Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

con Nghê và con Lân.

Con kỳ lân có niên đại khoảng 200 năm, nặng: 322 kg, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Vĩnh Long.
 Con Nghê là linh vật đặc biệt của văn hóa Việt Nam, con Lân thuộc văn hóa Trung Hoa. Về hình dạng, con Lân trông giống sư tử, mà có sừng, chân như chân trâu, thân hình tròn mập, có vẩy như vẩy rồng, miệng ngậm quả cầu, hay ngồi chống chân lên quả cầu. Con Nghê có kỳ mà không có sừng, mình thon nhỏ, chân như chân chó, dáng thanh, trông rõ ràng dáng chó chứ không tròn mập như dáng như sư tử, đuôi Nghê dài, vắt ngược lên lưng, đuôi Lân ngắn, xòe như cánh chim hay cuộn tròn như đuôi thỏ.
một con kỳ lân tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Huyền Vũ (玄武), còn gọi là Chân Võ đại đế, Bắc đế Chân Võ đế quân, Đãng Ma Thiên tôn, Hắc Đế, là một vị thần quan trọng của Đạo giáo[1], là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
Huyền Vũ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con rắn quấn quanh con rùa, có màu đen (huyền, ) là màu của hành Thủy ở phương Bắc, do đó tương ứng với mùa đông.
Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con "vũ" màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rùa, Nữ Oa có hình rắn. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.
Truyền thuyết tại Trung Quốc.
Huyền Vũ vốn là tinh tú trên trời. Giờ ngọ, ngày ba tháng ba hấp thụ tinh khí của Thái Dương, mới đầu thai vào bụng hoàng hậu nước Tịnh Lạc, 14 tháng sau mới giáng sinh. Năm 15 tuổi, Huyền Vũ rời cha mẹ, đến một nơi thâm sơn cùng cốc để tu hành đạo thuật. Hành động đó làm cảm động Ngọc Thanh Thái tổ Tử Hư Nguyên quân, Nguyên quân chỉ dẫn cho chàng vượt biển, cưỡi chim đại bàng vượt 5 vạn dặm tìm đến một ngọn núi tiên cư trú. Thế là Huyền Vũ bay đến ngọn núi Võ Đang ở tỉnh Hồ Bắc, tu luyện 42 năm. Năm 57 tuổi, buổi sớm ngày 9 tháng 9 thì tiên trên trời bay xuống mời Huyền Vũ lên trời làm tiên. Được Ngọc Hoàng đại đế cử chỉ huy thiên binh thiên tướng đi thanh lí cõi âm, trấn áp Lục thiên ma vương thắng lợi. Ngọc hoàng phong cho làm Chân Võ đại đế.[1]
Tại Trung Quốc.
Dân gian lập đền thờ Huyền Vũ, sùng bái như một vị đại thần khu trừ ma quỷ. Còn cho rằng Huyền Vũ thuộc hành Thủy có thể thắng Hỏa, chống được tai họa do nước và lửa gây ra. Người Hoa Kiều, đặc biệt là ở Hồng Kông là sùng bái nhất.[1]
Tại Việt Nam.
Huyền Vũ còn được gọi là Trấn Vũ (hay Trấn Võ), Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần trấn trị phương Bắc. Thần đã giúp An Dương Vương trừ các loại ma quỷ trong lúc xây thành Cổ Loa (cùng thần Kim Quy). Thần được thờ trong Đền Quán Thánh (Trấn Vũ Quán) - là một trong Thăng Long tứ trấn, Thăng Long tứ quán, được xây dựng dưới thời Lý Thái Tổ (1010-1028).[2]


hồ ly chín đuôi .

 Cửu vĩ hồ (tiếng Trung: 九尾狐; nghĩa đen "cáo chín đuôi") hay hồ ly chín đuôi là một sinh vật thần thoại Trung Quốc, có nguồn gốc từ sách Sơn Hải Kinh từ thời Xuân Thu Chiến Quốc. Ngoài ra, truyền thuyết cửu vĩ hồ cũng được lưu truyền sang Triều TiênNhật BảnViệt Nam.
Theo truyền thuyết, chúng có thể tu hành luyện đạo; tu một trăm năm thì 3 cái đuôi sẽ mọc ra và được gọi là "Yêu Hồ", tu luyện đến 1000 năm thì chuyển sang loài Lục vĩ ma hồ (Cáo ma 6 đuôi), và cứ như vậy, khi đến được cảnh giới là 9 đuôi (Cửu vĩ thiên hồ) thì thế gian đích thị vô thượng cảnh giới; không ai rõ đích xác phải bao năm mới đạt được đến cảnh giới. Mỗi chiếc đuôi là một mạng của chúng. Muốn giết chết một con Hồ ly thì phải chặt hết đuôi của chúng trước.
Tất cả các Hồ ly thường là cáo cái và không có khả năng thụ thai và sinh đẻ với mọi loại đàn ông. Các Hồ ly con sinh ra được là do Hồ ly mẹ đã uống thuốc tiên ngàn năm. Hồ ly rất sợ số 7 nhưng chúng lại rất ưa số 8. Hồ ly cái khi hoá thành người thường vô cùng xinh đẹp, thông minh, có sức quyến rũ kì lạ. Các Hồ ly cái thường sử dụng ưu điểm đó để hớp hồn đàn ông và sau đó sẽ tìm cách để hút máu của họ cho đến chết, thậm chí có khi còn ăn thịt họ nữa.
Hồ ly vốn là cáo nên chúng cũng có nhiều đặc tính giống cáo, đó là chúng rất thích ăn thịt gà. Tuy nhiên màu lông của Hồ ly thì khác hẳn so với cáo thường. Tuỳ theo số năm tu luyện mà chúng đổi màu theo đó. Tương truyền, lông của Cửu vĩ hồ thường có màu đỏ tươi như máu. Hồ ly thường sống trong các hang động lạnh vì chúng ưa lạnh. Mỗi khi ra khỏi hang động chúng đều thay đổi hình dạng. Chỉ khi chết chúng mới trở lại y nguyên hình dạng của một con cáo.
Các lão Hồ ly (Hồ ly già, thường là đã sống được khoảng ngàn năm tuổi) có khả năng tiên đoán rất chính xác. Hồ ly cũng có tổ chức bầy đàn. Thủ lĩnh tối cao nhất của Hồ ly thường được gọi là "Hồ cung chủ". Chức vị đó được truyền từ đời này sang đời khác, thường là truyền cho đứa con mà "Hồ cung chủ" đó yêu thương nhất hoặc tài giỏi nhất.
Có tương truyền rằng Đắc Kỷ, mỹ nữ thời Trụ Vương là một "Hồ cung chủ" của Hồ ly thời đó.

Phiên bản Trung Quốc
Cửu vĩ hồ được miêu tả trong Nam Sơn Kinh (南山經), Hải Ngoại Đông Kinh (海外東經) và Đại Hoang Đông Kinh (大荒東經) trong Sơn Hải Kinh (山海經) miêu tả là có giọng nói của một trẻ thơ. Con người có thể ăn thịt nó, và ai ăn được nó sẽ được bảo vệ khỏi ác quỷ.[1]
Trong các thư tịch sau này như Chu thư hay các bộ sưu tập truyện kể như Thái Bình quảng ký (太平廣記), cửu vĩ hồ được mô tả là một thú vật may mắn. Cửu vĩ hồ được xem là do thượng đế cử xuống trần gian, được nhìn nhận là một dấu hiệu của thịnh vượng, hòa bình và vận may. Vào thời nhà Hán, nó là vật bảo vệ dòng máu hoàng tộc. Tuy nhiên, nó cũng có thể tượng trưng cho một điềm báo về khởi nghĩa khi Hoàng đế không có tài đức.
Cửu vĩ hồ được cho là đã chiếm hữu thân thể Muội Hỉ, mê hoặc vua Kiệt, và khiến cho vương triều Hạ sụp đổ. Cửu vĩ hồ cũng xuất hiện trong tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa vào thời nhà Minh, theo đó nó là một yêu tinh, do Nữ Oa kiểm soát và được ra lệnh mê hoặc vua Trụ của nhà Thương vào thế kỷ 11 TCN. Cửu vĩ hồ đã chiếm hữu thân thể Đát Kỷ và buộc nàng phải làm theo lệnh. Cuối cùng, Đát Kỷ bị Khương Tử Nha giết chết còn cửu vĩ hồ đã bị Nữ Oa trừng phạt do nó đã làm những việc tàn ác và đã không tuân theo mệnh lệnh ban đầu là "mê hoặc Trụ vương song không làm hại những người khác". Trong các câu chuyện sau này, một con cửu vĩ hồ lại bị đổ lỗi là đã chiếm hữu thân thể Bao Tự giống như nó đã làm với Đát Kỷ và dẫn đến sự sụp đổ của triều Tây Chu, khiến vua Chu phải dời đô về phía Đông và mở ra thời kỳ Đông Chu.
Phiên bản Nhật Bản.
Vào thời kỳ Muromachi, Otogizōshi đã viết và sưu tập các câu chuyện về Tamamo-no-Mae (Ngọc Tảo Tiền), và nó cũng được Toriyama Sekien đề cập đến trong Konjaku Hyakki Shūi (今昔百鬼拾遺, Kim tích bách quý thập di). Tamamo-no-Mae là một kỹ nữ của Thiên hoàng Konoe. Cô được cho là một tuyệt thế mỹ nữ và đồng thời cũng cực kỳ thông minh. Cô đã khiến cho Thiên hoàng trở nên rất rất ốm yếu, sau khi Abe no Yasuchika đến để chuẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng sức khỏe kém của Thiên hoàng, cô đã bị người này đuổi đi. Abe no Yasuchika đã khám phá ra bản chất thực sự của Tamamo-no-mae. Một vài năm sau đó, trong khu vực Nasu, người ta đã trông thấy cửu vĩ hồ ăn thịt các phụ nữ và lữ khách.
Thiên hoàng Konoe do đó đã sai Kazusa-no-suke và Miura-no-suke cùng 8 vạn quân đi giết cửu vĩ hồ. Cuối cùng, cửu vĩ hồ đã bị giết chết trên các đồng bằng của Nasu và nó hóa thân thành một tảng đá gọi là "sesshoseki" (Sát Sinh thạch). Tảng đá liên lục thoát ra khí độc, giết chết tất cả mọi sinh vật mà nó tiếp xúc. Tảng đá được xem là đã bị phá hủy trong thời kỳ Nam-Bắc triều, và các mảnh đá của nó đã bay đến các phần khác nhau tại Nhật Bản.
Yêu tinh- Hoa Dương phu nhân chạy trốn, được mô tả trong Sangoku Yōko-den (三国妖狐伝, Tam Quốc yêu hồ truyện) của Hokusai
Trong câu chuyện mà Hokusai thuật lại, được hình thành vào thời kỳ Edo, cửu vĩ hồ chiếm hữu thân thể Đát Kỷ song sau đó đã không bị giết chết, thay vào đó nó chạy trốn đến Ma Kiệt Đà ở Thiên Trúc (Ấn Độ cổ đại). Ở đó, cửu vĩ hồ trở thành thiếp của một vương tử, khiến ông hạ lệnh cho chém đầu 1000 nam giới. Sau đó, nó lại bị đánh bại, và phải chạy trốn khỏi nước này.
Khoảng năm 780 TCN, chính con cửu vĩ hồ này đã chiếm đoạt thân thể Bao Tự và lại bị lực lượng quân sự của con người đánh đuổi.
Cửu vĩ hồ đã không hoạt động một khoảng thời gian. Đến năm 753, cửu vĩ hồ biến thành một thiếu nữ 16 tuổi tên là Wakamo, nó đã lừa phỉnh Kibi Makibi, Abe no Nakamaro, và Giám Chân; và đã lên con tàu đoàn sứ thần Nhật Bản đến triều Đường khi con tàu chuẩn bị quay trở về Nhật Bản.
Năm 1113, Sakabe Yukitsuna (坂部行綱), một samurai không có gia đình, đã gặp một bé gái bị bỏ rơi là Mizukume (藻女, tảo nữ) mà thực ra là cửu vĩ hồ biến thành, và đã nuôi đứa bé này trong 17 năm. Vào năm 18 tuổi, cô gái cải danh thành Tamamo-no-Mae, bước vào hoàng ung, và mê hoặc Thiên hoàng Konoe).
Phiên bản của Việt Nam

Trong huyền sử của Việt Nam, hồ ly chín đuôi cũng được nhắc đến với tên gọi là cáo chín đuôi đây cũng là con vật hay gây hại cho dân lành, sau đó bị Đức Lạc Long Quân giết chết để trừ hại cho dân. Hồ Tây chính là lăng mộ chôn xác cáo chín đuôi. Theo sách Lĩnh Nam chích quái, thành Thăng Long xưa hiệu là Long Biên, hồi thượng cổ không có người ở. Vua Thái Tổ nhà Lý chèo thuyền ở bến sông Nhĩ Hà, có hai con rồng dẫn thuyền đi, cho nên đặt tên là Thăng Long, rồi đóng đô ở đấy. Xưa ở phía tây thành có hòn núi đá nhỏ, phía đông gối lên sông Lô Giang. Trong hang, dưới chân núi, có con cáo trắng chín đuôi sống hơn ngàn năm, có thể hóa thành yêu quái, thành người hoặc thành quỉ đi khắp nhân gian[2].
Con cáo chín đuôi biến thành người áo trắng nhập vào giữa đám dân Mán, cùng ca hát rồi dụ dỗ trai gái trốn vào trong hang núi. Con cáo chín đuôi lúc biến thành cô gái xinh đẹp, lôi dụ các chàng trai, lúc lại thành chàng thanh niên tuấn tú đi tán tỉnh thôn nữ; khi lại là quỷ dữ dọa người đến khiếp sợ... Nó làm thế là vì muốn bắt được càng nhiều người đưa về hang sâu để ăn thịt dần. Long Quân bèn ra lệnh cho lục bộ thủy phủ dâng nước lên công phá hang đá. Cáo chín đuôi bỏ chạy, quân thủy phủ đuổi theo, phá hang bắt cáo mà nuốt ăn.
Nơi này trở thành một cái vũng sâu gọi là đầm Xác cáo, tức Tây Hồ ngày nay. Sau lập miếu, tức Kim Ngưu Tự để trấn áp yêu quái. Cánh đồng phía Tây Hồ rất bằng phẳng, dân địa phương trồng trọt làm ăn, nay gọi là Hồ Đỗng (hang cáo). Đất ở đây cao ráo, dân làm nhà mà ở, nay gọi là Hồ Thôn (thôn Cáo). Chỗ hang cáo xưa, nay gọi là Lỗ Khước Thôn[2].


Con rồng.

 Con rồng ở Việt Nam cũng tùy theo thời kỳ. Như hình ở trên là con rồng thời Lý, thể hiện sự nhẹ nhàng[1]. Còn con rồng thời Trần thì mạnh mẽ hơn, thân hình to và khoẻ khoắn, vì thời Trần 3 lần chống quân Nguyên-Mông.[1]
Rồng Việt Nam luôn có một mô-típ rõ ràng đặc trưng đó là:
  • Thân rồng uốn hình sin 11 khúc. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn.
  • Đầu rồng có bờm dài, râu cằm, không sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên. Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi mảnh rất dài.
  • Miệng rồng luôn ngậm viên châu (ở Nhật Bản, Hàn QuốcTrung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước).
Thường được tạc vào đá như biểu tượng linh thiêng canh giữ chùa chiền, lâu đài.
Rồng với người Trung Quốc
Vì đứng đầu trong tứ linh nên rồng có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tâm linh của người dân Trung Quốc. Cuối năm 1987 tại huyện Bộc Dương (濮陽) tỉnh Hà Nam, người ta khai quật được một con rồng bằng gốm, giám định là có 6 ngàn năm tuổi.
  1. Như vậy điều này càng chứng minh thêm sự sùng bái rồng trong xã hội nguyên thủy chiếm địa vị trọng yếu trong tín ngưỡng linh vật hay vật tổ (totemism: Đồ đằng sùng bái 圖騰崇拜)
  2. Và liên quan mật thiết đến chính trị, kinh tế, văn học nghệ thuật, phong tục dân gian từ đời Hạ, đời Thương và ảnh hưởng này kéo dài mấy ngàn năm không suy giảm.
  3. Rồng luôn hiện hữu trong các truyện thần thoại Trung Quốc, trong các cổ vật, tranh vẽ, lời bói trên mai rùa xương thú khai quật được, và trong các thư tịch cổ như Chu Dịch, Sơn Hải Kinh, Tả Truyện, v.v...
Rồng chữ Hán viết là với các cách phiên thiết như:
    1. Khang Hi 康熙: lực chung thiết 力鍾切, như vậy đọc là lung; lô dung thiết âm lung 盧容切音籠, như vậy cũng đọc là lung.
    2. Chu Dịch Đại Từ Điển 周易大辭典 (căn cứ Thuyết Văn Giải Tự 說文解字): lực chung thiết chung vận 力鍾切鍾韻, như vậy đọc là lung.
    3. Từ Hải 辭海: lư dung thiết âm lung 閭容切音籠, như vậy đọc là lung.
Theo các cách phiên thiết trên thì chữ nên đọc là «lung». Nhưng từ trước đến nay người Việt vẫn đọc là «long», có lẽ căn cứ vào thanh phù đồng (giản lược thành chữ lập trên đầu).
    1. Thuyết Văn Giải Tự giảng về rồng (long) là: «Lân trùng chi trưởng, năng u năng minh, năng tế năng cự, năng đoản năng trường, xuân phân nhi đăng thiên, thu phân nhi tiềm uyên.» 鱗蟲之長, 能幽能明, 能細能巨, 能短能長, 春分而登天, 秋分而潛淵 (Rồng đứng đầu các loài có vẩy, có thể ẩn hiện, có thể biến hóa nhỏ hoặc lớn, dài hoặc ngắn; tiết xuân phân thì bay lên trời, tiết thu phân thì lặn sâu đáy vực).
  1. Đoàn Ngọc Tài chú: «Mao Thi - Liệu Tiêu truyện viết: Long sủng dã. Vị long tức sủng chi giả tá dã. Chước truyện viết: Long hòa dã. Trường phát đồng. Vị long vi ung hòa chi giả tá tự dã.» 毛詩蓼蕭傳曰: 龍寵也. 謂龍即寵之假借 .勺傳曰: 龍和也. 長發同. 謂龍為邕和之假借字也 (Truyện Liệu Tiêu trong Mao Thi viết: Long tức là sủng (bằng vinh diệu, yêu mến). Nói long tức là nói chữ giả tá của sủng. Chước truyện nói: Long tức là hòa. Đồng nghĩa với trường phát (bằng phát triển lâu dài). Nói long tức là nói chữ giả tá của ung hòa (bằng hòa mục, hòa hiệp).
  2. Theo lời chú của Đoàn Ngọc Tài, trong cổ văn, chữ long ngoài ý nghĩa là một linh vật còn được dùng như chữ giả tá của sủng và hòa với các ý nghĩa đã nêu trên).
Rồng ở phương Tây[sửa]
Trong truyện cổ tích Nga hay của một số dân tộc ở châu Âu, rồng thường được miêu tả như một loài bò sát có vảy, đuôi dài, thường có ba đầu thổi ra lửa và biết bay. Các đầu này có khả năng tự mọc ra nếu bị chặt mất đầu cũ. Một số rồng chỉ có 1 đầu và có một cái mõm ngắn, quặp như mỏ đại bàng.
Cũng theo những truyện cổ phương Tây : rồng thường được giao nhiệm vụ canh giữ kho báu, lâu đài hay người đẹp, song thường tỏ ra là loài "hữu dũng vô mưu" vì thường chịu thua và thiệt mạng dưới tay một tráng sĩ.
Đối với phương Tây, rồng là loài quái vật, tượng trưng cho sức mạnh nhưng nghiêng về ý nghĩa độc ác, hung dữ. Nó có hình dáng của khủng long có thêm sừng, cánh, vây lưng và có thể phun ra lửa hoặc nước… Da của nó rắn chắc, không loại vũ khí nào có thể sát thương được nhưng lại có điểm yếu nằm ở mắt và lưỡi, thường sống nơi hẻo lánh,con người ít đặt chân đến.
Rồng cơ bản có 4 loại mang 4 sức mạnh của thiên nhiên là 4 yếu tố tạo nên vũ trụ: Gió, Lửa, Đất và Nước. Từ 4 loại chính này mà người ta tưởng tượng ra nhiều loại rồng khác nhau:
  1. Rồng Đất sống trong những hang động sâu thẳm trong núi hoặc thung lũng.
  2. Rồng Nước sống ở bờ biển, dưới biển, đầm lầy.
  3. Rồng Lửa sống ở các hang động của núi lửa.
  4. Rồng Gió sống ở các vách đá, đỉnh núi cao.
  • Sự thật có Rồng hay không?
    • Về khía cạnh sinh học, theo hình dáng và cách sinh sống thì đó có thể đây là những con khủng long của thời kỳ tiền sử còn sót lại, là loài thằn lằn khổng lồ sống trong hang động, vùng biển hay các thung lũng, cánh rừng mà con người ít đặt chân đến.
    • Vậy rồng có thể xuất phát từ một loài sinh vật có thật rồi trí tưởng tượng của loài người tô vẽ thêm nhưng cũng có thể chỉ là sản phẩm thuần túy của trí tưởng tượng khi người ta trực tiếp đối diện với sức mạnh siêu nhiên trong tự nhiên như bão tố, núi lửa phun trào, động đất, lũ lụt... và họ đã gán ghép hiện tượng thiên nhiên này với hình ảnh các con Rồng nổi giận.
Lịch sử ra đời[sửa]
Hình tượng của rồng bao gồm các loài:có mào,cựa gà,thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Có người cho rằng sau khi Hoa Hạ thống nhất các bộ tộc trung nguyên đã kết hợp vật tổ của mình cùng với vật tổ của các bộ tộc đó thành con rồng
Chín đứa con của rồng[sửa]
Rồng có chín đứa con, là chín loài thần thú nhưng không phải rồng. tùy vào tính cách của mỗi con mà người ta dùng trang trí ở những nơi khác nhau như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền... Là con thứ 9 của con Rồng theo quan niệm phương Đông. Đây là con vật rất trung thành với chủ, dù chủ nó làm nghề gì nên được rất nhiều người Trung Quốc và cả người Việt Nam rước về (để lấy may mắn).
  1. Tỳ mẹ
  2. TyNhai
  3. Trào Phong
  4. Lưu Bang
  5. Toan Nghê
  6. Bá Hạ
  7. Bệ Ngạn
  8. Phụ Tí
  9. Vy Cốt
Long (Rồng) là một hình tượng Linh Thiêng của Trung Quốc và một số nước Á Đông, đặt nó ở đâu thì nơi đó mang ẩn ý chứa đựng điều cát tường, nó cũng là đứng đầu trong bốn con thú lành của Trung Quốc. Trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Phẩm (Rồng Sinh 9 con), các phẩm không giống nhau phân biệt như sau:
Bị Hí là con trưởng của Rồng.
Còn có tên khác là bá hạ, bát phúc, thạch long qui. Linh vật có hình dáng thân rùa, đầu rồng, có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá...
Li Vãn là con thứ hai của Rồng.
Còn có tên gọi là si vẫn. Linh vật có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn, thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài…
Bồ Lao là con thứ ba của Rồng.
Linh vật thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý muốn.
Bệ Ngạn là con thứ tư của Rồng.
Còn có tên gọi khác là bệ lao, hiến chương. Linh vật có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn, thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công, nhờ vậy bệ ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.
Thao Thiết là con thứ năm của Rồng.
Linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ, có tính tham ăn vô độ nên được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.
Công Phúc là con thứ sáu của Rồng.
Linh vật này thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như: cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè… với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ nhân dân.
Nhai Xế là con thứ bảy của Rồng.
Linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh nên thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm… ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc.
Toan Nghê là con thứ tám của Rồng.
Còn có tên gọi khác là kim nghê. Linh vật có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút nên được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.
Tiêu Đồ là con thứ chín của Rồng.
Linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình nên thường được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.
Ngoài chín linh vật nói trên, gia đình Rồng còn có một số linh vật khác như:
Tù Ngưu: Linh vật giỏi về âm luật nên thường được khắc trên các nhạc cụ, nhạc khí...
Trào Phong: Linh vật thường được chạm khắc trên nóc nhà với ngụ ý chống hoả hoạn và thị uy kẻ xấu (gần giống với li vãn).
Phụ Hí: Linh vật được chạm khắc trên các bia mộ, bài vị với ngụ ý bảo vệ mộ phần người đã khuất.
Trong chín con của Rồng duy có Bá Hạ thích mang vật nặng, ngoại hình của nó giống con rùa, đầu thì giống rồng, gọi là con thú mang bia (Có một số người, thậm chí cả các nhà Sử Học có sự nhầm lẫn khi cho rằng các con vật đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là loài Rùa, thật ra đó là Bá Hạ vì ngoài đặc tính thích mang vật nặng nó cũng rất thích văn chương nên người xưa dùng nó để đặt bia Tiến Sĩ - Điều này mang ý nghĩa sâu sắc hơn là một con rùa bình thường).
Trong dân gian thì các con rùa lớn linh thiêng cũng được gọi là Long Quy. Trong truyền thuyết cổ của Trung Quốc cũng có nói đến Nữ Oa Nương Nương dùng bốn chân rùa lớn để chống bốn góc trời bị Cung Công húc nghiêng lệch. Cũng vì Long Quy thích mang vật nặng, ngụ ý giúp con người chống lại Sát khí giảm tai họa, nên Long Quy thường dùng để trấn trạch hưng gia, nó cũng đem lại Phúc Trạch giúp cho cuộc sống tốt hơn. Long Quy đặt tại tài vị thì thúc đẩy tài lộc, đặt tại vị trí Tam Sát hoặc vị trí nhiều thủy khí thì tác dụng hóa giải rất lớn. Phong Thủy Học có nói: “Yếu khoái phát, đầu Tam Sát – Phát tác nhanh chóng nhất là Tam Sát”. Thủy khí lớn chủ thị phi khẩu thiệt, Long Quy đặt ở đó có thể hóa giải tranh cãi, còn đem lại nhân duyên nữa. Long Quy có thể chiêu tài hóa sát, thêm nữa rùa có hàm nghĩa Nhân Thọ, cho nên Long Quy sử dụng ít khi úy kỵ. Hình dáng nó cũng làm cho nhiều người thích, nhà nhà ai cũng muốn bày nó. Khi bày Long Quy tốt nhất nên lấy Mệnh Vận của chủ nhà mà tính toán, sẽ không bao giờ bất lợi khi quan hệ với người khác. Muốn dùng chiêu tài thì đặt nó hướng ra cửa như dùng Tỳ Hưu. Long Quy bài trí ở phía hậu nhà thì có tác dụng Trấn Trạch. Long Quy có tác dụng tụ sinh khí làm cho vượng nhân đinh. Long Quy trước tiên mang hàm nghĩa Vinh Quý, ngụ rằng Vinh Hoa Phú Quý hay Áo Gấm Về Làng. Cho nên nói đến Long Quy thì đó là một con vật rất Tốt Lành. Đời Tống có quan niệm cho rằng Long Quy tức là Thần Vật của Bắc Đế Chân Võ (Một trong các Hóa Thân của Ngọc Hoàng Thượng Đế).
Long Quy đầu đặt quay về cửa sổ (Bên ngoài cửa sổ có sông, ngòi, biển là tốt nhất), đặt tại phòng khách hoặc phòng đọc sách. Cửa sổ đặt ở vị trí phía đông càng tốt vì có câu “Tử Khí (Khí Lành) đến từ phương Đông”.
Tại phòng làm việc nên bày đối diện cửa phòng hoặc cửa sổ (bày ngay trên bàn làm việc của mình). Sau đuôi Long Quy nên bày Tử Tinh Động (Động đá tím) để khí tím đến nhập vào huyệt động. Trước mặt Long Quy nên bày một thủy tinh cầu trong suốt để bổ sung thủy khí cho Long Quy.

Kỳ lân .

 Kỳ lân trong văn hóa châu Âu, là một sinh vật thần thoại, với hình dáng phổ biến được biết đến như là con ngựa trắng có một sừng trên trán hoặc có thể có 2 cánh. Tuy vậy, kỳ lân truyền thống còn có thêm chòm râu dê, đuôi sư tử, và bộ móng xẻ như trâu bò. Điều này khiến nó khác biệt với một con ngựa thường.[1]
 Bức Trinh nữ dịu dàng và trầm ngâm có sức mạnh thuần dưỡng kỳ lân (1602), tranh fresco,Domenico Zampieri, trưng bày tại Palazzo Farnes, Roma

Kỳ lân cổ xưa[sửa]
Hình tượng con vật một sừng đã được tìm thấy trên một số con dấu từ văn minh lưu vực sông Ấn.[2] Những con dấu với thiết kế như vậy được cho là mang dấu hiệu của vai vế cao cấp trong xã hội thời đó.[3]
Một động vật được gọi là Re'em (tiếng Hebrew: רְאֵם) được đề cấp tới tại một số phần trong Kinh thánh Hebrew, thường như là một ẩn dụ đại diện cho sức mạnh. Đây là động vật thường được mô tả trong nghệ thuật nền văn minh Lưỡng Hà cổ xưa, chỉ với một sừng nhìn thấy được.[4]
Những bản dịch Kinh Thánh (1611) có thẩm quyền của King James, đã lấy từ Unicorn, hay kinh Hy Lạp lấy từ monokeros và kinh La Mã lấy từ unicornus, để dịch từ Re'em, cung cấp một loài vật một sừng không thể thuần hóa mà dân gian có thể nhận ra được.
Kỳ lân không được tìm thấy trong thần thoại Hy Lạp, mà đúng hơn là trong các lĩnh vực của lịch sử tự nhiên. Các học giả Hy Lạp về lĩnh vực lịch sử tự nhiên đã cho rằng thực tế kỳ lân sống tại Ấn Độ, một vương quốc xa xôi và tuyệt vời dành cho chúng. Mô tả sớm nhất là từ Ctesias, người đã miêu tả chúng như là những con lừa hoang dã, rất nhanh chân, có một sừng dài chừng một cubit rưỡi (khoảng 70 cm) và lông màu trắng, đỏ hoặc đen.[5] Aristotle đã theo Ctesias sau khi ông đề cập đến một trong hai loài động vật một sừng, các oryx (một loại linh dương) và cái gọi là "lừa Ấn Độ".[6][7]
Strabo cho biết, ở vùng Caucasus (tại Trung Đông) có loài ngựa một sừng với cái đầu giống loài nai.[8] Pliny thì đề cập đến các con oryx và bò Ấn Độ (có thể là một con tê giác) là một trong những con thú một sừng, cũng như "con vật rất hung dữ gọi là MONOCEROS có chiếc đầu của nai, bàn chân của voi, và đuôi của heo rừng, trong khi phần còn lại của cơ thể lại tương tự như của ngựa, và có một sừng đen đâm ra từ giữa trán dài tầm hai cubits".[9]
Trong khi đó, kỳ lân (tiếng Trung: 麒麟) trong văn hóa Trung Hoa lại là một sinh vật gần giống con Chimera (thần thoại), với mình nai, đầu sư tử, vảy xanh lục và chiếc sừng cong dài hướng về phía trước. Cụ thể xem bài viết về kỳ lân.
Phiên bản trong văn hóa Nhật, Kirin, giống với kỳ lân phương Tây hơn, ngay cả khi nó được dựa trên kỳ lân Trung Hoa.

Kỳ lân thời Trung cổ

Những kiến thức thời Trung cổ về loài sinh vật này bắt nguồn từ Kinh Thánh và những nguồn cổ xưa về những sinh vật giống lừa hoang dã, dê, hay ngựa.
Những câu truyện ngụ ngôn về thú vật thời Trung cổ, đã phổ biến một hình tượng tinh tế, trong đó con kỳ lân, được Đức mẹ Đồng Trinh Maria nuôi giữ. Ngay khi con kỳ lân nhìn thấy bà, nó ngả đầu vào lòng bà và thiếp ngủ. Điều này trở thành một biểu tưởng cơ bản làm cơ sở cho những ý niệm về loài kỳ lân, chứng minh sự xuất hiện của nó trong mọi hình thức nghệ thuật tôn giáo.
Hai lý giải chính cho biểu tượng kỳ lân trong Ngoại giáoCông giáo khác nhau. Diễn giải của Ngoại giáo tập trung vào tri thức Trung cổ về những người tình dối lừa, trong khi một số bản viết Công giáo giải thích cái chết của kỳ lân như những khổ hình của Chúa Kitô.
Kỳ lân từ lâu đã được xác định là một biểu tượng của Chúa Kitô trong Công Giáo, cho phép các biểu tượng ngoại giáo truyền thống của kỳ lân được chấp nhận trong học thuyết tôn giáo. Các huyền thoại nguyên bản chỉ đến một con thú với một sừng mà chỉ có thể được thuần dưỡng bởi một thiếu nữ đồng trinh; sau đó, một số học giả Công Giáo cho điều này thành một biểu tượng cho mối quan hệ của Chúa Kitô với Đức mẹ Đồng trinh Maria. Điều thú vị là, thuật ngữ tập thể cho một đàn kỳ lân đã được đề xuất như là "một phước lành của kỳ lân" (tiếng anh: a blessing of unicorns).
Cùng với sự gia tăng của chủ nghĩa nhân văn, kỳ lân còn mang biểu tượng của tình yêu trong sáng và hôn nhân chung thủy.
Kỳ lân, được cho là chỉ được thuần dưỡng bởi những trinh nữ. Điều này được phổ biến trong các câu chuyện dân gian thời Trung cổ. Những con kỳ lân được cho là có thể phân biệt được một người phụ nữ còn trinh hay không. Trong một số câu chuyện, kỳ lân chỉ được cưỡi bởi trinh nữ.
Trong khi đó, Marco Polo đã miêu tả chúng như là:
...nhỏ hơn con voi một chút, chúng có bộ lông như trâu và bàn chân thì giống của voi. Chúng có một cái sừng đen ở giữa trán...có cái đầu giống loài lợn lòi hoang dã. Chúng dành phần thời gian đầm mình vào bãi bùn. Trông chúng rất bẩn thỉu. Chúng không giống tất cả những gì mà chúng ta đã miêu tả khi liên hệ với việc chúng được nuôi dưỡng bởi những trinh nữ, thực sự trái ngược với ý niệm của chúng ta.
Rõ ràng là Marco Polo đang nói đến một con tê giác. Tại Đức, từ thế kỳ 16, từ Einhorn (tiếng Anh: one-horn, tiếng Việt: một sừng) đã miêu tả một vài loài tê giác. Người Na Uy cổ thì tin rằng kỳ lân biển đã xác minh sự tồn tại của kỳ lân. Sừng của kỳ lân biển được cho là xuất phát từ một chiếc răng của hàm trên và phát triển ra bên ngoài.
Theo Ngài Thomas Browne, sừng kỳ lân có thể trung hòa chất độc, nên được dùng làm ly trong các nghi lễ. Thậm chí, ngai vàng hoàng gia Đan Mạch cũng được cho là làm bằng sừng kỳ lân.

Săn bắt kỳ lân.

Một phương thức truyền thống để săn kỳ lân là bẫy chúng bằng một trinh nữ.
Leonardo da Vinci viết trong sổ ghi chú của ông:
Kỳ lân, ngoài thái độ không đúng mức và không biết cách kiểm soát bản thân, với tình cảm hướng tới những trinh nữ đã khiến nó quên đi tính dữ tợn và hoang dại; để đi tới và nằm ngủ trong lòng những thiếu nữ. Sau đó, người thợ săn chỉ việc tới bắt chúng.[10]
 Bức Thiếu nữ hoang dã bên kỳ lân (1500-1510), Bảo tàng lịch sử Basel

Thời Gothic, hàng loạt bộ bảy chiếc thảm thêu về Việc săn bắt kỳ lân đã trở nên nối tiếng, và là một mũi nhọn đắt giá trong ngành sản xuất thảm châu Âu, kếp hợp cả hai chủ đề thế tục và tôn giáo.
Hiện nay, những tấm thảm thêu như vậy được treo tại Tu viện của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, thành phố New York.
Trong loạt thảm này, là hình ảnh những quí tộc giàu sang, được hộ tống bởi các thợ săn và chó săn, đuổi theo một con kỳ lân trên một phông nền hoa hay những tòa nhà và khu vườn. Họ bắt con thú vào lồng với sự giúp đỡ của một thiếu nữ, và đem nó trở về lâu đài. Ở bản cuối cùng và cũng là bản nổi tiếng nhất, "Con kỳ lân trong vòng câu thúc", nó vẫn sống vui vẻ, bên cạnh một cây lựu, bao quanh là hàng rào, trên một cành đồng hoa. Các học giả phỏng đoán rằng những vết đỏ trên sườn của nó không phải là máu mà đúng hơn là nước từ trái trái lựu đang rỏ xuống, đây là một biểu tượng của khả năng sinh sản. Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự của con kỳ lân phục sinh đầy bí ẩn trong tấm thảm cuối cùng là vẫn chưa rõ ràng. Phiên bản này được dệt vào khoảng những năm 1500 tại Vùng đất trũng, có thể là Brussels hoặc Liége.
Một bộ sáu chiếc thảm nổi tiếng khác là Thiếu nữ với kỳ lân (tiếng Pháp: Dame à la licorne) đang được trưng bày trong Bảo tàng quốc gia Trung Cổ, Paris, cũng được dệt tại miền Nam Hà Lan trước năm 1500.
Bản sao của những tấm thảm kỳ lân hiện đang được được dệt lại cho mục đích trưng bày lâu dài trong lâu đài Stirling, Scotland, để thay thế cho phiên bản vào thế kỳ 16.

Bằng chứng khẳng định

Năm 1663, trong số nhiều mẩu xương thời tiền sử được tìm thấy ở Einhornhöhle tại vùng núi Harz Đức, một số đã được lựa chọn và lắp ráp lại thành một con kỳ lân bởi Ngài Otto von Guericke vùng Magdeburg. Trên thực tế, con vật được gọi là kỳ lân của Guericke chỉ có hai chân, và được ghép lại từ xương hóa thạch của một con tê giác lông mịnvoi ma mút, với cái sừng của một con kỳ lân biển. Bộ xương này được kiểm tra bởi Gottfried Leibniz, người trước đó đã nghi ngờ sự tồn tại của kỳ lân, nhưng được thuyết phục bởi nó.[11]
Nam tước Georges Cuvier chủ trương, vì kỳ lân có bộ móng chẻ, nên nó phải có một hộp sọ chẻ, để chiếc sừng duy nhất có thể phát triển được. Như để bác bỏ điều này, Tiến sĩ W. Franklin Dove, giáo sư Đại học Maine, đã hợp nhất các chồi sừng của một con bê với nhau, tạo ra hình dáng bên ngoài của một con bò một sừng.[12]
Kể từ khi tê giác là động vật trên cạn còn sống sót duy nhất có một sừng, nó đôi khi được coi là nguồn gốc của truyền thuyết kỳ lân, bắt nguồn từ cuộc đọ sức giữa những động vật châu Âu kỷ băng hà và tê giác lông mịn, hoặc là truyền thuyết có thể đã được dựa trên tê giác của châu Phi

Con dấu kỳ lân trong nền Văn minh lưu vực sông Ấn[sửa]

Các đối tượng đầu tiên khai quật từ HarappaMohenjo-daro là những con dấu nhỏ bằng đá khắc những hình con thù khá tao nhã, bao gồm một hình giống với con kỳ lân ở phía trên, bên trái, và đánh dấu bằng chữ Indus, những ký tự hiện vẫn gây trở ngại đối với các học giả. Những con dấu này được đề 2500 TCN. Nguồn: Đại học North Park, Chicago, Illinois. (Hình: Con dấu Harappa.)

Con dấu này là một cận cảnh của loài động vật giống kỳ lân, được tìm thấy tại Mohenjo-daro, dài 29 mm (1,14 inch) mỗi cạnh và được làm bằng khoáng chất Steatite nóng. Steatite là một hòn đá được chạm khắc mềm mại một cách dễ dàng mà trở nên cứng sau khi nung nóng. Trên đầu là bốn chữ tượng hình Indus chưa được giải mã, là một trong những hệ thống văn bản đầu  tiên trong lịch sử. (Hình: Kỳ lân Harappa.)

 Bộ xương kỳ lân của Ngài Otto von Guericke, trưng bày gần vườn thú Osnabrück



Tê giác cổ

Một gợi ý là kỳ lân dựa trên loài động vật đã tuyệt chủng, elasmotherium, một loài tê giác Á-Âu lớn mang nguồn gốc ở các thảo nguyên, nằm phía nam của phạm vi tê giác lông mịn ở Kỷ băng hà Châu Âu. Elasmotherium nhìn giống như ngựa một chút, nhưng nó có một sừng lớn duy nhất ở trán của nó.
Tuy nhiên, theo Sách gia đình Bắc Âu và nhà khoa học Willy Ley, loài vật đó có thể đã sống sót đủ lâu để được nhớ trong truyền thuyết của những người Evenk của Nga như là một con bò đen khổng lồ với một sừng trên trán và duy nhất.
Trong sự ủng hộ này, một điều đã được ghi nhận rằng, vào thế kỷ 13,nhà thám hiểm Marco Polo tuyên bố đã thấy một con kỳ lân tại Java, nhưng mô tả của ông rõ ràng làm cho người đọc hiện đại nhận ra ông thực sự nhìn thấy một con tê giác Java.

Con elasmotherium

 

Kỳ lân biển

Năm 1638, Ole Worm, nhà sinh vật học Đan Mạch phát biểu, sừng của kỳ lân thường thấy trong Phòng nội các của những ham biết thời Trung cổ và châu Âu Phục Hưng, là những ví dụ rất thường xuyên về chiếc ngà đơn, dài và xoắn ốc của kỳ lân biển Monodon monoceros thuộc bộ Cá voi Bắc Băng Dương.[13] Chúng được mang về phía Nam như là một món hàng thương mại rất có giá trị, và được bán như sừng của kỳ lân huyền thoại. Là một chiếc ngà, chúng qua được rất nhiều các xét nghiệm khác nhau nhằm làm giảm giá trị của sừng kỳ lân giả. Vì những chiếc sừng được xem là mang quyền hạn của phép thuật, người Viking và những thương gia miền Bắc có thể bán chúng đắt hơn cả vàng.
Nữ hoàng Elizabeth I của Anh cũng giữ một chiếc sừng kỳ lân trong Phòng nội các của những ham biết của bà, chiếc sừng được Martin Frobisher, nhà thám hiểm Bắc Băng Dương, mang về trong chuyến trở về từ Labrador vào năm 1577.[14] Các mô tả thông thường của chiếc sừng kỳ lân xoắn ốc trong nghệ thuật, bắt nguồn từ đó.
Sự thật về nguồn gốc chiếc ngà phát triển dần dần trong kỷ nguyên khám phá, khi những nhà thám hiểm và nhà tự nhiên học bắt đầu chuyến thăm thú khu vực và lĩnh vực của mình. Năm 1555, Olaus Magnus xuất bản một bản vẽ của sinh vật giống cá có sừng trên trán.