Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

MA NƯỚC HIỆN HÌNH

"Cung Minh Hồ" giản dị và xơ xác của đạo trưởng nằm trên núi Mù Xã ở Ðài Trung. Ðây là một nơi phong cảnh hữu tình, non xanh nước biếc. Ðàng trước đạo cung là "Minh Hồ", trong khoảng thời gian đạo trưởng trú ngụ trên núi đã xảy ra nhiều chuyện ly kỳ.
Mấy chục năm về trước, Mù Xã vẫn còn là một khu núi cấm. Trước khi thọ Tâm Ấn, đạo trưởn và một số dân làng thường hay bắt cá trong hồ để làm sinh kế. Có một buổi tối, ông đi bắt cá như thường lệ, gặp một viên cảnh sát đến phạt ông. Ðạo trưởng bèn nói với cảnh sát: "Ông đừng xuống đây! Vùng này nguy hiểm lắm, thường có ma nước xuất hiện hại người".
Nghe ông nói vậy, viên cảnh sát không làm sao tin được, bèn trả lời: "Ông tưởng tôi là con nít dễ lừa gạt lắm sao ? Trừ trường hợp chính mắt tôi trong thấy, nếu không dù có đánh chết tôi cũng không tin!" Ðạo trưởng trả lời: "Tôi không gạt ông đâu! Nếu ông không tin, tối mai sẽ bắt một con ma nước lên cho ông xem." Thế là hai người bèn ước hẹn với nhau.
Tối hôm sau, hai người đến bờ hồ như đã hẹn trước. Ðạo trưởng chuẩn bị sẵn lưới bắt cá, tay chậm rãi chèo thuyền, miệng niệm chú, thả ra một cái "lưới bát quái" (đây là lưới đặc biệt của Ðạo Trưởng). Một lát sau, quả nhiên đã bắt được một con "ma nước". Ðạo trưởng mới giao hẹn trước với viên cảnh sát rằng: "Ông đừng có làm hại đến nó nghe!" Nói xong ông từ từ kéo con ma lên bờ. Khi thấy mặt ma nước, viên cảnh sát ngạc nhiên vô cùng! Ông tưởng đâu "ma nước: cũng là một thứ hồn ma không thể trông thấy được, ngờ đâu nó lại giống y như một người! Chỉ có thân hình hơi thấp, cao từ một đến hai bộ (feet), mắt màu đỏ, cứ chớp hoài không ngừng, miệng phát ra tiếng kêu "chư chứ:, toàn thân bao phủ bở một lớp lông ngắn.
Ðạo Trưởng nói với ma nước: "Ngươi đừng ở đây nữa, người ta trông thấy sẽ sợ. Hơn nữa nếu chẳng may bị người ta bắt được sẽ rất nguy hiểm. Tốt nhất là ngươi nên xa nơi đây một chút!" Nói xong đạo trưởng thả nó ra, và tiếp tục bắt cá. Hôm đó đạo trưởng rất hên, lưới được rất nhiều cá. Thì ra con ma nước trong hồ đã giúp xua cá vào lưới của ông, nên ông mới bắt được nhiều như vậy.
(ST)

TIỀN SÁT SANH KHÔNG HƯỞNG THỤ ÐƯỢC

Vì luôn luôn bắt được rất nhiều cá, thâu nhập rất tốt, cho nên đạo trưởng bấy lâu nay đã lấy nghề chài lưới làm nghề phụ.
Cho đến buổi trưa một ngày nọ khi đang nghỉ ngơi trong nhà, Văn Thù Bồ Tát bỗng xuất hiện, nói với ông rằng: "Thời giờ đã đến, ngươi không được bắt cá nữa". Lúc bấy giờ đạo trưởng bắt cá kiếm được từ một đến hai ngàn đồng mỗi ngày, rất phong phú, nên dĩ nhiên là không muốn bỏ, bèn hỏi: "Bắt cá đâu phải là chuyện xấu, tại sao lại bắt tôi phải ngưng?" Văn Thù Bồ Tát trả lời: "Dù sao đi nữa nay thời giờ của ngươi đã đến, không thể đáng cá nữa, nếu không nghe lời cứi tiếp tục chài lưới, mắt ngươi sẽ bị mù. Ngươi hãy tự quyết định đi". Ðạo trưởng không tin: "Làm sao có chuyện như vậy được! Mắt tôi rất tốt, làm sao có thể mù được?" Văn Thù Bồ Tát thấy ông không nghe bè biến mất. Ai ngờ đến ngày hôm sau, ngoài sự đề phòng của đạo trưởng, bỗng có luồng khí xông tới trước mặt ông, không biết là gì, ông tránh không kịp, đôi mắt đau nhói như bị người ta ném cát, nước măt' cứ trào ra mãi.
Ngày hôm sau đạo trưởng nói với vợ: "Mắt tôi sắp hỏng, không nhìn thấy gì nữa". Ông mới đem câu chuyện Văn Thù Bồ Tát kể lại với bà vợ. Vợ ông liền dẫn ông đi khám bác sĩ nhãn khoa, nhưng hai vị nhãn khoa đều nói rằng mắt ông rất bình thường, họ khám không thấy gì cả. Lúc bấy giờ đạo trưởng cũng hiểu đó là bệnh nghiệp chướng, bèn về nhà cầu thần Phật trong đạo thất: "Xin các Ngài hãy khôi phục lại đôi mắt cho con, việc bỏ nghề đánh cá con sẽ suy nghĩ lại".
Tối hôm sau, Văn Thù Bồ Tát lại xuất hiện nói với ông rằng: "Ta là Văn Thù Bồ Tát, ta có duyên thầy trò với ngươi, bắt đầu tư ngày hôm nay ngươi không được đánh cá tạo sát nghiệp nữa. Ngươi phải đem hết tài năng đã học trong đời đi cứu nhân độ thế." Ðạo trưởng hỏi lại: "Mỗi ngày đánh cá tôi có thể kiếm được một hay hai ngày đồng, bây giờ bỏ nghề chài lưới, tôi lấy gì để sinh sống?" Văn Thù Bồ Tát trả lời: "Ngươi đừng có lo, tự nhiên sẽ kiếm được cách sinh sống"....
(Lúc đó đạo thất của ông mở cửa, những người đến xin ông giúp đỡ, ông không có lấy tiền. Nếu gặp người khốn khó, ông còn tự động giúp đỡ tiền bạc cho họ nữa)
Bấy giờ đạo trưởng bèn hứa với Văn Thù Bồ Tát là sẽ chấm dứt việc chài lưới, và xin Ngài cho đôi mắt ông được sáng trở lại, để ngày hôm sau ông có thể đi dọn dẹp đồ nghề (chiếc thuyền và lưới đánh cá). Văn Thù Bồ Tát bỗng nhét vào miệng ông một viên thuốc màu vàng, bảo ông nuốt và về nhà nằm nghỉ. Ngày hôm sau tỉnh lại, quả nhiên đôi mắt ông trở lại bình thường. Ðạo trưởng mừng rỡ đến bờ hồ, kéo chiếc thuyền và dụng cụ chài lưới lên đốt đi, chấm dứt cuộc sống đánh cá.
Ðạo trưởng hồi tưởng rằng: "Tiền kiếm được từ nghiệp sát không hưởng được!" Bởi tiền ông đánh cá được đều chi vào tiền bệnh viện lúc vợ ông đau. Ngược lại những chi phí sinh sống ngày thường đều kiếm được từ việc bán bông ly ly phơi khô hay đào măng... Ðạo trưởng nói rằng tiền kiếm được từ sự sát sanh sẽ không có kết quả tốt. May thay Văn Thù Bồ Tát hiển linh độ ông, nếu không, không biết ông còn tạo thêm bao nhiêu nghiệp chướng nữa!...
(ST)

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

LƯỚI TRỜI KHÓ THOÁT, NHÂN QUẢ KHÓ TRÁNH

Vào khoảng năm 1955, có một lần đáp lời mời của vài huynh đệ đồng môn, đạo trưởng đi Ðài Nam xem xét ngôi mộ của cha một người bạn. Vì sau khi chôn cất xong bình hài cốt, trong nhà người này bắt đầu sảy ra một vài chuyện không may. Người bạn này đã từng nhờ thầy địa lý rất nổi tiếng đến xem, nhưng sau khi an táng lại, tai nạn trong nhà vẫn tiếp tục tiếp diễn, cho nên mới mời đạo trưởng đến giúp đỡ.
Hôm đó vị thầy địa lý cũng được mời đi cùng. Khi đến ngôi mộ, vừa nhìn qua, đạo trưởng đã cho biết rằng: "Trong bình cốt có một tổ kiến." Vừa dứt lời, thầy địa lý đó liền mắng đạo trưởng một cách không khách sáo: " Thằng ranh kia! Ngươi biết gì mà nói! Người ta mới chôn cất được mấy tháng, làm sao mà có kiến bò vô được? Không biết thì đừng nói bậy!" Lúc bấy giờ sư huynh đồng môn đứng một bên bèn nói: "Thôi khỏi cần tranh cãi, cứ đào lên sẽ biết liền."
Ngày hôm sau họ đem theo dụng cụ đến đào mồ. Khi đào ra họ thấy bình cốt vẫn còn nguyên vẹn, không bị nứt gì cả, bề ngoài sạch sẽ, không thấy một con kiến. Vừa nhìn thấy như vậy, thầy địa lý đã toan cật vấn đạo trưởng. Ðạo trưởng nói: "Bây giờ đừng nói gì vội, ông chỉ cần lấy bình cốt ra xem là rõ mọi chuyện." Quả nhiên khi mở bình cốt ra, họ thấy bên trong lúc nhúc toàn là kiến.
Tối hôm đó về đến nhà người bạn, đạo trưởng mới giải thích lý do: "Cha anh sau khi lập gia đình, đã quen với một người đàn bà khác. Bà này có hai đứa con, lúc đó cha anh muốn lấy người đàn bà này về làm vợ bé, nhưng mẹ anh phản đối dữ dội. Vì quá thất vọng nên người đàn bà này đã dẫn theo hai đứa con nhỏ nhảy xuống biển tự tử. Cho đến bây giờ họ vẫn còn oán hận, vong hồn trở lại trả thù. Bởi vậy hai anh em của anh mới bị điên. Bây giờ anh có thể mời mẹ anh đến hỏi thử coi có chuyện xảy ra như vậy không?" Mẹ của anh ta lúc đầu từ chối không nhận, đạo trưởng bèn nói với bà một cách nghiêm nghị: "Nếu bác không nhận, tôi không thể giúp đỡ bác giải quyết vấn đề. Bệnh của hai đứa nhỏ sẽ không lành được, mọi hậu quả bác phải tự gánh chịu". Mẹ của người bạn lúc bấy giờ mới chịu nhận. Tiếp theo đó đạo trưởng nói: "Tài sản hôm nay của gia đình bác đến từ đâủ Phải chăng là bác trai lấy từ người đàn bà đó. Luc' đầu bà ta được bảo đảm là sẽ được vào gia đình nàỵ.. sau đó lại bỏ rơi người ta. Bác cũng biết hết mọi chuyện. Người đó đã mất cả tình lẫn tiền, quá uất ức nên đã nhảy xuống biển tự tử. Vì vậy linh hồn bà mới theo quấy nhiễu gia đình bác." Sau đó đạo trưởng dạy họ cách sử lý. Bà được chỉ dẫn sửa chữa lỗi lầm bằng cách làm việc thiện và ăn chay để hóa giải thù hận, chẳng bao lâu hai đứa con của bà đã bình phục....
(ST)

ÐẦU NGƯỜI NÓI CHUYỆN NĂM DU KHÁCH HỒN BAY PHÁCH LẠC

Chuyện huyền bí kỳ dị rất nhiều. Gần đây tại xã Long Ðàm, Ðào Viên, người ta đang kể cho nhau nghe câu chuyện "Cá Ðầu Người". Quý vị không thể không tin, cá đã nướng chín còn hỏi người ăn: "Thịt cá có ngon không?" Vì có hình ảnh làm chứng hơn nữa đương sự đã gặp một vài chuyện lạ thường, càng khiến người ta phải tin.
Theo lời tường thuật lại của một người họ Trịnh, Trưởng Xóm của xã Long Ðàm: Vào một ngày thượng tuần tháng Tư, tại khu xã Dân Sinh Gia Nghĩa có một cặp vợ chồng trẻ (chồng là đạo sĩ) cùng với hai vợ chồng khác cư ngụ tại Ðài Nam, và một người đàn ông họ Trần 34 tuổi cư ngụ tại Giáp Tiên, đến bờ suối Cương Sơn, Cao Hùng, câu cá nướng thịt, luôn tiện đi du lãm khắp nơi.
Hôm đó năm người sau khi lái xe đến bờ suối Cương Sơn, người đàn ông họ Trần lãnh trách nhiệm câu cá. Ðến hoàng hôn thì ông câu được một con cá ngô quách nặng trên 4 cân (2.72 kg). Họ liền đem nướng. Trong lúc mọi người đang ăn uống thỏa thuê, bỗng nghe tiếng một cụ già nói bằng tiếng Formosa (Ðài Loan): "Thịt cá có ngon không? Thịt cá có ngon không?"
Họ hỏi nhau nhưng không có ai nói câu đó, lúc đó năm người lại cùng nghe thấy câu: "Thịt cá có ngon không?" Trong lúc tìm kiếm xem tiếng nói phát ra từ đâu, họ thấy con cá đã nướng chín đang mở miệng nói chuyện, mọi người đều sợ khiếp vía, ba người đã ói ra hết những gì họ vừa ăn. Vì là hiện tượng bất thường, nên có người đã lấy máy chụp hình chụp con cá.
Ba người nôn mửa được chở vào nhà thương điều trị ngay. Trong lúc khám bệnh, ba người đã kể cho nhân viên bệnh viện về hiện tượng kỳ dị mà họ đã thấy và thề những gì họ nói đều là sự thật, nhưng người nghe đều cho là chuyện hoang đường.
Ngày hôm sau, chuyện lạ sảy ra, người đàn ông họ Trần có trách nhiệm câu cá đã chết một cách kỳ lạ trong lúc ngủ, mới có 34 tuổi. Khám tử thi, người ta tìm không ra nguyên nhân cái chết, chỉ có cách khai là chết vì bệnh "đứng tim", trong khi người Gia Nghĩa làm đạo sĩ hay tin bạn chết, sợ đến nỗi phải tự chạy đi làm phép "an thần".
Tấm hình rửa ra mọi người trong thấy đều hết hồn. Trên thân cá, phần bị đũa gắp đi, hiện ra khuôn mặt một bà già, có mắt, mũi, miệng, thật rõ ràng, trông thật khủng khiếp.
(ST)

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

CHUYỆN KỲ BÍ VỀ CÁ NÓI TIẾNG NGƯỜI

Có một ngày trong lúc trò chuyện với Hồ đạo trưởng, ông có nhắc đến một câu chuyện lạ mà ông gặp mấy ngày trước. Ông nói: "Mấy hôm trước có một người con ( là một đạo sĩ) của sư huynh đệ trong phái Côn Lôn Tiên đến Mù Xã tìm tôi. Cậu nói có một người bạn bị tâm thần giao động trầm trọng, cậu không biết giải quyết ra sao, nên mời tôi đi giúp. Bạn của cậu tuần trước cùng với một nhóm bạn đi câu cá, trong đó có một người câu được con cá ngô quách rất lớn. Mọi người bèn nướng ăn, bỗng nghe tiếng của một bà cụ hỏi: "Thịt cá có mềm và ngon không?" Nhìn qua chỗ phát tiếng nói thì thấy cá bị nướng chín đang nói chuyện. Họ giật mình kinh hãi, sợ đến dở sống dở chết, một người trong bọn ngày hôm sau đã chết vì quá sợ!"
Luc' bấy giờ tôi mới nhớ lại mấy ngày trước trên Tự Do Thời Báo có đăng tin tức ly kỳ này. Ðạo trưởng nói: "Luc' đó tôi liền vẽ mấy tấm phù 'Thâu Kinh An Thần' cho cậu mang về, bảo cậu dặn người bạn từ rày về sau đừng sát sanh ăn thịt nữa! Tốt nhất đổi qua ăn chay là an toàn nhất, nếu không sớm muộn gì cũng phải trả quả báo sát sanh ăn thịt. Ðôi khi chúng ta bị một vài tai nạn hay bệnh nan y mà không hiểu nguyên do, thật ra rất nhiều trường hợp là vì chúng ta sát sanh, ăn thịt, ảnh hưởng bởi sự oán hận của con vật bị giết, cho nên mới bị như vậy.
Nhắc đến quả báo của việc sát sanh, Hồ đạo trưởng kể thêm một câu chuyện thật:
- Vào năm ông vừa thọ Tâm Ấn (tu theo Pháp Môn Quán Âm) có một ngày trong lúc ngồi thiền, ông thấy Thổi Ðịa, Sơn Thần, và một con rắn lớn bỗng xuất hiện trước mặt.
Bằng một giọng khẩn cấp, Thổ Ðịa nhờ đạo trưởng: "Trên đường dẫn đến Lư Sơn, có người đang dùng máy đào đất mở đường. Nhờ ông đi xem, đừng để họ đào trúng con cẩm xà đã tu hành ngàn năm. Tai họa sắp sảy ra cho nó. Ðó cũng là thiên ý, tuy nhiên, xin ông cố giúp nó tránh khỏi số kiếp này".
Ðạo trưởng nghe vậy bèn nói: "Nếu là thiên ý, thì tôi làm sao đủ khả năng giúp nó tránh khỏi ?"
Thổ Ðịa trả lời: "Ông hãy gắng giúp cho! Nếu cứu không được nó, thì cứu con rắn cái cũng được!"
Sau khi xuất định, đạo trưởng lập tức đến công trường xem xét. Khi đến nơi thì công nhân đã nghỉ việc, chỉ thấy máy đào đất vẫn để một bên. Hỏi ra mới biết mấy ngày nay công nhân tạm nghỉ việc, không biết ngày nào họ mới làm việc trở lại, cho nên đạo trưởng chỉ có cách ra về.
Mấy ngày sau, một thôn dân vội vã đến báo với đạo trưởng rằng, tại công trường máy đào đất trúng một con rắn nặng 50 cân (34kg). Nghe vậy đạo trưởng sửng sốt kêu lên "Chết chưa!"
Lập tức chạy tới hiện trường, chỉ thấy một con rắn cẩm xà lớn bị máy đào đất đào trúng đầu mà chết, trong lúc đó công nhân lại hô lên: "Bên này còn có một con nữa!" Tức thì mấy người công nhân cùng xúm tới. Ðạo trưởng cố nài nỉ khuyên can, nhưng họ không nghe.
Cuối cùng con rắn đó bị bắt. Con rắn này là một con rắn cái nặng trên 30 cân (20.4kg). Ðạo trưởng liền nói với họ: "Ðây là một con rắn cẩm xà đã tu luyện hơn một trăm năm. Quý vị không nên làm tổn thương đến nó."
Phần đông công nhân đều không nghe lời đạo trưởng, và chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt là bắt được con rắn mà thôi. May thay trong số công nhân có một người nhân từ hôn, anh thấy đạo trưởng nói có lý, bèn tự bỏ tiền ra mua con rắn, cứu nó thoát chết.
Hôm đó mười mấy công nhân hí hửng nấu con rắn lớn đã chết để ăn. Nhưng ngày hôm sau, có mấy người khi lái xe xuống núi, xe đã vô cớ đâm vào vách núi, mấy người công nhân đó đều bị thiệt mạng. Trong vòng một tháng, mấy người khác đều bị tai nạn xe cộ hay chết vì tai nạn trong lúc làm việc. Có người thì bỗng ngã bệnh chết trong một đêm. Chỉ còn người công nhân mua rắn thì bình an vô sự, tất cả những người khác liên can đều bị chết một cách bất đắc kỳ tử...
ÐẦU NGƯỜI NÓI CHUYỆN NĂM DU KHÁCH HỒN BAY PHÁCH LẠC

Chuyện huyền bí kỳ dị rất nhiều. Gần đây tại xã Long Ðàm, Ðào Viên, người ta đang kể cho nhau nghe câu chuyện "Cá Ðầu Người". Quý vị không thể không tin, cá đã nướng chín còn hỏi người ăn: "Thịt cá có ngon không?" Vì có hình ảnh làm chứng hơn nữa đương sự đã gặp một vài chuyện lạ thường, càng khiến người ta phải tin.
Theo lời tường thuật lại của một người họ Trịnh, Trưởng Xóm của xã Long Ðàm: Vào một ngày thượng tuần tháng Tư, tại khu xã Dân Sinh Gia Nghĩa có một cặp vợ chồng trẻ (chồng là đạo sĩ) cùng với hai vợ chồng khác cư ngụ tại Ðài Nam, và một người đàn ông họ Trần 34 tuổi cư ngụ tại Giáp Tiên, đến bờ suối Cương Sơn, Cao Hùng, câu cá nướng thịt, luôn tiện đi du lãm khắp nơi.
Hôm đó năm người sau khi lái xe đến bờ suối Cương Sơn, người đàn ông họ Trần lãnh trách nhiệm câu cá. Ðến hoàng hôn thì ông câu được một con cá ngô quách nặng trên 4 cân (2.72 kg). Họ liền đem nướng. Trong lúc mọi người đang ăn uống thỏa thuê, bỗng nghe tiếng một cụ già nói bằng tiếng Formosa (Ðài Loan): "Thịt cá có ngon không? Thịt cá có ngon không?"
Họ hỏi nhau nhưng không có ai nói câu đó, lúc đó năm người lại cùng nghe thấy câu: "Thịt cá có ngon không?" Trong lúc tìm kiếm xem tiếng nói phát ra từ đâu, họ thấy con cá đã nướng chín đang mở miệng nói chuyện, mọi người đều sợ khiếp vía, ba người đã ói ra hết những gì họ vừa ăn. Vì là hiện tượng bất thường, nên có người đã lấy máy chụp hình chụp con cá.
Ba người nôn mửa được chở vào nhà thương điều trị ngay. Trong lúc khám bệnh, ba người đã kể cho nhân viên bệnh viện về hiện tượng kỳ dị mà họ đã thấy và thề những gì họ nói đều là sự thật, nhưng người nghe đều cho là chuyện hoang đường.
Ngày hôm sau, chuyện lạ sảy ra, người đàn ông họ Trần có trách nhiệm câu cá đã chết một cách kỳ lạ trong lúc ngủ, mới có 34 tuổi. Khám tử thi, người ta tìm không ra nguyên nhân cái chết, chỉ có cách khai là chết vì bệnh "đứng tim", trong khi người Gia Nghĩa làm đạo sĩ hay tin bạn chết, sợ đến nỗi phải tự chạy đi làm phép "an thần".
Tấm hình rửa ra mọi người trong thấy đều hết hồn. Trên thân cá, phần bị đũa gắp đi, hiện ra khuôn mặt một bà già, có mắt, mũi, miệng, thật rõ ràng, trông thật khủng khiếp.
(ST)

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2010

Bàn chơi

Sự tu hành của các bạn chỉ còn là chiếc áo cà sa và cái đầu cạo trọc chứ đâu còn ý nghĩa gì giải thoát. Miệng nói giải thoát mà tâm không giải thoát chút nào; miệng nói thiền định mà chẳng biết thiền định như thế nào? Cho nên Ngài Thường Chiếu bảo: Một con chó sủa thì một bầy chó sủa theo. Hiện giờ các bạn cũng vậy, các Tổ nói sao thì các bạn cũng rập khuôn nói như vậy, đúng là các bạn đang nhai lại những hý luận của người xưa; thật là buồn cười cho cuộc đời tu hành của các bạn. Tu như các bạn sẽ đi về đâu? Rủ nhau các bạn đang đi xuống địa ngục vì tội lừa đảo.
Kính ghi,Thích Thông Lạc. Tu Viện Chơn NhưTrảng bàng, Tây Ninh
(Ngày 2 tháng 3 năm 2001)

Thật ra TL cũng có lý khi nhận xét có nhiều người tu hành không đúng, không nhắm tới mục đích giải thoát, và như vậy không xứng đáng là tu sĩ Phật giáọ Nhưng chuyện vơ đũa cả nắm, hay cho là chỉ có TL mới tu đúng còn nhiều người khác tu sai, thì là chưa có trí tuệ và còn nặng kiến chấp, ngã chấp.

Chỉ nói suông làm sao có giải thoát được? Còn bảo rằng các bạn có tứ thời công phu, ngồi thiền hoặc niệm Phật, niệm chú bắt ấn, thì các bạn hãy nhìn lại xem Thầy Tổ của các bạn công phu như vậy và bây giờ đến các bạn cũng tu tập như vậy có làm chủ sự sống chết được chưa???

Mỗi tông phái có một pháp môn tu tập riêng, nhằm một mục đích riêng. Không thể lấy quan điểm của mình hay tông phái mình mà đánh giá các tông phái khác.
nguyen hoa

Thần chú

Ngày xưa có một cậu bé sống trong một căn nhà gỗ trên con dốc đi xuống những nhà máy xay ngói đỏ chạy dọc Sông Passaic ở Paterson, New Jersey, gần Great Falls. Cậu bé sống một mình và lang thang mãi tận cây cầu đúc trên con kinh có dòng nước hồng tía đổ từ các xưởng nhuộm tơ lụa ra một cái ao nơi những buổi chiều nắng nóng mùa hè đám con trai bơi lội giữa những vách tường nhà máy.

Thằng bạn của hắn tên Earl ở trên hắn một dãy phố che chở không để bọn con trai ỷ mạnh chuyên đánh bọn nhỏ trần truồng và dọa xô chúng xuống mép bê tông ở chỗ bơi phía tận cùng ngó xuống một bãi phế liệu gỉ sét chứa đầy những chiếc xe hơi cũ.

Hắn cầu mong có một câu Thần Chú và mong mình là Vua khoác những chiếc áo lông chồn mang vương miện hoàng kim, để hắn có thể phong thằng Earl làm thầy Đại Pháp cho hắn. Hắn mất dấu tích kẻ bảo vệ tên Earl của mình sau khi hắn ra khỏi lớp ngữ pháp ở trường.

Hắn lớn lên và qua Ấn độ và học môn Thần Chú. Hắn hát Hare Krishna Hare Krishna Krishna Krishna Hare Hare Hare Rama Hare Rama Rama Rama Hare Hare [1] suốt nhiều năm để được che chở. Rồi hắn lại hát Om Namah Shivaya. [2] Hắn cảm thấy kích động khi hát như thế và mọi người nghe hắn hát cùng hát theo, cùng thấy kích động. Ai nấy đều hân hoan, và sau đó trở về nhà. Nhưng để được cảm thấy kích động họ phải hát lui hát tới câu Thần Chú. Thế rồi ai cũng thấy mệt vì kích động.

Hắn lớn lên thêm, và nhận ra cứ phải hát những câu Thần Chú suốt như thế quả là chán, cho dù câu Thần Chú mới Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha [3] hắn hát có một nhịp điệu nhanh, và có nghĩa là không ai còn cần phải kích động nữa, mà có thể nghỉ xả hơi. Thế tuy nhiên, câu hát vẫn dài và nghe huyền bí quá.

Chiến tranh xảy ra và hắn đi loanh quanh hát một câu Thần Chú mới dễ nhớ. Khi hơi cay bắn tạt vào các công viên và đám thanh niên tóc dài và thiếu nữ trẻ hét vào bọn cảnh sát đang tìm cách rượt đuổi chúng, hắn đi loanh quanh vừa đi vừa rống cổ họng hát OM.[2] Thế cũng ok thôi, nhưng câu hát nghe vẫn huyền bí và mặc dù ai cũng đều biết đây là một câu Thần Chú, không ai biết đích xác nó có nghĩa gì.

Chiến tranh chấm dứt và hắn nói Ah. Chỉ có thế. Đấy là một câu Thần Chú tự nhiên, ai cũng hiểu khi nói chữ Ah, cũng như ngày Bốn tháng Bảy người ta ngắm pháo bông thôi. Bộ râu hắn ngả trắng và hắn trông giống như một ông vua uyên thâm và bất cứ dịp nào cũng nói Ah.

Ah giống như một làn hơi trong không khí. Quả thế, bạn phải thở ra mới có thể nói chữ ấy, và thế nên lúc nào hắn cũng thở đúng y như bao nhiêu người khác. Một ngày nọ hắn không nói Ah nữa, nhưng vẫn tiếp tục thở ra. Hắn khám phá là chỉ cần thở ra như thế là hắn nhận biết câu Thần Chú từng giây từng phút. Những người khác họ cũng thở nhưng nhiều lúc họ không nhận biết được câu Thần Chú trong hơi thở của mình, mà chỉ đôi lúc thôi khi họ nhớ được là họ đang thở ra trong khoảng không.

Thế là hắn đi loanh quanh và nhìn thẳng vào mắt người này người nọ, biết chắc là mình đang thở. Ai nấy xử sự với hắn y như hắn dẫu sao cũng là một ông vua, thế nên hắn không cần mũ miện áo bào gì cả.

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

Lục tự quyết

Lục tự quyết gồm 6 chữ : Suy, Hô, Hư, Ha, Hí, Hu. Mỗi chữ ứng với một loại khí hoặc tạng, phủ nhất định trong cơ thể con người.
Chữ SUY ứng với Thận, Bàng quang thuộc Thuỷ khí.
Chữ HÔ ứng với Tỳ Vị thuộc Thổ khí.
Chữ HƯ ứng với Can Đởm thuộc Mộc khí.
Chữ HA ứng với Tâm, Tiểu trường thuộc Hoả khí.
Chữ HÍ ứng với Phế. Đại trường thuộc Kim khí.
Chữ HU ứng với Tâm bào, Tâm tiêu thuộc Hoả khí.
THỰC HÀNH
Tắm rữa sạch sẽ, quần áo nới lỏng, chọn nơi yên tỉnh, thoáng mát không có ruồi muỗi.
Ngồi xếp bằng thông thường, ngồi bán già, hoặc ngồi trên ghế hai chân chạm đất. Hai lòng bàn tay đặt trên hai đùi. Eo hơi thót lại. Vai buông lỏng. Cằm hơi thu vào. Lưng thẳng. Hai mắt khép hờ.
Hít vào bằng mủi. Hít vào xuống bụng dưới. Chỉ cần biết trong ý niệm rằng ta đang hít vào một luồng Thiên khí từ đỉnh đầu đi thẳng xuống bụng dưới. Không cần quan tâm khí đi như thế nào,cũng không cần cố hít vào quá sâu.
Thở ra bằng miệng. Trong khi thở ra liên tục phát ra một tự quyết. Ở mỗi hơi thở, tự quyết chỉ phát ra một lần và ngân vang cho đến cuối hơi. Thở ra chậm, nhẹ và đều đồng thời từ từ ép sát bụng vào. Thì thở ra dài hơn thì hít vào. Trong lúc thở ra, môi và lưỡi ở vị trí thích hợp để phát ra âm quyết đã chọn. Tuy nhiên chỉ phát bằng ý niệm mà không phát ra thành tiếng sao cho chỉ có sự rung động trong cổ họng và nghe được rõ ràng trong tâm mà vẫn không phát âm ra ngoài. Như vậy sẽ chỉ có hơi thở thoát ra miệng. Âm quyết chỉ hiện diện trong tư tưởng của người tập, người ngoài không nghe thấy.
Đến cuối hơi thở miệng lại ngậm lại, đầu lưỡi chạm nướu răng trên và tiếp tục hít xuống bụng dưới để bắt đầu chu kỳ thở tiếp theo. Hơi thở nầy kế tiếp hơi thở kia, khoan thai, không thô, không gấp.
Đối với người bình thường có thể tập mỗi âm khoảng 24 hơi thở theo một thứ tự nhất định từ âm nầy đến âm kia. Mỗi ngày có thể tập 1 hoặc 2 lần lúc bụng trống. Trường hợp chữa bệnh có thể tập trung làm nhiều lần hơn khi đến những âm có liên quan đến những rối loạn bệnh lý trong cơ thể.
Tập trung sức chú ý vào âm quyết trong thời gian thở ra là khâu quan trọng nhất trong Lục tự quyết. Do đó không nên nhẩm đếm hơi thở để khỏi phân tán tư tưởng. Có thể sử dụng cách lần chuỗi bằng tay với những chuỗi 24 hạt (hoặc hơn nữa) để kiểm soát được số hơi thở ở mỗi âm quyết.

Đối với hệ thần kinh, việc tập trung tư tưởng trong quá trình thực hành Lục tự quyết, đặc biệt thì thở ra chậm và dài, có tác dụng điều hoà thần kinh giao cảm giúp giải toả những triệu chứng bệnh lý do căng thẳng tâm lý gây ra.
LƯU Ý
Không phát tự quyết ra thành tiếng để tránh tán khí.

Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2010

chiếc “Gương soi ma quỷ”

“Gương soi ma quỷ” từng gây tai họa cho người Pháp suốt hơn 200 năm qua.
Hồi tháng 11/1977, Hiệp hội sưu tập đồ cổ nước Pháp mở một cuộc họp báo bất thường, công bố trước cộng đồng xã hội một tin “lạnh sống lưng”: Cảnh báo tất cả những người sưu tập và đam mê chơi đồ cổ tuyệt đối không nên tìm kiếm, mua, lưu giữ chiếc gương soi cổ trên khung gỗ của nó có khắc chữ “Louis Alvarez 1743”, bởi nó là một chiếc “gương ma quỷ” giết người hàng loạt, suốt hơn 200 năm qua đã có tới 38 người Pháp “bất đắc kỳ tử” vì soi nó!
Lịch sử đầy tội ác
Chiếc gương kể trên được xuất xưởng năm 1743, mà Louis Alvarez là tên của người thợ gương chế tác ra nó, và cũng là nạn nhân đầu tiên của nó. Chỉ hai ngày sau khi hoàn thành chiếc gương này, người thợ lành nghề nổi tiếng đang khoẻ mạnh bình thường bỗng lảo đảo chúi đầu gục xuống ngay trong nhà xưởng.
Pháp y khám nghiệm tử thi cho hay, Alvarez chết vì chứng tràn máu não (Cerebral hemorhage). Khi đó không ai nghi ngờ và liên hệ giữa sự kiện “bất đắc kỳ tử” này của người thợ gương với chiếc gương soi bất bình thường do chính ông ta làm ra. Chiếc gương về sau được đưa ra bày bán tại cửa hàng tạp hoá và thế là nó bắt đầu cuộc lữ hành dài dặc gieo rắc tội ác.
Tesemer là một ông chủ cửa hàng kinh doanh bột mì tại thành phố cảng Mareseille. Một hôm ông tới cửa hàng tìm sắm quà mừng sinh nhạt cho người vợ yêu, ngước lên bất chợt nhìn thấy chiếc gương soi lồng trong khung gỗ chạm khắc vô cùng tinh xảo đặt nơi tầng trên cùng tủ hàng, ông ta mê quá liền móc hầu bao mua luôn, không mặc cả.
Ngay tối hôm đó, trong phòng khách ngôi biệt thự lộng lẫy của mình, Tesemer trịnh trọng châm sáng 25 cây nến trên mâm bánh gatô sinh nhật, đoạn bê hộp quà ra. Người vợ yêu quý hồi hộp chứng kiến và chờ đợi Tesemer rón rén nhẹ nhàng bóc lớp giấy bọc, để lộ ra chiếc hộp các-tông xinh xinh, mở nắp và lấy ra chiếc gương soi lồng khung chạm khác vô cùng tinh xảo, bất giác vỗ tay reo lên đầy kinh ngạc. Rồi bà tưởng thưởng cho chồng một nụ hôn thắm thiết.
Lúc này, Tesemer thuận tay đưa chiếc gương lên soi và nở nụ cười mãn nguyện với mình. Bỗng ông cảm thấy ớn lạnh toàn thân, rùng mình và đầu óc đột nhiên đê mê, mọi cảnh vật trước mắt chông chênh, chao đảo. Bà vợ tá hoả vội ôm đỡ lấy ông và cố dìu ông tới giường đặt nằm xuống. Nhưng Tesemer nhanh chóng chìm vào giấc hôn mê sâu, sáng sớm hôm sau, khi bác sĩ được mời vừa đặt chân vào phòng, thì Tesemer ngoẹo đầu ngừng thở.
Qua chẩn đoán cho hay ông chết bởi cơn tràn máu não bột phát lúc 7giờ 30 sáng ngày 3/6/1743, khi mới 31 tuổi. Người vợ trẻ quá đau buồn không muốn nhìn thấy vật lại nhớ tới người, liền đem tất cả những đồ riêng tư của chồng sinh thời cho, tặng người khác hoặc nhờ bán tống bán tháo,và chiếc gương định mệnh ấy cũng thất lạc kể từ đó.
22 năm sau, tức năm 1765, người ta lại thấy chiếc gương “yêu quái” đó tái xuất hiện, và nó thuộc quyền sở hữu của vị Biên tập viên trẻ của một nhà xuất bản, mới 35 tuổi, tên là Armold, ông ta mua được chiếc gương tại một hàng xén vỉa hè Paris, và đem về treo trên chiếc đinh tường ngay phía đầu giường nằm của mình trong buồng ngủ.
Về sau, tại nhà xuất bản nọ bàn tán xôn xao về sự “mất tích” của Armold, vì không thấy ông đi làm mấy ngày liền. Người sốt ruột nhất là ông chủ nhà xuất bản, liền cử người tới tận nhà riêng của Armold tại khu chung cư tìm, nhưng cánh cửa bị khoá. Mời bà quản lý toà nhà tới dùng chìa khoá riêng mở cửa, vừa bước vào bỗng mọi người la hoảng đứng sững khi thấy Armold nằm sóng soài trên sàn phòng ngủ.
Mọi thứ cho thấy ông đang cạo râu thì xảy ra chuyện. Cảnh sát tiến hành khám nghiệm hiện trường, xác nhận Armold đột tử khi đang chuẩn bị cạo râu sau khi tắm, giám định pháp y chứng thực nguyên nhân dẫn tới tử vong là... tràn máu não!
Ba cái chết bất ngờ xoay quanh một vật thể là chiếc gương soi vẫn chưa đủ đánh động sự cảnh giác của mọi người, mà suy cho cùng thì những sự kiện “bất đắc kỳ tử” hàng ngày diễn ra trong bệnh viện hay ngoài xã hội có vô số, mà chiếc gương ma quỷ này sau khi giết chết người chủ mới cũng lại một lần nữa bặt tung tích luôn.
Sáu năm sau, Henry, một ông chủ cửa hàng đồ cổ khi dạo khu chợ mua bán đồ cũ bỗng bắt gặp một chiếc gương soi thật tinh xảo, rất đẹp, và ông ta mua được với giá quá rẻ mạt, đem về bày trong cửa hàng đồ cổ của mình với hy vọng bán lại được với giá cao.
Chính ngọ ba ngày sau đó, khi Henry ngồi trong cửa hàng bắt chân chữ ngũ vừa nhâm nhi tách cà phê nóng vừa lơ đãng đưa mắt qua cửa nhìn dòng người qua lại trên đường phố, hưởng thụ khoảnh khắc thoải mái sau bữa cơm trưa, nhưng chỉ hai tiếng đồng hồ sau, khi bà vợ Henry tới cửa hàng tìm chồng có công chuyện, bà ta bỗng tá hoả khi thấy Henry nằm phủ phục gục mặt trên bàn, nửa tách cà phê chưa uống hết đổ nghiêng chảy trên mặt bàn.
Bà vợ hốt hoảng kêu người đưa Henry tới bệnh viện cấp cứu, nhưng rồi chỉ chưa đầy 20 phút sau, bác sĩ bước ra lắc đầu cho hay: Nạn nhân đã tử vong! Nguyên nhân dẫn tới đột quỵ là tràn máu não. Henry hưởng thọ 47 tuổi.
Một người bạn thân của Henry tới dự đám tang, ông này vốn cũng từng là bạn thân của Biên tập viên Armold đã qua đời mấy năm trước, trong đám tang vô tình ông ta nhìn thấy và nhận ra chiếc gương “Alverez 1743”, bất giác biến sắc mặc, và mồ hôi lạnh, chân tay run lẩy bẩy, bởi mấy năm trước khi dự tang lễ Armold ông cũng bắt gặp chiếc gương này, ông ta bỗng giật mình liên hệ cái chết của hai ông bạn mình với chiếc gương, bởi nguyên nhân dẫn tới cái chết đột ngột đều là... tràn máu não!
Trong đó liệu có mối liên hệ nhân - quả gì không? Tuy chẳng có chứng cứ xác thực nào, nhưng theo lời khuyên của ông bạn này, gia đình của Henry đã vứt bỏ chiếc gương. Và kể từ đó bắt đầu những tin đồn về chiếc gương “ma quỷ Alvarez 1743” lan truyền khắp nước Pháp.
Thế rồi loáng cái gần 70 năm nữa trôi qua, khi hồi ức về chiếc gương “ma quỷ” này đã nhạt nhoà trong đầu óc mọi người, thì điều bất hạnh lại dội xuống đầu ông Hanmer và vợ ông là bà Juna.
Bà bác sĩ ngoại khoa Juna một lần dạo chợ trời đã mua được chiếc gương cổ này, bởi màu sắc khung gương rất hợp với màu sắc bàn viết của bà, và sau khi mua về bà luôn đặt trên bàn viết trước mặt. Ông Hanmer thấy vợ có vẻ yêu thích chiếc gương liền nói vui rằng bà khuân “đồ đồng nát” về nhà mà cứ coi như của quý, nhưng bà Juna bảo: Đây là chiếc gương cổ thật xinh xắn, đặt trên bàn viết rất hài hoà, thích hợp.
Ngay sau đó đã xảy ra chuyện đau lòng cả hai ông bà nối tiếp nhau lảo đảo ngã gục xuống sàn nhà, người thân phát hiện vội vã đưa ông bà tới bệnh viện cấp cứu, nhưng cả hai đều trút hơi thở cuối cùng trên đường trước khi tới bệnh viện, nguyên nhân dẫn tới tử vong đều là tràn máu não!
Tới lúc này, chiếc gương soi trên khung gỗ điêu khắc tinh vi có chạm hàng chữ “Alvarez 1743” chính thức được mọi người quan tâm, cảnh giác xa lánh.
Cuộc bàn cãi bất tận - không hồi kết
Suốt một thời gian dài cả năm sau đó, xoay quanh chiếc gương soi hung thần này lại có thêm hơn 20 người nữa từ 22 tới 57 tuổi bị chết tức tưởi không rõ nguyên nhân, mà hầu hết trước khi đột tử đều rất khoẻ mạnh, không nghiện ngập thứ gì có hại cho sức khoẻ như rượu, thuốc lá v.v... họ đều chết chỉ trong vòng ba ngày tiếp xúc, sử dụng chiếc gương và nguyên nhân dẫn tới “bất đắc kỳ tử” là hoàn toàn giống nhau.
Trong số nạn nhân có một số người vì không biết sự tình nên mua phải chiếc gương “ma quỷ”, nhưng cũng có người xuất phát từ lòng hiếu kỳ và cả “cứng bóng vía”, không mê tín dị đoan, cố ý lấy thân mình ra kiểm nghiệm, kết quả là chuốc lấy bi kịch sát thân. Chẳng lẽ đây là chiếc gương có khả năng giết người hàng loạt? Dân tình bàn tán xôn xao, mỗi người nói một phách, nhưng tựu chung không một ai mạo hiểm lấy thân mình ra kiểm chứng lần nữa.
Người lâm nạn cuối cùng cũng là vị nạn nhân thứ 38 của chiếc gương ma quỷ: Tiến sĩ Smith. Là một nhà khoa học kỳ cựu, nên ông không tin trên đời này có tồn tại cái gọi là “yêu ma quỷ quái” (demons and ghosts), lại càng không tin có chiếc “gương ma quỷ”. Theo ông thì chắc chắn là trong chiếc gương này có chứa một điều bí ẩn gì đó chưa khám phá ra được, và ông quyết tâm nghiên cứu “tìm cho ra nhẽ”.
Tháng 5/1997, sau nhiều ngày truy tìm vất vả, cuối cùng tiến sĩ Smith mới tiếp cận được chiếc gương “Alvare 1743” nọ, đã từ lâu lắm nó được cất kỹ, gắn “xi” trong một chiếc tráp gỗ dầy, người chủ bán chiếc gương giấu trong tráp này cảnh báo vị Tiến sĩ khoa học rằng, tốt nhất là không nên sử dụng nó. Nghe xong tiến sĩ Smith cảm ơn lòng tốt của ông ta, nhưng vẫn làm theo ý mình.
Đem chiếc tráp về tới nhà, Smith nóng lòng muốn biết diện mạo chiếc gương ra sao, liền vội vã bật nắp tráp, cẩn thận nâng chiếc gương được bọc bằng vuông lụa hồng. Chiếc gương cổ tràn đầy màu sắc truyền kỳ, tới lúc này nó đã trải qua mấy trăm năm trầm luân, khung gỗ quý chạm khắc tinh xảo vốn sáng bóng màu sơn thì bây giờ đã ngả bạc, thậm chí có đôi chỗ đã bong tróc, mặt gương cũng đã hơi mờ, không còn bóng bẩy thần thái như xưa.
Xem ra đây chẳng qua chỉ là một chiếc gương cổ tầm thường. Tiến sĩ Smith quan sát, xăm soi rất kỹ và chẳng phát hiện ra điều gì khác lạ, ông lật mặt gương đưa lên soi, thấy hình ảnh mờ mờ, liền tìm mảnh vải mềm lau thật sạch mặt gương, rồi sao vào thấy khuôn mặt mình hiện lên rất rõ.
Smith xem với chiếc gương rất lâu cũng chẳng thấy cơ thể có biểu hiện gì khác, xem ra những lời đồn đại về chiếc gương chỉ là “xạo” mang tính hù doạ, nên Smith cảm thấy chẳng còn hứng thú tới việc nghiên cứu, khám phá sự bí ẩn của chiếc gương, chán nản thảy chiếc gương trên mặt bàn.
Nhưng chuyện không kết thúc đơn giản tại đó, vào buổi trưa ngày thứ ba, đang ngồi trong thư phòng bỗng Smith cảm thấy hoa mắt nhức đầu, đứng dậy định ra tủ với chai nước khoáng và chiếc cốc, liền bước chệnh choạng rồi ngã vật xuống mặt bàn, người nhà phát hiện vội quýnh quáng gọi xe cấp cứu đưa ông tới bệnh viện, nhưng ông xua tay ngăn lại.
Smith lấy hết hơi sức dặn dò người nhà, rằng hãy bọc thật kỹ chiếc gương, không để nó tiếp tục trôi nổi hại người ngoài xã hội, đúng là trong chiếc gương có chứa một bí mật nào đó.
Theo lời trăng trối của Tiến sĩ Smith, người nhà của ông đã niêm phong cất kỹ chiếc gương. Cái chết của tiến sĩ Smith đã đủ thúc giục Hiệp hội sưu tập đồ cổ nước Pháp khẩn cấp tổ chức buổi công bố báo chí gây chấn động dư luận lần ấy. Họ cho rằng cần phải thông báo cho nhiều người biết sự thật để tránh bị làm hại.
Chiếc gương này đã khiến rất nhiều nhà khoa học quan tâm đặc biệt, nhưng ám ảnh bởi lịch sử khủng khiếp của nó, nên không nhà khoa học nào cả gan giữ nó bên mình để tiến hành nghiên cứu. Họ đua nhau đưa ra những phán đoán của mình, nhưng đều vô phương chứng thực.
Ngay từ thời Trung cổ đã có rất nhiều học giả tin rằng gương soi giống như một tấm sắt từ (ferromagnet), có khả năng hấp thụ mọi hơi độc chung quanh và làm cho độc tố mỗi lúc một tích tụ càng dầy trên bề mặt. Có thể chính vì truyền thuyết này mà cho tới ngày nay không ít người châu Âu đều mê tín: Người ta khi ốm đau không nên soi gương, bởi hơi độc do người ốm thở ra sẽ bám chặt trên bề mặt gương rồi bốc hơi lên dần, sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của mọi người bình thường chung quanh.
Nhưng cách nói này rất thiếu chứng cứ khoa học, về căn bản không thể đứng vững. Bởi nếu đúng là mặt gương có khả năng hấp phụ hơi độc, thì chỉ cần xối rửa bằng nước lạnh là có thể hoà tan, làm sạch hết. Ngoài ra, tại sao chỉ có riêng chiếc gương này là có sức sát thương mạnh đến vậy, mà mấy trăm năm đã trôi qua, sức mạnh đáng nguyền rủa của nó vẫn không thuyên giảm?
Đối với câu hỏi này, các nhà khoa học Nga đã nêu ra cách giải thích mới mẻ: Họ cho rằng, chiếc gương này không chỉ có khả năng hấp phụ chất hoá học hữu hình, mà còn có thể hấp phụ các “Năng lượng thông tin” vô hình. Vật chất hữu hình có thể dễ dàng gột rửa, nhưng năng lượng vô hình thì vô phương rũ bỏ được.
Nói cách khác là chiếc gương này có “năng lực trí nhớ” nhất định, chính là loại năng lượng gì đó đã tích tụ trong gương mấy trăm năm qua, khi ở điều kiện đặc định nào đó chúng sẽ được giải phóng ra, nên làm nhiều người mất mạng đến vậy.
Còn về câu hỏi: Tại sao hàng vạn hàng triệu chiếc gương to nhỏ khác không có năng lượng giết người, mà chỉ riêng chiếc gương cổ này là có loại năng lượng đáng sợ đó, câu trả lời rất khác biệt nhau, không có sức thuyết phục.
Ngoài ra còn có rất nhiều cách đoán định khác, có người nêu ý kiến cần kiểm tra xem khi tráng gương người ta có thêm vào chất phụ gia độc hại nào không, nhưng không nhà khao học nào làm thí nghiệm xác minh cách nói đó.
Thời gian càng trôi đi thì bức màn bí mật bao trùm lên chiếc gương ma quỷ này càng dày thêm, nó kích phát sự kính nể và sợ hãi đối với cuộc sống tiềm ẩn trong lòng mọi người, họ không còn nhìn nhận chiếc gương soi này bằng con mắt của nhà khoa học nữa, mà tin rằng bên trong nó có chứa đựng một sức mạnh siêu nhiên đáng sợ nào đó, và đây là một chiếc “gương ma”, đích thực!
Câu chuyện này về sau còn được đạo diễn điện ảnh dàn dựng quay thành loại phim kinh dị đưa lên màn bạc, và để thoả mãn sự hiếu kỳ của khán giả, đạo diễn và ê kíp làm phim cố tình “thêm dấm thêm ớt”, “vẽ rắn, thêm chân”, khiến chiếc gương càng bị “ma quỷ hoá” đến đỉnh điểm.
Cuối cùng, câu chuyện kinh dị này vượt Đại Tây Dương lan truyền sang Mỹ, đã kích thích mạnh tính hiếu kỳ của giới khảo cổ học nước này, trong đó có tiến sĩ Waine. Và tháng 4/2005, ông ta đã thực hiện chuyến bay thẳng tới Paris.
Chân tướng hư ảo
Việc Tiến sĩ Waine đệ đơn xin phép Hiệp hội Sưu tập đồ cổ Pháp, muốn tiến hành điều tra nghiên cứu chiếc “gương ma”, một lần nữa khơi dậy lòng hiếu kỳ của dân chúng đối với chiếc gương “đáng nguyền rủa” này, họ đầy lòng hoài nghi đổ dồn ánh mắt vào cái ông Tiến sĩ người Mỹ coi thường cái chết này, một mặt họ mong đợi Waine có thể khám phá, giải đáp được câu đố bí ẩn “rối bòng bong” ẩn chứa trong lòng họ suốt mấy trăm năm qua, mặt khác cũng khiến một số người lo lắng niềm tin thiêng liêng vào lời nguyền mà họ gửi gắm vào chiếc gương ma quỷ này bị vạch trần, phá vỡ.
Chuyện Waine có trở thành kẻ bị hại thứ 39 không, bỗng trở thành tiêu điểm chú ý của giới truyền thông và dân chúng. Nhưng Hiệp hội đồ cổ nước Pháp sau nhiều lần bàn thảo cân nhắc, đã quyết định từ chối lời đề nghị của Tiến sĩ Waine, bởi họ không muốn phải chứng kiến thêm một bi kịch mới nữa.
Waine hơi thất vọng nhưng không thối chí, ông quyết định tìm tới người cháu nội của Tiến sĩ Smith, chàng trai này bị thuyết phục bởi lòng chân thành và quyết tâm vì khoa học của Tiến sĩ Waine, tuy nhiên anh ta vẫn không an tâm, đã nhiều lần nhấn mạnh với Waine về cái chết “bất đắc kỳ tử” của ông nội mình.
Thấy Tiến sĩ Waine vẫn không tỏ ra nao núng trước lời “cảnh tỉnh”, cuối cùng anh ta đã đem chiếc tráp gỗ có đựng chiếc gương được niêm phong kỹ giao cho Tiến sĩ Waine. Thực ra, tấn bi kịch mấy năm trước dày vò mọi người thân trong gia đình tiến sĩ Smith rất nhiều, họ không muốn giữ lại chiếc gương sát nhân trong nhà mình chút nào, nhưng tuân theo lời trăng trối thiết tha của Tiến sĩ Smith, họ đành giữ lại và bảo quản rất kỹ lưỡng chiếc gương này.
Cuối cùng Tiến sĩ Waine theo chân chàng trai bước xuống tầng hầm chứa đồ và tận mắt nhìn thấy chiếc tráp gỗ niêm phong rất cẩn thận, bám đầy bụi bặm, bên trong có đặt chiếc gương ma quỷ.
Tiến sĩ Waine đặt chiếc tráp gỗ đựng gương vào chiếc va-ly du lịch, từ biệt gia đình tiến sĩ Smith đáp máy bay trở về Mỹ.
Tiến sĩ Waine mang chiếc tráp đựng gương về thẳng nhà riêng, đặt trong phòng thí nghiệm. Khi ông nóng lòng định bật nắp chiếc tráp, bỗng bà Maria vợ ông từ ngoài đẩy cửa xộc vào, khóc lóc yêu cầu hãy dừng ngay hành động điên rồ đó lại. Sau khoảnh khắc bối rối, Tiến sĩ Waine quay ra dỗ dành khuyên giải và nói rõ mục đích việc làm của mình cho Maria nghe, bà hơi nguôi ngoai và gạt nước mắt rời phòng thí nghiệm.
Nhưng thật lạ là bà “bước đi một bước giây giây lại dừng”, ngoái cổ lại nhìn chồng với ánh mắt bịn rịn, nuối tiếc như trong giờ phút vĩnh biệt! Dường như linh tính báo cho bà hay: Waine chồng bà sẽ chết là điều không thể tránh khỏi trong tương lai rất gần.
Sự quấy rầy của Maria đã phá vỡ sự yên tĩnh của Tiến sĩ Waine, ông ngồi thừ trước bàn nhìn đăm đăm vào chiếc tráp gỗ đựng gương, chần chừ suy ngẫm có nên mở nắp tráp hay không. Nhưng trách nhiệm của một nhà khoa học giàu kinh nghiệm đã thúc giục tiến sĩ Waine bình tĩnh trở lại.
Tiến sĩ Smith đã chết vào ngày thứ ba sau khi tiếp xúc, nghiên cứu chiếc gương, vậy thì cho dù mình không thoát khỏi số phận hẩm hiu chăng nữa, cũng nhất định phải tranh thủ, khoảng thời gian ngắn ngủi 72 giờ đồng hồ để khám phá bằng được điều bí ẩn chứa đựng trong chiếc gương này.
Chiếc gương “ma” bao năm ngủ kỹ trong bóng tối đầy bụi bặm cuối cùng đã nhìn thấy lại ánh sáng mặt trời, nó chỉ là một chiếc gương cổ bình thường loang lổ phai màu theo thời gian, nhưng Tiến sĩ Waine không dám khinh suất chủ quan, ông nhẹ nhàng lật qua lật lại chiếc gương, săm soi quan sát rất kỹ lưỡng từng phần một, từ hoa văn chạm trổ trên khung gương tới mặt gương, dựa vào kinh nghiệm khảo cổ lâu năm, ông nhận định rằng, tuổi của chiếc gương không “cổ kính” tới mức như lời đồn đại bấy lâu, và thế là ông bắt tay tiến hành giám định, quả nhiên cho thấy tuổi của chiếc gương này chưa quá 100 năm.
Điều này có nghĩa là mặt gương đã bị ai đó thay mới vào! Như vậy xem ra bí mật không phải chứa đựng ở mặt gương, vì vậy Waine đổ dồn ánh mắt hoài nghi vào chiếc khung gương bằng gỗ được chạm khắc tinh vi. Chẳng lẽ chiếc khung gỗ xinh xắn này lại là hung thủ giết người hàng loạt?
Suốt một buổi sáng ngày đầu tiên qua đi, sự nghiên cứu của Tiến sĩ Waine đối với chiếc gương vẫn chưa có tiến triển gì đáng kể, còn vợ ông, bà Maria lòng dạ như có lửa đốt, cứ đi đi lại lại phía ngoài cửa phòng thí nghiệm, chính điều đó khiến ông càng thêm rối ruột, khó tập trung. Bỗng trong óc ông loé lên một ý nghĩ lạ lùng, ông vui sướng tới mức muốn hét lên, vỗ bàn đứng bật dậy, vội đẩy cửa chạy ra ngoài như bị ma đuổi.
Chạng vạng tối, Tiến sĩ Waine rời thư viện có trường đại học quay về nhà, ông cố kìm nén niềm vui phơi phới trong lòng. Nếu như sự suy đoán của ông là chính xác, thì bí mật về chiếc gương “ma quỷ” này sẽ sớm được khám phá, giải mã.
Bà Maria thấy một ngày đằng đẵng qua đi mà tiến sĩ Waine chồng bà không hề hấn gì, lòng đã khấp khởi mừng thầm, thở phào nhẹ nhõm, nhưng vẫn không yên tâm, nên khi thấy ông Waine quay về, bà cứ xoắn xuýt bám theo sau.
Khi tiến sĩ Waine móc chìa khoá vừa mở toang cánh cửa phòng thí nghiệm, bà vội chen lên trước nhìn vào, bỗng bà ré lên một tiếng hét kinh hoàng, không dám bước thêm vào. Bởi bà nhìn thấy hai con chuột bạch thí nghiệm nhốt trong lồng sắt đặt trước chiếc gương đã chết đứ đừ tự bao giờ! Xem ra chiếc gương “ma” lại một lần nữa tác yêu tác quái!
Maria túm chặt tay Tiến sĩ Waine, không cho ông bước vào, tiến gần tới chiếc gương. Ông phải hứa với bà rằng mình sẽ hết sức cẩn trọng không tiếp cận đối diện với mặt gương, mới tạm “xua” được bà ra khỏi phòng thí nghiệm. Sau đó với cử chỉ đầy hưng phấn và tự tin, tiến sĩ Waine bước vào phòng và bắt tay giải phẫu khám nghiệm hai con chuột bạch đã chết, khi mổ phanh phần trong não chúng tích đầy máu đọng, thì ra chúng cũng bị chết vì chứng tràn máu não!
Tiến sĩ Waine dùng lưỡi dao cực sắc gọt trên khung gỗ chiếc gương lấy một vài mẩu dăm gỗ làm mẫu hoá nghiệm, sau đó lại cất kỹ chiếc gương vào trong tráp gỗ, bọc lại cất vào một chỗ kín, người ngoài không dễ nhìn thấy.
Sáng hôm sau, Tiến sĩ Waine mang mẩu dăm gỗ tới một cơ quan nghiên cứu khoa học chuyên ngành nhờ hoá nghiệm, phân tích giám định, sau đó trở về nhà ông hồi hộp chờ đợi kết quả trắc nghiệm. Quả nhiên đúng như dự đoán của Tiến sĩ Waine, chiếc khung gỗ của gương “ma” được chế tác bằng một loại gỗ rất hiếm gặp - gỗ cây coura, mà loại cây này đã bị tuyệt chủng từ hơn 100 năm trước.
Theo tài liệu ghi chép thì loại gỗ cây coura này có chứa một loại chất cực độc, khi hứng luồng ánh sáng tự nhiên càng mạnh chiếu dọi vào thì chất độc từ gỗ càng bay hơi tạo thành luồng khí độc, khiến mạch máu não của người hít phải chỉ sau một thời gian ngắn bị tắc nghẽn, nứt vỡ, dẫn tới chứng tràn máu não, đột tử!
Lần này chính thói quen khi làm việc đã cứu mạng cho tiến sĩ Waine. Thường ngày khi thao tác thực nghiệm trong phòng thí nghiệm ông có thói quen kéo đóng kín rèm cửa sổ, bởi vậy ánh sáng tự nhiên chiếu vào phòng rất yếu, nên khí độc từ khung gỗ bay hơi rất yếu, nhưng khi Waine rời khỏi phòng thí nghiệm, để thoáng khí, bà Maria đã mở toang tất cả các rèm cửa sổ, ánh sáng mặt trời ùa vào phòng, làm khí độc từ khung gỗ thoát ra nhiều, dẫn tới cái chết của 2 con chuột bạch.
Điều bí ẩn cuối cùng đã được khám phá! Nhưng khi Tiến sĩ Waine rất đỗi vui mừng chuẩn bị tổ chức cuộc họp báo lớn công bố “Bộ mặt thật của chiếc gương ma”, bỗng ông tá hoả khi phát hiện chiếc tráp gỗ có chứa chiếc gương ma đã không cánh mà bay! Tuy FBI ngay lập tức nhảy vào cuộc, tiến hành điều tra truy lùng, nhưng cho tới nay vẫn không có kết quả.
Bởi không có hiện vật gốc, nên Tiến sĩ Waine vô phương chứng minh được mẫu dăm gỗ là được tước từ khung chiếc gương ma ấy, do đó sự giải thích của ông vẫn bị phản bác, hoài nghi. Và chiếc “gương ma” giết người hàng loạt cho tới nay vẫn là một điều bí ẩn, cả loạt án mạng trong mấy trăm năm qua có liên quan tới chiếc gương “Alvarez 1743” vẫn còn là các vụ án mờ.
Theo Tri Thức Trẻ

Chữa Bệnh Nan Y .

Thần dược là loại cây ALOE VERA tiếng VN tùy theo địa phương gọi là cây Lô Hội, Long Tu hay Nha Ðam. Cây Aloe Vera thuộc dương, tính hàn, vị hơi đắng, không độc. Dược năng của nó có tính sát trùng, thông tiểu tiện, thanh nhiệt, giúp mát gan và trị các chứng, táo bón, huyết bạch, nhức đầu và xung huyết nội tạng phủ. Người ta thường dùng cây này để trị vết thương bị bỏng (phỏng), các vết thương ngoài da và tàn nhang.
Công Thức:
Bệng ung thư:
Lấy một nắm cây Aloe Vera (gọt bỏ phần có gai hai bên lá), nửa lít mật ong nguyên chất và 3 hay 4 muỗng canh rượu mạnh. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều lấy nước uống 1 ngày 3 lần, 15 phút trước bữa ăn, mỗi lần uống chừng 20 ml (1 muỗng canh). Mật ong làm cho cơ thể hấp thụ dễ dàng và rượu mạnh khiến cho mạch máu nở lớn để cho aloe vera và mật ong tới mọi tế bào vừa nuôi dưỡng và chữa lành các vết thương. Uống liên tục trong vòng nhiều tháng, đi khám bác sĩ sẽ thấy bệnh thuyên giảm đặc biệt hoặc khỏi hẳn.
Bệnh xơ gan cổ chướng:
Lấy một nắm cây Aloe Vera gọt bỏ phần có gai hai bên lá, nửa lít mật ong nguyên chất. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều lấy nước uống 1 ngày 3 lần 15 phút trước bữa ăn, mỗi lần uống chừng 20 ml (1 muỗng canh). Uống liên tục nhiều tháng bệnh sẽ thuyên giảm khả quan hoặc khỏi hoàn toàn. Lưu ý không có thêm rượu cho người bị bệnh gan.
Bệnh tiểu đường và Cao Áp Huyết:
Cách thứ 1: Lấy một nắm lá Aloe Vera gọt bỏ phần có gai hai bên lá, nấu sôi để nguội. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều lấy nước uống 1 ngày 3 lần 15 phút trước bữa ăn. Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
Cách thứ 2: Lấy một nắm lá Aloe Vera nấu sôi để nguội. Uống nước và ăn lá đã nấu chín, 1 ngày 3 lần 15 phút trước bữa ăn. Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
Cách thứ 3: Mỗi ngày lấy 1 hay 2 lá Aloe Vera gọt vỏ, ăn sống. Ăn mỗi ngày 3 lần trong vòng nhiều tháng sẽ có kết quả khả quan. Những người bị áp huyết mà không bị tiểu đường thì có thể ăn với đường nguyên chất hoặc đường phèn. Người bị tiểu đường mà không áp huyết cao thì ăn với muối.

Sưu tầm /tai_lieu_chua_benh/index.htm

Diệu Chữa Nhiều Bệnh .

Bạch hạc hoán dương .
là bài khí công dưỡng sinh đơn giản nhất của các tăng ni chùa Thiếu Lâm. Bài tập này đã có từ ngàn xưa, dùng để luyện tập cơ bản mỗi buổi sáng nhằm điều khí, dưỡng thân và định thần, tăng cường tuổi thọ.

Bài khí công này tuy ngắn, chỉ có 4 thế nhưng bao gồm tất cả các động tác thăng, giáng, khai, hợp; làm cho khí huyết toàn thân hoạt động. Nếu muốn đạt đến mức độ cao nhất của khí công, dù bạn đã tập luyện thành thục đi nữa cũng phải an định thân tâm, hòa đồng vũ trụ

Sau đây là cách tập đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất, có thể thực hành mỗi buổi sáng: Hít vào bằng mũi, bụng dưới phình (đan điền). Thở ra bằng mũi, hóp bụng tối đa, thời gian hít vào bằng thời gian thở ra

Thế 1: Đứng nghiêm, thả lỏng toàn thân, 2 chân đứng dạng ra bằng vai, 2 tay buông thõng ép sát 2 bên đùi. Thở tự nhiên

Thế 2:
a. Lật ngửa 2 bàn tay và đưa thẳng ra trước ngang vai; hít vào bằng mũi từ từ và sâu
b. Cúi xuống đưa 2 tay sát đất, 2 mũi bàn tay hướng vào nhau, lòng bàn tay hướng lên: thở ra bằng mũi sâu. Hai chân thẳng chứ không được cong.

Thế 3:
a. Từ từ nhấc người và vai lên cho đến lúc 2 bàn tay ngang đầu gối (chỉ có vai cử động), hít vào bằng mũi.
b. Vai hạ xuống, 2 tay lại đưa xuống sát đất (chân vẫn thẳng không được cong), thở ra bằng mũi giống động tác 3.

Đưa lên xuống và thở hít như thế 3 lần.

Thế 4:
a. Đưa 2 tay từ ngoài lên cao quá đầu, 2 tay thẳng như chữ V đưa ra 2 bên; hít vào bằng mũi.
b. Nắm 2 bàn tay lại đưa xuống ngang vai, lòng bàn tay úp vào 2 vai, từ từ mở bàn tay ra, từ 2 vai đưa thẳng xuống sát 2 bên hông, tay thẳng; thở ra bằng mũi, ngực ưỡn vai thả lỏng.

Chú ý: Có thể tập nhiều lần tùy sức, thả lỏng càng nhiều càng tốt. Động tác thật chậm rãi và hơi thở sâu từ từ, không gấp gáp như tập thể dục hoặc thể thao.

Sau khi tập xong, phải thở xả nhiều lần để trả nợ oxy (nợ rất ít): Hít vào bằng mũi phình bụng, thở ra bằng miệng thóp bụng, thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.
Sưu tầm
Nha Đam Hay Lô Hội
Cây Thuốc Tuyệt Diệu Chữa Nhiều Bệnh Ung Thư

(Nguyên bản Việt ngữ của Linh Mục Hoàng Minh Thắng, do ông Phùng văn Ngà ở Garden Grove, California, Hoa Kỳ, gởi tặng)

Từ nhiều năm nay, Linh mục Romano Zago, người Ba Tây (Brazil), rất nổi tiếng vì đã chữa rất nhiều người khỏi bịnh ung thư, mặc dầu Linh mục không phải là Bác sĩ, cũng không phải là Thầy Phép. Linh Mục Romano Zago sanh năm 1932 tại tỉnh Lajeado ở nước Ba Tây và được chỉ định làm mục vụ tại Thánh địa Bethalem.

Linh mục nói, tôi đã học được của dân nghèo Ba Tây, họ đã sử dụng nhiều loại cây cỏ để chữa bịnh rất tuyệt vời. Trong các loại cây cỏ đó, có cây Nha Đam hay Lô Hội (Aloe Vera) mọc khắp nơi. Thật ra các dân tộc trên thế giới đều biết công dụng chữa bịnh của cây Lô hội. Lô Hội có tất cả trên 300 loại. Nhưng các loại thường được công chúng dùng để chữa bịnh nhiều nhất là Aloe Vera, Aloe ở đảo Socotra, Aloe ở vùng Cape Town bên Nam Phi, Aloe Saponaria, Aloe Sinesis, Aloe của vùng Natale, và Aloe Forox. Loại thông dụng nhất là cây Aloe Vera. Cây Lô Hội (hay Dứa kiểng ) này có lá hình thon, hai bên có gai nhọn nhưng rất mềm, lá dài trung bình từ 30 tới 50cm, chiều cao từ 60 tới 90, bên ngoài có lớp vỏ xanh, bên trong là chất thạch đắng. Theo bảng phân chất của Linh mục Bác sĩ Grandi của dòng Phanxicô làm việc tại trung tâm nghiên cứu La Torre, tỉnh Torino, trung bắc Ý Đại Lợi, thì cây Lô Hội có những chất như sau :

1. 13 chất khác nhau thuộc loại Lignin, Saponin và Antrachinoni chứa các chất trụ sinh chống lại các loại vi khuẩn.
2. Tám loại vitamins cần thiết cho sức lớn mạnh của các tế bào nuôi dưỡng cơ thể, chế tạo ra máu điều hòa cơ thể và chữa lành các vết thương.
3. Cây Lô Hội chứa trên 20 thứ muối đạm cần thiết cho cơ thể.
4. Saccaridi đơn và đa dạng
5. minoacidi chính yếu
6. Amonoacidi phụ thuộc
7. Chất men Oxýt của cây Lô Hội hút các yếu tố nòng cốt.
Việc chữa khỏi bịnh ung thư đầu tiên xảy ra hồi năm 1987. Năm đó tại Bethelam có một cụ già bị ung thư nhiếp hộ tuyến vào thời kỳ cuối. Các bác sĩ thất vọng không chữa được, nên đã cho cụ xuất viện để cụ được chết tại nhà trước mặt những người thân. Linh mục Romano được gọi tới để ban bí tích, xức dầu kẻ liệt cho cụ ông. Rồi sau đó, vị Linh Mục đề nghị cụ thử chữa bịnh theo phương thuốc cây Lô hội của Linh mục. Chữa được một thời gian, quả nhiên ông cụ khỏi bịnh và hiện nay vẫn sống với con cháu, rất khỏe mạnh dù đã 85 tuổi. Tiếp theo có một ông Thư ký của trường Thánh địa Bethelem bị ung thư cổ họng nói không ra tiếng. Linh mục Romano đến thăm ông với một chai lớn Xi rô Lô Hội. Chỉ hai tháng sau, ông Thư ký khỏi bịnh, nói được và làm việc bình thường trở lại.
Tuy nhiên vụ chữa bịnh cảm động nhất mà Linh mục Romano Zago còn nhớ là chuyện của chú bè Geraldito, người Á Căn Đình, chỉ mới 5 tuổi. Em bé này bị ung thư máu. Sau khi tìm đủ cách chữa trị không hiệu quả, cha mẹ em đưa em sang thăm Thánh địa Bethelem để cầu xin Chúa Giê Xu Cứu Thế, biết đâu hy vọng Chúa sẽ thương xót mà chữa lành bịnh cho đứa con yêu. Tại đây song thân em tình cờ gặp Linh mục Romano. Linh mục đề nghị cha mẹ của em sử dụng thử phương thuốc chữa bịnh của Linh mục trong vòng hai tháng. Bé Géraldito đã ngoan ngoản uống xi-rô Lô Hội do Linh mục Romano xay cho em uống. Nhưng vào trước khi tháng thứ hai chấm dứt, các bác sĩ chữa trị cho biết em đã hoàn toàn khỏi bịnh ung thư máu. Chính Linh mục Romano Zago đã kể lại các vụ chữa bịnh công hiệu trên đây cho nguyệt san Thánh Địa số ra cho hai tháng 11 và 12 năm 1993, để cho mọi người biết rằng có thể chữa khỏi bịnh ung thư với các chất liệu đơn sơ mà Tạo Hóa đã dựng nên trong thiên nhiên để ban bố cứu giúp con người.

(Linh mục Giu-Se Hoàng Minh Thắng viết theo tài liệu Vittorio Bosello Ofm, Miracolo dell-aloe del mielle, La terra Santa, Novembre, Decembre 1993, Marzo, April 1995).

Toa thuốc chữa bịnh của Linh mục Romano Zago rất đơn giản. Nó gồm hai hoặc ba lá nhỏ cây Lô Hội, nửa kí (500g) mật ong và 3 hay 4 muỗng canh rượu trắng mạnh. Sau khi rửa sạch và gọt bỏ hai bìa có gai của lá Lô Hội, ba thứ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn ra thành một loại xi-rô. Trước khi uống phải lắc đều lên. Mỗi ngày uống ba lần. Mỗi lần uống một muỗng canh xi-rô Lô hội. Phải uống trước mỗi bữa ăn sáng, trưa, chiều từ 15 đến 20 phút mới công hiệu. Xin nói rõ mật ong là loại thực phẩm mà cơ thể con người hấp thụ dễ dàng.

Chất rượu mạnh làm cho mạch máu nở lớn để cho mật ong pha lẫn với xi-rô Lô hội dẫn tới mọi tế bào trong lục phủ ngũ tạng của cơ thể, vừa nuôi dưỡng tế bào, vừa chữa lành mọi vết thương và vừa lọc máu. Bình thường việc chữa bịnh kéo dài khoảng 10 ngày. Uống trên 10 ngày nên đi khám bịnh lại để xem bịnh tình ra sao, và so sánh kết quả trước và sau khi điều trị. Nếu cần thì uống tiếp thêm 10, 20 hoặc 30 ngày nữa cho tới khi hoàn toàn khỏi bịnh. Bình thường bịnh nhân cảm thấy khá ngay sau đó. Vì thuốc Cây Lô Hội này trị được tất cả mọi bịnh ung thư như : Ung thư da, ung thư cổ họng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư óc, ung thư bao tủ, ung thư ruột và cả ung thư máu nữa......

Bây giờ để nói về toa Thuốc Lô hội do một vị Linh mục người Ba Tây (Brazil) sáng chế và một linh mục người Việt Nam đem từ La Mã (Roma) về phổ biến tại San José (California, USA). Vị Linh mục Việt Nam giải nghĩa chi tiết như sau : Có tới 300 loại Lô Hội, nhưng loại tốt nhất để trị bịnh ung thư là loại lá có màu xanh lá cây tươi và có đốm trắng, Không nên dùng loại lá có màu xám và đốm trắng. Lá Lô hội trung bình dài khoảng 30cm tới 50cm.
Phương pháp chế biến

* Lấy 2 lá lớn hoặc 3 lá nhỏ rửa sạch, cắt bỏ hai bìa có gai (để nguyên vỏ), cắt nhỏ ra từng miếng mỏng.

* Mật ong 500g và rượu trắng mạnh 3 hay 4 muỗng canh.

* Ba thứ cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Khi xay xong đổ vào chai thủy tinh có miệng lớn. Sau vài giờ nước bọt của Lô hội lắng xuống, đem cất vào tủ lạnh. Mỗi lần uống lấy muỗng khuấy đều.
Cách dùng:

Mỗi lần uống 1 muỗng canh, mỗi ngày uống 3 lần : sáng, trưa và chiều. Phải uống trước mỗi bữa ăn từ 15 đến 30 phút, nghĩa là uống khi bụng còn đói.

Người khỏe mạnh và để ngăn ngừa bịnh ung thư, nên uống mỗi năm một lần với một loạt trị liệu 10 ngày như cách chỉ dẫn ở trên.

Ngoài ra Lô hội còn có hiệu năng để chữa chứng rụng tóc : Lấy chất nhờn của lá Lô hội thoa lên đầu, cứ hai ngày thoa một lần nơi vùng tóc bị rụng, để cho nhựa khô lối hai hoặc ba giờ đồng hồ rồi mới gội đầu cho sạch. Phải áp dụng từ 6 tháng trở lên tóc mới mọc trở lại khá rậm rạp.

Cây Lô Hội còn có công dụng khác như cầm máu, phỏng da, mụn ngứa, mụn sừng trâu. Ví dụ chỗ phỏng da bị rát, lấy một miếng Lô hội cắt đôi đắp lên chỗ phỏng, lấy băng keo dán lại, qua đêm sẽ hết đau. Về mụn thì phải đắp bốn năm ngày liên tiếp mới có kết quả. Ngoài ra nó còn trị được bịnh nhức đầu và bịnh đau bụng ngầm ngầm cũng uống cách thức như áp dụng để chữa bịnh ung thư cũng có kết quả hữu hiệu.
________________________________________

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Võ bùa "tái xuất giang hồ" ?


Giadinh.net - Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, làng võ Việt xôn xao bởi sự xuất hiện của một phái võ kỳ lạ, gọi là "võ bùa" hay "thần quyền". Người theo môn võ ấy không cần luyện tập quyền cước mà chỉ cần thổi hương, uống bùa, gọi thần chú là có sức mạnh muôn người khôn địch...
Bởi cách thức có phần thần bí đó mà nhiều môn phái khác đã tìm các lò dạy võ bùa để tìm hiểu thực hư, phân tài cao thấp. Sự "truy sát" ấy, cùng nhiều lý do khác nữa nên chỉ ít thời gian sau, võ bùa phải lui vào ẩn dật.
Gần đây, trước sự nở rộ trở lại của phong trào học võ, lại có lời đồn võ bùa đang "tái xuất giang hồ". Chúng tôi đã đi tìm hiểu thực hư xung quanh môn võ này.
Cao nhân ẩn tích
Sau màn ra mắt vào những năm 80 của thế kỷ trước, võ bùa bỗng dưng mất hút một cách khó hiểu trên "chốn giang hồ". Không ai biết đệ tử của võ bùa ở đâu, hiện đang sống như thế nào, còn lao tâm khổ tứ tập luyện hay không?
Gần đây, một lần lang thang trên mạng, tôi tình cờ đọc được thông tin của một môn sinh "chánh phái" nói rằng, trước đây có hai cao thủ phái Thất Sơn đem võ bùa về dạy ở Hà Nội và chính họ là những sư phụ đầu tiên của môn phái ở đất Kinh kỳ. Thông tin trên mơ hồ, chỉ nói người thứ nhất tên Thành, làng võ vẫn gọi là Thành "vuông", người thứ hai tên là Chín, giang hồ gọi là Chín "cụt".
Liên hệ với một số cao thủ võ lâm ngoài Bắc thì được biết, Thành "vuông" tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thành, từng sống ở khu vực Ô Chợ Dừa (Hà Nội), giờ đã qua Nga lập nghiệp. Người thứ hai là Chín "cụt", tên đầy đủ là Ngô Xuân Chín, là thương binh, hiện không biết phiêu dạt phương nào.
Thông tin trên làm tôi nhớ lại lần trò chuyện với võ sư Chu Há, Chủ nhiệm võ đường Hồng Gia. Võ sư Há cho biết, thủa trước, Chín "cụt" có tham gia một số phong trào thể thao của người khuyết tật và ngay từ buổi đầu tiên ấy, Chín cùng đệ tử đã từng dùng võ bùa để giành huy chương vàng một hội khỏe năm 1986.
Nhờ manh mối này, tôi vội tìm đến ông Vũ Thế Phiệt, Tổng Thư ký Hiệp hội Thể thao người khuyết tật Việt Nam. Từ số điện thoại ông Phiệt cho, tôi đã tìm được "cao nhân" ẩn tích bấy lâu nay - ông Chín.
Phận duyên tiền định
Vợ chồng ông Xuân Chín hiện đang sống ở một khu đô thị yên ả trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội). Trò chuyện, Xuân Chín bảo, Thất Sơn thần quyền với ông như có duyên trời định.
Thời trai trẻ, Chín là lính trinh sát đóng quân ở tỉnh biên giới Cao Bằng. Khi còn ở quê nhà, bởi hiếu động nên Chín từng theo đám trai làng lăn lộn học quyền cước của mấy võ sư vườn, cũng lận lưng dăm ba miếng phòng thân. Bởi thế, khi hay tin trong trung đoàn có một đồng đội thường diễu quyền, phóng cước sau khi xong xuôi việc nhà binh, Chín muốn tìm đến xem "mặt mũi" thế nào và nhân thể thử tài luôn để phân cao thấp.
Sau nhiều lần hò hẹn, "thằng cha" đó cũng nhận lời thách đấu. Thế nhưng sau 2 lần "tỉ thí", Chín đều thua không kịp vuốt mặt. Chín đấm, đá cật lực mà cứ như đánh vào bị bông, đối thủ chẳng hề đổi thay sắc mặt. Đánh nhiều đuối sức, chùn tay, nên đành phải xin thua.
Từ sau trận quyết đấu đó, hai người trở thành bạn. Lúc này Chín mới biết người kia theo học Thần quyền của phái Thất Sơn, từ một sư phụ ở quê nhà, xã Văn Khúc, huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ. Những câu chuyện mà người bạn kể về môn phái lạ lùng đã khiến Chín mê mệt. Anh ước ao có ngày được về quê bạn bái vị sư phụ ấy làm thầy.
Và rồi cái ngày anh mong mỏi ấy cũng đến. Được sự giới thiệu, ngay đêm hôm ấy, anh đã được diện kiến kỳ nhân. Người ấy là danh sư Nguyễn Văn Lộc, một nông dân chân chất, cũng chỉ hơn anh cỡ trên chục tuổi.
Thế nhưng hôm ấy, ý nguyện, mơ ước của anh đã không thành. Dù đã cố nài nỉ hết nước hết cái nhưng vị danh sư ấy vẫn không chịu thu nạp Chín làm đệ tử. Tuy mưu sự không thành nhưng anh vẫn không thôi hi vọng của mình.
Chừng tháng sau, anh lại tay nải từ Cao Bằng tìm về Phú Thọ. Lần này, thứ mà anh nhận được vẫn chỉ là những cái lắc đầu. Thế rồi, một lần (năm 1981), lúc đi làm nhiệm vụ, anh bị thương phải cắt bỏ hoàn toàn chân phải. Khi vết thương liền da, nhớ miền quê Văn Khúc và ông thầy võ... khó tính, anh lại lóc cóc tìm về.
Đi cùng anh lần này có cả Thành "vuông", một chàng trai Hà Nội, nghe tiếng vị sư phụ kỳ lạ mà háo hức muốn được tỏ tường. Gặp mặt, vị danh sư nói thẳng thừng: "Anh lành lặn tôi còn không nhận, huống chi nay đã là người tàn phế! Anh không học võ được đâu!". Câu nói đó đã làm ruột gan Chín quặn thắt. "Đau" hơn khi bạn đồng hành với anh, Thành "vuông", lại được sư phụ thu nạp.
Uất ức, trước khi ra về anh... thề: "Sư phụ nhận tôi thì 6 tháng tôi xuống một lần! Không nhận thì tháng nào tôi cũng xuống!". Tháng sau, một mình, anh xuống thật. Lần này, thấy anh lóc cóc chống nạng vượt quãng đường hơn 15 cây số, vị danh sư đã động lòng trắc ẩn. Ông đã đồng ý truyền võ cho anh nhưng với điều kiện chờ ngày tốt, về Bắc Giang ông mới dạy.
Võ phái kỳ lạ
"Ngày tốt" ấy là ngày 9/10/1984. Đã hẹn trước, anh Chín có mặt tại nhà một người quen của sư phụ ở làng Mỹ Độ, sát thị xã Bắc Giang. Đến được ít phút thì sư phụ anh cũng xuất hiện. Ngay chiều hôm ấy, anh đã thành người của phái Thất Sơn. Cũng ngay ngày hôm ấy, anh mới tường tận về môn phái của mình.
Theo lời thầy Lộc thì "thủ phủ" của Thất Sơn thần quyền nằm ở Huế, do tông sư Nguyễn Văn Cảo nắm quyền chưởng môn. Sáng tổ Nguyễn Văn Cảo học thần quyền từ một vị cao tăng người Ấn Độ. Cao tăng lưu lạc sang Việt Nam từ khi nào thì đến giờ vẫn không ai biết rõ. Tới Việt Nam, ông chọn vùng Bảy Núi (An Giang) làm chốn tu hành. (Có lẽ bởi bậc thánh nhân tu luyện nơi non thiêng này nên thầy Cảo đã đặt tên môn phái của mình là Thất Sơn).
Dựa trên những căn bản mà vị tu sĩ lạ lùng ấy truyền dạy, thầy Cảo đã truyền dạy thần quyền cho nhiều người khác. Thần quyền học nhanh, do vậy chỉ trong thời gian ngắn, ở Huế đã có rất nhiều người trở thành môn đồ của võ phái này.
Khi nhập môn, môn đồ của môn phái phải đứng trước ban thờ thề đủ 9 điều (Càng học cao thì số lời thề càng tăng thêm và cao nhất là 16 điều). Sau đó, mỗi người sẽ được sư phụ mình phát cho hai lá bùa hộ thân, một vuông, một dài. Trên những lá bùa ấy có vẽ hình đạo sĩ ngồi thiền và những "thông số", "mật mã" riêng của môn phái.
Trước khi truyền thụ những câu thần chú, bí kíp võ công của môn phái thì hai lá bùa ấy được đem đốt, lấy tro hoà vào nước cho người mới nhập môn... uống cạn. Thần chú của môn phái thì có rất nhiều, gồm chú gồng, chú xin quyền, chú chữa thương... Đã được truyền thần chú thì môn sinh cứ tự mình gọi chú mà xin sức mạnh, mà tập quyền cước.
Tuy thế, trước khi tập, người luyện thần quyền phải được sư phụ mình khai thông tất cả các huyệt đạo trên cơ thể. Việc ấy, các sư phụ của Thất Sơn thường làm bằng cách dùng nắm nhang đang nghi ngút khói thổi vào huyệt đạo của đệ tử. Với môn sinh là nam giới thì dùng 7 nén nhang thổi 7 lần vào mỗi huyệt đạo. Môn sinh là nữ thì dùng 9 nén, thổi đúng 9 lần.

Thần chú vào... võ công ra
Anh Chín kể, hôm ấy, xong nghi thức nhập môn, sư phụ Lộc đã kéo anh ra sân và chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, ông đã truyền thụ xong xuôi cho anh lời chú xin quyền.
Theo lời của sư phụ Lộc, lời chú ấy anh không được phép tiết lộ cho bất kỳ ai nếu chưa được phép của những người đứng đầu môn phái. Truyền chú xong, sư phụ anh bảo, cứ nhẩm theo câu chú ấy mà luyện. Chú "nhập" đến đâu thì công phu tự khắc... ra đến đó.
Thấy thầy dạy mình quá nhanh, anh hết sức ngạc nhiên. Cứ nghĩ, có lẽ bởi gượng ép khi thu nạp nên thầy Lộc mới dạy anh một cách sơ sài đến vậy. Sau này, khi trình độ bản thân được nâng cao, anh mới biết, với anh cuộc truyền thụ kỹ năng cơ bản của môn phái như vậy là quá lâu.
Thường thì khi truyền chú cho đệ tử khác, thầy Lộc chỉ làm trong thời gian vỏn vẹn 15 phút là xong. Anh cũng vậy, khi được phép dạy đệ tử, anh cũng chỉ mất ngần ấy thời gian là đã... hết bài. Còn học như thế nào, luyện như thế nào, trình độ đạt đến đâu là cơ duyên của mỗi người chứ thày không chỉ bảo được.
Ngay chiều hôm ấy, thầy Lộc đã kéo anh ra khoảng sân rộng, bắt đầu luyện tập quyền pháp. Trước khi tập, thầy lấy nắm nhang nghi ngút khói thổi vào tất cả những huyệt đạo trên cơ thể anh. Làm xong, thầy bảo anh nhẩm đọc chú để... gọi võ về. Thật ngạc nhiên, khi vừa đọc chú xong, anh bỗng thấy mình lâng lâng như người say rượu. Lúc thì thấy tay mình nhẹ bẫng, lúc thì thấy nặng như đang khuân cả khối sắt trăm cân.
Chín kể, khi đã "nhập đồng", cứ thấy nhẹ bên tay nào là "chưởng" đánh ra tay ấy. Trạng thái không kiểm soát ấy đã khiến anh lúc thì lăn lộn trên đất, lúc thì nhảy tưng tưng trên không, lao đầu vào tường, vào bụi gai cũng không hề hay biết.
Tỉ thí tranh tài
Hết nghỉ phép, Xuân Chín về nơi an dưỡng. Vì đang chờ chế độ nên anh có nhiều cơ hội để luyện tập môn võ mà mình vừa được học. Cứ đêm đến, anh lại một mình chống nạng lên quả đồi ở gần đó luyện tập. Sáu tháng sau, anh quay lại Văn Khúc để thầy Lộc kiểm tra "trình độ".
Sau bữa cơm chiều, thầy Lộc bảo ông sẽ không trực tiếp kiểm tra mà nhờ thầy "cao tay" hơn thẩm định. Vị ấy tên Cư, ở bến phà Tình Cương, cách nhà thầy Lộc chừng 25 cây số. Thần quyền ở Văn Khúc chính là do ông Cư mang từ trong Huế ra truyền dạy.
Tối hôm đó, hai thầy trò đã đèo nhau đến nhà ông Cư. Biết Chín muốn thử trình độ của mình, ông Cư đã gọi hai đệ tử to như hộ pháp đến. Trước khi đánh, ông Cư giới thiệu, hai đệ tử của ông được gọi là những “cây đấu” của Thất Sơn. Những ai muốn "khẳng định thương hiệu" của riêng mình thì đều phải đánh với hai "cây đấu" ấy.
Ngay phút khởi động, một “cây đấu” đã táng thẳng vào mặt Chín cú "thôi sơn" khiến anh nổ đom đóm mắt. Nhưng ngay sau cú đánh ấy, anh thấy mình tự dưng lùi ra, quay hẳn lưng vào đối thủ. Chẳng cần để mắt động tác khó hiểu của anh, người tấn công lại ngay lập tức lao vào. Thế nhưng, vừa vào gần đến nơi thì bỗng nhiên tay phải Chín vung ra một cú đòn cực mạnh. Một tiếng “bốp” chát chúa vang lên, “cây đấu” ấy bị đánh văng ra góc sân và nằm bất động.
Thấy đệ tử mình bị hạ nhanh một cách khó hiểu, ông Cư vội vàng chạy đến xem thực hư thế nào. Cậu học trò cưng nằm im, mồm miệng be bét máu. Phần thắng đã thuộc về Chín.
Sắp xếp công việc, ít lâu sau, anh Chín lại theo thầy Lộc vào Huế để nhờ tông sư môn phái kiểm tra trình độ thật sự của mình. Chưởng môn phái Nguyễn Văn Cảo (phường Phú Cát) đã đón hai thầy trò anh rất thân tình.
Hôm ấy, nhà thầy Cảo có một đệ tử học Thần quyền được 10 năm, từ Quảng Bình vào thăm. Thầy Cảo bảo Chín đấu với người này. Kịch bản của trận đấu ở Phú Thọ đã được lặp lại. Vào trận, ngay màn dạo đầu, Chín dính đòn tới tấp. Thế nhưng, trong lúc nguy nan, tự nhiên anh thấy chân mình mềm oặt. Xoay lưng lại đối thủ, anh quỳ xuống như người bị trúng đòn chí mạng. Đối thủ thấy vậy thừa thắng lao lên...
Nhưng, như có phép tiên, dù chỉ còn mỗi chân trái mà anh vẫn bật vút lên, lộn trên không một vòng rồi tung cú "thiết cước" vào thẳng bụng đối thủ. Cú đá ấy đã làm vị kia văng ra, thầy Cảo ngay lập tức cho dừng trận đấu. Sau trận đấu đó, bởi quá khâm phục sự tiến bộ kỳ lạ của anh, thầy Cảo đã cân nhắc để anh được thăng đai vượt cấp.
Thế nhưng, điều đó chưa từng có tiền lệ trong môn phái nên thầy đành để anh ở đai đỏ xuất sư. Người đeo đai đó thì đã có thể làm thầy, truyền thụ võ công cho những môn sinh khác. Sáu tháng sau, vào lại Huế, lần này chưởng môn Nguyễn Văn Cảo đích thân ra chợ mua chỉ về se đai tím cho anh.
Dựng nghiệp bất thành
Rời quân ngũ, anh Chín về quê sinh sống, thỉnh thoảng ra Hà Nội gặp gỡ bạn bè. Những năm ấy, phong trào chấn hưng võ thuật cổ truyền ở thủ đô đang ở cao trào, thấy Thất Sơn thần quyền của mình chưa có một tên tuổi trong làng võ Việt, anh và một số người bạn đã quyết tâm gây dựng môn phái.
Để khẳng định sức mạnh của Thần quyền, Hội khoẻ Phù Đổng năm 1986 được tổ chức ở Hà Nội, các bạn anh đã tiến cử anh tham gia. Chuẩn bị cho sự kiện này Chín đã lặn lội lên Cao Bằng, tìm cậu bé mà trước đây anh đã ngẫu hứng truyền thụ võ công, đưa về Hà Nội cùng mình biểu diễn. Cậu bé ấy tên Điệp, khi ấy vừa tròn 6 tuổi.
Tại sân vận động Hàng Đẫy, với tiết mục thần quyền của mình, hai thầy trò một tàn phế, một tóc còn để chỏm đã dinh về hai tấm huy chương vàng trước sự trầm trồ, thán phục của mọi người.
Sau màn ra mắt, được sự "chỉ đường mách lối" của cố võ sư Đỗ Hoá, anh cùng các bạn đã tìm đến một chức sắc ở Hội Võ thuật cổ truyền Hà Nội nhằm đưa môn phái "phát dương quang đại". Thế nhưng, nhiều người cho rằng Thất Sơn thần quyền là tà thuật, mê tín dị đoan nên mong ước của anh đã không thể thành hiện thực.
Dựng phái không thành, anh em tan rã mỗi người một nơi, Xuân Chín đâm nản. Tuy thế, sau này, tham gia phong trào thể thao người khuyết tật, anh vẫn đem thần quyền đi biểu diễn ở khắp nơi.
Năm 2004, tại một cuộc liên hoan võ thuật tại Hàn Quốc, anh đã được ban tổ chức trao tặng huy chương vàng cho tiết mục thần quyền độc đáo của mình. Càng hạnh phúc hơn khi ngay sau đó, hình ảnh của anh, một người cụt chân đang thăng hoa cùng quyền thuật đã được ban tổ chức in lên lịch lưu niệm tặng các vận động viên tham gia.
Cũng từ dạo ấy, bởi cuộc mưu sinh anh đã thôi không tham gia phong trào thể thao nữa. Thần quyền anh cũng ít tập hơn và cũng không truyền dạy bí kíp võ công này cho bất kỳ ai...
Lời thề của phái Thất Sơn
Một lòng hiếu thảo với cha mẹ; Không phản môn phái; Không phản thầy; Không phản bạn; Coi bạn như anh em ruột thịt; Không cưỡng bức kẻ yếu; Không làm điều gian ác; Không ham mê tửu sắc; Không nản chí khi luyện tập; Không thoái lui lúc nguy hiểm; Luôn bảo vệ kẻ yếu; Nhịn kẻ mất lòng ta; Thi hành nghiêm chỉnh những lời thầy dạy; Ôn hoà trong tình bạn; Không tự cao tự đắc; Cứu người trong lúc nguy nan...


Thanh Đào - Thiều Thúc

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Tổ ong thần bí trong thân cây và nọc độc kinh người

(VTC News) - Điều tai hại là sau khi bị ong đốt, đôi môi Thể to như hai quả chuối, nhìn phát khiếp. Đấy là mới chỉ bị một con ong đốt, chứ nếu bị vài con châm, thì không biết tính mạng Thể sẽ như thế nào.

Ngày cuối tuần, anh bạn rủ về Hải Dương đi lễ một ngôi miếu độc nhất Việt Nam, đó là ngôi miếu làm bằng… tôn. Tôi ít có thói quen đi đền miếu, song nghe kể về ngôi miếu làm bằng tôn thì thói tò mò lại nổi lên, muốn thực tế xem ra sao.

Sau một hồi lòng vòng xuyên qua mấy cánh đồng, mấy con đường đất đỏ lổn nhổn, chúng tôi tìm đến một ngọn đồi nhỏ, thấp lè tè, cây cối rậm um tùm giữa làng Bích Nham (An Đức, Chí Linh, Hải Dương).

Ngôi miếu gò bằng tôn. Ảnh: Nguyệt Diễm.

Quả thực, đây là ngôi miếu mà lần đầu tiên trong đời tôi gặp. Ngôi miếu gò bằng tôn, bé xíu, ước chừng rộng 1 mét vuông, cao 1,5m. Bên trong miếu có một tượng quan đội mũ cánh chuồn. Thanh long đao bằng gỗ dựng cao hơn cả ngôi miếu.

Ngôi miếu nằm nép dưới gốc cây đa cổ thụ. Hàng ngày, bà Tăng Thị Mức và ông Nguyễn Văn Trung đều quét dọn sân miếu một vài lần. Theo ông Trung, cây đa này có tuổi đời cả ngàn năm. Cụ của ông kể rằng, từ bé cụ đã thấy cây đa này, nó to đến mức phải gần 100 người ôm mới xuể. Những cái rễ lòng thòng xuống đất, to như gốc cây cổ thụ, tán lá trùm kín một góc đồi Nham. Hồi ông Trung 20 tuổi, đám thanh niên trong làng còn lập cả sân bóng đá và sân bóng chuyền dưới tán cây đa. Một chiếc bàn đá rộng độ 4 mét vuông nằm dưới gốc cây đa đã bị gốc và rễ cây trùm kín, nuốt gọn.

Tuy nhiên, thời chiến tranh, không hiểu vì sao, cây đa khổng lồ này cứ mục ruỗng, rồi chết dần, giờ chỉ còn lại một cái gốc nhỏ và một cái rễ to độ 2 người ôm. Dưới gốc lớn có một cái bàn đá, là nơi thờ cúng của dân làng, song gốc đa đã mọc trùm kín bàn đá, nên dân làng phải dựng ngôi miếu này.

Ông Trung là người trực tiếp được dân làng phân công xây dựng ngôi miếu, nhưng kỳ lạ thay, theo lời ông và người dân trong làng kể, hai lần xây miếu, khi sắp xong, miếu đều tự dưng đổ ập, tan tành. Các cột bê tông cũng vỡ tan như tro bụi. Điều lạ hơn là riêng cái cột ông Trung ngồi ở trên, thì không hề hấn gì. Hồi kháng chiến chống Pháp, dân làng Nham cũng đã từng dựng một ngôi miếu để có nơi thờ cúng dưới gốc đa, song cũng đã đổ ập một cách bí hiểm. Chính vì sự kỳ lạ đó, dân làng không dám xây miếu nữa, mà gò một ngôi miếu bằng tôn, rồi rước tượng về thờ.


Cây lách khổng lồ ngay trước ngôi miếu làm bằng tôn. Ảnh: Nguyệt Diễm.

Khi mọi người đang làm lễ ở ngôi miếu, thì tôi thấy một cậu thanh niên đứng chắp tay vái lạy, miệng lẩm nhẩm khấn bên một gốc cây đại thụ trước ngôi miếu nhỏ. Thấy lạ tôi liền đến xem. Bà Tăng Thị Mức bảo rằng, cậu thanh niên này đang vái lạy, tạ tội với… tổ “ong thần”. Lúc này, tôi mới để ý, và nghe thấy tiếng “u u u” cứ như có máy bay B52 từ xa vọng lại.

Hóa ra, trong thân cây lách này, có một tổ ong lạ khổng lồ. Đàn ong bay trong thân cây, tạo ra tiếng “u u” rờn rợn như thế. Do chúng là loài ong lạ, sống cạnh miếu, nên nhân dân quanh xóm gọi là “ong thần”.

Cậu thanh niên này khấn vái xong, bà Mức tạ lễ, tôi liền trèo lên rễ cây, nhòm vào cái tổ ong trên hốc cây. Ở miệng hốc cây, có vài chú ong vàng chóe, bụng to, căng tròn, đang bò lổm ngổm. Thi thoảng lại có vài con bay vù ra ngoài, rồi từ ngoài táp vào hốc cây.

Quả thực, đây là lần đầu tiên trong đời tôi trông thấy loài ong lạ này. Thân nó rất to, bằng ngón tay, màu vàng chóe, song phải nhìn thật kỹ, thật gần mới thấy chiếc cánh bé xíu, mỏng tang và trong suốt. Với cái thân nặng nề và những bộ cánh nhỏ xíu như vậy, tốc độ của cánh phải khủng khiếp lắm mới nâng được cái thân đó lên. Loài ong này có màu vàng, song không giống với loại ong vàng có thân hình mảnh khảnh, đôi cánh dài quá đuôi mà tôi thường xuyên trông thấy.

Loài ong này thân rất to, nhưng cánh cực bé, nhìn không rõ. Ảnh: Nguyệt Diễm.

Ông Trung bảo rằng, từ ngày mới sinh ra, ông đã thấy cây lách to lớn, già cỗi như thế này. Dân làng ở đây gọi là cây lách, chứ thú thực, tôi chưa từng nhìn thấy loại cây này bao giờ. Tra trong sách vở thực vật, trên mạng, cũng không thấy loài cây nào tên là cây lách cả. Người dân nơi đây cũng đồn rằng, cây lách trước miếu có tuổi đời tương đương với cây đa, cũng phải đến ngàn năm rồi. Thân cây to áng chừng 3-4 người ôm, gốc xù xì, u mấu.

Từ ngày bé, ông Trung đã biết đến sự tồn tại của tổ ong lạ trong thân cây. Không ai biết đây là loài ong gì, cũng không thấy loài ong này xuất hiện, làm tổ ở nơi khác. Hầu hết những người đến tham quan miếu, cũng đều ngạc nhiên về loài ong lạ và họ đều khẳng định chưa từng nhìn thấy loài ong này ở nơi khác. Ông Trung đã từng nhờ vả nhiều thợ bắt ong, thợ nuôi ong đến xem xét, tìm hiểu xem đây là loài ong gì, làm tổ ra sao, có túi mật hay không, song các thợ săn ong, nuôi ong có kinh nghiệm cũng đều lắc đầu, không thể biết đây là loại ong gì, thậm chí, họ còn chưa từng nhìn thấy.

Tuy nhiên, sự lạ đáng chú ý về loài ong trong thân cây lách ngay trước đền thờ bằng tôn không phải ở hình dáng đặc biệt của nó, mà ở thứ nọc độc kinh hoàng.

Sở dĩ, chàng trai Nguyễn Văn Khương mà chúng tôi gặp, đang khấn vái bên gốc cây, là bởi vì, Khương đã bị một con “ong thần” đốt cách đây 6 năm.

Khương kể: “Hồi em 19 tuổi, thấy trên cây lách có tổ chim to lắm, không rõ loài chim gì. Mấy cậu bạn sợ tổ ong không dám trèo để bắt chim, nhưng em thì không sợ, cứ liều mạng trèo lên. Em bám nhẹ nhàng vào thân cây rồi trèo lên, không để bọn ong biết. Tuy nhiên, khi lên đến ngọn cây, chưa kịp bắt chim, thì đàn ong bay túa lua từ tổ ra, bay đen đặc quanh người em. Bọn bạn ở dưới nhìn thấy thế hoảng quá bỏ chạy hết. Khi đó, tiếng ong vo vo nhức cả óc, nhưng chúng chỉ bay quanh người. Dễ đến hàng vạn con. Chúng bay quanh người em một lúc, thì một con đốt trúng đùi. Lúc ấy đau buốt óc, nhưng em vẫn cố bám chặt cành cây. Một lúc sau, đàn ong bay về tổ, chui hết vào bọng cây, em mới lò dò mò xuống lết về nhà”.



Nhớ lại lần bị ong đốt, Khương vẫn còn bàng hoàng sợ hãi. Ảnh: Nguyệt Diễm.

Theo lời Khương, ngay khi bị ong đốt, người choáng váng, khó thở, y như trúng độc nặng. Khương sốt li bì mấy ngày liền. Điều đáng sợ là cứ đến ngày trái gió trở trời, toàn thân lại đau nhức, lên cơn sốt. Tính ra, từ ngày bị ong đốt đến nay đã 6 năm, song di chứng vẫn còn rõ rệt. Quả thực, nhìn Khương không ai nghĩ cậu đã 25 tuổi, bởi cậu gầy còm, quắt queo. Khương bảo, cơ thể cứ còi cọc mãi thế này có thể là do nọc độc của ong. Từ bấy, cứ đến ngày rằm, ngày lễ, gia đình Khương lại làm lễ tạ tội với… tổ ong!

Dù sao, so với cậu bạn cùng xóm là Nguyễn Văn Thể, thì Khương vẫn còn may chán. Mặc dù Khương bị ong đốt gây di chứng nặng nề như vậy, song Thể vẫn không sợ, liều mạng trèo lên cây lách bắt chim. Đàn ong cũng nhao ra, nhưng có đúng một con đốt trúng mặt Thể. Điều tai hại là sau khi bị ong đốt, đôi môi Thể to như hai quả chuối, nhìn phát khiếp. Đấy là mới chỉ bị một con ong đốt, chứ nếu bị vài con châm, thì không biết tính mạng Thể sẽ như thế nào.

Bà Mức là người ngăn không cho du khách lại gần tổ ong và thường xuyên cầu cúng cho hai thanh niên bị ong đốt từ nhiều năm nay. Ảnh: Nguyệt Diễm.

Gia đình đã đưa đi viện, tìm gặp đủ các loại thầy lang, song đôi môi ấy chỉ xẹp đi tạm thời. Cứ đến ngày trở giời trái gió, đôi môi lại sưng tướng, thâm xì và đau nhức, cực kỳ khó chịu. Bao nhiêu năm nay gia đình đã cúng vái tại miếu tôn và tổ ong ở gốc cây lách, song chưa ăn thua gì. Đến ngày trái gió, Thể không dám đi đâu vì đôi môi rất quái dị, chỉ nằm ở nhà chịu đau đớn, hoặc nhờ bà Mức dẫn đến gốc cây lách cúng khấn. Chúng tôi được bà Mức dẫn vào nhà Thể, song rất tiếc là cậu ta đi học lái xe ở xa.
Quả thực, tổ ong ở gốc cây lách là một loài ong khá đặc biệt và nọc độc của nó quả là kinh hoàng. Bà Mức, ông Trung hy vọng một ngày nào đó, có một nhà khoa học đến tìm hiểu, giải đáp cho dân làng biết đây là loài ong gì, nọc độc của nó kinh khủng ra sao, để biết cách bảo tồn, phòng tránh.
Phạm Nguyệt Diễm

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2010

"Thần y" đốt lưỡi bằng dao nung đỏ chữa bệnh cho dân


(VTC News) - Tôi sởn gai ốc khi thấy ông Cán thản nhiên thè lưỡi… liếm ngon lành con dao nung đỏ như đứa trẻ mút kem. Sức nóng từ lưỡi dao nung đỏ đốt lưỡi ông cháy xèo xèo.
Tiếp thu tất cả những gì đã khổ luyện, truyền nhân “ma hút” Vi Văn Cán đã chữa bệnh cho hàng nghìn trường hợp.

Không chỉ người dân ở vùng Tây Bắc đến nhờ ông Cán, nhiều người bên Lào cũng sang tận Sông Mã “rước” ông sang chữa bệnh giúp. Có chuyến ông đi chữa bệnh hàng tháng trời.

Câu chuyện bị ngắt quãng giữa chừng bởi ông Cán có khách, ông Lò Văn Cấu bên thị trấn Sông Mã, đưa con gái sang chữa bệnh.

Cô bé, trong một lần lên rừng, trúng phải khí độc, nên khi về đến nhà liền té xỉu. Suốt ngày em kêu đau đầu, choáng váng, không ăn được gì.

Tận mắt cảnh chữa bệnh, tôi không khỏi kinh ngạc. Nó như một màn ảo thuật kỳ lạ.

Ông Cán dúi con dao chẻ củi vào bếp than đỏ rực. Ông thắp ba nén hương và lầm rầm đọc thần chú bằng tiếng Xinh Mun. Vừa khấn ông vừa đốt nến và nhúng 3 chiếc lá vào một bát nước màu đen có hòa tổ tò vò.

Cho nguyên ngọn nến đang cháy vào miệng, ông quay sang thổi phù vào mặt bệnh nhân. Tiếp đó, ông đưa ngọn nến khua khua mấy vòng. Theo lời ông Cán, việc dùng nến soi không khác gì…chụp X quang ở bệnh viện.

Chỗ nào thấy “bệnh”, ông dùng ống tre ấn vào và hút bệnh ra. Mọi chất độc được thả vào chén rượu trong mâm để mọi người chứng kiến. Mấy lần hút cũng chỉ được một thứ cặn màu đen, lắng xuống đáy chén.

Tiếp đó là màn liếm dao nung đỏ. Tôi sởn gai ốc khi thấy ông Cán thản nhiên thè lưỡi… liếm ngon lành con dao nung đỏ như đứa trẻ mút kem. Sức nóng từ lưỡi dao nung đỏ đốt lưỡi ông cháy xèo xèo.

Liếm dao nung đỏ xong, ông Cán phả hơi nóng vào mặt cô bé. Ông bảo: "Đây là thuốc giảm đau với người bị vết thương kín và là cách cầm máu với những vết thương hở”.

Như có phép thuật, sau khi hút hết “khí độc” trong người, cô bé đã tươi tỉnh trở lại. Có sẵn chai rượu, ông bảo người nhà làm thêm món ăn, rồi quay sang bảo chúng tôi: “Nhà báo uống với tôi và mọi người một chén nhé, chẳng mấy khi ở Hà Nội về tận vùng Sông Mã xa xôi này”.

Bên mâm rượu, ông kể chuyện chữa bệnh cứu người của mình. Ông bảo, nếu như chúng tôi đến sớm hơn một ngày thì đã được xem cảnh hút đạn trong người. Vừa hôm qua có trường hợp tìm đến ông.

Một thanh niên người Thái tên Vi Văn Táo bị trúng đạn súng kíp ở cả chân, bụng và tay. Tuy nhiên, ca này bị thương không trầm trọng, nên hút xong họ đã về nhà. Anh này ở tận Điện Biên.

Không chỉ hút đạn, cũng bằng một chiếc ống tre, ông Cán đã giúp hàng nghìn ca bị hóc xương cá, xương gà, xương chó… Điều lạ là các vết thương không hề để lại sẹo.

Cháu Vì Văn Sáng ở bản Kéo, con của anh Sang vẫn còn nhớ như in cái lần bị hóc xương gà, suốt 2 ngày không ăn không uống được gì. Nhà không có tiền đưa con đi bệnh viện, ông bố vội đưa con tới nhờ ông Cán giúp. Sau khi xem xét, ông Cán dùng ống hút, chỉ một lát sau miếng xương được lấy ra, ở cổ chỉ hơi rớm máu.

Cách hút dị vật của ông Cán cũng rất đặc biệt. Bị hóc xương thì đặt ống tre sau gáy và hút xương ra theo phía đó. Nếu bị trúng đạn thì đạn vào đường nào hút ra theo đường ấy, không cần dao kéo, mổ xẻ, vì vậy cũng mất ít máu hơn. Đối với những trường hợp nhẹ, ông Cán hút mà không hề chảy máu.

Danh tiếng truyền nhân “ma hút” lan ra khắp vùng Tây Bắc, đến nỗi, gia đình nào có người bị dính đạn, ở cách xa vài trăm cây số cũng lặn lội đến tận nhà ông, cả bên Lào cũng sang.
Tôi hỏi chuyện xung quanh khả năng liếm lưỡi dao đang nung đỏ khác người của ông, ông cười bảo rằng, lúc đó không hề thấy nóng, nhưng nếu người khác làm vậy sẽ lập tức bỏng lưỡi.

Theo ông, khi đọc thần chú, ông như quên hết tất cả, tinh thần hòa nhập với trời đất. Mục đích liếm lưỡi dao là để hút khí nóng. Việc phả khí nóng vào bệnh nhân có tác dụng cầm máu và giảm đau cho bệnh nhân khi hút dị vật trong người.

Đang nói chuyện, bỗng giọng nói của ông trầm hẳn xuống: “Nhà báo à, tôi thì cũng sắp tới tuổi già, nhưng cho đến giờ vẫn chưa có ai kế thừa những phương pháp chữa bệnh này, tôi chỉ sợ thất truyền, không cứu giúp được mọi người nữa”.

Ông Cán bảo, nghề này không kiên trì thì không học được, mà chỉ sợ truyền nghề cho người thiếu đạo đức, họ lợi dụng để kiếm lợi thì nó sẽ mất thiêng, làm sai lệch tôn chỉ mà ông đã học được từ “ma hút”.

Đã có rất nhiều người xin theo học nhưng ông không dạy, ông bảo phải kiên quyết chờ cho đến lúc gặp được một người có đủ phẩm hạnh.

Chúng tôi chào ông ra về, ông tiễn ra đến cổng, ông tươi cười: “Nhà báo nhớ dịp nào đó lại quay về uống với tôi chén rượu nhé, biết đâu lúc đó tôi đã có truyền nhân”.

Trong cuộc sống có nhiều điều không thể giải thích được. Vùng cao của nước ta lại càng chứa đựng nhiều bí ẩn. Chứng kiến câu chuyện khó tin kể trên, tôi thiết nghĩ các ban ngành nên kiểm chứng cách chữa bệnh lạ lùng đó bằng phương pháp khoa học. Nếu khả năng “hút” bệnh của cha con ông Hối là có cơ sở, thì cũng nên tìm cách bảo tồn phương pháp chữa bệnh độc đáo này.

Minh Hải

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

“Đạp gió cưỡi mây” ở “nóc nhà” miền Tây

(NLĐO) – Cứ vào độ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch hằng năm, ngọn núi Cấm ở An Giang – được mệnh danh là “nóc nhà” miền Tây - lại xuất hiện sương mù rải rác khắp triền núi. Sương mù nhiều nhất phải kể đến vồ Bò Hong với đỉnh cao 716m.
Đầu tháng 9 âm lịch năm nay, đỉnh núi Cấm xuất hiện những đợt sương mù dày đặc hiếm thấy. Không chỉ quấn quít trên cao, sương mù còn lan tỏa và bao phủ khắp các đỉnh đồi, đường sá… Phóng tầm mắt ra xa, các ngọn đồi, triền núi cứ trập trùng miên man trong sương trắng.

Đến vồ Bò Hong thời điểm này, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác “đạp gió cưỡi mây” vì gió luôn luôn rít mạnh, còn sương và mây bay là đà ngay dưới chân.

Nhiều du khách thích thú bảo quang cảnh “nóc nhà” miền Tây trở nên hữu tình, lãng mạn không khác gì “thành phố ngàn thông” Đà Lạt hay “thị trấn trong sương” Sapa.


Cầu Đỏ trên hồ cảnh quan Thủy Liêm bị sương mù bao phủ



Chùa Vạn Linh trên đỉnh núi Cấm lờ mờ trong sương sớm





Chùa Phật Lớn trong sương mù trông tựa như cảnh tiên bồng

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2010

Những hang động Thất Sơn huyền bí: Doanh trại tướng cướp Đơn Hùng Tín

Theo nhiều tài liệu và các bậc cao niên, tướng cướp Đơn Hùng Tín từng chọn núi Cấm làm doanh trại.
Đơn Hùng Tín là tướng cướp khét tiếng một thời làm đau đầu nhà cầm quyền người Pháp ở Đông Dương. Tuy nhiên, các giai thoại về ông không thống nhất.


Doanh trại của tướng cướp Đơn Hùng Tín xưa trở thành nơi cúng giải hạn, cầu cơ, xin số bất kể ngày đêm - Ảnh: T.Q - C.N

Nuôi chí... làm cướp

Có khá nhiều tài liệu ghi chép về tướng cướp Đơn Hùng Tín nhưng có nhiều điểm khác biệt nhau. Trong đó, nhà văn Sơn Nam ghi chép khá chi tiết. Đơn Hùng Tín tên thật là Lê Văn Tín, quê ở Cao Lãnh (nay là TP Cao Lãnh, Đồng Tháp). Xưa kia, ông chưa lấy tên là Đơn Hùng Tín mà chỉ là kẻ vô danh. Song, chàng thanh niên này lại mê đọc truyện Tống, truyện Đường và rất mê nhân vật Đơn Hùng Tín - một người can trung, tận nghĩa. Vậy là anh âm thầm nuôi chí lớn và chờ đợi thời cơ đến.

Tín biết rõ xứ núi Tà Lơn (Campuchia) là nơi xuất thế với các bậc siêu phàm, mình đầy võ nghệ, bùa chú nên cất công tìm tới. Sau nhiều ngày rảo khắp các hang động cheo leo, Tín gặp một người thanh niên. Qua trao đổi, Tín biết người này tên là Phép, từng là thầy giáo nên gọi là giáo Phép, quê ở miệt Châu Đốc. Không biết hà cớ gì hay muốn làm giàu, kiếm vàng muôn bạc nén mà giáo Phép tìm đến núi Tà Lơn để tìm "chúa" hiến mưu. Khi gặp Tín, người có dáng trượng phu, thân hình vạm vỡ "vai năm tấc rộng, thân mười thước cao", giáo Phép quyết theo phò.

Từ đó giáo Phép làm quân sư, giúp Tín đi tập hợp tiều phu, dân nghèo quanh núi để làm thuộc hạ. Sau lần Tín và Phép lừa được cả đám lâu la bằng chiêu "súng bắn không chết" mà Tín còn cắn được cả đầu đạn khiến đám người tin tưởng xin quy phục làm thuộc hạ. Từ đó, ông chính thức xưng là Đơn Hùng Tín, chuyên đi cướp của khắp vùng Bảy Núi, Tiền Giang, Hậu Giang…

Có người nói rằng Đơn Hùng Tín là một tướng cướp hành hiệp trượng nghĩa, cướp của Tây, cường hào ác bá phân phát cho người nghèo. Nhưng cũng có người cho rằng Đơn Hùng Tín là tên cướp bất nhân, cướp cả đồ đạc, tượng Phật của các chùa chiền.

“Xin” bào thai vợ luyện... bùa

Buổi ban đầu Đơn Hùng Tín chỉ là một kẻ vô danh tiểu tốt và chưa có nhiều võ nghệ hay bùa chú gì. Song, sau khi đã trở thành đại vương của những tay "lương sơn bạc", để tồn tại và đám lâu la kính nể, Đơn Hùng Tín đã dày công khổ luyện võ nghệ. Quân sư giáo Phép vốn là một kẻ nhát gan nhưng lại lắm mưu nhiều kế. Sau nhiều năm giáo Phép lên núi Tà Lơn, y biết rằng nhiều lão tiên sinh đang tu tiên tại đây có cất giữ một cuốn bí kíp võ công gọi là "Thiên thư bí quyết" nên đã bày kế cho Đơn Hùng Tín học loại võ công này. Theo lời thuật của giáo Phép, có một ông lão tại núi Tà Lơn học được phép mầu trong quyển "Thiên thư bí quyết". Ông này nuôi một con khỉ, mỗi ngày cho nó nuốt một lá bùa nhưng đến ngày thứ 7 thì khỉ lăn ra chết. Đem xác khỉ cất vào cái hộp, đúng trăm ngày giở ra, khỉ mở mắt, ông liền cho uống lá bùa thứ 8 thì khỉ sống lại, lanh lẹ và nhất nhất tuân lời ông. Mỗi ngày con khỉ chạy xuống chân núi trộm lấy 2 đồng xu về cống nạp cho ông lão.

Sau đó, Đơn Hùng Tín theo cách đó mà luyện tập và đã tám phần thông thạo. Theo nhiều tài liệu ghi lại, nhà chức trách Pháp lúc bấy giờ không thể lần ra dấu vết của ông sau mỗi vụ cướp vì ông biến hóa đại tài, lúc ẩn lúc hiện. Về sau, ông đã có vợ thì sơn trại được dời lên núi Cấm thuộc huyện Bảy Núi lúc bấy giờ. Về đây, Đơn Hùng Tín tiếp tục luyện tập bùa phép. Tương truyền, ông đã xin bào thai của vợ để luyện bùa, được vợ đồng ý nên liền mổ bụng vợ lấy thai nhi. Hằng đêm, Đơn Hùng Tín đem bào thai ra giữa trời để tu luyện cho đến khi nó khô lại thì được ông mang theo người như vật bất ly thân (giống như tương truyền về ma cóc ở Tây Nguyên). Từ đó, Đơn Hùng Tín càng ngang dọc, ẩn hiện, biến hóa mà không sợ bị bắt. Lúc bấy giờ, người Pháp treo thưởng cho người tìm ra tung tích của ông với giá rất cao. Song, cũng do ỷ lại tài cao khiến ông mất cảnh giác, bị một tên thuộc hạ phản trắc, báo tin cho người Pháp trong một lần được cho đi chợ ở Mỹ Tho. Mọi nẻo đường tiến thoái, kế hoạch của Đơn Hùng Tín đều bị lộ khiến chính quyền Mỹ Tho siết chặt vòng vây và pháo kích, hạ sát ông vào năm 1926.

Đi tìm dấu vết

Ông Đinh Phi Vân, nguyên là cán bộ Công an xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang), người sống trên ngọn núi cao nhất miền Tây này cho biết qua các tài liệu ông đọc được thì chính khu vực hang ông Thẻ là đại bản doanh của Đơn Hùng Tín. Sở dĩ ông Vân quả quyết địa điểm này là doanh trại của tướng cướp lừng danh vì thỉnh thoảng có người vẫn nhặt được những cổ vật từ trong hang núi và quanh khu vực này. Ông Vân nói theo nhiều tài liệu thì tảng đá lớn ngay trước cửa hang ông Thẻ trông như bàn thạch là nơi xưa kia Đơn Hùng Tín mổ bụng vợ lấy bào thai.

Nói đoạn, ông Vân ôm lấy thân cây rừng rồi theo rễ cây tuột xuống một vách đá dựng. Chúng tôi cũng thử một phen làm "Tarzan" đu theo rễ cây rừng và dây leo thám hiểm quanh khu vực. Rõ là bên dưới bờ vực sâu này có rất nhiều vách đá dựng cheo leo và "lò ảng" (hang đá tự nhiên do hai phiến đá tựa vào nhau tạo khoảng trống bên dưới - PV) rộng lớn. Đi đến mỗi "lò ảng" ông Vân đều dừng lại, cùng chúng tôi len lỏi vào trong hang để thị sát. "Hang ông Thẻ xưa kia là nơi cất giấu lương thực, của cải mà bọn "khăn trắng" cướp được, về sau gọi là hang ông Thẻ. Còn bọn cướp thì ăn ngủ, trú ngụ theo các vách đá, lò ảng. Điều này nghe cũng hợp lý vì lợi dụng địa hình hiểm trở để dễ dàng ẩn nấp, tránh sự kiểm tra của nhà chức trách lúc bấy giờ", ông Vân phân tích.

Suốt nửa ngày đánh đu, chuyền từ cây này sang bờ vực khác quanh các vách đá dựng như "người rừng", chúng tôi tìm thấy rất nhiều hang đá theo các tài liệu mô tả về nơi ẩn náu của thủ lĩnh và bộ hạ tướng cướp Đơn Hùng Tín. Song dấu vết thì hầu như không để lại gì. Dù vậy, lão đạo sĩ Ba Lưới cũng khẳng định nơi đây tướng cướp khét tiếng Đơn Hùng Tín hùng cứ một thời.

Thanh Quốc - Chí Nhân