(Phunutoday) - Một buổi sáng tháng 6, những hàng phượng vĩ nở đỏ
rực một góc trời thành phố Mỹ Tho, chúng tôi tìm đến nghĩa trang liệt sỹ tỉnh
Tiền Giang để viếng mộ “thần y” chữa bệnh rắn cắn nổi tiếng Nam bộ. Không mấy
khó khăn để tìm ra bia mộ ông vì những anh chị công nhân, bảo vệ nghĩa trang ở
đây đều rất rành mạch và tự hào về thần y Tư Dược là người con của quê hương
Tiền Giang nằm yên nghỉ bên cạnh những anh hùng Lê Thị Hồng Gấm, Hồ Văn Nhánh…
Ngôi mộ nằm bên phải khu vực đài tưởng niệm cao ngất ngưởng, trang
nghiêm, hùng vĩ mang dòng chữ Tổ quốc ghi công, nhân dân đời đời ghi nhớ
công ơn những người đã hy sinh vì Tổ quốc, vì độc lập tự do cho dân tộc. Bên
cạnh hàng hoa sứ đại nở đầy hoa trắng rất đẹp là tấm mộ bia bằng đá granit xứ
Quảng Nam, ghi đơn giản mấy dòng chữ: “Đồng chí Trần Văn Dược, sinh năm 1929.
Quê quán: Tuyên Thạnh - Mộc Hóa - Long An. Chức vụ: Đại tá, Phó Chủ nhiệm
Phòng Quân y Quân khu 9. Từ trần ngày 19/07/1988” .
Dòng chữ ghi trên mộ chí đã khiến tôi giật thót người, nghe cơn lạnh chạy dài theo sóng lưng khi liên tưởng đến: ông sinh vào năm Kỷ Tỵ 1929 (tuổi rắn) và mất đúng năm Kỷ Tỵ 1988 (cũng năm rắn) tròn giáp một chu kỳ 60 năm. Có thể vì sự ngẫu nhiên này mà đã có rất nhiều giai thoại đồn đại về ông pha màu sắc thần bí, li kỳ hay là sự thật?
Ông tuổi rắn, lớn lên hành nghề y, chuyên bắt rắn, nghiên cứu bào chế huyết thanh để trị rắn cắn người. Rồi cũng nhằm đúng vào năm rắn sau 60 năm âm dương, ngũ hành vận chuyển trong trời đất để rồi ông lại chết vì rắn độc cắn…
Dòng chữ ghi trên mộ chí đã khiến tôi giật thót người, nghe cơn lạnh chạy dài theo sóng lưng khi liên tưởng đến: ông sinh vào năm Kỷ Tỵ 1929 (tuổi rắn) và mất đúng năm Kỷ Tỵ 1988 (cũng năm rắn) tròn giáp một chu kỳ 60 năm. Có thể vì sự ngẫu nhiên này mà đã có rất nhiều giai thoại đồn đại về ông pha màu sắc thần bí, li kỳ hay là sự thật?
Ông tuổi rắn, lớn lên hành nghề y, chuyên bắt rắn, nghiên cứu bào chế huyết thanh để trị rắn cắn người. Rồi cũng nhằm đúng vào năm rắn sau 60 năm âm dương, ngũ hành vận chuyển trong trời đất để rồi ông lại chết vì rắn độc cắn…
Để tìm hiểu thêm về cuộc đời của ông, tôi quay lại trung tâm thành
phố Mỹ Tho tìm hai người con của ông. Anh con thứ tư tên Trần Văn Dũng, cán bộ
lãnh đạo thành phố, hỏi thăm được biết anh đang theo học chính trị cao cấp tại
Học viện Nguyễn Ái Quốc - Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh. Anh Trần Thiện Tín con
trai trưởng đang công tác tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền
Giang.
Bên cạnh dòng sông Tiền
thơ mộng, trong một quán nước ở khu công viên Lạc Hồng, tôi đã cùng anh Trần
Thiện Tín, sinh năm 1954, Phó Phòng Thanh Tra Sở LĐTB&XH Tiền Giang chuyện
trò tìm hiểu sự thật về ông Tư Dược. Vừa gặp nhau, anh Tín nói ngay: “Anh là
nhà báo đầu tiên gặp tôi để viết về ba tôi. Tôi cảm thấy vui và hạnh phúc”. Theo anh Trần Thiện Tín cho biết, nghề chữa trị rắn cắn của ba anh là một nghề gia truyền của gia đình. Theo những gì anh biết, thì ông cố anh là người dân miền Trung (Quảng Ngãi) đã hành nghề chữa bệnh rắn cắn, sau đó truyền lại cho nội anh và ba anh là người được nội truyền nghề.
Ngay từ nhỏ, ba anh đã học nghề bắt rắn và tìm hiểu cách lấy nọc, cách chữa trị khi rắn cắn bằng những cây thuốc, lá cỏ trong dân gian. Trong xóm làng có ai bị rắn cắn là chạy đến nhờ hai cha con Tư Dược chữa trị. Không chỉ trị dùm, ba anh còn chỉ bày cho người dân cách sử dụng những lá thuốc trong rừng để cầm rịt vết thương, nặn máu độc ra ngoài, ngăn chặn không cho nọc độc lan vào cơ thể theo máu, biến bệnh nhân thành thầy thuốc, ít nhất tự sơ cấp cứu để cầm cự trước khi đưa đến nơi chữa trị.
Đến khi thoát ly gia đình tham gia kháng chiến, được theo học nghề quân y ba anh càng có thêm cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu nghiên cứu sâu hơn về nọc độc của rắn các loại nhằm chữa trị cho bộ đội, nhân dân trong vùng Đồng Tháp Mười vào mùa nước lũ lúc nhúc rắn độc.
Ai từng sống trong vùng lũ U Minh, Đồng Tháp Mười không lạ gì chuyện nước lên vào khoảng tháng 10, tháng 11 cả khu vực mênh mông là nước. Rắn chuột và các loại bám vào ngọn cây đày đặc để sinh tồn đợi nước rút xuống.
Nhà sàn, nhà chòi trong đồng sáng ngủ dậy bốn bề là rắn các loại. Ai chưa từng sống vùng nước nổi, chỉ riêng việc mở mắt thức dậy, thấy rắn đang nằm co ro khè khè bên cạnh đủ để chết điếng hồn vì kinh hãi. Nhưng người dân vùng lũ, quen “chung sống hòa bình” với lũ rắn, không những không biết sợ hãi là gì mà còn cảm ơn ông trời đã cho họ vài giỏ rắn bắt mang đi bán kiếm tiền mua gạo ăn.
21 năm xa cách gia đình ngay trên quê hương
Năm 1954, Trần Văn Dược cùng đồng đội lên đường tập kết ra Bắc theo Hiệp định Genève. Vợ ông, bà Phạm Thị Tranh (sinh năm 1932) khóc tiễn chồng ra đi trong lúc đang mang thai anh Tín. Bà Tranh hiện đang sống cùng người con trai là anh Trần Văn Công ở huyện Cái Bè.
Giống như bao phụ nữ miền Nam ngày ấy tiễn
chồng ra đi, không ai dám hẹn chính xác ngày về, nhưng người phụ nữ Nam bộ chỉ
biết mòn mỏi đếm ngày đi. Rồi 2 năm trôi qua, rồi 5 năm, 10 năm cũng trôi qua
trong ngập tràn khói lửa chiến tranh, kèo dài đằng đẳng đến ngày 30-4-1975 tròn
21 năm theo cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc hơn 7600 ngày.
Khi ra đến Hải Phòng không bao lâu, Trần Văn Dược được tổ chức phân công vượt đường Trường Sơn về Nam chiến đấu. Gần nửa năm đi bộ, ngủ võng với muỗi vắt, mưa rừng, vực sâu, đèo cao ông được phân công về công tác tại huyện ủy Cái Bè. Hành khúc của người lính vượt Trường Sơn mãi mãi là bài ca đẹp nhất chủ nghĩa anh hùng cách mạng, như lời thơ của Nguyễn Duy :
“Chợt hiện về thăm thẳn núi non kia
Dưới lá là hầm, là tăng, là võng
Là cơn sốt rét rừng vàng bủng
Là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn
Những đoàn quân đi xuyên Trường Sơn
Ngủ ôm súng suốt một thời tuổi trẻ
Đêm trăn trở đố nhau: bao giờ về thành phố ?
Con tắc kè nhanh nhẩu nói: sắp về…”
(bài thơ Nghe tiếng Tắc kè kêu trong thành phố)
Cũng như những người lính Trường Sơn năm xưa, Tư Dược luôn mong ước ngày đất nước giải phóng, đoàn tụ gia đình, nhưng cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra từng ngày nên mơ ước bình thường và giản dị nhất cũng quá xa vời tầm tay. Ông sống và chiến đấu tại quê hương nhưng vợ con ông không hề hay biết, không gặp mặt bao giờ.
…Trầm ngâm rất lâu,
ánh mắt buồn xa xăm nhìn ra phía cù lao Thới Sơn, anh Trần Thiện Tín nhớ
lại chuyện xa xưa về cuộc đời. Có lẽ anh đang nghĩ về người cha thân yêu trong
hồi ức dĩ vãng. Anh kể chuyện, mẹ anh sinh non khoảng 2 tháng cứ tưởng phải bỏ
vì nhỏ quá, sợ nuôi không được. Cậu bé có chút thịt xương, người quắt queo, còi
cọc do điều kiện trong chiến khu rất thiếu thốn, khó khăn. Khi ra đến Hải Phòng không bao lâu, Trần Văn Dược được tổ chức phân công vượt đường Trường Sơn về Nam chiến đấu. Gần nửa năm đi bộ, ngủ võng với muỗi vắt, mưa rừng, vực sâu, đèo cao ông được phân công về công tác tại huyện ủy Cái Bè. Hành khúc của người lính vượt Trường Sơn mãi mãi là bài ca đẹp nhất chủ nghĩa anh hùng cách mạng, như lời thơ của Nguyễn Duy :
“Chợt hiện về thăm thẳn núi non kia
Dưới lá là hầm, là tăng, là võng
Là cơn sốt rét rừng vàng bủng
Là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn
Những đoàn quân đi xuyên Trường Sơn
Ngủ ôm súng suốt một thời tuổi trẻ
Đêm trăn trở đố nhau: bao giờ về thành phố ?
Con tắc kè nhanh nhẩu nói: sắp về…”
(bài thơ Nghe tiếng Tắc kè kêu trong thành phố)
Cũng như những người lính Trường Sơn năm xưa, Tư Dược luôn mong ước ngày đất nước giải phóng, đoàn tụ gia đình, nhưng cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra từng ngày nên mơ ước bình thường và giản dị nhất cũng quá xa vời tầm tay. Ông sống và chiến đấu tại quê hương nhưng vợ con ông không hề hay biết, không gặp mặt bao giờ.
Rất may là anh đã sống và nhờ ăn cháo cóc mấy anh bộ đội mần thịt nấu cháo mà lớn lên từng ngày. Rồi như cây lúa, cây tràm đước trong đồng bưng Tháp Mười, anh lớn lên theo thời gian, theo những mùa nước nổi mênh mông với hồi ức mẹ kể về người cha là bộ đội đi tập kết ở miền Bắc, chắc là đang chiến đấu đâu đó chưa về thăm hai mẹ con.
Anh mơ giấc mơ ngày hòa bình độc lập để gặp lại cha. Anh đâu biết rằng người cha của anh đang là đồng đội của anh cũng đang chiến đấu với kẻ thù ngay trên quê hương Tiền Giang mà không gặp nhau. Khi vào bộ đội chiến đấu, hễ gặp ai từ Bắc vào, anh hỏi thăm về người cha Trần Văn Dược có biệt tài bắt rắn, trị rắn cắn rất hay… Không ai biết, không ai gặp người này. Những cái lắc đầu khiến anh buồn chơi vơi.
Câu chuyện về cuộc đời của Đại tá Trần Văn Dược còn có chuyện rất cảm động qua lời kể của anh Trần Thiện Tín: đó là ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, tràn ngập niềm vui trên khắp nẻo đường mừng đất nước hòa bình, độc lập.
Trong dòng người hôm ấy, có anh bộ đội giải phóng quân Tư Dược với ba lô, mũ tai bèo, dép cao su, mang súng AK hăm hở sải bước tìm về căn nhà cũ ngày xưa anh đã sinh ra và lớn lên đúng 21 năm biền biệt chưa một lần trở lại quê thăm gia đình. Mặc dù suốt ngần ấy thời gian, ông đã sống và chiến đấu, chữa bệnh cho bộ đội, nhân dân ngay trong vùng Đồng Tháp Mười mà vẫn bặt tin nhà.
Giữa trưa, khi ông tìm về đến ngôi nhà cũ đã sinh ra mình, những tưởng bao nhiêu niềm vui, sung sướng vì chờ đợi sẽ vỡ òa hạnh phúc nhưng ai ngờ… Đúng vào lúc này, người cha kính yêu của ông sau 21 năm ròng rã chờ tin con mà ông nghĩ có thể đã hy sinh rồi, đang hấp hối với hơi thở yếu dần trên giường. Dường như có thần giao cách cảm, dường như có một linh cảm vô hình về giây phút cuối cùng của cuộc đời ông chờ đợi ngày độc lập và chờ đợi con trai về sau 21 năm đằng đẳng bặt tin.
Cha con chỉ kịp nhận ra nhau trong mơ màng, thì liền sau đó ông trút hơi thở sau cùng nhẹ nhàng ra đi. Nếu anh bộ đội Tư Dược chỉ về muộn hơn một chút, thì vĩnh viễn không bao giờ còn kịp gặp cha. Cả ngày hôm trước, lòng ông nóng như lửa đốt, kim châm bồn chồn ngồi đứng không lúc nào yên. Ngay vừa xong việc đơn vị, chân ông như muốn đưa ông chạy ngay về nhà.
Còn anh Trần Thiện Tín, anh nghĩ số phận cũng lạ lùng làm sao. Hai cha con ở cùng làm bộ đội, cùng chiến đấu cùng một huyện Cái Bè nhưng vẫn chưa một lần gặp nhau. Để mặc cha anh tưởng tượng về con trai trong giấc ngủ, để mặc anh nằm mơ thấy cha mình qua lời kể của mẹ.
Lúc Tư Dược về thành phố Mỹ Tho tiếp quản, ông hỏi thăm con trai Trần Thiện Tín và được biết anh Tín đang là chiến sĩ trinh sát thuộc đơn vị Cục hậu cần Quân khu 8 cũ, đang làm nhiệm vụ truy kích tàn binh địch tháo chạy ở Vĩnh Long chưa về. Lần này đến lược Tư Dược, ông buồn bã và bồn chồn đứng ngồi không yên vì sợ phút cuối cùng của cuộc chiến tranh luôn gắn liền với phút tử sinh vô thường của con người rủi may.
Là người lính, chinh chiến suốt 21 năm, ông chưa bao giờ sợ hy sinh hay mất mát, ấy vậy mà giậy phút trắc ẩn của cuộc đời về đứa con trai chưa một lần gặp mặt đã thật sự làm ông lo lắng, khắc khoải ngóng tin từng giờ. Cũng dễ hiểu thôi, ngày ông chia tay vợ lên đường đi tập kết, bà Tranh ở lại quê hương với bụng mang dạ chửa, ông chưa biết là trai hay gái. Huống hồ giờ đây, đất nước hòa bình, cha con ông vẫn chưa gặp được nhau.
Gia đình “Thần y” Tư Dược có tất cả 4 người con, ba trai một gái. Anh út Trần Văn Dũng –nguyên là Chủ tịch TP. Mỹ Tho, sinh năm 1967 hiện đang học tại Học viện Chính trị Hồ Chí Minh. Chị Trần Thị Thanh Nga và anh Trần Văn Công sống với mẹ ở Cái Bè - Tiền Giang .
Lập trại nuôi rắn cứu người và chuyện sinh nghề tử nghiệp
Vào ngày 27/5/1977 “vành đai chi khu Bình Đức” thuộc huyện Châu Thành - Tiền Giang còn ngổn ngang bom mìn và dây thép gai chưa được rà phá. Có một chiếc xe jeep của quân đội mang biển số đỏ, trên xe chở 5 người đàn ông và 3 con rắn hổ đất chạy thẳng vào trung tâm Đồng Tâm - Bình Đức rồi dừng lại. Họ dựng chòi cắm trại, tháo gỡ bom mìn trên phần đất rộng nửa héc ta và đóng lồng nuôi rắn.
Đội trưởng Đội nuôi rắn thuộc Cục quân y Quân khu 9 do Trần Văn Dược làm đội trưởng, còn đội phó chính là ông sui gia của ông sau này (ông Lý Văn Kiên (Ba Kiên) cha vợ anh Trần Thiện Tín - sau khi ông Tư Dược qua đời, lên thay ông làm Giám đốc Trung tâm).
Trại rắn Đồng Tâm ngày nay, tiền thân là Đội nuôi rắn, sau đổi tên thành Xí nghiệp 408, có diện tích rộng 12 ha, nằm trong khu vực căn cứ Đồng Tâm cũ của địch trước đây. Ngày nay, Trại rắn Đồng Tâm không chỉ là một địa điểm du lịch tham quan nổi tiếng mà còn là một bảo tàng rắn “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam với hơn 1.000 loài rắn các loại, trong số này có hơn 100 con hổ mang chúa được nuôi để lấy nọc sản xuất huyết thanh để chữa trị rắn cắn.
Đến năm 1988, do yêu cầu nhiệm vụ phục vụ quân đội và nhân dân vùng biên giới, Quân khu 9 đã quyết định nâng cấp Xí nghiệp 408 lên thành Trung tâm nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu Quân khu 9.
Năm 2005 Trung tâm được Bộ Quốc phòng đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây dựng Khoa cấp cứu rắn độc, nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ nghiên cứu và điều trị nội trú cho bệnh nhân trong vùng bị rắn độc cắn.
Tính từ ngày thành lập đến nay, đã có trên 10.000 người bị rắn độc cắn đã được Trung tâm cứu chữa thoát chết trong gang tấc. Bình quân mỗi năm có khoảng 500 ca cấp cứu do rắn độc cắn được Trung tâm tiếp nhận điều trị. Đến nay có thể nói 100% các ca bị rắn độc cắn nếu kịp đưa đến Đồng Tâm đều được cứu sống.
Không thể kể hết những vất vả, nguy hiểm của tập thể những cán bộ, y bác sĩ nuôi rắn nơi đây từ những ngày đầu tiên thành lập để có được qui mô khang trang, bề thế như bây giờ. Phải tự mày mò, nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm từ khâu nuôi, phối giống, chăm sóc và lấy nọc. Có một số loài phải thả tự nhiên trong khi vực khoanh vùng mà ngày nay khách du lịch tham quan có thể nhìn thấy qua bờ tường và lớp rào bảo vệ.
Khó khăn nhất và cũng nguy hiểm nhất là việc bắt rắn độc lấy nọc. Có những con hổ chúa, hổ mang nặng trên 7 kg, dài thườn thượt rất hung dữ, sẵn sàng phùng mang, lè lưỡi đỏ, phun nọc tấn công bất cứ lúc nào nếu con người bất cẩn trong chớp mắt. Tuy trong dân gian có khá nhiều “sát thủ” bắt rắn giỏi hơn bắt cá, nhưng ai mà biết được một phút sai lầm phải trả giá cả mạng người trước loài thú hoang dã đầy hung tợn và nguy hiểm như rắn độc.
Người dân sống trong vùng Đồng Tháp Mười tại các tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, khi bị rắn cắn ngoài việc sơ cứu chặn nọc rắn xâm nhập cơ thể, phải nhanh chóng tìm mọi cách, lập tức đưa người bị nạn đến Trại rắn Đồng Tâm gặp thầy Tư Dược và các y bác sĩ cứu chữa bảo đảm thoát chết.
Chỉ cần người bị rắn cắn trái tim còn đập là còn được sống khi đến đây. Lời tuyên bố này không chút khoa trương hay cường điệu, mà là thực tế đã được chứng minh sau hơn 30 năm hoạt động của Trung tâm. Chưa nói đến việc chữa trị miễn phí cho người dân trong thời gian điều trị, xem như một việc làm tình nghĩa quân dân xưa nay như cá với nước. Tuy giá cả thuốc men điều trị bình quân khoảng 200.000đ đến 500.000đ/ca, nhưng với bà con nông dân nghèo ở trong vùng sâu là một con số rất lớn.
Chỉ tính riêng việc chi phí vận chuyển nạn nhân từ vùng sâu về đến Trung tâm thôi đã tốn bao nhiêu tiền bạc của người nghèo. Nhưng con số có thấm tháp vào đâu khi so với một nhân mạng được cứu sống khỏi bàn tay tử thần, mà dù có bạc tỷ cũng không thể cứu sống được.
Vì vậy mà tên tuổi của thầy rắn Tư Dược,
bác sĩ Nguyễn Danh Sinh, các y bác sĩ trong màu áo xanh bộ đội trở thành những
ân nhân của bà con vùng sâu Đồng Tháp Mười từ mấy mươi năm qua.
Dự án phát triển Trung tâm nuôi rắn lấy dược liệu chữa trị rắn cắn phục vụ cho quân dân đồng bằng sông Cửu Long là đề tài khoa học mà Đại tá Trần Văn Dược dày công nghiên cứu ấp ủ lúc sinh thời. Tiếc thay khi mọi chuyện sắp thành sự thật thì ông đột ngột qua đời. Người tính không bằng trời tính, xưa nay vẫn thường như vậy.
Về cái chết của ông cũng có khá nhiều giai thọai đồn đại về cuộc đời “sinh nghề tử nghiệp” trong nhân gian và luật nhân quả ngàn xưa để lại. Ông sinh đúng vào năm Kỷ Tỵ 1929 là năm rắn, rồi cũng đúng năm Kỷ Tỵ 1988 ông bị rắn cắn mất tròn đúng 60 năm tuổi. Chính ông là bậc thầy bắt rắn, gọi rắn, đuổi rắn và chữa trị rắn cắn từ những năm chiến tranh đến khi lập ra Trại rắn Đồng Tâm, thế nhưng ông mất cũng vì rắn cắn… mà không thể cứu chữa được.
Rồi thì có người còn
loan truyền tin: đây là con rắn cặp hổ chúa dài hơn 3 mét, nặng gần 20 kg mà
ông bắt một con trong Đồng Tháp Mười mang về nuôi lấy nọc, một con còn lại theo
xuống đây trả thù…Dự án phát triển Trung tâm nuôi rắn lấy dược liệu chữa trị rắn cắn phục vụ cho quân dân đồng bằng sông Cửu Long là đề tài khoa học mà Đại tá Trần Văn Dược dày công nghiên cứu ấp ủ lúc sinh thời. Tiếc thay khi mọi chuyện sắp thành sự thật thì ông đột ngột qua đời. Người tính không bằng trời tính, xưa nay vẫn thường như vậy.
Về cái chết của ông cũng có khá nhiều giai thọai đồn đại về cuộc đời “sinh nghề tử nghiệp” trong nhân gian và luật nhân quả ngàn xưa để lại. Ông sinh đúng vào năm Kỷ Tỵ 1929 là năm rắn, rồi cũng đúng năm Kỷ Tỵ 1988 ông bị rắn cắn mất tròn đúng 60 năm tuổi. Chính ông là bậc thầy bắt rắn, gọi rắn, đuổi rắn và chữa trị rắn cắn từ những năm chiến tranh đến khi lập ra Trại rắn Đồng Tâm, thế nhưng ông mất cũng vì rắn cắn… mà không thể cứu chữa được.
Về việc này, anh Trần Thiện Tín kể lại: “Không hề có chuyện như mọi người thêu dệt đâu. Ba tôi là người rất giỏi về bắt rắn, có thể gọi rắn, biết rắn ở đâu, biết nuôi rắn, lấy nọc độc để nghiên cứu khoa học về huyết thanh chữa trị bệnh rắn cắn. Năm 1988, khi đang dạy một lớp quân y tại Trại rắn Đồng Tâm về cách chữa trị rắn cắn, sáng đó thức dậy tập thể dục, ba tôi bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Sau đó đưa lên Viện quân đội 175 ở Gò Vấp – TP. HCM cấp cứu, đến khoảng 3 giờ chiều thì ba bị co giật, sùi bọt mép rồi mất. Chính vì thế mà mọi người nghi ba tôi bị rắn cắn. Cũng do ba sinh năm Kỷ Tỵ và mất đúng năm Kỷ Tỵ tròn 60 tuổi nên có nhiều chuyện dân gian họ nói vậy mà.
Anh Trần
Thiện Tín con trai trưởng của “thần rắn” Tư Dược
-Sao không có ai theo nghề của ông? Bất ngờ tôi hỏi, anh Trần Thiện Tín cười cười một lúc:
-Lúc sinh thời ba tui không hề nói chuyện truyền nghề hay theo nghề của ba. Nhưng đến khi ba mất, còn một cái tủ riêng đựng tài liệu của ba đã dày công nghiên cứu về các loại rắn có lẽ từ thời trước tới giờ, nhưng mấy anh em chỉ định bụng đến lúc nào đó sẽ mở ra coi còn gì ba dặn dò trong đó không. Không phải vì lý do đặc biệt gì đâu, ba tui là cán bộ quân y cách mạng, chắc không mê tín gì đâu. Nhưng tôi biết trong đó hẳn có chứa những bí mật về nghề nghiệp mà ba theo đuổi tâm huyết cả một đời.
Được biết, vào năm 1990-1991, anh Tín từng lập trang trại nuôi trên 2.000 con rắn, anh cũng biết cách bắt rắn hổ và chữa trị rắn cắn rất tài. Duyên nợ với nghề nuôi rắn còn nặng với anh lắm: ba vợ anh là ông Lý Văn Kiên (Ba Kiên), nguyên GĐ Trại rắn Đồng Tâm (hiện nghỉ hưu) là người kế tục Tư Dược làm GĐ khi ông được điều về công tác tại Phòng Quân y Quân khu 9.