Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

Bá tước Dracula .





Giới tính Nam hoặc (peđê) đang điều tra....
Dân tộc Székely
Nghề nghiệp Quý ông (nhàn quá ko có gì làm)
người Transylvania
Bạn bè Hôn thê của Dracula Renfield
Kẻ thù Jonathan Harker Abraham Van Helsing
Xuất hiện lần đầu:tiểu thuyết Dracula
Sáng tạo bởi Bram Stoker



Mọi người đã quá quen thuộc với cái tên Dracula - nhân vật trong cuốn sách cùng tên nổi tiếng của nhà văn Bram Stoker. Tuy nhiên, ít người biết được rằng những tình tiết trong cuốn sách là dựa trên những sự việc của một người có thật. Nhân vật Dracula trong cuốn sách được mô tả với hình hài gớm ghiếc còn Dracula ngoài đời là một con quỷ thực sự về mặt tâm hồn.


Xuất thân



Sinh năm 1431 tại pháo đài Sighisoara (Romania), là con của lãnh chúa Vlad Basarab. Với biệt danh Con của Rồng (Dracul), Vlad cha đã truyền lại tên gọi này cho con trai thứ của mình và cái tên Dracula (có nghĩa là Con của Dracul) đã ra đời như vậy.

Vào mùa Đông năm 1436-1437, Dracul cha trở thành hoàng đế vùng Wallachia và ở tại cung điện Tirgoviste. Năm 1442, vì lý do chính trị, Dracula và em trai bị Sultan Murad II bắt giữ làm con tin tại Thổ Nhĩ Kỳ cho tới năm 1448. Chính cuộc sống cầm tù chính trị, trong thời gian này đã đóng một vai trò quan trọng trong nhận thức của Dracula và cũng là thời kỳ hình thành cái nhìn bi quan về cuộc sống. Sau khi thông báo việc cha và anh trai bị Vladislav II ám hại năm 1447, Thổ Nhĩ Kỳ đã trả tự do cho Dracula và giúp sức để ông ta giành được ngôi vị thống lĩnh vùng Wallachia.

Việc đầu tiên Dracula làm là trả thù những kẻ đã giết cha và anh trai mình. Một ngày Chủ nhật đẹp trời năm 1459, Dracula cho bắt toàn bộ những người đã tham gia vào vụ ám sát cùng người thân và gia đình họ. Những người già bị đem đóng cọc xuyên người còn người trẻ bị bắt đi bộ từ Tirgoviste tới Poenari dài 50 dặm. Sau đó Dracula bắt họ xây một pháo đài trên đống đổ nát của tiền đồn nhìn ra sông Arges. Rất nhiều người đã chết trong khi xây lâu đài và Dracula đã có được một pháo đài phòng vệ. Ngày nay, những gì còn lại của pháo đài này được gọi chung là Lâu đài Dracula. Việc đóng cọc xuyên người để trả mối thù cho cha và anh trai của Dracula đã bắt đầu một thời đại kinh hoàng và được sử sách lưu lại cho tới nay.
Huyền thọai về Dracula được tạo ra bởi hai câu chuyện khác nhau: câu chuyện về một người cai trị ở Wallachia vào thế kỷ 15, và truyền thuyết dân gian về ma cà rồng. Cả hai câu chuyện được kết hợp thành một và trở nên nổi tiếng nhờ tác phẩm Dracula của Bram Stoker vào năm 1897. Vào đầu thế kỷ 20, trong bài nghiên cứu về ma cà rồng, Montague Summer giải thích ma cà rồng là gì bằng cách trích dẫn từ Từ Điển Quốc Tế của Webster. Nó được định nghĩa dựa trên nhiều truyền thuyết dân gian truyền thống ở khắp châu Âu, và được đúc kết một cách ngắn gọn và đơn giản, nhưng chưa thật chính xác:

Một con ma hút máu hay cái xác sống lại của một người đã chết; một linh hồn hay cái xác sống lại của một người đã chết được cho là đến từ mộ phần, đi lang thang vào buổi tối và chuyên hút máu của những người đang ngủ, dẫn đến cái chết của người bị hút máu.

Niềm tin về ma cà rồng như chúng ta biết hiện nay có xuất xứ từ văn hóa Slavonia. Ma cà rồng thường xuất hiện trong các truyền thuyết của Hy Lạp và La Mã; và những sinh vật hút máu cũng được tìm thấy trong các câu chuyện dân gian của nhiều nền văn hóa khác. Ma cà rồng của châu Âu là hồn ma của kẻ dị giáo, tội phạm hay kẻ xấu, trỗi dậy từ mộ phần và hút máu của những người đang ngủ, và họ sẽ trở thành ma cà rồng. Cách duy nhất để tiêu diệt ma cà rồng là đâm cọc nhọn xuyên qua tim nó.

Hầu hết các tư liệu ghi chép về sự kiện liên quan đến ma cà rồng đều ở Trung Âu và Đông Âu – những nước như Moravia, Bohemia, Romania, Hungary, Serbia, và Yugoslavia. Dù người ta khẳng định rằng phải giết ma cà rồng bằng cọc gỗ, nhưng trong các tư liệu ghi chép, tất cả các lọai vũ khí hay công cụ đều được sử dụng nhằm lọai trừ ma cà rồng ra khỏi cộng đồng. Ví dụ: vào thế kỷ 13 tại Moravia, một ma cà rồng đã bất tỉnh khi bị đẩy xuống từ mái nhà thờ, và sau đó chặt đầu bằng cái xẻng; vào thế kỷ 16 tại Thổ Nhĩ Kỳ, ma cà rồng bị giết bằng con dao; và vào thế kỷ 17, một nữ ma cà rồng ở Romania chết chìm tại sông Jiu (theo một số truyền thuyết nhất định, ma cà rồng sẽ bị giết bởi hay không thể đi qua nước hay hay nước thánh). Có một trường hợp tuân theo truyền thống hơn là: năm 1905 tại Transylvania, xác của một người gypsy đã không đông cứng sau khi chết. Người ta nghi đó là ma cà rồng, nên đâm cọc xuyên qua tim người chết trước khi đem chôn.

Trong nhiều thế kỷ, ma cà rồng vẫn là một bí ẩn và thường bị coi là một đề tài cấm kỵ. Nhưng có một nhà văn đã đưa đề tài này thóat khỏi nền tảng và đối tượng truyền thống, để đến với các đối tượng ở quy mô rộng lớn hơn. Nhà văn ấy, như đã đề cập ở trên, chính là Bram Stoker. Cuốn tiểu thuyết Dracula, từ sau khi xuất bản lần đầu vào năm 1897, vẫn được tái bản cho đến nay.

Câu chuyện được viết dưới dạng các trang nhật ký, lá thư, kể về một Bá Tước ở Transylvania đã sống cực lâu. Hắn sống lâu vì hắn là ma cà rồng. Câu chuyện bắt đầu với Jonathan Harker, một luật sư ở Luân Đôn, được lệnh đi đến lâu đài của Bá Tước Dracula ở Transylvania, nhằm sắp xếp cho việc Bá Tước mua bất động sản ở nước Anh có tên là Carfax.

Sau khi đã có sự hiểu biết về nước Anh và Luân Đôn, Harker bị giam trong lâu đài, khó khăn lắm mới giữ được mạng sống và trốn thóat. Trong khi đó, Dracula được chuyển đến nước Anh trong một quan tài bằng đất, sau đó được di chuyển đến nơi ở mới ở Carfax, gần Purflet, Essex. Dracula biến hình thành con sói, giết cả thủy thủ đòan. Tại thời điểm này trong cuốn tiểu thuyết, vợ chưa cưới của Harker, Mina Murray, đảm nhiệm việc tường thuật câu chuyện cùng với cô bạn Lucy Westenra và John Seward. Giá sư Van Helsing kiến thức rộng, chuyên gia người Hà Lan về ma cà rồng và là thầy của Seward, cố gắng đánh lui vị Bá Tước khát máu này. Lucy trở thành nạn nhân của Bá Trước vùng Transylvania, vì vậy cô cũng sẽ trở thành ma cà rồng. Nhóm của Van Helsing buộc phải giết cô trước khi cô biến thành ma cà rồng bất tử. Dracula cũng muốn biến Mina thành ma cà rồng, nhưng với sự giúp đỡ của Jonathan Harker và nhóm Van Helsing, cô được cứu. Dracula chạy về Đông Âu. Nhóm săn ma cà rồng đuỗi theo Dracula đến sào huyệt của hắn, tiêu diệt hắn và đồng bọn, kết liễu cuộc đời của Chúa Ma Cà Rồng.

Dracula của Stoker sở hữu năng lực biến hình thành con sói, và trở nên cực kỳ hùng mạnh về đêm. Chết khi bị chặt đầu, hay bị đâm cọc xuyên qua tim, và thỉnh thỏang có khả năng biến thành con vật khác (như con dơi) hay làn khói… cùng nhiều đặc điểm của các câu chuyện dân gian Đông Âu đã được tổng kết lại để hình thành huyền thọai ma cà rồng trong thế kỷ từ khi cuốn tiểu thuyết của Stoker phổ biến hóa chủ nghĩa ma cà rồng trong đạo Cơ Đốc.

Người ta đã ghi lại các ảnh hưởng của cuốn tiểu thuyết Dracula và trí tưởng tượng của lòai người đối với thế giới siêu nhiên, rằng:

Cũng như Frankenstein, Dracula trở thành một bí ẩn thời hiện đại – là đề tài cho nhiều phiên bản phim, nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn – thơ. Du khách đi thăm Romania – đất nước mà Stoker chưa bao giờ đi đến. Romania nổi tiếng với “Lâu Đài của Dracula”, cũng như Verona nổi tiếng với “Ban Công của Juliet”.

Nguyên sĩ quan John F Plimmer đã viết trong cuốn sách của ông “In The Footstep of The Whitechapel Murders” (1998) rằng theo phương pháp xác định tâm lý của cảnh sát hiện đại nhận định, khi nạn nhân bị hành hung ở trên cổ thì động cơ tấn công là do tình dục. Từ đó, ý nghĩa của việc ma cà rồng hút máu được hiểu rộng ra. Có lẽ hành động một sinh vật về đêm cám dỗ và hút máu một cô gái ngây thơ, thuần khiết khiến người ta nghĩ đến vấn đề tình dục. Điều này đôi khi khiến người ta bỏ qua những khía cạnh khác của các truyền thuyết ma cà rồng. Tên Dracula được suy ra từ Vlad – “Lệnh của Rồng”. Tuy nhiên, trong tiếng Romania, “dracul” cũng có nghĩa là “ác quỷ”. Bá Tước Dracula của Stoker là sự kết hợp giữa 2 nhân vật có thật trong lịch sử: Vlad – Kẻ Xiên Người và Nữ Bá Tước Bathori. Nữ Bá Tước đã bị bắt vào năm 1610 vì tội giết hại các cô gái. Bà tắm trong máu của họ với hy vọng giữ cho làn da luôn tươi trẻ. Số nạn nhân nữ của bà lên đến vài trăm người.

Trong thời kỳ cai trị của Dracula tại Wallachia, người ta tin ma cà rồng là có thật – thật như những đội quân đang đi qua mgôi làng của họ. Tập tục đâm cọc xuyên qua tim người tự tử vẫn tiếp diễn cho đến năm 1905. Những cái chết không tự nhiên như tự tử hay mắc bệnh lạ thường bị cho là do ma cà rồng gây ra. Những niềm tin khác cho rằng bất cứ ai không được rửa tội trước khi chết – thậm chí là con ngòai giá thú – khi chết có thể biến thành ma cà rồng. Người ta tranh cãi rằng việc chém đầu Dracula – sau đó được dâng lên cho hòang đế ở Constantinople – không chỉ để thể hiện sự phục tùng đối với đế chế Ottoman, mà còn để đảm bảo Dracula không thể hồi sinh.




Những nỗi kinh hoàng



Vlad nổi tiếng bởi những hình phạt dã man dành cho nạn nhân. Nhưng phương pháp ưa thích là đóng cọc xuyên người, nên vị bá tước này được gắn với tên gọi Tepes (kẻ xiên người). Mọi dạng phạm tội đều bị trừng phạt bằng cách này. Mục đích của Dracula là tận hưởng sự khoái trá bệnh hoạn được nhìn nạn nhân bị hành hình. Trên thực tế, những hình khắc chạm gỗ được tìm thấy thuộc thời kỳ này cho thấy Dracula thường xuyên thưởng thức bữa tối với xung quanh là những xác người trên cọc.




Vào năm 1462, quân đội Wallachia tấn công sang đất của Đế quốc Ottoman của hoàng đế Sultan Mehmed II. Dracula đã không thành công và phải quay trở về. Ông cầu cứu vua Matthias Corvinus của Hungary nhưng vì những điều tàn bạo nên bị Matthias Corvinua bắt giam vào ngục tối. Trong suốt những năm nằm trong ngục tối, Dracula vẫn tiếp tục trò ưa thích của mình, ông bắt chuột, chim và hành hạ chúng. Tới năm 1476, Dracula được thả ra, nhưng bị quân Ottoman giết và chôn tại tu viện biệt lập Snagov, gần Bucharest (Hungary bây giờ).




Sau khi tên bạo chúa thành người thiên cổ, những câu chuyện về con người này vẫn tiếp tục lan truyền và là đề tài kinh dị nhất. Tuy nhiên, phần lớn những câu chuyện đều được dựa trên nội dung các cuốn sách mỏng phát hành tại Đức và Nga vào đầu những năm 1500. Các nhà phát hành Đức mô tả Dracula là kẻ độc ác, tội lỗi nhất trong lịch sử phát triển loài người. Còn các nhà văn của Nga lại cho rằng Dracula đơn thuần là một người lãnh đạo và hành xử theo cách riêng của mình. Dưới đây là một số truyện đã được ấn hành vào thời đó còn lưu lại tới ngày nay:



Vị thương gia trung thực: Một lần một nhà buôn của nước láng giềng tới lâu đài của Dracula tâu bẩm có người lục lọi chiếc xe ngựa và nẫng mất 160 đồng tiền vàng của anh ta. Dracula an ủi người đàn ông bất hạnh, cam đoan sẽ tìm ra tên trộm. Ngay lập tức, Dracula ra lệnh cho quân lính để vào xe ngựa của thương gia đó 161 đồng tiền vàng. Sáng hôm sau khi quay về, thương gia này đếm số tiền và phát hiện ra thừa một đồng. Ông ta quay lại báo với Dracula là đã nhận được tiền nhưng thừa một đồng. Câu trả lời của Dracula khiến vị thương gia không khỏi sợ hãi: Dracula đã cố tình làm như vậy và nếu thương gia này không thông báo về đồng tiền thừa thì chính ông ta sẽ bị xiên cọc.



Những vị đại sứ lân bang : Theo truyện viết lại, có hai vị sứ thần tới thăm vương quốc của Dracula. Khi gặp mặt, Dracula yêu cầu họ bỏ mũ ra. Hai vị sứ thần từ chối và giải thích điều đó vi phạm tín ngưỡng nước họ. Dracula ngay lập tức cho đóng đinh chiếc mũ vào đầu hai vị sứ thần để không bao giờ vi phạm truyền thống của dân tộc họ.


Thiêu sống những người dân quê : Trong thời kỳ nắm ngôi, Dracula thấy số người ăn mày và tàn tật quanh thành phố quá nhiều, Dracula cho vời tất cả đến dự một bữa tiệc long trọng. "Các người có mong muốn gì nữa không? Các người có muốn không phải lo lắng và không thiếu thốn bất kỳ thứ gì trên thế giới này nữa không?" - Dracula hỏi. Khi tất cả cùng đồng thanh đáp có, Dracula dồn họ lại một chỗ và phóng hỏa. Toàn bộ thực khách của bữa tiệc chết cháy trong đám lửa và Dracula tuyên bố vương quốc của ông ta không còn bóng dáng của sự nghèo khó.
-Lâu đài Dracula:
Du khách đang mò mẫm quanh những góc tối của tòa Lâu đài Bran “không thật đáng sợ”, được biết đến như “Lâu đài Dracula”, cách thủ đô Bucharest gần 200km (Ảnh: Daniel Mihailescu/Getty Images)
RUMANI—Lâu đài Bran được xem như là một trong những công trình nổi tiếng nhất của kiến trúc thời Trung Cổ, được du khách khắp nơi trên thế giới biết đến với cái tên “Lâu đài Dracula”.

Mặc dù đất nước Rumani có đầy rẫy những công trình kiến trúc cổ kính với lịch sử lâu đời, Lâu đài Bran có thể được coi là một trong những công trình nổi tiếng nhất. Sự nổi tiếng của Lâu đài được gắn liền với Bá tước khét tiếng Dracula, nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết “Dracula” của nhà văn thế kỷ 19 Bram Stocker.

Với tổng cộng 17 phòng, Lâu đài Bran cũng là một trong những vật sở hữu đắt tiền nhất của đất nước Rumani, với giá trị bất động sản cỡ khoảng 140 triệu USD.

Du khách đang mò mẫm quanh những góc tối của tòa Lâu đài Bran “không thật đáng sợ”, được biết đến như “Lâu đài Dracula”, cách thủ đô Bucharest gần 200km (Ảnh: Daniel Mihailescu/Getty Images)

Một lịch sử sóng gió

Lâu đài được xây dựng vào năm 1212 bởi một nhóm thương gia đến từ thành phố Brasov ở gần đó, và nhiệm vụ ban đầu của nó là bảo vệ cho những đoàn chuyên chở hàng hóa đi xuyên qua hẻm núi Rucar-Bran và đi ngang qua núi Carpathian.

Vào năm 1920, thành phố Brasov đã cung tiến Lâu đài cho Nữ hoàng Maria của Rumani, thể hiện lòng biết ơn của họ với những đóng góp của bà cho đất nước; bà đã tu sửa nó và chuyển nhượng quyền thừa kế cho con gái bà là Công chúa Ileana.

Tuy nhiên, vào năm 1948, Hoàng tộc đã bị trục xuất bởi quân đội Xô Viết, được ủng hộ bởi chính phủ Rumani thân Liên Xô lúc đó. Lâu đài đã trở thành tài sản của chính phủ, và được mở cửa cho công chúng viếng thăm vào năm 1956, với một phần được chuyển đổi thành một bảo tàng nghệ thuật Trung Cổ.

Sau nhiều năm bị bỏ rơi bởi chính phủ, Lâu đài trở nên hoang tàn; do vậy, vào giữa những năm 1987 và 1993, nó đã được trùng tu theo một dự án quy mô lớn.

Sau cuộc Cách mạng Rumani năm 1989, chế độ cộng sản đã bị thủ tiêu, và gia đình Habsburg – chủ nhân cũ của tòa Lâu Đài – đã bắt đầu việc giành lại quyền sở hữu tài sản bằng luật pháp. Sau nhiều năm nỗ lực tranh đấu bằng luật pháp, Dominic of Habsburg, cháu trai cả của Nữ hoàng Maria, và con trai của Công chúa Ileana, đã giành lại được quyền sở hữu Lâu đài, sau khoảng sáu thập kỷ bị sung công. Họ lên kế hoạch chuyển đổi Lâu đài thành một viện bảo tàng cao cấp mở cửa cho công chúng tham quan.

Mối liên hệ với Dracula

Lâu đài Bran bỗng trở nên nổi tiếng sau khi Bram Stocker viết cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của ông “Dracula”, trong đó nhân vật chính là Bá tước Dracula - còn được biết đến với cái tên “Ma Cà rồng của Transylvania.” Sự thật là nhân vật trong cuốn tiểu thuyết của Stocker chưa bao giờ tồn tại, cả trong lịch sử Rumani hay trong truyền thuyết dân gian.

Trên thực tế, nhiều người tin rằng Dracula được lấy cảm hứng từ nhân vật đen tối - Hoàng tử Vlad Tepes. Vị Hoàng tử này từng trị vì Vallachia, một phần của Rumani ngày nay, trong suốt thế kỷ 15. Mặc dù chưa bao giờ bị buộc tội là kẻ hút máu, nhân vật này thực sự nổi tiếng là mờ ám.

Trong thời thơ ấu, vị Hoàng tử này từng bị bắt làm con tin bởi Đế chế Ottoman, và phải sống những năm đầu đời trong nhà tù Istanbul. Sau đó anh ta trở thành Hoàng tử của Vallachia với vài sự ủng hộ đến từ hoàng tộc Hungary. Anh ta trở nên nổi tiếng vì những trò hành hạ khắc nghiệt mà anh ta áp dụng với những đội quân Thổ Nhĩ Kỳ: Một hình phạt phổ biến là đâm xuyên qua người những người lính của kẻ thù, để cho họ chết một cách từ từ. Đó là tại sao anh ta có tên gọi khác là “Vlad kẻ xiên người”. Dường như Vlad coi những hình phạt tàn nhẫn này như một sự trả thù cho sự ngược đãi mà anh ta đã phải chịu đựng từ những người Thổ Nhĩ Kỳ trong thời thơ ấu.

Anh ta cũng cai trị Vallachia với bàn tay sắt. Không chỉ đối với những kẻ tội phạm, ngay cả tội ăn trộm vặt cũng phải đối mặt với sự trừng phạt ghê ghớm đến nực cười; người ta kể rằng trong thời anh ta trị vì không ai thậm chí dám nhặt đồng tiền bị rơi dưới mặt đất.

Trong khi câu chuyện về vị Hoàng tử giúp chúng ta giải thích nguồn gốc của nhân vật Dracula, mối liên hệ của anh ta với tòa Lâu đài vẫn còn rất mập mờ, bởi vì Vlad Tepes chưa bao giờ thực sự sống trong Lâu đài Bran.

Các du khách Tây Phương đã đến Rumani để “tìm kiếm” Dracula và đặt tên Bran là “Lâu đài Dracula” khoảng ba thập kỷ trước đây. Họ đã rất ngạc nhiên vì lối vào của tòa Lâu đài ở Transylvania rất giống với những gì được mô tả trong cuốn tiểu thuyết của Stocker, và từ đó họ gọi tên nó như vậy. Thời gian trôi qua, người ta luôn cho rằng cuốn tiểu thuyết của Stocker có mối liên hệ thực sự với tòa Lâu đài, nhưng trên thực tế không phải vậy.

Hiện tại, một điểm du lịch hút khách

Ngày nay, những ai mà đến Lâu đài Bran với sự mô tả ghê rợn của Stocker trong đầu óc họ sẽ khám phá ra rằng thực tế đã chứng minh hoàn toàn ngược lại: Lâu đài là một công trình cổ kính, yên ả và là một điển hình của kiến trúc thời Trung Cổ. Du khách sẽ thấy nó ẩn hiện đằng sau một khu vực núi non thanh bình với những đàn cừu chạy trên đồng cỏ, và bên trong được trang hoàng bởi những mẫu vải dệt tay tuyệt đẹp.

Những điều này có thể gây thất vọng cho những ai muốn tìm kiếm sự rùng rợn, nhưng họ vẫn có thể hài lòng bởi sự mến khách của người dân Rumani, và bởi một trong những phong cách ẩm thực hấp dẫn nhất vùng Đông Âu. Những chuyến tham quan luôn được đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu, bất kể là tham quan ban ngày tại Bran hay là nghỉ qua đêm tại khu vực gần đó.

Du khách chắc hẳn cũng đã học hỏi được nhiều điều về những truyền thuyết dân gian Rumani khi họ nghỉ tại đó. Lấy thí dụ, họ có thể khám phá ra rằng nếu một nhánh tỏi được đặt trước cửa ra vào thì cả tòa nhà sẽ được bảo vệ khỏi những linh hồn tà ác. Tuyệt đối an toàn, du khách trở về nhà với những ký ức tươi đẹp, và lại muốn viếng thăm Lâu đài Dracula và khung cảnh tuyệt đẹp của nó trong tương lai.

Dịch từ bản tiếng Anh: http://www.theepochtimes.com/n2/content/view/12335/

Ma Cà Rồng.

Huyền thọai về Dracula được tạo ra bởi hai câu chuyện khác nhau: câu chuyện về một người cai trị ở Wallachia vào thế kỷ 15, và truyền thuyết dân gian về ma cà rồng. Cả hai câu chuyện được kết hợp thành một và trở nên nổi tiếng nhờ tác phẩm Dracula của Bram Stoker vào năm 1897. Vào đầu thế kỷ 20, trong bài nghiên cứu về ma cà rồng, Montague Summer giải thích ma cà rồng là gì bằng cách trích dẫn từ Từ Điển Quốc Tế của Webster. Nó được định nghĩa dựa trên nhiều truyền thuyết dân gian truyền thống ở khắp châu Âu, và được đúc kết một cách ngắn gọn và đơn giản, nhưng chưa thật chính xác:

Một con ma hút máu hay cái xác sống lại của một người đã chết; một linh hồn hay cái xác sống lại của một người đã chết được cho là đến từ mộ phần, đi lang thang vào buổi tối và chuyên hút máu của những người đang ngủ, dẫn đến cái chết của người bị hút máu.

Niềm tin về ma cà rồng như chúng ta biết hiện nay có xuất xứ từ văn hóa Slavonia. Ma cà rồng thường xuất hiện trong các truyền thuyết của Hy Lạp và La Mã; và những sinh vật hút máu cũng được tìm thấy trong các câu chuyện dân gian của nhiều nền văn hóa khác. Ma cà rồng của châu Âu là hồn ma của kẻ dị giáo, tội phạm hay kẻ xấu, trỗi dậy từ mộ phần và hút máu của những người đang ngủ, và họ sẽ trở thành ma cà rồng. Cách duy nhất để tiêu diệt ma cà rồng là đâm cọc nhọn xuyên qua tim nó.

Hầu hết các tư liệu ghi chép về sự kiện liên quan đến ma cà rồng đều ở Trung Âu và Đông Âu – những nước như Moravia, Bohemia, Romania, Hungary, Serbia, và Yugoslavia. Dù người ta khẳng định rằng phải giết ma cà rồng bằng cọc gỗ, nhưng trong các tư liệu ghi chép, tất cả các lọai vũ khí hay công cụ đều được sử dụng nhằm lọai trừ ma cà rồng ra khỏi cộng đồng. Ví dụ: vào thế kỷ 13 tại Moravia, một ma cà rồng đã bất tỉnh khi bị đẩy xuống từ mái nhà thờ, và sau đó chặt đầu bằng cái xẻng; vào thế kỷ 16 tại Thổ Nhĩ Kỳ, ma cà rồng bị giết bằng con dao; và vào thế kỷ 17, một nữ ma cà rồng ở Romania chết chìm tại sông Jiu (theo một số truyền thuyết nhất định, ma cà rồng sẽ bị giết bởi hay không thể đi qua nước hay hay nước thánh). Có một trường hợp tuân theo truyền thống hơn là: năm 1905 tại Transylvania, xác của một người gypsy đã không đông cứng sau khi chết. Người ta nghi đó là ma cà rồng, nên đâm cọc xuyên qua tim người chết trước khi đem chôn.

Trong nhiều thế kỷ, ma cà rồng vẫn là một bí ẩn và thường bị coi là một đề tài cấm kỵ. Nhưng có một nhà văn đã đưa đề tài này thóat khỏi nền tảng và đối tượng truyền thống, để đến với các đối tượng ở quy mô rộng lớn hơn. Nhà văn ấy, như đã đề cập ở trên, chính là Bram Stoker. Cuốn tiểu thuyết Dracula, từ sau khi xuất bản lần đầu vào năm 1897, vẫn được tái bản cho đến nay.

Câu chuyện được viết dưới dạng các trang nhật ký, lá thư, kể về một Bá Tước ở Transylvania đã sống cực lâu. Hắn sống lâu vì hắn là ma cà rồng. Câu chuyện bắt đầu với Jonathan Harker, một luật sư ở Luân Đôn, được lệnh đi đến lâu đài của Bá Tước Dracula ở Transylvania, nhằm sắp xếp cho việc Bá Tước mua bất động sản ở nước Anh có tên là Carfax.

Sau khi đã có sự hiểu biết về nước Anh và Luân Đôn, Harker bị giam trong lâu đài, khó khăn lắm mới giữ được mạng sống và trốn thóat. Trong khi đó, Dracula được chuyển đến nước Anh trong một quan tài bằng đất, sau đó được di chuyển đến nơi ở mới ở Carfax, gần Purflet, Essex. Dracula biến hình thành con sói, giết cả thủy thủ đòan. Tại thời điểm này trong cuốn tiểu thuyết, vợ chưa cưới của Harker, Mina Murray, đảm nhiệm việc tường thuật câu chuyện cùng với cô bạn Lucy Westenra và John Seward. Giá sư Van Helsing kiến thức rộng, chuyên gia người Hà Lan về ma cà rồng và là thầy của Seward, cố gắng đánh lui vị Bá Tước khát máu này. Lucy trở thành nạn nhân của Bá Trước vùng Transylvania, vì vậy cô cũng sẽ trở thành ma cà rồng. Nhóm của Van Helsing buộc phải giết cô trước khi cô biến thành ma cà rồng bất tử. Dracula cũng muốn biến Mina thành ma cà rồng, nhưng với sự giúp đỡ của Jonathan Harker và nhóm Van Helsing, cô được cứu. Dracula chạy về Đông Âu. Nhóm săn ma cà rồng đuỗi theo Dracula đến sào huyệt của hắn, tiêu diệt hắn và đồng bọn, kết liễu cuộc đời của Chúa Ma Cà Rồng.

Dracula của Stoker sở hữu năng lực biến hình thành con sói, và trở nên cực kỳ hùng mạnh về đêm. Chết khi bị chặt đầu, hay bị đâm cọc xuyên qua tim, và thỉnh thỏang có khả năng biến thành con vật khác (như con dơi) hay làn khói… cùng nhiều đặc điểm của các câu chuyện dân gian Đông Âu đã được tổng kết lại để hình thành huyền thọai ma cà rồng trong thế kỷ từ khi cuốn tiểu thuyết của Stoker phổ biến hóa chủ nghĩa ma cà rồng trong đạo Cơ Đốc.

Người ta đã ghi lại các ảnh hưởng của cuốn tiểu thuyết Dracula và trí tưởng tượng của lòai người đối với thế giới siêu nhiên, rằng:

Cũng như Frankenstein, Dracula trở thành một bí ẩn thời hiện đại – là đề tài cho nhiều phiên bản phim, nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn – thơ. Du khách đi thăm Romania – đất nước mà Stoker chưa bao giờ đi đến. Romania nổi tiếng với “Lâu Đài của Dracula”, cũng như Verona nổi tiếng với “Ban Công của Juliet”.

Nguyên sĩ quan John F Plimmer đã viết trong cuốn sách của ông “In The Footstep of The Whitechapel Murders” (1998) rằng theo phương pháp xác định tâm lý của cảnh sát hiện đại nhận định, khi nạn nhân bị hành hung ở trên cổ thì động cơ tấn công là do tình dục. Từ đó, ý nghĩa của việc ma cà rồng hút máu được hiểu rộng ra. Có lẽ hành động một sinh vật về đêm cám dỗ và hút máu một cô gái ngây thơ, thuần khiết khiến người ta nghĩ đến vấn đề tình dục. Điều này đôi khi khiến người ta bỏ qua những khía cạnh khác của các truyền thuyết ma cà rồng. Tên Dracula được suy ra từ Vlad – “Lệnh của Rồng”. Tuy nhiên, trong tiếng Romania, “dracul” cũng có nghĩa là “ác quỷ”. Bá Tước Dracula của Stoker là sự kết hợp giữa 2 nhân vật có thật trong lịch sử: Vlad – Kẻ Xiên Người và Nữ Bá Tước Bathori. Nữ Bá Tước đã bị bắt vào năm 1610 vì tội giết hại các cô gái. Bà tắm trong máu của họ với hy vọng giữ cho làn da luôn tươi trẻ. Số nạn nhân nữ của bà lên đến vài trăm người.

Trong thời kỳ cai trị của Dracula tại Wallachia, người ta tin ma cà rồng là có thật – thật như những đội quân đang đi qua mgôi làng của họ. Tập tục đâm cọc xuyên qua tim người tự tử vẫn tiếp diễn cho đến năm 1905. Những cái chết không tự nhiên như tự tử hay mắc bệnh lạ thường bị cho là do ma cà rồng gây ra. Những niềm tin khác cho rằng bất cứ ai không được rửa tội trước khi chết – thậm chí là con ngòai giá thú – khi chết có thể biến thành ma cà rồng. Người ta tranh cãi rằng việc chém đầu Dracula – sau đó được dâng lên cho hòang đế ở Constantinople – không chỉ để thể hiện sự phục tùng đối với đế chế Ottoman, mà còn để đảm bảo Dracula không thể hồi sinh.

Lâu đài Dracula:
Du khách đang mò mẫm quanh những góc tối của tòa Lâu đài Bran “không thật đáng sợ”, được biết đến như “Lâu đài Dracula”, cách thủ đô Bucharest gần 200km (Ảnh: Daniel Mihailescu/Getty Images)
RUMANI—Lâu đài Bran được xem như là một trong những công trình nổi tiếng nhất của kiến trúc thời Trung Cổ, được du khách khắp nơi trên thế giới biết đến với cái tên “Lâu đài Dracula”.

Mặc dù đất nước Rumani có đầy rẫy những công trình kiến trúc cổ kính với lịch sử lâu đời, Lâu đài Bran có thể được coi là một trong những công trình nổi tiếng nhất. Sự nổi tiếng của Lâu đài được gắn liền với Bá tước khét tiếng Dracula, nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết “Dracula” của nhà văn thế kỷ 19 Bram Stocker.

Với tổng cộng 17 phòng, Lâu đài Bran cũng là một trong những vật sở hữu đắt tiền nhất của đất nước Rumani, với giá trị bất động sản cỡ khoảng 140 triệu USD.

Du khách đang mò mẫm quanh những góc tối của tòa Lâu đài Bran “không thật đáng sợ”, được biết đến như “Lâu đài Dracula”, cách thủ đô Bucharest gần 200km (Ảnh: Daniel Mihailescu/Getty Images)

Một lịch sử sóng gió

Lâu đài được xây dựng vào năm 1212 bởi một nhóm thương gia đến từ thành phố Brasov ở gần đó, và nhiệm vụ ban đầu của nó là bảo vệ cho những đoàn chuyên chở hàng hóa đi xuyên qua hẻm núi Rucar-Bran và đi ngang qua núi Carpathian.

Vào năm 1920, thành phố Brasov đã cung tiến Lâu đài cho Nữ hoàng Maria của Rumani, thể hiện lòng biết ơn của họ với những đóng góp của bà cho đất nước; bà đã tu sửa nó và chuyển nhượng quyền thừa kế cho con gái bà là Công chúa Ileana.

Tuy nhiên, vào năm 1948, Hoàng tộc đã bị trục xuất bởi quân đội Xô Viết, được ủng hộ bởi chính phủ Rumani thân Liên Xô lúc đó. Lâu đài đã trở thành tài sản của chính phủ, và được mở cửa cho công chúng viếng thăm vào năm 1956, với một phần được chuyển đổi thành một bảo tàng nghệ thuật Trung Cổ.

Sau nhiều năm bị bỏ rơi bởi chính phủ, Lâu đài trở nên hoang tàn; do vậy, vào giữa những năm 1987 và 1993, nó đã được trùng tu theo một dự án quy mô lớn.

Sau cuộc Cách mạng Rumani năm 1989, chế độ cộng sản đã bị thủ tiêu, và gia đình Habsburg – chủ nhân cũ của tòa Lâu Đài – đã bắt đầu việc giành lại quyền sở hữu tài sản bằng luật pháp. Sau nhiều năm nỗ lực tranh đấu bằng luật pháp, Dominic of Habsburg, cháu trai cả của Nữ hoàng Maria, và con trai của Công chúa Ileana, đã giành lại được quyền sở hữu Lâu đài, sau khoảng sáu thập kỷ bị sung công. Họ lên kế hoạch chuyển đổi Lâu đài thành một viện bảo tàng cao cấp mở cửa cho công chúng tham quan.

Mối liên hệ với Dracula

Lâu đài Bran bỗng trở nên nổi tiếng sau khi Bram Stocker viết cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của ông “Dracula”, trong đó nhân vật chính là Bá tước Dracula - còn được biết đến với cái tên “Ma Cà rồng của Transylvania.” Sự thật là nhân vật trong cuốn tiểu thuyết của Stocker chưa bao giờ tồn tại, cả trong lịch sử Rumani hay trong truyền thuyết dân gian.

Trên thực tế, nhiều người tin rằng Dracula được lấy cảm hứng từ nhân vật đen tối - Hoàng tử Vlad Tepes. Vị Hoàng tử này từng trị vì Vallachia, một phần của Rumani ngày nay, trong suốt thế kỷ 15. Mặc dù chưa bao giờ bị buộc tội là kẻ hút máu, nhân vật này thực sự nổi tiếng là mờ ám.

Trong thời thơ ấu, vị Hoàng tử này từng bị bắt làm con tin bởi Đế chế Ottoman, và phải sống những năm đầu đời trong nhà tù Istanbul. Sau đó anh ta trở thành Hoàng tử của Vallachia với vài sự ủng hộ đến từ hoàng tộc Hungary. Anh ta trở nên nổi tiếng vì những trò hành hạ khắc nghiệt mà anh ta áp dụng với những đội quân Thổ Nhĩ Kỳ: Một hình phạt phổ biến là đâm xuyên qua người những người lính của kẻ thù, để cho họ chết một cách từ từ. Đó là tại sao anh ta có tên gọi khác là “Vlad kẻ xiên người”. Dường như Vlad coi những hình phạt tàn nhẫn này như một sự trả thù cho sự ngược đãi mà anh ta đã phải chịu đựng từ những người Thổ Nhĩ Kỳ trong thời thơ ấu.

Anh ta cũng cai trị Vallachia với bàn tay sắt. Không chỉ đối với những kẻ tội phạm, ngay cả tội ăn trộm vặt cũng phải đối mặt với sự trừng phạt ghê ghớm đến nực cười; người ta kể rằng trong thời anh ta trị vì không ai thậm chí dám nhặt đồng tiền bị rơi dưới mặt đất.

Trong khi câu chuyện về vị Hoàng tử giúp chúng ta giải thích nguồn gốc của nhân vật Dracula, mối liên hệ của anh ta với tòa Lâu đài vẫn còn rất mập mờ, bởi vì Vlad Tepes chưa bao giờ thực sự sống trong Lâu đài Bran.

Các du khách Tây Phương đã đến Rumani để “tìm kiếm” Dracula và đặt tên Bran là “Lâu đài Dracula” khoảng ba thập kỷ trước đây. Họ đã rất ngạc nhiên vì lối vào của tòa Lâu đài ở Transylvania rất giống với những gì được mô tả trong cuốn tiểu thuyết của Stocker, và từ đó họ gọi tên nó như vậy. Thời gian trôi qua, người ta luôn cho rằng cuốn tiểu thuyết của Stocker có mối liên hệ thực sự với tòa Lâu đài, nhưng trên thực tế không phải vậy.

Hiện tại, một điểm du lịch hút khách

Ngày nay, những ai mà đến Lâu đài Bran với sự mô tả ghê rợn của Stocker trong đầu óc họ sẽ khám phá ra rằng thực tế đã chứng minh hoàn toàn ngược lại: Lâu đài là một công trình cổ kính, yên ả và là một điển hình của kiến trúc thời Trung Cổ. Du khách sẽ thấy nó ẩn hiện đằng sau một khu vực núi non thanh bình với những đàn cừu chạy trên đồng cỏ, và bên trong được trang hoàng bởi những mẫu vải dệt tay tuyệt đẹp.

Những điều này có thể gây thất vọng cho những ai muốn tìm kiếm sự rùng rợn, nhưng họ vẫn có thể hài lòng bởi sự mến khách của người dân Rumani, và bởi một trong những phong cách ẩm thực hấp dẫn nhất vùng Đông Âu. Những chuyến tham quan luôn được đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu, bất kể là tham quan ban ngày tại Bran hay là nghỉ qua đêm tại khu vực gần đó.

Du khách chắc hẳn cũng đã học hỏi được nhiều điều về những truyền thuyết dân gian Rumani khi họ nghỉ tại đó. Lấy thí dụ, họ có thể khám phá ra rằng nếu một nhánh tỏi được đặt trước cửa ra vào thì cả tòa nhà sẽ được bảo vệ khỏi những linh hồn tà ác. Tuyệt đối an toàn, du khách trở về nhà với những ký ức tươi đẹp, và lại muốn viếng thăm Lâu đài Dracula và khung cảnh tuyệt đẹp của nó trong tương lai.

Dịch từ bản tiếng Anh: http://www.theepochtimes.com/n2/content/view/12335/

Cuộc Chiến Thiên Đàng ???





Theo kinh thánh Thiên Chúa giáo thì Lucifer là thiên thần bậc cao, với 3 đôi cánh ( biểu tượng của quyền lực và quyền hạn). Nhiệm vụ của Ngài là Người cố vấn của Thiên đàng.

Nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến việc Lucier phát động cuộc bạo loạn này là sự sáng tạo ra loài người, và trên hết là việc Thiên Chúa ra lệnh cho toàn thể các thiên thần cúi mình trước loàig người. Lucifer coi đây là một sự sỉ nhục, và sau đó ông bèn tập hợp các thiên sứ khác-những thiên sứ cũng coi hành động này là một sự sỉ nhục khi mà họ mới chính là tạo vật đầu tiên của Thiên chúa và khởi động cuộc bạo loạn.

Khi mà sự bất đồng ko thể dung hòa , Lucifer đã dẫn đầu 14400 thiên thần tổ chức cuộc chiến HELL vs HEAVEN lừng danh.

Nói về Lucifer thì chắc ai cũng phải biết. Dân VN chúng ta có nhiều người gọi theo phiên âm là Lu-xi-phe. Như mọi mọi người biết thì Lucifer là 1 chúa quỷ dưới Hỏa ngục hay 1 số trong chúng ta còn lầm tưởng đó là địa ngục. Để ko gây hiểu lầm về nghĩa (sau này mình sẽ giải thích sau) thì từ nay mình gọi nơi Lucifer trú ngụ là Hell còn nơi chúa trời cùng các Angel (Thiên sứ, thiên thần ) sống.



Đầu tiên chúng ta nói về ngoại hình Lucifer. Nếu ai đó cho rằng đó là 1 chúa quỷ xấu xí với hình người đầu dê thì đó quả là 1 người thiếu hiểu biết về Lucifer.Cả hình ảnh lúc trước và về sau của Lucifer đều ko phải là 1 quái nhân như thế.
Lucifer đã từng là 1 Angel. Chẳng những vậy mà còn là thiên thần cấp cao nhất trong các thiên thần. Lucifer chuyên phục vụ trực tiếp cho Thiên Chúa. Ngài gặp mặt Thiên Chúa thường xuyên do đó rất xa cách các thiên thần còn lại. Ngài là thiên thần duy nhất ko làm theo Thiên Chúa 1 cách máy móc mà điển hình là Gabriel và Michael. Có 1 số chuyện ngài đã ko nghe theo Thiên Chúa tuy nhiên đó chỉ là những chuyện nhỏ.
Đến khi Thiên Chúa tạo ra con người, ngài bắt tất cả Angel phải cúi mình trước loài người vì đó là sinh vật tốt nhất ngài tạo ra. Lucifer đã tức giận với mệnh lệnh đó và phản kháng lại. Lucifer ko thể chấp nhận 1 điều mà theo ngài là sỉ nhục lòng kiêu hãnh của 1 Angel 6 cánh như ngài. Lucifer đã tập hợp những Angel bất mãn và tiến hành cuộc chiến HEAVEN vs HELL vĩ đại (sau này HELL dùng lại để chỉ nơi trú ngụ của Lucifer).

Sau cuộc chiến Lucifer bị thất bại và bị tống giam vào tầng Heaven thứ 4 (1 số tài liệu ghi là 5). Và bằng 1 cách nào đó Lucifer đã thoát ra dc và trốn đến Hell. Có nơi ghi là do chính Thiên Chúa trừng phạt đẩy ngài đi, nhưng sự thật có ai lại đẩy 1 phạm nhân nguy hiểm như thế đi mất tăm hay ko thì còn chưa rõ. Có nơi cho rằng chính Satan đã giải thoát Lucifer ra và đó cũng chính là lí do Lucifer và Satan sống cùng 1 nơi là Hell.
Sau khi rời khỏi Heaven thì Lucifer đã mất 3 cặp cánh trắng và thay vào đó là 1 cặp cánh dơi còn Satan và 1 Angel khác bị Thiên Chúa trừng phạt biến thành hình dạng như 1 con người đầu dê và 1 con quái vật trong lòng đại dương.

-Trận chiến Heaven vs Hell

Có nhiều số liệu nói về cuộc chiến này. Có nơi ghi Lucifer và 14400 thiên sứ Seraphim và Cherubim chống lại phần còn lại của Heaven. Nhưng theo số liệu của 1 linh mục (tên dài quá mình quên mất) thì phe Lucifer có đến hơn 133 triệu Angel còn phe của Thiên CHúa (mà thũ lĩnh là MICHAEl) thì hơn 266 triệu. Chưa kể với những đặc quyền của Thiên Chúa ban cho thì Michael càng mạnh gấp bội.
Từ khi phát động cuộc chiến Lucifer đã biết chắc sẽ thua do Lucifer cũng chỉ là 1 sản phẩm của Thiên Chúa mà thôi. Vậy lí do gì mà ngài vẫn ko đầu hàng? Nếu bạn có 1 lí tưởng thì bạn có dám đứng lên giành lấy nó dù nhiều khả năng là thất bại ko? Lucifer là con người như thế đấy.
Dù là thua nhưng tên Lucifer mãi dc con người nhắc đến (thường thì các Seraphim ít dc biết vì quá cách xa con người)

Lucifer đưa ra một lời tuyên chiến nói rằng "Ta (Lucifer) sẽ lên thiên đàng; Ta sẽ nhắc ngôi ta lên trên những vì sao của Thiên chúa; Ta sẽ ngồi lên vị trí lãnh đạo của mọi thứ, trên mọi đỉnh cao nhất của mọi ngọn núi linh thiêng nhất. Ta sẽ lên cao hơn các đám mây; Ta sẽ như Đấng Chí Cao."

Kết thúc trận chiến, Lucifer và tất cả các thiên thần theo ông, bị đuổi khỏi Thiên đàng như là một sự trừng phạt cho cuộc nổi dậy của họ.
Nhiều ngàn năm sau đó, Chúa Giê-su nói rằng ngài đã có mặt và thấy Lucifer bị ném xuống trái đất như một tia chớp giáng xuống mặt đất.
Câu nói trên có vẻ hơi kì phải ko? Thậm chí có 1 số tài liệu nói Lucifer Và Satan là 1 nữa kìa. Vậy 2 nhân vật này có gì khác nhau?
Vì ghen tức với tình yêu mà Chúa dành cho Adam ( tạo hóa đầu tiên dc Chúa tạo ra khi Chúa đang trong quá trình xây dựng thế giới loài người) Satan đã phản bội lại Chúa và sau đó dẫn đầu cuộc cách mạng chống lại người đã tạo ra mình bằng việc biến hóa thành một con rắn như 1 công cụ cho kế hoạch lật đổ Satan đã cám dỗ Eva bằng quả chín trên cây Tri thức ( cây duy nhất mà Chúa cấm ko cho Adam và Eva chạm đến trong số hàng trăm loài cây mà họ có quyền chạm vào trong khu vườn EDEN - nơi là nhà của Chúa dành cho 2 người) ( tới phần này là tiền đề bắt đầu về loài người cũng như sự ra đời và sứ mạng của Jesus sau này )

Satan sau đó bị trục xuất khỏi thiên đường và bị đưa xuống cai trị dưới địa ngục nơi này nằm trong khoảng ranh giới phía bắc của thiên đường thứ 3 nhưng khi bất kì thiên thần hay CB ( celestial beings) nào bị trục xuất hay bị đày luôn luôn bị giam lỏng để chờ đợi phán quyết cuối cùng trong hoàn toàn bóng tối nơi này nằm trong khoảng thiên đường thứ 2 vì thế trong Kinh Thánh đoạn nói về nhân vật này bảo rằng Satan là người duy nhất có thể đi lại tự do giữa thiên đường và trần gian là căn bản trên trái đất luôn tìm kiếm để tiêu diệt sự sống con người tách biệt loài người với Chúa ngày nay Satan khi dc nhắc đến luôn dc biết với tên khác : DEVIL ( điều khủng khiếp, bất hạnh, .... )
thực sự Lucifer ko phải là thế lực đối nghịch với Chúa vì y là người dc Chúa tạo ra nhưng trên phương diện khác Lucifer lại là đối nghịch với Michael ( người đứng đầu cấp bậc Archangel )

" Lucifer" mang ý nghĩa như" người mang đến ánh sáng" ( LIGHT GIVER / LIGHT BEARER) hay dc mệnh danh như ngôi sao của bình minh hoặc vì sao của hoàng hôn ( Venus) nhưng quy lại nghĩa chính xác nhất của "Lucifer" là " BRIGHTEST STAR" ( ngôi sao sáng nhất)
Lucifer và Satan thực chất đều là 2 thiên thần nổi bật nhất trong Kinh Thánh với sức mạnh và uy lực vô biên nhưng khác với Satan Lucifer thất bại và bị trục xuất là do ý nghĩ Duy ngã độc tôn của mình và ác tâm tinh khiết của Lucifer ( tội lỗi và niềm kiêu hãnh của riêng y ), điều này sau đó dc ngụ ý như Satan quả thực ko phải thiên thần đầu tiên phạm lỗi ,Lucifer dc xem như ngang bằng Satan do sự nhầm lẫn trong 1 phần Isaiah 14:12 đã dc đính vào phần " King of Babylon" .... một câu như sau :

... " How you are fallen from heaven, O Lucifer, son of the morning! How you are cut down to the ground, you, who weakened the nations!.........


Khái niệm đầu tiên của đoạn trích này dc đề cập đến 1 người đàn ông , vị vua cai trị thành phố Babylon lúc bấy giờ .Khái niệm thứ 2 cũng dc nói đến Samael ,một tạo hóa vũ trụ khác và là thiên thần tối cao của sự trong sạch ( the Seraphim of Purity) , người thuộc dòng dõi thiên đường có nhiệm vụ quan sát địa ngục .
điều này có quan hệ thực chất như lời than vãn của Lucifer bắt nguồn từ chức vụ Seraphim of Purity của y ngày trước ........ nắm quyền điều khiển hơn Sheol ( underworld) and địa ngục ....... quan sát cả sự trừng phạt của tội lỗi ..........

Lời than vãn của Lucifer về đỉnh cao và ánh sáng của y đã phải hạ thấp từ địa vị của mình ở thiên đường đến làm việc cho Chúa dưới địa ngục là cải tổ nơi ấy, vì ngày trước , Lucifer là người có quyền lực tối cao gần như ko giới hạn của thiên đường thứ 5, thứ 6 và thứ 7 ( phần này là về 7 thiên đường mà Chúa tạo ra và 7 trái đất mà Chúa đã lập nên sau này , thấp nhất là thiên đường thứ nhất và cao nhất là thiên đường thứ 7 - nơi các Seraphim và tổng lãnh thiên thần cai trị ).

thực tế cho thấy, cái tên " Devil" dc ngụ ý khi các nhà thần học đầu tiên xác định rằng Lucifer và ngôi sao thiên thần của mình rơi xuống trong Isaiah, từ lí do này, cho biết vì sao Satan và Lucifer bắt đầu có thể thay thế cho nhau.


Các Angel sẽ dạy ta phải biết khoan dung "Nếu ai tát bạn má bên phải, hãy đưa thêm má bên trái ra cho người ta tát"

Satan sẽ dạy chúng ta tìm cách tát người khác mà người đó ko tát lại dc

Còn Lucifer? dạy chúng ta hãy tát lại gấp nhiều lần nếu ai đó dám tát chúng ta và đá thật mạnh vào hạ bộ hắn !
Như trên chúng ta sẽ làm như ai? Đó là câu trả lời của riêng bạn.

Vùng nước ma quái trên hồ.




Một phần của hồ Phàn Dương tại Trung Quốc.
Ít nhất 200 chiếc tàu và thuyền chìm một cách bí ẩn trên hồ Phàn Dương tại Trung Quốc khiến hàng nghìn người mất mạng. Những người thoát chết đều bị tâm thần, còn xác những chiếc tàu chưa bao giờ được tìm thấy.





Phàn Dương (hay Bà Dương, Phiền Dương, Phồn Dương) là một hồ nước ngọt ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, People Daily cho biết. Nó có chiều dài 173 km, chiều rộng tối đa 74 km và chu vi bờ lên tới 1.200 km. Vào mùa mưa diện tích mặt hồ lên tới 4.000 km2, còn vào mùa khô chỉ còn dưới 1.000 km2.

Vùng biển ở phía tây Đại Tây Dương được gọi là "Tam giác quỷ" vì nhiều tàu và máy bay biến mất ở đây mà không để lại dấu tích. Từ lâu Phàn Dương được mệnh danh là “Tam giác quỷ phương Đông”. Hồi tháng 10 nhiều báo lớn của Trung Quốc đưa tin về sự nguy hiểm của nó. The Epoch Times đưa tin, trong suốt 60 năm qua, người ta thống kê được hơn 200 tàu và thuyền chìm trong hồ khiến khoảng 1.600 người mất tích. Chỉ có 30 người sống sót, song tất cả họ đều mắc bệnh tâm thần.

Vùng nước nguy hiểm nằm ở phía bắc hồ Phàn Dương và thuộc huyện Đô Xương, tỉnh Giang Tây. Một ngôi đền có tên Laoye nằm ở bờ phía bắc của hồ. Vì thế người dân địa phương lấy tên đền để gọi vùng nước gần đó.

Trong số những tàu mất tích trong "Tam giác quỷ phương Đông" có một chiếc nặng tới 2.000 tấn. Một tài liệu ghi lại rằng 13 tàu cùng gặp nạn tại đây vào ngày 3/8/1985. Đây là sự kiện hiếm khi xảy ra trong lịch sử các vụ đắm tàu trên thế giới. Các thợ lặn chưa bao giờ thấy những chiếc thuyền dù tìm kiếm rất nhiều lần.

Bão thường xuyên xuất hiện bất ngờ

Nhiều báo đưa tin ngư dân thường thắp hương, cầu nguyện và tổ chức nghi lễ tế thần trước khi ra đánh bắt cá ở vùng nước Đền Laoye.

Zhang Xiaojin, một ngư dân đã đánh bắt cá ở vùng nước suốt 20 năm nói rằng các cơn bão có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Vì thế mà Zhang cũng như nhiều ngư dân khác luôn quan sát kỹ từng thay đổi nhỏ trên hồ để có thể phát hiện bão kịp thời.

“Tôi nhớ một ngày trong mùa đông năm 2001. Hôm ấy chúng tôi đang đánh bắt trên hồ và mọi thứ có vẻ bình thường. Nhưng bỗng nhiên thời tiết thay đổi. Các cơn sóng trở nên mạnh tới mức các thuyền buộc phải vào bờ. Tôi thấy phần đuôi một thuyền chở cát đột nhiên chìm khiến cả thuyền đắm theo. Cơn bão kéo dài khoảng 20 phút và sau đó khung cảnh trở lại bình thường như thể bão chưa từng xuất hiện”, Wang Fangren, một lão ngư dân từng đánh bắt cá hơn 50 năm, kể.

Bão luôn xuất hiện sau những dấu hiệu nào đó. Tuy nhiên, Wang khẳng định những cơn bão trên hồ Phàn Dương thường ập tới trong nháy mắt.

Ngày 16/4/1945, một thuyền của Nhật Bản chìm ở vùng nước đền Laoye. Toàn bộ 20 trên thuyền thiệt mạng. Sau đó phía Nhật Bản điều một đội trục vớt tàu tới hiện trường. Chỉ có một người trong đội trở về, còn những người khác mất tích. Người sống sót tỏ ra hoảng loạn sau khi cởi bộ đồ lặn. Chẳng bao lâu sau ông cũng mất trí.

Một thời gian sau một nhóm thợ lặn Mỹ tới vùng Đền Laoye để tìm kiếm thuyền Nhật Bản, song họ chẳng thấy gì và nhiều người trong số họ mất tích.

Han Lixian, một người dân thuộc huyện Đô Xương, kể rằng người dân trong huyện xây ba đập trên bờ của hồ Phàn Dương vào năm 1977. Một trong ba đập gần vùng nước Đền Laoye vào có chiều dài 600 m, chiều rộng 5 m. Phần nhô lên mặt nước của đập cao khoảng 0,5 m. Một đêm nọ, toàn bộ đập này đột nhiên chìm nghỉm mà không gây nên một tiếng động.



Một ngư dân chèo thuyền trên hồ Phàn Dương. Ảnh: yuntougu.com.


Những cơn gió quái dị

Một phóng viên của tờ Nhật báo Giang Tây từng tới vùng nước gần đền Laoye cùng nhiều nhà khoa học. Khi đứng ở đền Laoye, anh thấy gió thổi theo hướng từ nam tới bắc. Nhưng khi anh nhìn xuống nước thì lại thấy những gợn sóng chạy theo hướng từ bắc tới nam. Điều đó cho thấy dường như gió thổi theo hai hướng ngược chiều nhau ở cùng một chỗ.

Ngoài ra, khi gió thổi, những gợn sóng trên hồ không di chuyển theo đường thẳng, mà theo hình chữ V lộn ngược. Những cơn gió và gợn sóng bất thường khiến ngư dân lúng túng khi đoán hướng gió.

Thuyền lật dù không có gió và sóng

Mặc dù vậy, người dân tin những cơn gió lạ không phải nguyên nhân khiến vùng nước Đền Laoye trở nên nguy hiểm. Ông Jin, người trông coi đền Laoye, nói rằng vào ngày 3/5 năm nay, thời tiết rất đẹp với trời nắng và gió lặng. Nhưng một chiếc tàu 1.000 tấn đột nhiên lật úp khi di chuyển trên vùng nước đó. Không ai biết nguyên nhân khiến tàu lật.

Một chuyên gia tại địa phương giải thích với giới truyền thông về nguyên nhân khiến vùng nước Đền Laoye trở nên nguy hiểm như sau: “Một bức ảnh hồng ngoại cho thấy một bờ cát khổng lồ bên dưới vùng nước Đền Laoye. Nó có chiều dài khoảng 200 m theo hướng đông-tây. Bờ cát chặn dòng chảy và tạo ra một xoáy nước dưới bề mặt hồ. Rất có thể xoáy nước ấy nhấn chìm các thuyền”.

Nhưng giả thuyết nói trên không giúp các nhà khoa học giải thích tại sao xác của những chiếc tàu, thuyền chìm không bao giờ được tìm thấy.

synotrip.com.

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

trị tiểu són ,( hay đái mót ).



-chứng nầy hiện nay rất nhiều người bị ,mắc 1 tí thôi ,củng không kềm lâu được ,vô phòng lạnh ngồi 1 chút …hay cơn gió lạnh thổi qua …nhấp tí nước đá …chỉ vậy thôi là đã mắc tiểu khó kềm ,dù lượng nứớc tiểu lúc đó không nhiều .
-người bịnh đa số từ trung niên trở lên ,cả nam lẩn nử đều có ….thật bất tiện cho việc làm hay những chuyến đi xa ngồi xe ,chúng ta hảy dùng phương thuốc nầy .
-cây chó đẻ ( xem hình- và xem luôn cả bài nói nói về nó bên dưới nhe)
-cách dùng rất đơn giản ,chỉ nấu tươi nó uống như nước trà vậy thôi ,cái quan trọng là uống hàng ngày , uống thay lượng nước mình dùng mổi ngày ,nếu đi làm có thể nấu sẳn vô chai đem theo mà uống …nhớ đừng ướp lạnh hay uống với nước đá ,uống nguội hay ấm thì tốt . .( bớt dùng nứớc đá nhe)
-bài nầy mình nói cho mấy người uống độ nửa tháng thấy kết quả rất tốt .
--------------------
---------------------
---------------------
Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa - Ngày đăng: 10/1/2009 Loại cây này còn có tên là diệp hạ châu, cam kiềm, kiềm vườn, diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo..., tên khoa học là Phyllanthus. Từ xưa, người dân của nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nó trong việc trị nhiều bệnh như viêm gan, vàng da, lậu, lở loét, sỏi mật, cảm cúm, thống phong...
Theo các nghiên cứu hiện đại, cây diệp hạ châu chứa một số enzyme và hoạt chất có tác dụng chữa viêm gan như phyllanthine, hypophyllanthine, alkaloids và flavonoids... Một nghiên cứu cho thấy, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày). Trong thời gian nghiên cứu, không có bất kỳ sự tương tác nào giữa diệp hạ châu với các thuốc khác.
Theo một nghiên cứu tiến hành năm 1995, cây thuốc này có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp tâm thu ở người không bị tiểu đường và giảm đáng kể đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
Từ 2.000 năm nay, y học cổ truyền của nhiều dân tộc đã sử dụng diệp hạ châu chữa vàng da, lậu, tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, hen, sốt, khối u, đau đớn kéo dài, táo bón, viêm phế quản, ho, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng... Nó còn được đắp tại chỗ chữa các bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề, ngứa ngáy...
Người Peru tin rằng diệp hạ châu có tác dụng kích thích bài tiết nước mật, tăng cường chức năng gan và dùng nó để điều trị sỏi mật, sỏi thận. Họ xé vụn cây thuốc, đun sôi (như cách sắc thuốc của Việt Nam), cho thêm chút nước chanh, chia uống 4 lần trong ngày. Nó cũng được dùng chữa viêm bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh. Người Brazil, Haiti cũng dùng cây thuốc này để chữa các bệnh tương tự.
Tại các vùng khác ở Nam Mỹ, diệp hạ châu được sử dụng rộng rãi để trị viêm gan B, viêm túi mật, thận, thống phong, sốt rét, thương hàn, cúm, cảm lạnh, kiết lỵ, đau dạ dày, mụn nhọt, lở loét, ung độc. Nó còn được sử dụng như một thuốc giảm đau, kích thích ngon miệng, kích thích trung tiện, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ...
Tại nhiều nước châu Á (như Ấn Độ, Malaixia...), người dân cũng dùng diệp hạ châu để chữa viêm gan, vàng da, hen, lao, kiết lỵ, lậu, viêm phế quản, viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai.
BS Quách Tuấn Vinh, Sức Khỏe & Đời Sống
Thuốc chữa viêm gan B từ cây chó đẻ
Diệp hạ châu đắng, hay cây chó đẻ-theo cách gọi dân gian đã được Bệnh viện Quân khu IV điều chế thành thuốc trị viêm gan B.

Diệp hạ châu đắng (Ảnh từ internet)
Theo tin từ báo Nhân dân, mới đây, Bệnh viện Quân khu IV đã thử nghiệm lâm sàng điều trị viêm gan B mãn tính với hepaphyl có chứa bột Diệp hạ châu đắng của Xí nghiệp dược phẩm Trung ương 25 trên 54 bệnh nhân.
Sau bốn tháng theo dõi, kết quả cho thấy các bệnh nhân đã giảm hoặc mất các triệu chứng lâm sàng của viêm gan B, phục hồi nhanh chức năng gan.
Diệp hạ châu- dân gian thường gọi là cây chó đẻ răng cưa, là loài cỏ sống hàng năm hoặc nhiều năm, gốc hóa gỗ thân nhẵn, có nhiều cành mang lá. Hoa quả mọc phía dưới lá, ra hoa kết quả quanh năm.
Năm 1998, trên thế giới đã có nước công bố nghiên cứu thành công điều trị viêm gan do virus B bằng Diệp hạ châu đắng.
Ở nước ta, các lương y đã dùng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị bệnh gan và thận, làm mát gan, giải nhiệt, trợ giúp tiêu hóa, chữa suy gan do nghiện rượu bia.
Hiện nay, Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc thuộc Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cũng nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất đại trà "Trà diệp hạ châu”. Loại trà này có tác dụng giải nhiệt, trợ giúp tiêu hóa, giải độc do rượu và bia.
VNN
Chữa viêm gan bằng cây chó đẻ
Cây chó đẻ gồm nhiều loài khác nhau và có tên gọi khác nhau là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu nhưng có cùng công dụng (toàn cây chó đẻ bỏ rễ, rửa sạch dùng tươi hoặc phơi khô có thể làm thuốc chữa bệnh).
Bảo vệ gan
Cây chó đẻ có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, là dạng cây thảo, thường cao 20 cm - 30 cm, có khi tới 60-70 cm. Thân nhãn có màu hồng đỏ, lá mọc so le hình bầu dục, xếp kề nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim (xem hình).
Phân tích thành phần hóa học của cây chó đẻ người ta thấy, có nhiều chất thuộc nhóm hóa học khác nhau như: flavonoit, tritequen, tamin, axit hữu cơ, phenol, lignam... Về tác dụng dược lý: trong thí nghiệm về hoạt tính bảo vệ gan của cây chó đẻ, thấy có tác dụng bảo vệ gan. Các thí nghiệm về cây chó đẻ với kháng nguyên HBsAg chứng tỏ cây chó đẻ có tác dụng kháng virus viêm gan B.
Theo y học cổ truyền, cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tốn ứ, thông huyết, điều kinh, thanh càn, hạ nhiệt..., thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, đau thận, bệnh về đường tiết niệu, đường ruột, ngoài da.
Một số bài thuốc
Chữa viêm gan B thì dùng chó đẻ 30g, nhân trần 12g, sài hồ 12g, chi từ 8g, hạ khô thảo 12g, sắc (nấu) uống ngày 1 thang. Chữa nhọt độc sưng đau thì dùng cây chó đẻ một nắm với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp chỗ đau; chữa bị thương làm đứt chảy máu, dùng cây chó đẻ với vôi giã nhỏ, đắp vào vết thương; chữa lở loét thối thịt không liền miệng dùng lá cây chó đẻ, lá thồm lồm (với lượng bằng nhau), đinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp; chữa bệnh chàm (eczema) mãn tính dùng cây chó đẻ vò, xát nhiều lần vào chỗ bị chàm, làm liên tục hằng ngày sẽ khỏi; chữa viêm gan, vàng da, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột tiêu chảy, hoặc mắt đau sưng đỏ dùng cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 12g để sắc uống; chữa sốt rét dùng cây chó đẻ 8g, thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10g, binh lang (hạt cau), ô mai, dây cóc (mỗi vị 4g) đem sắc với 600 ml nước, còn 200 ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10g.
Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm dùng cây chó đẻ 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g. Tất cả các vị thuốc trên phơi khô trong bóng râm và tán bột. Sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc. Uống mỗi ngày 3 lần (y học dân gian Ấn Độ).
Theo suckhoedoisong.vn

trị tiểu đường .




--các quí vị lưu ý ,bài thuốc nầy là dạng sổ tay sưu tầm của tôi ,tôi ghi lên cho dể ghi nhớ ,bài nầy tôi học từ 1 vị thầy lương y đã dùng nó trị cho người người có hiệu quả ,nhưng tôi không dám khuyến khích ai uống ,nhất là những ai có tiền nhiều chửa theo tây y-còn ai củng bèo như tui ,không tiền theo thuốc tây ,hảy dùng y học dân tộc mình ,may ra trời thương …..siêng uống thì lành bịnh.
-dùng cây chuối pháo ,hay còn gọi là chuối dẻ quạt . đo từ gốc cây lên độ 3-4 tấc ,chặt , lấy phần từ chổ chặt xuống gốc xài ,hay từ chổ chặt lấy xuống nguyên bộ rể càng tốt .
-đem về rửa cho sạch,mổi ngày nấu 1 khúc uống thay uống trà , nên uống hàng ngày cho đều .
-có thể tìm hỏi cây nầy tại đà lạt hay các vùng miền đông nam bộ , ở thành phố có nhiều người trồng nó làm kiểng vì hoa đẹp(xem hình )
-nên về đà lạt nhờ hỏi, nhờ người chặt cho nhiều để dành đem về uống hàng ngày cho dài hạn,nếu có tủ lạnh trử,có thể chặt khúc để dành dùng cho lâu .
-chúc bạn mau lành bịnh. .( bớt dùng nứớc đá nhe)

trị sạn thận .








-các quí vị lưu ý ,bài thuốc nầy là dạng sổ tay sưu tầm của tôi ,tôi ghi lên cho dể ghi nhớ ,bài nầy tôi học từ 1 vị thầy lương y đã dùng nó trị cho người người có hiệu quả ,nhưng tôi không dám khuyến khích ai uống ,nhất là những ai có tiền nhiều chửa theo tây y-còn ai củng bèo như tui ,không tiền theo thuốc tây ,hảy dùng y học dân tộc mình ,may ra trời thương …..siêng uống thì lành bịnh.
-dùng cây mắc cở (dây leo bò trên đất ,có nhiều gai ,xem hình…ai không biết thì về mấy chổ có cây cỏ mọc ,hỏi dân người ta chỉ cho ).
-và cỏ mần chầu( hay mần trầu)xem hình nhe …2 món nầy mổi ngày lấy độ vài nắm đem rửa sạch nấu chín như uống trà ,uống hàng ngày như uống giải khát càng tốt ,không nên uống với nước đá lạnh .
-nếu sạn nhỏ uống chừng 1 tuần là có thể ok rồi ,nếu sạn nhiều hay lớn nên uống dài ngày hơn ,từ từ sạn sẽ vụn tan ra theo đường tiểu .
-chúc bạn may mắn .( bớt dùng nứớc đá nhe)

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

truyện kinh dị Việt Nam.








Họa sĩ Ngọc Linh tên thật là Đinh Ngọc, sinh ngày 04 tháng 07 năm 1957 tại Saigon, đã từng theo học trường Mỹ thuật Gia Định về chân dung và sơn dầu nhưng sau đó anh nghỉ học chỉ vì đam mê vẽ truyện tranh.
Trước 1975, anh cộng tác với các Nhà xuất bản Sách Vàng, Phong Phú, Cảo Thơm… và các nhật báo Phụ Nữ Mới, Chính Luận…
Sau 1975 là cộng tác viên của các Nhà xuất bản Măng Non (bây giờ là NXB Trẻ), Kim Đồng… Các bộ truyện tranh nhiều tập đã vẽ: Hiệp Sĩ Đầu Sừng, Batman… và phóng tác rất nhiều bộ truyện tranh nổi tiếng của nước ngoài như Xì Trum, Lucky Luke, Vịt Donald, Yaiba, Một nửa Ranma, Chú Thoòng, Dòng Sông Huyền Bí… và nhiều bộ truyện tranh nổi tiếng khác của Nhật Bản.
Hiện nay đang cộng tác cùng một số anh em đồng nghiệp tâm huyết với việc sáng tác truyện tranh Việt Nam, nên đang thực hiện các bộ truyện tranh cho người lớn của TVcomics do tác giả Người Khăn Trắng tức Nhà văn Thượng Hồng viết kịch bản như Truyền kiếp, Xác ướp…
Chủ nhiệm (author) viết:
Truyện tranh cho người lớn không có nghĩa là truyện sex đâu mà ngại ngùng, chỉ là đề tài thuộc về người lớn như những truyện kinh dị, trinh thám, tâm lý xã hội v.v… chứ nếu truyện sex thì ai cho phép in và xuất bản được? Vả lại TVcomics chúng tôi chủ trương truyện tranh có nội dung trong sáng và nhân bản chứ không bao giờ muốn cài yếu tố tính dục vào, cho dù đó là truyện của người lớn….
tvcomics.vn

........................
thật tình mà nói ,tôi mê truyện tranh việt từ hồi còn nhỏ,nhịn tiền quà sáng mà mua xem,nhưng mê nhứt là bộ truyện –con quỉ truyền kiếp -bộ nầy chủ yếu nói về 2 nhân vật thầy pháp việt gốc hoa ,với bao chuyến phiêu lưu va chạm cùng nhiều chủng loại ma quỉ ,nhằm mục đích giúp đở những ai mắc nạn tâm linh……củng vì mê tìm hiểu về các việc …tào lao nầy,mà tôi đã từng vắt chân lên cổ cuốc bộ đến các vùng ngoại thành sài gòn ,củng như trèo lên tận mấy ngọn núi ở thất sơn ,hòng tìm kiếm cho ra mấy nhân vật như kiểu …trong truyện !.....thời gian dần trôi qua với mưu sinh cơm áo gạo tiền …tôi ngở rằng đâu mình đã quên mất lảo tướng số với cây độc sát thần đao …bao trận thư hùng cùng quỉ truyền kiếp ,ma lai ,ma trành …thần hổ …chúa ngãi …vv ,vừa hoang đường lại rất đời thường tình với truyền thuyết ven đô nam bộ ……
-bất ngờ hôm nay ,tôi như trẻ lại mấy mươi năm khi nhìn thấy những ấn bản mới của bộ truyện -truyền kiếp -lảo tướng số tái xuất giang hồ trừ tà diệt ma tiếp à ?....hè hè …sau mấy mươi năm không biết lảo có rút thêm kinh nghiệm gì không ?có gặp loại tà ma nào “siu đẳn” hơn kẻ thù bất cộng đới thiên là con quỉ truyền kiếp ngày xưa ?...có còn xuất hiện tại vùng thượng du gặp gở thần bạch hổ để lập đàn bắt con ma trành nanh dài hơn nanh cọp ? thanh sát thần đao có còn bén ngót để vung 1 nhát đoạn 8 khúc dây oán nghiệt của ma thần vòng le lưởi dài mấy tấc ?...........ha ha !chỉ chắc 1 điều là tôi sẽ có mặt cùng lảo tướng số già gân khi khi bộ truyện tiếp tục phiêu lưu trên trên các quầy sách ngày 19/01/2011.

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

võ sư “mèo"





Tôi muốn gọi ông là võ sư “mèo” bởi gia phái họ Lý của ông ngoài thế mạnh là hai môn roi và quyền thì còn có một tuyệt kỹ công phu nữa là bài quyền “Miêu tẩy diện” (mèo rửa mặt) nổi tiếng khắp làng võ Bình Định. Bài quyền ấy được ông nội ông mô phỏng theo thế đánh nhu nhuyễn, linh hoạt của loài mèo. Ba lần diện kiến với ông là ba lần tôi “sáng” trong sự uyên thâm của võ học. Võ sư “mèo” ấy chính là lão võ sư Lý Xuân Hỷ-Phó chủ tịch Liên đoàn võ thuật Bình Định, ở thôn Tây Phương Danh, thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn-Bình Định…


Giai thoại một võ sư …
Lần thứ nhất, tôi diện kiến với ông đúng ngày 1-1-2006 cùng anh Trần Văn Thưởng-nguyên PV của báo Thời báo kinh tế Việt Nam. Lần thứ 2, một ngày hè tôi đơn độc ghé nhà thăm ông. Trò chuyện và chơi với ông suốt cả ngày rất thoải mái. Ông rất vui và tôi cũng vậy. Dẫu năm 2007 này, mới bước vào tuổi 67 nhưng ông được xếp vào hàng “lão” võ sư. Phải nói rằng ông có một thành tích thật đáng nể về môn võ tự do. Trong khoảng 300 lần thượng đài từ Nam chí Bắc, từ thuở thanh niên 18 tuổi cho đến tận năm 35 tuổi, ông chỉ thua mỗi có một lần. Thành tích thắng như chẻ tre của ông khiến nhiều lần một người chỉ cân nặng 55 kg như ông được đặc cách “chiến đấu” với những võ sĩ có hạng cân nặng hơn, từ 65 đến 70 kg và ông vẫn luôn là người chiến thắng. Ông cười khề khà, bảo rằng “Thời cuả tôi ấy à, khi thi đấu võ tự do thì các võ sĩ chỉ mặc quần đùi và ở trần mà thượng đài thôi. Nhưng đánh nhau “đã” lắm !”.

Ban đầu, tuyệt chiêu của ông là đánh bằng chỏ. Đây là chiêu lợi hại nhất, biến hóa khôn lường khiến người ta phải sợ ông. Cái chỏ hạ nốc ao đối phương. Trong lúc đối phương công là cơ hội ông đánh chỏ. Suốt đời, ông vẫn luôn miệt mài luyện tập cái chỏ này. Thế đánh chỏ được gia đình ông rút ra từ sự lợi hại của cặp sừng động vật. Chỏ của ông giống như sừng trâu. Chỏ còn có tên gọi là ô du. Nhắc đến ông là người ta nhớ đến ô du : “Ô du là ngọn trâu dằn/ Xê ra cho khỏi khéo lâm vào mình/ Trung bình là miếng hiểm tâm/ Xê ra cho khỏi khéo lâm vào mình”. Ông bảo : “Muốn tập chiêu này phải dạn dĩ. Hồi ấy học trò của cha tui thường nói với học trò lớp sau rằng : “Các cháu đừng nên tập cái đó, mặt ổng bê tông cốt thép mới chịu lực được thôi, chứ bọn bay không chịu được nổi đâu…”. Vậy mà lũ học trò khoái chỏ, vẫn lì theo học cho bằng được nó và ngày sau đã có nhiều đứa nổi tiếng và còn đạt giải thi đấu quốc gia nữa …”.

Sự nổi tiếng về chỏ của ông đã khiến nhiều võ sư, võ sĩ ở khắp nơi ngưỡng mộ lẫn bất phục lặn lội tìm đến ông để giao lưu, học hỏi lẫn thách đấu. Trận đánh thách thức trên Gia Lai, ông vẫn còn nhớ như in. Năm ấy là năm 1969, võ sư “mèo” đã bị khiêu chiến. Một võ sư Thái cực đạo của Quân đoàn 2 (Ngụy), họ gì ông chẳng nhớ, chỉ nhớ ông ta tên Long, cùng tuổi. Tứ đẳng huyền đai, là người Việt Nam nhưng học võ Đại Hàn nên kênh kiệu lắm. Anh ta 68 kg, còn ông chỉ 55 kg. “Năm đó, tui cũng ở Gia Lai, bị bắt lính. Mỗi lần tổ chức võ đài (hồi đó tui vô địch Cao nguyên trung phần 4 tỉnh : Đắk Lắk, Kon Tum, Pleiku và Phú Bổn-giờ là huyện Ayun Pa – Gia Lai- từ năm 69 đến giải phóng), hắn cứ đi nói với mọi người thách thức đòi đánh tui. Ái dà, mà khi ấy hắn chỉ nói trong mỗi bận đi uống cà phê, đi chơi thôi. Ba năm liền, hắn cứ huênh hoang như vậy. Còn tui thì cứ đổi vùng tập, cứ đi Nha Trang về Bình Định rồi lại lên Gia Lai. Nhưng tui lúc nào cũng luôn luyện tập. Tui biết chắc là thế nào cũng phải thượng đài với tay võ sư ấy, nhưng chưa biết chắc lúc nào nó gọi đích danh mình. Tui nghe người ta nói lại, hắn tuyên bố một câu: “Đêm nay hạ Lý Xuân Hỷ, đêm mai hạ Minh Cảnh” (Minh Cảnh lúc đó là trọng tài, là thầy quyền anh của tui) … Hồi ấy, tui có thói quen chạy mỗi sáng. Sáng đó, tui giả bộ chạy vô quán cà phê hắn uống nằm và bảo với bạn bè, mình hết thể lực rồi, đi công tác miết không có thời gian tập, chắc là thượng đài thua thôi… Lúc ấy hắn ngồi đấy, tui làm như chẳng thấy hắn. Sáng hôm sau, các đoàn tới cáp chạn (cáp độ) để tối đánh. Hắn kêu đích danh tui. Tối đến, thượng đài, hắn bị tui hạ gục ngay nửa hiệp thứ 2. Hắn bị thương tích: gãy răng và “bay” hàng chân mày. Ấy cũng bởi hắn tấn công liên tục, mình giả đò dựa dây rin, hắn chạy tới công thẳng vào mặt mình. Mình gục xuống, đánh vào chấn thủy của hắn, khi hay hắn sụn rồi, mình câu đầu đối phương đập chỏ … Sau trận đó, hắn không bao giờ dám đấu với tui nữa …

Trận đánh giao hữu năm 1970 tại Gia Lai, lần đầu tiên trong đời ông bị thua. Trận đó, ông đánh với Lê Thanh Tịnh, cùng tuổi, cùng hạng cân 55 kg, người Sài Gòn. Ông này là võ sĩ võ cổ truyền cấp quốc gia, còn mình cấp tỉnh. Tay này cũng chơi chỏ nhưng chỉ có độc một cách đánh. Khán giả tích cực ủng hộ ông, dù rằng ông bị xử thua nhưng nhờ đó mà ông tiến thân cao hơn trong nghiệp võ. Anh ta bị thương rất nặng, bị chỏ của ông đánh trúng vào thượng bộ, trung bộ. Sáng hôm sau, anh ta tìm đến gặp ông và nói một câu rằng: “Trong đời tôi chơi chỏ nhưng chưa gặp ai có chỏ hay như anh” rồi đi về. Và một trận cách đây 4 năm (tức là năm ông tròn 62 tuổi) với một võ sư người Ý, 42 tuổi, nặng 120 kg, có ba năm học võ Tàu đến gặp ông để phân tài cao thấp. “Người đó đá rất hay. Tôi không phản công mà chỉ né. Những người đứng ngoài xem nói ông Tây đá hay quá, còn ông Hỷ thì né cũng lẹ quá”-ông Hỷ kể. “Tới chừng ông ta đá ngang mặt tôi, tôi đá tiếp một đòn phá chân trụ làm đối thủ ngã chúi xuống đất và … knock out luôn”. Sau đó, thể theo lời của khách, ông dạy cho ông người Ý ba đòn đá, đòn được ông ta cho là thế mạnh, trong vòng 30 phút. Tuy nhiên, ông cho rằng: “Khi đấu đối kháng, không có thế võ nào thắng thế võ nào mà quan trọng là võ sĩ chiến thắng đã tinh nhuệ hơn đối phuơng của mình mà thôi”. Do đó, thắng không kiêu mà bại cũng không nản. Phải làm thế nào để đánh đối phuơng mà đối phương tránh không kịp, đứng im cho mình đánh. Đấy không phải nhờ vào sự nhanh nhẹn, giỏi giang mà nhờ vào mưu mẹo: Dùng trí lực mới thắng !

Võ sư “mèo” tâm sự: “Thật ra, tui giỏi chỏ, ngoài sự chỉ dạy của cha, còn có sự trợ giúp của sư phụ. Đấy là năm 1965, tui bị bắt lính lên Pleiku. Đến năm 1966, có gặp một ông thầy người Tàu, gọi là Tám Tàu, từ Thiếu Lâm Tự ra, rất giỏi võ. Tui học được thêm tuyệt chiêu của ổng. Ổng biết tui biết chỏ, ổng rèn luyện thêm. Tui học thêm ổng đến 6 năm để thi đấu đối kháng. Ông thầy thứ hai là thầy Minh Cảnh. Tui học thêm 3 tháng về quyền anh. Cha tui biết tui học võ ngoài, ông không la rầy mà còn khuyến khích học thêm… Bởi thế, tui được lĩnh hội nhiều cái hay trong võ thuật. Đã có một thời người ta gọi tui là “Hùm xám cao nguyên” khi tui vô địch Cao nguyên Trung phần. Hồi ấy tui với Rê mi Quỳnh-võ sư võ Việt Nam (mẹ người Việt, cha Pháp) là bạn thân. Người này giỏi võ lắm. Bây giờ anh ấy đang ở Pháp. Còn Trần Quang Chu cũng là mẹ Việt cha Pháp, dạy triết học, võ sư Karate, hè lại là ông ta qua Nhật học võ. Ông ấy cũng là bạn thân, nhưng giờ không biết lưu lạc ở đâu nữa…”. Tôi chợt thấy đôi mắt võ sư đượm buồn.

Công phu “Miêu tẩy diện” …!

Thú thật, ban đầu nghe ông nói chuyện võ thuật một đỗi thì tôi cứ gật gà gật gưỡng trong cơn mê ngủ. Chả là tôi mất ngủ mà lời ông cứ du dương làm mắt tôi cứ lim dim, lim dim và gật. Cho đến bận ông nhắc đến “chỉ” tôi mới giật cả mình, bật dậy khỏi nền nhà, như một phản xạ, ngón tay trỏ tay phải của tôi làm một “chỉ” thật nhanh, thật chuẩn xác giữa trán ông. Thế bác có biết Nhất dương chỉ không? Ông tròn mắt ngạc nhiên: “Con nhỏ này, mày cũng biết Nhất dương chỉ à? Khà …Khà …Tốt lắm …!”. Và rồi như bắt gặp được tri kỉ, thế là ông kể cho tôi nghe những chuyện võ học đời ông mà ông chưa từng kể với ai, kể cả một bí mật về “võ mèo” mà bấy lâu nay ông giấu kín. Bí mật ấy thấm đẫm cả những giọt nước mắt ân hận của ông. Câu chuyện mỗi lúc một lí thú hơn, nó không còn là lí thuyết suông nữa mà ông thực hành cho tôi thấy và tôi cũng học theo ông bài “Miêu tẩy diện”. Tôi và ông bỗng chốc trở thành một đôi bạn, không câu nệ tuổi tác, giới tính.

Bài “Miêu tẩy diện” ấy sẽ được sử dụng trong lúc đánh chỏ, ông lấy thế của mèo để né tránh rồi nhanh nhẹn phản công. Bài quyền mô phỏng theo thế đánh nhu nhuyễn, linh hoạt của mèo này là do ông nội ông sáng tạo ra, tính đến nay đã trên trăm năm. Nhập môn từ năm lên 10, đến năm 12 tuổi, võ sư “mèo” mới được cha truyền lại bài này. Ông cho biết để học thuộc nó chỉ mất khoảng hai ngày nhưng để đánh cho ra “bộ” thì phải mất cả tháng với điều kiện người đó phải có khiếu võ. “Khó nhất là tập thân pháp, tập đến khi nào tới lui uyển chuyển, mặt lắc theo bộ đồng điệu thì mới coi là đạt”. “Miêu tẩy diện”, nó tha thướt lắm, nhẹ nhàng lắm nhưng cũng mạnh lắm, ít gây tiếng động. Bài này thật ra là mô tả sự nhanh nhẹn, nhẹ nhàng của con mèo. “Miêu tẩy diện” có nghĩa là mèo rửa mặt. Phải để ý đến con mèo khi ngủ dậy, mèo ta “rửa mặt” bằng cách lấy bàn chân trước phải trái vuốt mắt. Để ý cọp cũng như mèo, cách tự vệ giống nhau. Nhờ cách “rửa mặt” mà con cọp chụp được gươm giáo. Mèo cũng vậy. Từ xưa nay người đánh cọp hiếm lắm. Bởi vậy, con cọp đứng đầu trong hàng võ, có tên gọi “Mãnh hổ tướng quân” đấy !

Như để giúp tôi thỏa mãn cơn “ghiền” võ, ông dẫn tôi ra sau vườn biểu diễn tuyệt chiêu “Miêu tẩy diện” và cả sự biến ảo khôn lường của ngọn Ô du. Ngoài sân tập, tôi không ngần ngại “tót” lên cây xà ngang lộn một vòng cho giãn gân cốt. Ông cười bảo rằng: “Con nhỏ này dạn thật ! Học võ tốt lắm! Nếu không ngại đường xa thì thứ 7, chủ nhật lên đây, bác dạy cho vài chiêu mà phòng thân khi đi đường bất trắc”. Vừa diễn ông vừa giảng giải cho tôi nghe. Trong võ phải có chí nghiên cứu động tác các con vật. Hãy tưởng tượng như con cọp đang rượt đuổi con nai, đang thẳng chân vươn rượt mà chân trước bắt chân con vật, còn một chân đè tới, phối hợp với nhau rồi dùng miệng cắn cổ con vật, có ghê gớm không? Nói ông cọp ác, nhưng ổng có cái hay của ổng đánh. Khi đánh nhau, ổng không đánh hùa mà chỉ ra từng ông. Ông này thua thì ông khác tới. Nghiên cứu ổng cũng thú vị lắm! Con mèo kia có cặp chân trước rất lanh, y như cọp vậy. Tập “Miêu tẩy diện” là phải tập cho được đôi tay. Đôi tay phải nhanh nhẹn. Bởi thế trong võ học nhanh nhẹn nhất, nguy hiểm nhất là cặp tay con cọp và mèo. Ông còn nhớ vào năm 1986, một võ sư lớn tuổi ở miền Nam mà ông gặp tại Tây Ninh có bảo với ông rằng: “Võ Bình Định “Túc bất li địa”, ông ta bảo tui làm sao thực hiện cho thấy bộ tay. Tui ngại ổng là người lớn tuổi nên bảo đưa người nhỏ tuổi lên tui làm cho thấy. Nhưng ổng kiên quyết bảo phải chính ổng mới được. Bộ tay của mình nằm trong bộ hổ. Khi mình thực hiện xong, ổng rất phục. Nói thiệt, võ Đại Hàn rất hay ở bộ chân. Nhưng bộ chân không đáng sợ bằng bộ tay vì chân ít khi đánh được huyệt đạo, còn tay thì biến hóa khôn lường…”.

“Trà dư tửu hậu”, ông kể cho tôi nghe chuyện năm 1990, ông đi Nga hơn hai tháng dự FESTIVAL võ thuật cổ truyền quốc tế (16 nước tham gia). Việt Nam có 3 đoàn, đi ba nơi khác nhau của xứ sở có dòng sông Đông êm đềm. Đoàn Bình Định đã đạt giải nhất toàn đoàn cả về đối kháng lẫn biểu diễn, trong đó chỉ có mỗi mình ông là võ sư. Ông Chủ tịch Hội võ thuật phương Đông- người Nga-đã hỏi ông rằng: “Võ Việt Nam, muốn có nhiều người học võ, có phương pháp nào để mọi người tập võ”. Ông trả lời: “ Võ gia ngũ luyện pháp” (Việt Nam nhà nhà đều luyện võ). Ngũ luyện pháp là: Phong dạ đăng sơn/ Hắc dạ đả quyền/ Nguyệt dạ luyện kiếm/ Vũ dạ cán binh/ Trí dạ tọa tĩnh (Buổi tối trời gió lên núi/ Đêm tối đánh quyền/ Trăng sáng luyện kiếm/ Đêm trời mưa đọc kinh/ Dùng trí ngồi luyện thiền). Ông ta nghe xong rất phục và bảo rằng: “Đất nước chúng tôi nói học võ để đàn áp, còn bây giờ tôi sẽ phấn đấu để nhân dân tôi được học võ như của nước bạn (Học võ để tu).

Dẫu bây giờ “danh trấn thiên hạ” nhưng võ sư Lý Xuân Hỷ luôn canh cánh nổi lo võ học Việt Nam sẽ bị thất truyền. Ông bảo cái chính của sự thất truyền võ thuật là do tâm lí sợ người ta hơn mình nên không đem ra chỉ hết. Hôm nay đã có 10 bài quyền qui định trong thi đấu nhưng theo ông nghĩ Việt Nam còn nhiều bí quyết võ công nữa, nhưng bằng cách nào thì Liên đoàn võ cổ truyền Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng hãy tìm cho ra …”.

(Bài sưu tầm) .binhdinhffc.com

Dưa hấu và tác dụng giải nhiệt, chữa bệnh.






Trong dưa hấu có nhiều nước, protein, lipid, carbohydrat; các vitamin A, B1, B2, C; Ca, Fe, Mn, P. Thịt quả còn chứa citrulin và arginin. Hạt chứa protein, dầu và curcubocitrin.
Dưa hấu được dùng chữa bệnh trong các trường hợp:
Thanh nhiệt, giải nắng: Dùng một trong các bài thuốc sau:
- Dưa hấu bổ ra ép lấy nước khoảng 250ml, cho uống. Dùng cho bệnh nhân hội chứng dương minh nhiệt thịnh: miệng khô nứt, khát nước, trạng thái kích ứng thần kinh.
Nước ép dưa hấu liều lượng tùy ý, uống rải rác trong ngày. Dùng cho các trường hợp loét miệng, viêm họng dạng viêm khô.
- Vỏ quả dưa hấu 20g, lá sen tươi 12g, kim ngân hoa tươi 16g, hoa biển đậu tươi 12g, tây qua bì 12g, trúc diệp tâm tươi 12g. Sắc uống. Trị nóng nực ra mồ hôi nhiều, đầu váng, mắt hoa đau nhức.
Thanh nhiệt, lợi tiểu: Dùng cho chứng thấp nhiệt hoàng đản, bụng đầy nước, tiểu tiện nóng rát không thông.
- Bổ quả dưa ra lấy phần cùi trắng, cho sa nhân, tỏi vào trong, trát đất kín, phơi cho khô, lại sấy khô. Loại bỏ bùn đất, tán nhỏ. Ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 4g, uống với nước ấm. Trị báng nước.
- Vỏ xanh của dưa hấu 40g, bạch mao căn tươi 40g, xích tiểu đậu 20g. Sắc uống. Trị phù thũng do viêm thận cấp tính.
Một số thực đơn chữa bệnh
- Nước sắc tỏi dưa hấu: Dưa hấu 1 quả, tỏi 30 - 60g. Khoét một miếng tạo ra lỗ hổng, cho tỏi đã bóc vỏ vào, đặt miếng dưa vừa khoét cho kín, cho vào nồi, đun cách thủy, lấy ra ép lấy nước cho uống. Dùng cho các bệnh nhân có các chứng bệnh xơ gan cổ trướng, viêm thận cấp, viêm thận mạn.
- Tây qua bì thang: Dưa hấu (lấy phần vỏ dày bỏ ruột đỏ) 60g, diếp cá 30g, rau mướp 30g cùng đem nấu dạng canh, thêm gia vị cho ăn. Dùng cho các trường hợp viêm tắc mũi dạng viêm khô. Liên tục 3 - 5 ngày.
- Nước ép dưa hấu (chủ yếu phần cùi) 200ml để sẵn; chi tử 12g, xích thược 2g, hoàng liên 2g, cam thảo 2g. Sắc lấy nước cho thêm chút ít đường phèn khuấy tan đều. Uống dần ít một, ngậm giữ ở trong miệng khoảng vài phút trước khi nuốt. Ngày 1 lần, liên tục trong ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng loét miệng.
- Dưa hấu xào cà rốt: Tây qua bì 300g, cà rốt 200g, gừng tươi 15g. Tây qua bì thái lát; cà rốt thái lát, gừng tươi đập giập. Xào với dầu thực vật, thêm gia vị. Cho ăn thành bữa phụ hoặc ăn trong bữa chính. Ngày 1 lần, đợt dùng 7 - 10 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm xoang mũi má, tắc ngạt mũi tiết đờm vàng đục có thể lẫn tia huyết.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, có bệnh hàn thấp kiêng dùng
suckhoenct.com