Theo truyền thuyết, chúng có thể tu hành luyện đạo; tu một trăm năm thì 3 cái đuôi sẽ mọc ra và được gọi là "Yêu Hồ", tu luyện đến 1000 năm thì chuyển sang loài Lục vĩ ma hồ (Cáo ma 6 đuôi), và cứ như vậy, khi đến được cảnh giới là 9 đuôi (Cửu vĩ thiên hồ) thì thế gian đích thị vô thượng cảnh giới; không ai rõ đích xác phải bao năm mới đạt được đến cảnh giới. Mỗi chiếc đuôi là một mạng của chúng. Muốn giết chết một con Hồ ly thì phải chặt hết đuôi của chúng trước.
Tất cả các Hồ ly thường là cáo cái và không có khả năng thụ thai và sinh đẻ với mọi loại đàn ông. Các Hồ ly con sinh ra được là do Hồ ly mẹ đã uống thuốc tiên ngàn năm. Hồ ly rất sợ số 7 nhưng chúng lại rất ưa số 8. Hồ ly cái khi hoá thành người thường vô cùng xinh đẹp, thông minh, có sức quyến rũ kì lạ. Các Hồ ly cái thường sử dụng ưu điểm đó để hớp hồn đàn ông và sau đó sẽ tìm cách để hút máu của họ cho đến chết, thậm chí có khi còn ăn thịt họ nữa.
Hồ ly vốn là cáo nên chúng cũng có nhiều đặc tính giống cáo, đó là chúng rất thích ăn thịt gà. Tuy nhiên màu lông của Hồ ly thì khác hẳn so với cáo thường. Tuỳ theo số năm tu luyện mà chúng đổi màu theo đó. Tương truyền, lông của Cửu vĩ hồ thường có màu đỏ tươi như máu. Hồ ly thường sống trong các hang động lạnh vì chúng ưa lạnh. Mỗi khi ra khỏi hang động chúng đều thay đổi hình dạng. Chỉ khi chết chúng mới trở lại y nguyên hình dạng của một con cáo.
Các lão Hồ ly (Hồ ly già, thường là đã sống được khoảng ngàn năm tuổi) có khả năng tiên đoán rất chính xác. Hồ ly cũng có tổ chức bầy đàn. Thủ lĩnh tối cao nhất của Hồ ly thường được gọi là "Hồ cung chủ". Chức vị đó được truyền từ đời này sang đời khác, thường là truyền cho đứa con mà "Hồ cung chủ" đó yêu thương nhất hoặc tài giỏi nhất.
Có tương truyền rằng Đắc Kỷ, mỹ nữ thời Trụ Vương là một "Hồ cung chủ" của Hồ ly thời đó.
Phiên bản Trung Quốc
Cửu
vĩ hồ được miêu tả trong Nam Sơn Kinh
(南山經), Hải Ngoại
Đông Kinh (海外東經) và Đại
Hoang Đông Kinh (大荒東經) trong Sơn
Hải Kinh (山海經) miêu
tả là có giọng nói của một trẻ thơ. Con
người có thể ăn thịt nó, và ai ăn
được nó sẽ được bảo vệ
khỏi ác quỷ.[1]
Trong
các thư tịch sau này như Chu
thư hay các bộ sưu tập truyện kể như
Thái
Bình quảng ký (太平廣記), cửu
vĩ hồ được mô tả là một thú vật
may mắn. Cửu vĩ hồ được xem là do
thượng đế cử xuống trần gian,
được nhìn nhận là một dấu hiệu
của thịnh vượng, hòa bình và vận may. Vào
thời nhà Hán, nó là vật bảo vệ dòng máu hoàng
tộc. Tuy nhiên, nó cũng có thể tượng trưng cho
một điềm báo về khởi nghĩa khi Hoàng
đế không có tài đức.
Cửu
vĩ hồ được cho là đã chiếm hữu thân
thể Muội Hỉ, mê hoặc vua
Kiệt, và khiến cho vương
triều Hạ sụp đổ. Cửu vĩ hồ
cũng xuất hiện trong tiểu thuyết Phong thần diễn
nghĩa vào thời nhà Minh,
theo đó nó là một yêu tinh,
do Nữ
Oa kiểm soát và được ra lệnh mê hoặc vua Trụ của nhà
Thương vào thế kỷ 11 TCN. Cửu vĩ hồ
đã chiếm hữu thân thể Đát
Kỷ và buộc nàng phải làm theo lệnh. Cuối cùng,
Đát Kỷ bị Khương Tử Nha
giết chết còn cửu vĩ hồ đã bị Nữ
Oa trừng phạt do nó đã làm những việc tàn ác và
đã không tuân theo mệnh lệnh ban đầu là "mê
hoặc Trụ vương song không làm hại những
người khác". Trong các câu chuyện sau này, một con
cửu vĩ hồ lại bị đổ lỗi là
đã chiếm hữu thân thể Bao
Tự giống như nó đã làm với Đát Kỷ và
dẫn đến sự sụp đổ của triều
Tây Chu,
khiến vua Chu phải dời đô về phía Đông và
mở ra thời kỳ Đông Chu.
Phiên bản Nhật Bản.
Vào
thời kỳ Muromachi, Otogizōshi
đã viết và sưu tập các câu chuyện về Tamamo-no-Mae
(Ngọc Tảo Tiền), và nó cũng được Toriyama
Sekien đề cập đến trong Konjaku
Hyakki Shūi (今昔百鬼拾遺, Kim
tích bách quý thập di). Tamamo-no-Mae là một kỹ
nữ của Thiên
hoàng Konoe. Cô được cho là một tuyệt thế
mỹ nữ và đồng thời cũng cực kỳ
thông minh. Cô đã khiến cho Thiên hoàng trở nên rất
rất ốm yếu, sau khi Abe
no Yasuchika đến để chuẩn đoán nguyên nhân
gây ra tình trạng sức khỏe kém của Thiên hoàng, cô
đã bị người này đuổi đi. Abe no Yasuchika
đã khám phá ra bản chất thực sự của
Tamamo-no-mae. Một vài năm sau đó, trong khu vực Nasu,
người ta đã trông thấy cửu vĩ hồ ăn
thịt các phụ nữ và lữ khách.
Thiên
hoàng Konoe do đó đã sai Kazusa-no-suke và Miura-no-suke cùng 8
vạn quân đi giết cửu vĩ hồ. Cuối cùng,
cửu vĩ hồ đã bị giết chết trên các
đồng bằng của Nasu và nó hóa thân thành một
tảng đá gọi là "sesshoseki"
(Sát Sinh thạch). Tảng đá liên lục thoát ra khí
độc, giết chết tất cả mọi sinh
vật mà nó tiếp xúc. Tảng đá được xem là
đã bị phá hủy trong thời kỳ
Nam-Bắc triều, và các mảnh đá của nó đã
bay đến các phần khác nhau tại Nhật Bản.
Yêu tinh- Hoa Dương phu
nhân chạy trốn, được mô tả trong Sangoku
Yōko-den (三国妖狐伝, Tam
Quốc yêu hồ truyện) của Hokusai
Trong
câu chuyện mà Hokusai thuật lại, được hình
thành vào thời kỳ Edo, cửu vĩ
hồ chiếm hữu thân thể Đát Kỷ song sau
đó đã không bị giết chết, thay vào đó nó
chạy trốn đến Ma Kiệt Đà
ở Thiên Trúc (Ấn
Độ cổ đại). Ở đó, cửu vĩ
hồ trở thành thiếp của một vương
tử, khiến ông hạ lệnh cho chém đầu 1000 nam
giới. Sau đó, nó lại bị đánh bại, và
phải chạy trốn khỏi nước này.
Khoảng
năm 780 TCN, chính con cửu vĩ hồ này đã chiếm
đoạt thân thể Bao Tự và lại bị lực
lượng quân sự của con người đánh
đuổi.
Cửu
vĩ hồ đã không hoạt động một
khoảng thời gian. Đến năm 753, cửu vĩ
hồ biến thành một thiếu nữ 16 tuổi tên là
Wakamo, nó đã lừa phỉnh Kibi
Makibi, Abe no Nakamaro, và Giám
Chân; và đã lên con tàu đoàn sứ thần Nhật
Bản đến triều Đường khi con tàu
chuẩn bị quay trở về Nhật Bản.
Năm
1113, Sakabe Yukitsuna (坂部行綱), một
samurai không
có gia đình, đã gặp một bé gái bị bỏ rơi
là Mizukume (藻女, tảo
nữ) mà thực ra là cửu vĩ hồ biến thành, và
đã nuôi đứa bé này trong 17 năm. Vào năm 18
tuổi, cô gái cải danh thành Tamamo-no-Mae, bước
vào hoàng ung, và mê hoặc Thiên
hoàng Konoe).
Phiên bản của Việt
Nam
Trong
huyền sử của Việt Nam, hồ ly chín đuôi
cũng được nhắc đến với tên
gọi là cáo chín đuôi đây cũng là con vật hay
gây hại cho dân lành, sau đó bị Đức Lạc Long Quân giết chết
để trừ hại cho dân. Hồ Tây chính là lăng
mộ chôn xác cáo chín đuôi. Theo sách Lĩnh Nam chích quái, thành
Thăng Long xưa hiệu là Long Biên, hồi thượng
cổ không có người ở. Vua Thái Tổ nhà Lý chèo
thuyền ở bến sông Nhĩ Hà, có hai con rồng
dẫn thuyền đi, cho nên đặt tên là Thăng Long,
rồi đóng đô ở đấy. Xưa ở phía tây
thành có hòn núi đá nhỏ, phía đông gối lên sông Lô Giang.
Trong hang, dưới chân núi, có con cáo trắng chín đuôi
sống hơn ngàn năm, có thể hóa thành yêu quái, thành
người hoặc thành quỉ đi khắp nhân gian[2].
Con
cáo chín đuôi biến thành người áo trắng nhập
vào giữa đám dân Mán, cùng ca hát rồi dụ dỗ trai
gái trốn vào trong hang núi. Con cáo chín đuôi lúc biến thành
cô gái xinh đẹp, lôi dụ các chàng trai, lúc lại thành
chàng thanh niên tuấn tú đi tán tỉnh thôn nữ; khi
lại là quỷ dữ dọa người đến
khiếp sợ... Nó làm thế là vì muốn bắt
được càng nhiều người đưa về
hang sâu để ăn thịt dần. Long Quân bèn ra
lệnh cho lục bộ thủy phủ dâng nước lên
công phá hang đá. Cáo chín đuôi bỏ chạy, quân thủy
phủ đuổi theo, phá hang bắt cáo mà nuốt ăn.
Nơi
này trở thành một cái vũng sâu gọi là đầm Xác
cáo, tức Tây Hồ ngày nay. Sau lập miếu, tức Kim
Ngưu Tự để trấn áp yêu quái. Cánh đồng
phía Tây Hồ rất bằng phẳng, dân địa
phương trồng trọt làm ăn, nay gọi là Hồ
Đỗng (hang cáo). Đất ở đây cao ráo, dân làm
nhà mà ở, nay gọi là Hồ Thôn (thôn Cáo). Chỗ hang cáo
xưa, nay gọi là Lỗ Khước Thôn[2].
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét