Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010

Tôi gặp ma - 02



Tôi chồm dậy. Đèn néon vẫn sáng, chiếc quạt trần vẫn quay nhè nhẹ trên cao. Xung quanh yên ắng đến lạ kỳ. Tôi bần thần không biết là mơ hay thật. Nhưng có điều chân tôi vẫn còn cảm giác lành lạnh không bình thường. Tim vẫn còn đập thình thịch trong lồng ngực. Gương mặt hai người đàn ông lúc nãy vẫn còn lở vởn trong đầu. Ngay lúc này, khi kể lại câu chuyện, trước mắt tôi như vẫn hiện rõ mồn một hai khuôn mặt ấy.
Không có thờI gian suy nghĩ nữa. Tôi lập tức lấy gốI và mền kê làm toạ cụ, xoay mặt về hướng Tây Nam kết ấn Chuẩn Đề bố tự hộ thân và bắt đầu trì tụng theo phép Sư tử Hống:
“AUM – CHA – LE – CHU – LE – CHAN – DI – SVA – HA”
Trong lúc trì, tôi quán tưởng mình hiện tướng phẫn nộ (mà làm sao không “phẫn nộ” được cơ chứ! Làm thầy mà để ma giỡn mặt có đáng giận không!), tám tay tôi cầm đủ tám món binh khí :KIẾM – KÍCH – BÚA – MÓC CÂU – BÀNG BÀI – CHÀY ĐỘC CỔ - CHÀY TAM CỔ - VÒNG KIM CANG.
Tôi trì với tất cả sự tức giận, sợ hãi và xấu hổ. Đã lâu lắm rồi tôi mới có lại sự nhất tâm như thế này. Tiếng trì tụng ban đầu còn run rẩy, sau cứ to dần, to dần.Tôi cũng thấy mình cũng to dần như phiến đá trên Vồ Thiên Tuế của núi Cấm. Toàn thân tôi bốc lửa…
…Lửa cất cao ngọn, từ trong thân tôi toả ra xung quanh rồI đốt trụI tất cả - kể cả tôi.
Tôi ngồI không biết bao lâu. Nhưng khi mở mắt ra xả đàn thì ngài cửa sổ trờI đã mờ mờ sáng. Toàn thân tôi ướt đẫm mồ hôi. Cái mền kê làm toạ cụ và phần nệm giường cũng thấm mồ hôi ướt sũng.
Tôi chà nóng hai tay rồI xoa bóp toàn thân cho thông máu. Thân thể tôi lúc ấy nhẹ nhàng và sảng khoái lạ lùng. Có điều… toàn thân tôi bốc ra mùi thúi kinh khủng, Nó thum thủm nặng mùi như xác chó mèo chết sình. Lúc đầu tôi còn tưởng ngoài cửa sổ có con chuột chết nào đó. Nhưng sau khi tìm kiếm một hồI, tôi giơ tay lên ngửI thì… Oẹ! mùi thúi xộc thẳng vào mũi xông lên tớI óc làm tôi muốn ói vọt ra. Tôi vộI vàng lau khô mình rồI nhảy vào nhà tắm. Mất gần ba mươi phút kỳ cọ tắm rửa, tôi mớI thoát khỏI sự ám ảnh của mùi hương độc đáo ấy.
Thả bộ ngoài vườn hoa nhà nghỉ Thanh Đa trong buổI sáng trong lành, tôi mớI cảm nhận hết giá trị của cuộc sống. Thế này mớI là hưởng thụ đây chứ! Chợt nhớ, đã lâu lắm rồI tôi không đi dạo buổI sáng. Tôi nhớ lạI những ngày ở chùa, sáng sớm thầy tôi đã bắt thức dậy đi kinh hành quanh khuôn viên chùa. Lúc ấy là những ngày vui sướng và an lạc nhất...
Từ sư phụ, tôi nhớ đến sư bá. Lâu lắm rồI tôi không về Thủ Đức. Một cảm giác mong nhớ tự dưng trào lên mãnh liệt đến nỗI tôi muốn đằng vân trở về chùa. MỗI bước chân đi của tôi kéo theo bao nhiêu hoài niệm. Nó cứ như những đợt sóng lòng dồn dập vỗ vào tâm trí…
CuốI cùng, tôi quyết định bỏ tour Củ Chi. Sau khi nhờ được thằng bạn trong công ty dẫn tour giùm, tôi nói vài lờI giả lả khách sáo vớI mọI ngườI trong đoàn và đi ngay, bỏ cả ăn sáng.
Từ Thanh Đa đi về Thủ Đức cũng không xa lắm. Vượt qua cầu Bình Triệu rẽ phảI cặp theo con đường song song vớI tuyến đường sắt, tôi về đến chợ Thủ Đức. Con đường này lâu lắm rồI tôi chưa đi ngang. Chính xác là từ sau ngày thầy tôi mất…
Con đường vào chùa cũng không thay đổI gì mấy. vẫn là những ruộng rau muống nốI tiếp nhau, vẫn là những hàng cây xanh mát mắt. Đây rồI, cánh cổng chùa bằng gỗ cũ kỹ nằm khiêm tốn dướI tán lá bồ đề rợp mát. Cổng vẫn mở rộng như ngày sư ông tôi còn tạI thế. Không khí tĩnh lặng và vắng vẻ quá. Tôi bâng khuâng nhớ đến hai câu đốI từng đọc ở Tịnh xá Trung Tâm:
“Thiền môn rộng mở ít ngườI đến
Cửa khám then cài lắm kẻ vô”
Sợ làm ồn, tôi xuống xe ở cổng và dắt bộ vào. Băng qua sân chùa còn rơi vãi ít chiếc lá đa khô, tôi dẫn xe vào vườn. Một chú tiểu trạc mườI sáu mườI bảy tuổI đang xách nước tướI cây. Nghe tiếng động, chú quay lạI nhìn tôi chăm chú. Tôi chưa kịp hỏI, chú đã nở nụ cươi tươi nói trước:
- Sư huynh tên Dũng phảI hôn?
- Đúng rồI, sao chú biết? – Tôi ngạc nhiên hỏI lại.
Chú tiểu vẫn cườI:
- Sư phụ có dặn, nếu sư huynh đến thì lên thất gặp sư phụ.
- Thất nào? Có phảI chỗ của sư ông lúc trước hôn.
- Dạ đúng rồi. Sau khi khi sư tổ viên tịch, sư phụ dọn lên ở trên đó luôn để tiện việc nhập thất.
- Vậy sao này sư bá không chữa bệnh nữa sao?
- Dạ cũng có, nhưng sư phụ chọn ngườI dữ lắm. Có duyên ông mớI chịu chữa. Bằng không, sư phụ kiếm cớ tránh mặt hết.
- Chà, sau này ông khó khăn quá vậy ta.
- Không phải. Sư bá không muốn tạo nghiệp nữa. HồI sư tổ viên tịch, ông cũng bị hành hết ba ngày mớI hoá được. Lúc đó, các thầy ở các chùa khác đến tụng kinh cầu nguyện, sư tổ đâu có cho. Ông nói, ba chục năm tạo duyên tạo nghiệp gây ân chuốc oán vớI cõi vô hình, bây giờ bị đình trệ ba ngày có là bao. Ông chỉ biểu sư phụ làm phép giảI hết các sắc thần, sắc binh mà trước đây ông mượn để làm việc…
- HồI sư ông bị bệnh, tôi kẹt tour miền Trung về không kịp. Có nghe Minh Tịnh kể lạI nhưng không rõ lắm…
- Sư tổ bị làm mệt suốt ba ngày đêm, ai nấy lo đến rơi nước mắt mà không biết phảI làm sao. Chỉ có sư phụ kề cận trì chú trợ lực cho ông, còn mấy đứa tụI đệ chỉ niệm Phật vòng ngoài.
- Ủa, vậy ra chú đi tu mấy năm rồI à. Vậy mà tôi hổng biết chú.
- Làm sao sư huynh biết được. HồI sư thúc mất cho đến bây giờ, huynh có về chùa được mấy lấn đâu. Về thì huynh chạy lên thất sư tổ ngồI miết, sau đó chạy qua phòng sư phụ ngồI nữa, huynh có để ý đến ai đâu.
Nghe đến đây, tôi khẽ cuốI đầu xấu hổ. Chú tiểu nói đúng. Tôi tệ dần từ sau khi thầy tôi mất…
- Sau khi sư tổ viên tịch, sư phụ không muốn chữa bệnh nữa. Khi nào gặp ngườI hữu duyên có thể tạo phước sau này, sư phụ mớI ra tay thôi. ĐốI vớI ngườI khác nhờ vả, khách thường thì sư phụ bế quan, khách VIP thì sư phụ đi lánh nơi khác. Riết rồI ngườI ta nản không muốn ghé nữa.
Tôi thở dài:
- Thần thông như sư bá mà không giúp ngườI thật là uổng phí.
- Sư phụ nói, Phật độ hữu duyên nhơn. Ngày xưa, trước khi độ ngườI, đức Thế Tôn thường nhập định quán chiếu nhân duyên các đờI của ngườI ta rồI mớI bắt đầu hoá độ. biết được căn duyên mớI hoá độ được tận gốc. Bây giờ, ngườI ta tu Tâm thì ít tu Tướng thì nhiều – tu Huệ thì ít tu Phước thì nhiều – tu Thật thì ít tu Giả thì nhiều – Chân thành thì ít LợI dụng thì nhiều… trợ duyên cho những con ngườI ấy là tự chuốc thêm phiền não, khó lòng thoát khỏI sanh tử luân hồi. Thôi thì, chùa trồng gì ăn nấy, không cần nhờ vả vào những đồng tiền bất chính của những ngườI giả vờ tin Phật. Hộ Pháp sẽ không bỏ ngườI tu …
- Vậy là sau này sư bá thường nhập thất lắm hả?
- Mô Phật. Một tháng sư phụ nhập thất một tuần. Những tháng Hạ, sư phụ không đi Kiết Hạ như các thầy khác mà vô thất ngồI luôn. Còn những ngày không nhập thất, sư phụ ngồI thiền định một ngày bốn thờI Tý Ngọ Mẹo Dậu, mỗI thờI khoảng hai tiếng đồng hồ.
Chỉ có hôm nay hơi lạ. Sư phụ mớI nhập thất có hai ngày thì sáng này ông dậy dặn đệ nếu có sư huynh nào tên Dũng đến chùa thì biểu lên gặp ông…
“Như vậy sư bá biết mình đến hôm nay!” – Tôi thầm nghĩ và càng kính phục thần thông của sư bá. Giá mà tôi có được một chút của ông thôi thì… Đang nghĩ vẩn vơ, tiếng nói của chú tiểu làm tôi giật mình trở về thực tạI:
- Sư huynh lên đi, đừng để sư phụ chờ.
- Ờ há! Mãi nói chuyện mà tôi quên mất. À, mà chú pháp danh gì vậy?
- Mô Phật, sư phụ đặt pháp danh cho đệ là Minh Trí.
Thì ra, hàng đệ tử của thầy và sư bá đều đặt chung chữ Minh. Tôi cũng có pháp danh là Minh Thông, nhưng ít ai gọI đến trừ thầy tôi. Có lẽ tạI con ngườI tôi còn nặng thế tục quá chăng?
Vừa nghĩ ngợI tôi vừa leo lên thất của sư bá. Nói là thất chứ thật ra là phần sân thượng phía sau chùa. Trước đây sư ông về cảI tạo lạI, che mái và ngăn làm hai. Một nửa làm thất và một nửa làm sảnh. Ở ngoài sảnh thờ năm đạo lệnh phù Bàn Cổ bằng vảI vàng. Nét phù được vẽ bằng bút lông đạI tự chấm châu sa và son tàu đỏ thắm. Đó là nơi huynh đệ tôi thỉnh thoảng lên tu luyện theo lệnh của sư ông.
Tôi leo lên đến nơi, nhìn thấy mọI thứ vẫn như xưa. Không kịp nghĩ ngợI gì vì sư bá tôi đã ngồI đó tự lúc nào. Nhìn cái dáng gầy gầy ngồI khoan thai bên cái bàn gỗ uống trà, tôi xúc động muốn trào nước mắt. Tôi bước nhanh đến chỗ ông ngồI, quỳ sụp xuống thổn thức:
- Thưa thầy… - Chỉ có hai tiếng thôi, tôi hết biết nói gì.
Tôi quen gọI sư bá là thầy từ khi thầy tôi dọn nhà về Thủ Đức sống cạnh chùa vớI sư ông (xem “Ngũ Lão Bàn Cổ lệnh phù”).
Sư bá nhìn tôi im lặng chẳng nói năng gì. Ánh mắt ông toát lên vẻ gì đó vừa nghiêm nghị vừa từ ái. Tôi trang trọng đảnh lễ ông bốn lạy. Ông ngồI tĩnh tạI không hề tỏ thái độ nào.
Lạy xong, tôi ngẩng nhìn lên, sư bá chỉ tay vào cái ghế lớn bên cạnh bàn ra dấu tôi ngồi. Nhìn cái ghế còn lớn hơn ghế ông ngồI, tôi rụt rè từ chốI và chạy lạI phía bàn thờ lấy cái ghế đẩu nhỏ hơn đặt xuống cạnh ông.
Sư bá khẽ gật đầu, lạI chỉ tay vào tách trà còn đang bốc khói để sẵn tự lúc nào ở trên bàn. Tôi không hiểu làm sao mà sư bá biết tôi đến lúc này mà rót trà để sẵn.
- Trà nguộI bớt rồI đó, con uống đi. – Lúc này ông mớI mở miệng.
Tôi suýt rơi nước mắt. Sư bá còn nhớ rõ tính tôi không thích ăn uống những đồ quá nóng. Ông quan tâm đến tôi như vậy, còn tôi thì…
Rón tay cầm ly trà lên khẽ nhắp một tí, tôi nghe tỉnh cả người. Mang tiếng là nước trà chứ thật ra chỉ là nước gạo lức rang vàng. Mùi thơm thoang thoảng của gạo rang làm tôi nhớ lạI những ngày xưa, lúc tôi bị đau bụng. Gần một tuần lễ tôi chỉ uống nước gạo rang này cầm hơi… Sư phụ tôi thường đùa tôi: “ Uống nước này đúng một tuần là con thoát thai hoán cốt luôn đó nghe!”.
- Thưa thầy … - Tôi rụt rè toan nói thì sư bá khoát tay.
- Thầy biết hết rồi.
- Sao thầy biết được ạ? - Vừa hỏI xong tôi mớI sực nghĩ mình hỏI quá thừa. Một tia sáng loé lên trong đầu tôi. - Vậy là hồI hôm này thầy đã…
Sư bá khẽ gật đầu, hơi mỉm cườI vớI tay lấy tách trà đưa lên miệng.
Thì ra là vậy. Tiếng vỗ bàn hồI hôm là do sư bá dùng phép cứu tôi. Chả trách tạI sao bỗng dưng ma quỷ rủ nhau biến mất sau tiếng động trong đếm ấy.
- Uống trà đi! - Tiếng của sư bá vang lên cắt ngang luồng suy tư vẩn vơ của tôi. Tôi vội vàng đưa tách trà lên miệng hớp một cái cạn sạch rồi với tay đặt lại lên bàn. Sau vài giây rụt rè, tôi hắng giọng hỏi ông:
- Thưa thầy, con …
- Con thắc mắc vì sao thầy biết phải không?
- Dạ, con… - tôi cứ ấp úng không biết phải hỏi thế nào cho phải.
Khẽ hớp thêm một ngụm trà, sư bá nói:
- Hồi thầy con mất, ổng có gửi lại mấy đứa con cho thầy chăm sóc. Mấy năm qua, sư huynh Minh An của con bỏ đạo theo đời xem như hết phương trở lại, sư huynh Minh Tịnh của con thì chuyên lo tu luyện khá bền bỉ, thầy cũng không phải lo âu. Chỉ có mình con… - nhìn tôi khẽ thở dài, ông nói tiếp – con cứ lửng lửng lơ lơ, nửa đời nửa đạo. Đường thẳng không đi, cứ lạng bên này, tấp bên nọ, lúc chuyên cần hôm sớm, lúc giãy đãy biếng lười. Thầy làm sao yên tâm được.
Tôi cúi đầu không dám nhìn sư bá. Ông nói như đi từ trong bụng tôi đi ra, khiến tôi có cảm giác mình làm bất cứ điều gì cũng bị ông nhìn thấy. Nghĩ đên đây bất chợt tôi điếng hồn… nhớ lại mấy bữa trước tôi nghe lời rủ rê của thằng Huỳnh đi uống bia ôm đến quá nửa đêm !!!
Giọng sư bá vẫn cứ đều đều trầm ấm:
- Hôi hôm, chư thần mách bảo con đang bị cô hồn khuấy phá, thầy nhân dịp này muốn giúp con trở lại con đường cũ…
Tôi không kịp giữ ý tứ, vội xen ngang:
- Thầy cho con hỏi cái phép hồi hôm là phép gì vậy thầy?
- Cái thằng… cái thói học nghề vẫn không bỏ, gặp đúng hệ là sấn tới – sư bá tôi cười nhẹ - thầy dùng câu :“Ki yắc bút ta tu - giắc thắc ki yắc. “
- Ủa, cái câu này dùng để hộ thân tránh người khuất mặt phá phách khi đến những nơi có nhiều âm khí mà thầy?
- Vậy hồi hôm phá con là người gì – sư bá lại vừa cười vừa lắc đầu.
- Nhưng mà…
- Nhưng cái gì? Học không đến nơi đến chốn còn cãi lại. Chỉ một câu chú, cách sử dụng cũng nhiều cái diệu dụng khác nhau. Cái này, khi đọc phải vỗ bàn…
Sư bá mất gần hai mươi phút để ôn lại các bài kinh Nam Tông và giảng lại những chỗ diệu dụng trong lúc sử dụng các câu kinh ấy.
- Mấy câu kinh này anh em tụi con đọc suốt, vậy mà đến bây giờ mới hiểu.
- Chỉ có con bây giờ mới hiểu thôi, Minh Tịnh nó hiểu và sử dụng từ lâu rồi. Cứ lo chuyện đời nhiều vô, có ngày con quên sạch hết những gì mọi người dạy con. Hừ! Chỉ có vài vong linh lưu lạc mà con còn không tự cứu mình được… vậy mà thuở xưa còn xách gói đi chữa tà…
Biết sư bá không giận, nhưng tôi vẫn cúi gằm đầu xuống vì xấu hổ.
- Việc con về chùa hôm nay cũng đủ chứng tỏ con còn chút cơ duyên. Đã đến thì phải ở lại đây ăn cơm, chiều rồi hẵng về. Thôi, con ra sau giếng tắm cho sạch rồi lên chánh điện cúng ngọ với Minh Trí. Nói Minh Trí đưa tạm cái áo của thầy để mặc…
Ngày hôm đó, tôi chìm trong không gian tĩnh mịch của ngôi chùa, những sợ hãi, lo âu, toan tính dường như đã chạy hết ra ngoài cổng…
Cho đến giờ, tôi vẫn thầm cảm ơn mấy con ma vì nhờ nó, tôi mới có cơ hội trở về với ngày xưa…
(Bắt đầu viết -17/12/2007 - Viết xong ngày 1/4/2009)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét