Rồng
Việt Nam luôn có một mô-típ rõ ràng đặc trưng
đó là:
- Thân
rồng uốn hình
sin 11 khúc. Thân mềm mại uốn lượn
thể hiện sự biến hóa. Trên lưng có vây
nhỏ liền mạch và đều đặn.
- Đầu
rồng có bờm dài, râu cằm, không sừng. Mắt
lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên.
Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng
đều đặn chứ không phải là cái mũi
thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi mảnh rất
dài.
- Miệng rồng luôn ngậm viên châu (ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước).
Thường
được tạc vào đá như biểu tượng
linh thiêng canh giữ chùa chiền, lâu đài.
Rồng với
người Trung Quốc
Vì
đứng đầu trong tứ linh nên rồng có ảnh
hưởng không nhỏ trong đời sống tâm linh
của người dân Trung Quốc. Cuối năm 1987
tại huyện Bộc Dương (濮陽) tỉnh
Hà Nam,
người ta khai quật được một con
rồng bằng gốm, giám định là có 6 ngàn năm
tuổi.
- Như
vậy điều này càng chứng minh thêm sự sùng bái
rồng trong xã hội nguyên thủy chiếm địa
vị trọng yếu trong tín ngưỡng linh vật
hay vật tổ (totemism: Đồ đằng sùng bái 圖騰崇拜)
- Và liên
quan mật thiết đến chính trị, kinh tế,
văn học nghệ thuật, phong tục dân gian
từ đời Hạ, đời Thương và
ảnh hưởng này kéo dài mấy ngàn năm không suy
giảm.
- Rồng
luôn hiện hữu trong các truyện thần thoại
Trung Quốc, trong các cổ vật, tranh vẽ, lời
bói trên mai rùa xương thú khai quật được,
và trong các thư tịch cổ như Chu
Dịch, Sơn
Hải Kinh, Tả Truyện, v.v...
Rồng
chữ Hán viết là 龍 với
các cách phiên thiết như:
- Khang
Hi 康熙:
lực chung thiết 力鍾切,
như vậy đọc là lung; lô dung thiết âm lung 盧容切音籠,
như vậy cũng đọc là lung.
- Chu
Dịch Đại Từ Điển 周易大辭典
(căn cứ Thuyết Văn Giải Tự 說文解字): lực chung
thiết chung vận 力鍾切鍾韻,
như vậy đọc là lung.
- Từ
Hải 辭海:
lư dung thiết âm lung 閭容切音籠,
như vậy đọc là lung.
Theo các
cách phiên thiết trên thì chữ 龍 nên
đọc là «lung». Nhưng từ trước đến
nay người Việt vẫn đọc là «long», có lẽ
căn cứ vào thanh phù đồng 童 (giản
lược thành chữ lập 立 trên
đầu).
- Thuyết
Văn Giải Tự giảng về rồng (long) là:
«Lân trùng chi trưởng, năng u năng minh, năng
tế năng cự, năng đoản năng
trường, xuân phân nhi đăng thiên, thu phân nhi
tiềm uyên.» 鱗蟲之長, 能幽能明, 能細能巨, 能短能長, 春分而登天, 秋分而潛淵
(Rồng đứng đầu các loài có vẩy, có
thể ẩn hiện, có thể biến hóa nhỏ
hoặc lớn, dài hoặc ngắn; tiết xuân phân thì
bay lên trời, tiết thu phân thì lặn sâu đáy
vực).
- Đoàn
Ngọc Tài chú: «Mao Thi - Liệu Tiêu truyện viết:
Long sủng dã. Vị long tức sủng chi giả tá
dã. Chước truyện viết: Long hòa dã.
Trường phát đồng. Vị long vi ung hòa chi
giả tá tự dã.» 毛詩蓼蕭傳曰: 龍寵也. 謂龍即寵之假借 也.勺傳曰: 龍和也. 長發同. 謂龍為邕和之假借字也
(Truyện Liệu Tiêu trong Mao Thi viết: Long tức là
sủng (bằng vinh diệu, yêu mến). Nói long tức
là nói chữ giả tá của sủng. Chước
truyện nói: Long tức là hòa. Đồng nghĩa
với trường phát (bằng phát triển lâu dài).
Nói long tức là nói chữ giả tá của ung hòa
(bằng hòa mục, hòa hiệp).
- Theo
lời chú của Đoàn Ngọc Tài, trong cổ văn,
chữ long ngoài ý nghĩa là một linh vật còn
được dùng như chữ giả tá của
sủng và hòa với các ý nghĩa đã nêu trên).
Rồng ở phương
Tây[sửa]
Trong
truyện cổ tích Nga hay của
một số dân tộc ở châu Âu,
rồng thường được miêu tả như
một loài bò sát có vảy, đuôi dài, thường có ba
đầu thổi ra lửa và biết bay. Các đầu
này có khả năng tự mọc ra nếu bị chặt
mất đầu cũ. Một số rồng chỉ có 1
đầu và có một cái mõm ngắn, quặp như mỏ
đại bàng.
Cũng
theo những truyện cổ phương Tây : rồng
thường được giao nhiệm vụ canh giữ
kho báu, lâu đài hay người đẹp, song
thường tỏ ra là loài "hữu dũng vô
mưu" vì thường chịu thua và thiệt mạng
dưới tay một tráng sĩ.
Đối
với phương Tây, rồng là loài quái vật,
tượng trưng cho sức mạnh nhưng nghiêng
về ý nghĩa độc ác, hung dữ. Nó có hình dáng
của khủng long có thêm sừng, cánh, vây lưng và có
thể phun ra lửa hoặc nước… Da của nó
rắn chắc, không loại vũ khí nào có thể sát
thương được nhưng lại có điểm
yếu nằm ở mắt và lưỡi, thường
sống nơi hẻo lánh,con người ít đặt chân
đến.
Rồng
cơ bản có 4 loại mang 4 sức mạnh của thiên
nhiên là 4 yếu tố tạo nên vũ trụ: Gió, Lửa,
Đất và Nước. Từ 4 loại chính này mà
người ta tưởng tượng ra nhiều loại
rồng khác nhau:
- Rồng
Đất sống trong những hang động sâu
thẳm trong núi hoặc thung lũng.
- Rồng
Nước sống ở bờ biển, dưới
biển, đầm lầy.
- Rồng
Lửa sống ở các hang động của núi
lửa.
- Rồng
Gió sống ở các vách đá, đỉnh núi cao.
- Sự
thật có Rồng hay không?
- Về
khía cạnh sinh học, theo hình dáng và cách sinh sống
thì đó có thể đây là những con khủng long
của thời kỳ tiền sử còn sót lại, là
loài thằn lằn khổng lồ sống trong hang
động, vùng biển hay các thung lũng, cánh rừng
mà con người ít đặt chân đến.
- Vậy
rồng có thể xuất phát từ một loài sinh
vật có thật rồi trí tưởng tượng
của loài người tô vẽ thêm nhưng cũng có
thể chỉ là sản phẩm thuần túy của trí
tưởng tượng khi người ta trực
tiếp đối diện với sức mạnh siêu
nhiên trong tự nhiên như bão tố, núi lửa phun
trào, động đất, lũ lụt... và họ
đã gán ghép hiện tượng thiên nhiên này với
hình ảnh các con Rồng nổi giận.
Lịch sử ra
đời[sửa]
Hình
tượng của rồng bao gồm các loài:có mào,cựa
gà,thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của
chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Có
người cho rằng sau khi Hoa Hạ thống nhất các
bộ tộc trung nguyên đã kết hợp vật tổ
của mình cùng với vật tổ của các bộ
tộc đó thành con rồng
Chín đứa con của
rồng[sửa]
Rồng
có chín đứa con, là chín loài thần thú nhưng không
phải rồng. tùy vào tính cách của mỗi con mà
người ta dùng trang trí ở những nơi khác nhau
như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền...
Là con thứ 9 của con Rồng theo quan niệm
phương Đông. Đây là con vật rất trung thành
với chủ, dù chủ nó làm nghề gì nên được
rất nhiều người Trung Quốc và cả
người Việt Nam rước về (để
lấy may mắn).
- Tỳ
mẹ
- TyNhai
- Trào
Phong
- Lưu
Bang
- Toan
Nghê
- Bá
Hạ
- Bệ
Ngạn
- Phụ
Tí
- Vy
Cốt
Long
(Rồng) là một hình tượng Linh Thiêng của Trung
Quốc và một số nước Á Đông, đặt nó
ở đâu thì nơi đó mang ẩn ý chứa
đựng điều cát tường, nó cũng là
đứng đầu trong bốn con thú lành của Trung
Quốc. Trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Phẩm
(Rồng Sinh 9 con), các phẩm không giống nhau phân biệt
như sau:
Bị Hí là con trưởng của
Rồng.
Còn
có tên khác là bá hạ, bát phúc, thạch long qui. Linh vật có
hình dáng thân rùa, đầu rồng, có sức mạnh
vượt bậc, chịu được trọng
lượng lớn nên thường được
chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ
đá, cột đá, bia đá...
Li Vãn là con thứ hai của Rồng.
Còn
có tên gọi là si vẫn. Linh vật có đầu rồng,
miệng rộng, thân ngắn, thích ngắm cảnh và
thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên
được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các
cung điện cổ, chùa chiền, đền đài…
Bồ Lao là con thứ ba của
Rồng.
Linh
vật thích âm thanh lớn, thường được
đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông
được đúc có âm thanh như ý muốn.
Bệ Ngạn là con thứ tư của
Rồng.
Còn
có tên gọi khác là bệ lao, hiến chương. Linh
vật có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc,
có sức thị uy lớn, thích lý lẽ và có tài cãi lý
đòi sự công bằng khi có bất công, nhờ vậy
bệ ngạn thường được đặt
ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý
răn đe người phạm tội và nhắc nhở
mọi người nên sống lương thiện.
Thao Thiết là con thứ năm của
Rồng.
Linh
vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ
kỳ lạ, có tính tham ăn vô độ nên
được đúc trên các đồ dùng trong ăn
uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn
đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.
Công Phúc là con thứ sáu của
Rồng.
Linh
vật này thích nước nên được khắc làm
vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao
thông đường thủy như: cầu, rãnh dẫn
nước, đập nước, bến tàu, thuyền
bè… với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản,
trông coi lượng nước phục vụ nhân dân.
Nhai Xế là con thứ bảy
của Rồng.
Linh
vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn
thịnh nộ và ham sát sinh nên thường được
chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm…
ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can
đảm của các chiến binh nơi trận mạc.
Toan Nghê là con thứ tám của
Rồng.
Còn
có tên gọi khác là kim nghê. Linh vật có mình sư tử,
đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và
thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương
tỏa lên nghi ngút nên được đúc làm vật trang
trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong
muốn hương thơm của trầm hương luôn
tỏa ngát.
Tiêu Đồ là con thứ chín của
Rồng.
Linh
vật có tính khí lười biếng, thường cuộn
tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh
địa của mình nên thường được
khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm
khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm
nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.
Ngoài
chín linh vật nói trên, gia đình Rồng còn có một
số linh vật khác như:
Tù
Ngưu: Linh vật giỏi về âm luật nên
thường được khắc trên các nhạc cụ,
nhạc khí...
Trào
Phong: Linh vật thường được chạm
khắc trên nóc nhà với ngụ ý chống hoả hoạn
và thị uy kẻ xấu (gần giống với li vãn).
Phụ
Hí: Linh vật được chạm khắc trên các bia
mộ, bài vị với ngụ ý bảo vệ mộ
phần người đã khuất.
Trong
chín con của Rồng duy có Bá Hạ thích mang vật
nặng, ngoại hình của nó giống con rùa, đầu
thì giống rồng, gọi là con thú mang bia (Có một
số người, thậm chí cả các nhà Sử Học
có sự nhầm lẫn khi cho rằng các con vật
đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là loài
Rùa, thật ra đó là Bá Hạ vì ngoài đặc tính thích
mang vật nặng nó cũng rất thích văn
chương nên người xưa dùng nó để
đặt bia Tiến Sĩ - Điều này mang ý nghĩa
sâu sắc hơn là một con rùa bình thường).
Trong
dân gian thì các con rùa lớn linh thiêng cũng được
gọi là Long Quy.
Trong truyền thuyết cổ của Trung Quốc cũng
có nói đến Nữ Oa Nương Nương dùng
bốn chân rùa lớn để chống bốn góc trời
bị Cung Công húc nghiêng lệch. Cũng vì Long Quy thích mang
vật nặng, ngụ ý giúp con người chống
lại Sát khí giảm tai họa, nên Long Quy thường dùng
để trấn trạch hưng gia, nó cũng đem
lại Phúc Trạch giúp cho cuộc sống tốt hơn.
Long Quy đặt tại tài vị thì thúc đẩy tài
lộc, đặt tại vị trí Tam Sát hoặc vị
trí nhiều thủy khí thì tác dụng hóa giải rất lớn.
Phong Thủy Học có nói: “Yếu khoái phát, đầu Tam
Sát – Phát tác nhanh chóng nhất là Tam Sát”. Thủy khí lớn
chủ thị phi khẩu thiệt, Long Quy đặt ở
đó có thể hóa giải tranh cãi, còn đem lại nhân
duyên nữa. Long Quy có thể chiêu tài hóa sát, thêm nữa rùa có
hàm nghĩa Nhân Thọ, cho nên Long Quy sử dụng ít khi úy
kỵ. Hình dáng nó cũng làm cho nhiều người thích,
nhà nhà ai cũng muốn bày nó. Khi bày Long Quy tốt nhất
nên lấy Mệnh Vận của chủ nhà mà tính toán,
sẽ không bao giờ bất lợi khi quan hệ với
người khác. Muốn dùng chiêu tài thì đặt nó
hướng ra cửa như dùng Tỳ
Hưu. Long Quy bài trí ở phía hậu nhà thì có tác dụng
Trấn Trạch. Long Quy có tác dụng tụ sinh khí làm cho
vượng nhân đinh. Long Quy trước tiên mang hàm
nghĩa Vinh Quý, ngụ rằng Vinh Hoa Phú Quý hay Áo Gấm
Về Làng. Cho nên nói đến Long Quy thì đó là một con
vật rất Tốt Lành. Đời Tống có quan
niệm cho rằng Long Quy tức là Thần Vật của
Bắc Đế Chân Võ (Một trong các Hóa Thân của
Ngọc Hoàng Thượng Đế).
Long
Quy đầu đặt quay về cửa sổ (Bên ngoài
cửa sổ có sông, ngòi, biển là tốt nhất),
đặt tại phòng khách hoặc phòng đọc sách.
Cửa sổ đặt ở vị trí phía đông càng
tốt vì có câu “Tử Khí (Khí Lành) đến từ
phương Đông”.
Tại
phòng làm việc nên bày đối diện cửa phòng
hoặc cửa sổ (bày ngay trên bàn làm việc của
mình). Sau đuôi Long Quy nên bày Tử Tinh Động
(Động đá tím) để khí tím đến nhập
vào huyệt động. Trước mặt Long Quy nên bày
một thủy tinh cầu trong suốt để bổ
sung thủy khí cho Long Quy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét