Thứ Ba, 2 tháng 3, 2010
Thần tài Ấn Độ - Ganapati
Tôi thấy nhiều huynh đệ có đề cập đến pháp tài bảo liên quan đến thần tài Dzambhala của Tây Tạng. Pháp này tôi không tu tập qua nên không có ý kiến. Riêng bản thân tôi, cuộc sống bình ổn không giàu không nghèo, có thể thong dong đây đó... vì hiện tại tôi vẫn cố tạo ruộng phước cho con cái, cho gia đình nhưng đồng thời vẫn duy trì pháp tu thần tài của Balamôn cổ.
Pháp tu của tôi theo dòng thần tài Ganapati, vị thần đầu voi, phúc thần của Ấn độ giáo. Cơ duyên đến với tôi cũng lạ...
Thuở ấy tôi bắt đầu chú ý đến các sách Mật tông. Bao nhiêu bản dịch photo của anh Huyền Thanh, thầy Quảng Trí, cùng với một bộ Đại Tạng của thầy Như Cường tôi đều tìm cách "săn lùng" cho thoả chí.
Sư huynh của tôi là Minh Tịnh cũng cùng đam mê ấy. Huynh ấy ở không nên đọc trước tôi. Sau khi đọc hết chương về GANAPATI thì huynh ấy được ứng mộng. Chư vị về chỉ cho huynh ấy vẽ 4 thangka về dòng Thần tài này (trong bài tôi sẽ đưa thangka thứ nhất lên). Tưởng đổi đời, nhưng ai ngờ có được 4 thangka trong tay huynh ấy còn thê thảm hơn bình thường. Thấy không hạp, huynh ấy đưa cho tôi. Thế là tôi được hưởng trọn gia tài. Có Thangka lập tức tượng cũng theo về. Mấy hôm sau đưa khách đi dạo phố đồ cổ Lê Công Kiều, thấy một bức tượng đồng giống y Thangka, tôi bưng về với giá rẻ như cho.
Sau khi thờ, sư huynh tôi lại được tặng thêm câu chú, biết không phải dành cho mình, huynh ấy lại mang đến đưa tôi để có thể đọc tụng hằng đêm. Cuộc sống vật chất thay đổi dần, không giàu có hay trúng số độc đắc như mọi người thường mơ ước, nhưng vật chất đến đều đều rất tự nhiên và hợp lí.
Tại sao trước đây không có như vậy? tình cờ chăng? Nhưng dù sao tôi vẫn nhớ câu nói của người xưa "có thờ có thiêng, có kiêng có lành"...
Bây giờ, tôi gửi lên diễn đàn để mọi người tham khảo. Nếu ai có duyên với vị này, hy vọng đời mình sẽ đỡ vất vả hơn. Còn nếu vô duyên thì thôi. Đừng hy vọng tu luyện tài bảo rồi ở không của cải cứ tự chui vào nhà. Ai mang tư tưởng đó để tu pháp này, coi chừng tiền không đến mà của lại đội nón ra đi không biết lúc nào.
(Nếu không có tượng thờ, lấy Thangka này phóng lớn lồng khung kính thờ cũng được).
CÁCH CÚNG LỄ:
- BƠ, SỮA, PHOMAI.
- DẦU ÔLIU HOẶC DẦU CẢI ĐỂ ĐỐT ĐÈN.
- BÔNG TRÁI MÀU VÀNG HOẶC TRẮNG.
- ĐẶC BIỆT LÀ XOÀI CHÍN, DỪA XIÊM.
CHÚ ĐỌC TỤNG HẰNG ĐÊM (ĐỌC ÍT NHẤT LÀ 7 LẦN)
- OM, SRHIM GAM SAUMIYAYA GANAPATAYE VARA VADA SATVAYANAM VASA MANAYA SVAHA.
(Om, sờ rim gam, sô mi ya ya, ga na pa ta de, va ra, va đa, sát va ta nam, ma na da, soa ha)
Thangka này phù hợp với những người có công việc giao tế, buôn bán di chuyển không cố định ở văn phòng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
-
Môn phái Năm Ông ,là theo tiếng gọi của dân học Thần quyền Nam bộ từ nhửng năm 1920,nhưng nói 5 Ông thôi thì tối nghỉa quá ,vì bất kỳ hì...
-
Môn phái 5 ông phật xiêm ,gồm thờ 5 hình vị phật ,4 vị mặc áo vàng hở vai phải ,vị trên cùng có hình dáng 1 chư thiên, không mặc cà sa vàng ...
đạo hữu ơi , đệ nhớ mấy năm trước cũng vô tình đọc được bài viết này của huynh nhưng lúc đó huynh viết nhiều lắm không ngắn như vậy , rất tiếc lúc đó đệ ko lưu lại đến bây giờ vẩn tiếc hùi hụi ,kính mong huynh vui lòng cho đệ xin tệp tài liệu đó được ko ? Kính
Trả lờiXóa