Hàng năm cứ từ mồng 10 tháng Giêng âm lịch trở ra, khách thập phương lại lũ lượt đổ về đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh lễ bái cầu tài cầu lộc. Việc cầu khấn ai cũng giống ai nhưng nguồn gốc, thân thế, sự nghiệp Bà Chúa Kho thì mỗi người hiểu mỗi khác. Vậy Bà Chúa Kho là ai?
Theo cuốn sách của tác giả Khánh Duyên, Sở VH - TT Hà Bắc ấn hành trước đây thì “Tên thật của bà chả ai rõ được (…) bà vốn xuất thân trong một gia đình nghèo khổ ở Thôn Cổ Mễ (…). Nhà vua mời bà về cung lấy làm vợ…”. Sau đó vì nhớ nhà, vua cho về lập đồn điền, lại giao cho giữ kho lương thực bên sông Cầu ở phòng tuyến sông Như Nguyệt… Một cuốn sách khác có tên Lịch sử đền Bà Chúa Kho của hai tác giả Nguyễn Xuân Cẩn, Nguyễn Huy Hạnh nội dung cũng gần giống quyển trên. Ít lâu sau chân dung bà lại được tác giả Phan Huy Đông tái hiện trong hai tiểu thuyết Huyền thoại Bà Chúa Kho và Huyền thoại Bà Chúa Lẫm in chung một quyển do nhà xuất bản Văn hoá – Dân tộc phát hành đầu năm 1998. Ở “Lời nói đầu” tác giả đưa ra quan điểm “Sự tích Bà chúa Kho chỉ là những huyền thoại dân gian mà thôi (…) vấn đề tín ngưỡng đó thuộc chức năng các nhà nghiên cứu, các nhà chức trách, các nhà văn hoá…”.
Nhân vật Bà Chúa Kho trong Huyện thoại Bà Chúa Lẫm cũng mờ nhạt như mấy quyển kia, ngược lại trong Huyền Thoại Bà Chúa Kho thì thân phận nhân vật lại được miêu tả khá cặn kẽ như “bà là Lý Chiêu Phong, Công chúa thứ sáu của Vua Lý Thánh Tông, sau gả cho Hoàng Lục là quan trưởng ở Quảng Nguyên, bà được vua cha giao cho trông coi lương tiền quốc khố của triều đình…”. Rồi khi biết ý đồ nhà Tống đánh ta, vua liền “Chỉ thị cho công chúa (…) đặt một kho lương thảo, quốc khố ở mạn Kinh Bắc…”. Lại có một tài liệu khác tỉ mỉ hơn “Bà là Lý Chiêu Phong, con gái vua Lý Thánh Tông và hoàng hậu Thượng Dương, sinh ngày 12 tháng tư năm Giáp Ngọ - 1054 (…) làm chủ kho binh lương (Không nói đến tiền, vàng – TX) ở núi Cổ Mễ Tức Vũ Ninh. Bà tham gia chiến đấu chống quân Tống và anh dũng hi sinh ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tý, tức 16-2-1077 tại mặt trận sông Như Nguyệt…” .
Theo lịch sử Việt Nam thì nhà Tống xâm lược nước ta năm 1075 dưới triều Lý Nhân Tông (1072-1127). Trong trận ác chiến tại phòng tuyến địch ở đoạn sông Kháo Túc(Sông Cầu gần núi Nham Điền) quân ta đại thắng nhưng mở đầu chiến dịch bị tổn thất không nhỏ, hai hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn bị tử trận. Người chép sử dừng ở đó, hoàn toàn không nói đến sự tham chiến và hi sinh của công chúa Lý Chiêu Phong mà sau này là Bà Chúa Kho, Bà Chúa Lẫm.
Nhà nghiên cứu Lê Xuân Quang trong bài Đi tìm lại sự tích Bà Chúa Kho đăng trên tạp chí Xưa & Nay Viết “Vị nữ thần ở đền Cổ Mễ, Xã Vũ Ninh, thị xã Bắc Ninh được dân địa phương gọi là đền Bà Chúa Kho vốn là người họ Trần, sinh cuối đời vua Lý Huệ Tông (1211 - 1224), quê ở làng Quả Cảm (…). Bấy giờ nhà Trần đã thay nhà Lý (…) Vua yêu mến bèn cho vời vào cung lập làm Hoàng Phi thứ ba (…) vài năm sau Hoàng Phi đang mang thai thì bị bệnh qua đời (…) an táng xây lăng ở đất đầu núi Hoàng Nghinh thuộc làng Quả Cảm (…) Riêng đền trong Cổ Mễ tức thôn Cổ Mễ tức thôn Cổ Mễ xây trên núi Kho (Lẫm Sơn) nên gọi là đền Bà Chúa trên núi Kho hoàn toàn không có ý nghĩa Bà Chúa coi kho tàng…”.
Trong công trình nghiên cứu, khảo sát công phu, tác giả đã chứng minh ở ta có hai phụ nữ được chính thức công nhận là Bà Chúa Kho. Đó là Lý Châu Nương coi kho Phụng Thiên, tự ải trong cuộc chiến với quân Nguyên – Mông, được vua Trần truy tặng “Quản trưởng Quốc khố công chúa”. Nhân dân làng Giảng Võ – nơi sinh và Diễn Châu – nơi bà đóng quân đều lập đền thờ tôn bà làm Phúc Thần, tức gọi Bà Chúa Kho. Người thứ hai là nàng Bạch Hoa được cha là quan Vệ Uý giao cho coi kho thành Nam Định đời vua Tự Đức (1848-1883) chống Pháp xâm chiếm nước ta. Bà tử trận trong trận đánh tháng 12-1873, Vua Tự Đức xét công phong tặng “Tiết liệt Anh phong giám thương Công Chúa”, hạ chiếu xây miếu thờ ở chân Cột Cờ Thành Nam. Nhân dânNam Định tôn Bà làm Thành Hoàng Đương Cảnh - Bản Xứ - Thổ Thần…
(Theo Toquoc)
Vâng một bài viết đã mang nhiều kiến thức, tuy là "..dân bắc kỳ, ăn rau muống, lỳ hơn h..." nhưng không hiểu gì cả, rất tuyệt.
Trả lờiXóaxin cảm ơn Thầy hai lần liền nhé!
Hà hà, phen này lấy rổ mà đựng mấy cái cám ơn mới đủ.Khách sao,khách sáo quá đi.
Trả lờiXóaNha Trang mùa này là mùa ăn chơi, mùa hai cờ bạc, mùa ba riệu chè..."hài văn sơn-bảo liêm"; em không hiểu và cũng chưa một lần thưởng thức chùa Hoàng Pháp "Hoócmôn" như thế nào, nhưng dân NTrg đang dạo rực và khác với mọi năm đến châu đốc, tòa thánh thì năm nay họ bàn tán sôn sao đi "..chùa Hoàng pháp..", có lấy rổ củng không đựng được lời khen về chùa này, nếu được thầy giúp em hiểu về nó được không?, xin cảm ơn thật nhiều!
Trả lờiXóaNăm ngoái em có xem một cái đĩa nào đó về hồn cụ Hoàng Hoa Thám, nghĩa là thời gian đã lâu rồi mà cụ vẫn còn ở dưới đấy "hihi..dưới đấy đấy", Thầy ơi! tại sao? mẹ em mất đã 7 năm rồi và em cũng đã làm nghi thức theo phật dậy, nghĩa là khai thị và tụng kinh lúc lâm trung và trai tăng, tế độ lớn 2 lần, mỗi lần 46 vị tăng. theo tinh thần nhập xác, bóng đồng thì mẹ em đã siêu thăng theo hậu mẫu diêu cung.
Trả lờiXóaĐể kiểm tra độ chính xác cụ về đâu thì dùng phương pháp nào? tại sao con mù tịt giữ vậy ta. con là người trần, mắt thịt, mắc đâu thì hỏi đó, nếu mất trật tự thì mong thầy lượng thứ hoan hỉ nhé!
Chùa Hoằng Pháp là chỗ tu tập thể, mỗi lần tu cả ngàn người. Cảnh thì đẹp, chùa thì to, quảng bá thì ok. Có rảnh hãy đến một lần cho biết nghen.
Trả lờiXóaCòn cụ Thám là hồn thiêng sông núi, tổ của một chi phái thần quyền, dĩ nhiên là sống lâu rồi.Nhưng còn chuyện của cụ bà, có lẽ bạn Le nhà ta tự mình kiểm chứng thì tốt hơn. Khà khà nghe đồn nghe nói mãi thành mê tín đó nghen.
Dạ vâng! xin đa tạ, xin đa tạ Thầy!
Trả lờiXóa