc cây đại thụ trước ngôi miếu nhỏ. Thấy lạ tôi liền đến xem. Bà Tăng Thị Mức bảo rằng, cậu thanh niên này đang vái lạy, tạ tội với… tổ “ong thần”. Lúc này, tôi mới để ý, và nghe thấy tiếng “u u u” cứ như có máy bay B52 từ xa vọng lại.
Hóa ra, trong thân cây lách này, có một tổ ong lạ khổng lồ. Đàn ong bay trong thân cây, tạo ra tiếng “u u” rờn rợn như thế. Do chúng là loài ong lạ, sống cạnh miếu, nên nhân dân quanh xóm gọi là “ong thần”.
Cậu thanh niên này khấn vái xong, bà Mức tạ lễ, tôi liền trèo lên rễ cây, nhòm vào cái tổ ong trên hốc cây. Ở miệng hốc cây, có vài chú ong vàng chóe, bụng to, căng tròn, đang bò lổm ngổm. Thi thoảng lại có vài con bay vù ra ngoài, rồi từ ngoài táp vào hốc cây.
Quả thực, đây là lần đầu tiên trong đời tôi trông thấy loài ong lạ này. Thân nó rất to, bằng ngón tay, màu vàng chóe, song phải nhìn thật kỹ, thật gần mới thấy chiếc cánh bé xíu, mỏng tang và trong suốt. Với cái thân nặng nề và những bộ cánh nhỏ xíu như vậy, tốc độ của cánh phải khủng khiếp lắm mới nâng được cái thân đó lên. Loài ong này có màu vàng, song không giống với loại ong vàng có thân hình mảnh khảnh, đôi cánh dài quá đuôi mà tôi thường xuyên trông thấy.
Loài ong này thân rất to, nhưng cánh cực bé, nhìn không rõ. Ảnh: Nguyệt Diễm.
Ông Trung bảo rằng, từ ngày mới sinh ra, ông đã thấy cây lách to lớn, già cỗi như thế này. Dân làng ở đây gọi là cây lách, chứ thú thực, tôi chưa từng nhìn thấy loại cây này bao giờ. Tra trong sách vở thực vật, trên mạng, cũng không thấy loài cây nào tên là cây lách cả. Người dân nơi đây cũng đồn rằng, cây lách trước miếu có tuổi đời tương đương với cây đa, cũng phải đến ngàn năm rồi. Thân cây to áng chừng 3-4 người ôm, gốc xù xì, u mấu.
Từ ngày bé, ông Trung đã biết đến sự tồn tại của tổ ong lạ trong thân cây. Không ai biết đây là loài ong gì, cũng không thấy loài ong này xuất hiện, làm tổ ở nơi khác. Hầu hết những người đến tham quan miếu, cũng đều ngạc nhiên về loài ong lạ và họ đều khẳng định chưa từng nhìn thấy loài ong này ở nơi khác. Ông Trung đã từng nhờ vả nhiều thợ bắt ong, thợ nuôi ong đến xem xét, tìm hiểu xem đây là loài ong gì, làm tổ ra sao, có túi mật hay không, song các thợ săn ong, nuôi ong có kinh nghiệm cũng đều lắc đầu, không thể biết đây là loại ong gì, thậm chí, họ còn chưa từng nhìn thấy.
Tuy nhiên, sự lạ đáng chú ý về loài ong trong thân cây lách ngay trước đền thờ bằng tôn không phải ở hình dáng đặc biệt của nó, mà ở thứ nọc độc kinh hoàng.
Sở dĩ, chàng trai Nguyễn Văn Khương mà chúng tôi gặp, đang khấn vái bên gốc cây, là bởi vì, Khương đã bị một con “ong thần” đốt cách đây 6 năm.
Khương kể: “Hồi em 19 tuổi, thấy trên cây lách có tổ chim to lắm, không rõ loài chim gì. Mấy cậu bạn sợ tổ ong không dám trèo để bắt chim, nhưng em thì không sợ, cứ liều mạng trèo lên. Em bám nhẹ nhàng vào thân cây rồi trèo lên, không để bọn ong biết. Tuy nhiên, khi lên đến ngọn cây, chưa kịp bắt chim, thì đàn ong bay túa lua từ tổ ra, bay đen đặc quanh người em. Bọn bạn ở dưới nhìn thấy thế hoảng quá bỏ chạy hết. Khi đó, tiếng ong vo vo nhức cả óc, nhưng chúng chỉ bay quanh người. Dễ đến hàng vạn con. Chúng bay quanh người em một lúc, thì một con đốt trúng đùi. Lúc ấy đau buốt óc, nhưng em vẫn cố bám chặt cành cây. Một lúc sau, đàn ong bay về tổ, chui hết vào bọng cây, em mới lò dò mò xuống lết về nhà”.
Nhớ lại lần bị ong đốt, Khương vẫn còn bàng hoàng sợ hãi. Ảnh: Nguyệt Diễm.
Theo lời Khương, ngay khi bị ong đốt, người choáng váng, khó thở, y như trúng độc nặng. Khương sốt li bì mấy ngày liền. Điều đáng sợ là cứ đến ngày trái gió trở trời, toàn thân lại đau nhức, lên cơn sốt. Tính ra, từ ngày bị ong đốt đến nay đã 6 năm, song di chứng vẫn còn rõ rệt. Quả thực, nhìn Khương không ai nghĩ cậu đã 25 tuổi, bởi cậu gầy còm, quắt queo. Khương bảo, cơ thể cứ còi cọc mãi thế này có thể là do nọc độc của ong. Từ bấy, cứ đến ngày rằm, ngày lễ, gia đình Khương lại làm lễ tạ tội với… tổ ong!
Dù sao, so với cậu bạn cùng xóm là Nguyễn Văn Thể, thì Khương vẫn còn may chán. Mặc dù Khương bị ong đốt gây di chứng nặng nề như vậy, song Thể vẫn không sợ, liều mạng trèo lên cây lách bắt chim. Đàn ong cũng nhao ra, nhưng có đúng một con đốt trúng mặt Thể. Điều tai hại là sau khi bị ong đốt, đôi môi Thể to như hai quả chuối, nhìn phát khiếp. Đấy là mới chỉ bị một con ong đốt, chứ nếu bị vài con châm, thì không biết tính mạng Thể sẽ như thế nào.
Bà Mức là người ngăn không cho du khách lại gần tổ ong và thường xuyên cầu cúng cho hai thanh niên bị ong đốt từ nhiều năm nay. Ảnh: Nguyệt Diễm.
Gia đình đã đưa đi viện, tìm gặp đủ các loại thầy lang, song đôi môi ấy chỉ xẹp đi tạm thời. Cứ đến ngày trở giời trái gió, đôi môi lại sưng tướng, thâm xì và đau nhức, cực kỳ khó chịu. Bao nhiêu năm nay gia đình đã cúng vái tại miếu tôn và tổ ong ở gốc cây lách, song chưa ăn thua gì. Đến ngày trái gió, Thể không dám đi đâu vì đôi môi rất quái dị, chỉ nằm ở nhà chịu đau đớn, hoặc nhờ bà Mức dẫn đến gốc cây lách cúng khấn. Chúng tôi được bà Mức dẫn vào nhà Thể, song rất tiếc là cậu ta đi học lái xe ở xa.
Quả thực, tổ ong ở gốc cây lách là một loài ong khá đặc biệt và nọc độc của nó quả là kinh hoàng. Bà Mức, ông Trung hy vọng một ngày nào đó, có một nhà khoa học đến tìm hiểu, giải đáp cho dân làng biết đây là loài ong gì, nọc độc của nó kinh khủng ra sao, để biết cách bảo tồn, phòng tránh.
Phạm Nguyệt Diễm
Thứ Hai, 8 tháng 11, 2010
"Thần y" đốt lưỡi bằng dao nung đỏ chữa bệnh cho dân
(VTC News) - Tôi sởn gai ốc khi thấy ông Cán thản nhiên thè lưỡi… liếm ngon lành con dao nung đỏ như đứa trẻ mút kem. Sức nóng từ lưỡi dao nung đỏ đốt lưỡi ông cháy xèo xèo.
Tiếp thu tất cả những gì đã khổ luyện, truyền nhân “ma hút” Vi Văn Cán đã chữa bệnh cho hàng nghìn trường hợp.
Không chỉ người dân ở vùng Tây Bắc đến nhờ ông Cán, nhiều người bên Lào cũng sang tận Sông Mã “rước” ông sang chữa bệnh giúp. Có chuyến ông đi chữa bệnh hàng tháng trời.
Câu chuyện bị ngắt quãng giữa chừng bởi ông Cán có khách, ông Lò Văn Cấu bên thị trấn Sông Mã, đưa con gái sang chữa bệnh.
Cô bé, trong một lần lên rừng, trúng phải khí độc, nên khi về đến nhà liền té xỉu. Suốt ngày em kêu đau đầu, choáng váng, không ăn được gì.
Tận mắt cảnh chữa bệnh, tôi không khỏi kinh ngạc. Nó như một màn ảo thuật kỳ lạ.
Ông Cán dúi con dao chẻ củi vào bếp than đỏ rực. Ông thắp ba nén hương và lầm rầm đọc thần chú bằng tiếng Xinh Mun. Vừa khấn ông vừa đốt nến và nhúng 3 chiếc lá vào một bát nước màu đen có hòa tổ tò vò.
Cho nguyên ngọn nến đang cháy vào miệng, ông quay sang thổi phù vào mặt bệnh nhân. Tiếp đó, ông đưa ngọn nến khua khua mấy vòng. Theo lời ông Cán, việc dùng nến soi không khác gì…chụp X quang ở bệnh viện.
Chỗ nào thấy “bệnh”, ông dùng ống tre ấn vào và hút bệnh ra. Mọi chất độc được thả vào chén rượu trong mâm để mọi người chứng kiến. Mấy lần hút cũng chỉ được một thứ cặn màu đen, lắng xuống đáy chén.
Tiếp đó là màn liếm dao nung đỏ. Tôi sởn gai ốc khi thấy ông Cán thản nhiên thè lưỡi… liếm ngon lành con dao nung đỏ như đứa trẻ mút kem. Sức nóng từ lưỡi dao nung đỏ đốt lưỡi ông cháy xèo xèo.
Liếm dao nung đỏ xong, ông Cán phả hơi nóng vào mặt cô bé. Ông bảo: "Đây là thuốc giảm đau với người bị vết thương kín và là cách cầm máu với những vết thương hở”.
Như có phép thuật, sau khi hút hết “khí độc” trong người, cô bé đã tươi tỉnh trở lại. Có sẵn chai rượu, ông bảo người nhà làm thêm món ăn, rồi quay sang bảo chúng tôi: “Nhà báo uống với tôi và mọi người một chén nhé, chẳng mấy khi ở Hà Nội về tận vùng Sông Mã xa xôi này”.
Bên mâm rượu, ông kể chuyện chữa bệnh cứu người của mình. Ông bảo, nếu như chúng tôi đến sớm hơn một ngày thì đã được xem cảnh hút đạn trong người. Vừa hôm qua có trường hợp tìm đến ông.
Một thanh niên người Thái tên Vi Văn Táo bị trúng đạn súng kíp ở cả chân, bụng và tay. Tuy nhiên, ca này bị thương không trầm trọng, nên hút xong họ đã về nhà. Anh này ở tận Điện Biên.
Không chỉ hút đạn, cũng bằng một chiếc ống tre, ông Cán đã giúp hàng nghìn ca bị hóc xương cá, xương gà, xương chó… Điều lạ là các vết thương không hề để lại sẹo.
Cháu Vì Văn Sáng ở bản Kéo, con của anh Sang vẫn còn nhớ như in cái lần bị hóc xương gà, suốt 2 ngày không ăn không uống được gì. Nhà không có tiền đưa con đi bệnh viện, ông bố vội đưa con tới nhờ ông Cán giúp. Sau khi xem xét, ông Cán dùng ống hút, chỉ một lát sau miếng xương được lấy ra, ở cổ chỉ hơi rớm máu.
Cách hút dị vật của ông Cán cũng rất đặc biệt. Bị hóc xương thì đặt ống tre sau gáy và hút xương ra theo phía đó. Nếu bị trúng đạn thì đạn vào đường nào hút ra theo đường ấy, không cần dao kéo, mổ xẻ, vì vậy cũng mất ít máu hơn. Đối với những trường hợp nhẹ, ông Cán hút mà không hề chảy máu.
Danh tiếng truyền nhân “ma hút” lan ra khắp vùng Tây Bắc, đến nỗi, gia đình nào có người bị dính đạn, ở cách xa vài trăm cây số cũng lặn lội đến tận nhà ông, cả bên Lào cũng sang.
Tôi hỏi chuyện xung quanh khả năng liếm lưỡi dao đang nung đỏ khác người của ông, ông cười bảo rằng, lúc đó không hề thấy nóng, nhưng nếu người khác làm vậy sẽ lập tức bỏng lưỡi.
Theo ông, khi đọc thần chú, ông như quên hết tất cả, tinh thần hòa nhập với trời đất. Mục đích liếm lưỡi dao là để hút khí nóng. Việc phả khí nóng vào bệnh nhân có tác dụng cầm máu và giảm đau cho bệnh nhân khi hút dị vật trong người.
Đang nói chuyện, bỗng giọng nói của ông trầm hẳn xuống: “Nhà báo à, tôi thì cũng sắp tới tuổi già, nhưng cho đến giờ vẫn chưa có ai kế thừa những phương pháp chữa bệnh này, tôi chỉ sợ thất truyền, không cứu giúp được mọi người nữa”.
Ông Cán bảo, nghề này không kiên trì thì không học được, mà chỉ sợ truyền nghề cho người thiếu đạo đức, họ lợi dụng để kiếm lợi thì nó sẽ mất thiêng, làm sai lệch tôn chỉ mà ông đã học được từ “ma hút”.
Đã có rất nhiều người xin theo học nhưng ông không dạy, ông bảo phải kiên quyết chờ cho đến lúc gặp được một người có đủ phẩm hạnh.
Chúng tôi chào ông ra về, ông tiễn ra đến cổng, ông tươi cười: “Nhà báo nhớ dịp nào đó lại quay về uống với tôi chén rượu nhé, biết đâu lúc đó tôi đã có truyền nhân”.
Trong cuộc sống có nhiều điều không thể giải thích được. Vùng cao của nước ta lại càng chứa đựng nhiều bí ẩn. Chứng kiến câu chuyện khó tin kể trên, tôi thiết nghĩ các ban ngành nên kiểm chứng cách chữa bệnh lạ lùng đó bằng phương pháp khoa học. Nếu khả năng “hút” bệnh của cha con ông Hối là có cơ sở, thì cũng nên tìm cách bảo tồn phương pháp chữa bệnh độc đáo này.
Minh Hải
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
-
Môn phái Năm Ông ,là theo tiếng gọi của dân học Thần quyền Nam bộ từ nhửng năm 1920,nhưng nói 5 Ông thôi thì tối nghỉa quá ,vì bất kỳ hì...
-
Môn phái 5 ông phật xiêm ,gồm thờ 5 hình vị phật ,4 vị mặc áo vàng hở vai phải ,vị trên cùng có hình dáng 1 chư thiên, không mặc cà sa vàng ...