Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

"Thần rắn" Tư Dược và chuyện "sinh nghề tử nghiệp"!


(Phunutoday) - Một buổi sáng tháng 6, những hàng phượng vĩ nở đỏ rực một góc trời thành phố Mỹ Tho, chúng tôi tìm đến nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Tiền Giang để viếng mộ “thần y” chữa bệnh rắn cắn nổi tiếng Nam bộ. Không mấy khó khăn để tìm ra bia mộ ông vì những anh chị công nhân, bảo vệ nghĩa trang ở đây đều rất rành mạch và tự hào về thần y Tư Dược là người con của quê hương Tiền Giang nằm yên nghỉ bên cạnh những anh hùng Lê Thị Hồng Gấm, Hồ Văn Nhánh…

Ngôi mộ nằm bên phải khu vực đài tưởng niệm cao ngất ngưởng, trang nghiêm, hùng vĩ  mang dòng chữ Tổ quốc ghi công, nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn những người đã hy sinh vì Tổ quốc, vì độc lập tự do cho dân tộc. Bên cạnh hàng hoa sứ đại nở đầy hoa trắng rất đẹp là tấm mộ bia bằng đá granit xứ Quảng Nam, ghi đơn giản mấy dòng chữ: “Đồng chí Trần Văn Dược, sinh năm 1929. Quê quán:  Tuyên Thạnh - Mộc Hóa - Long An. Chức vụ: Đại tá, Phó Chủ nhiệm Phòng Quân y Quân khu 9. Từ trần ngày 19/07/1988” .

Dòng chữ ghi trên mộ chí đã khiến tôi giật thót người, nghe cơn lạnh chạy dài theo sóng lưng khi liên tưởng đến: ông sinh vào năm Kỷ Tỵ 1929 (tuổi rắn) và mất đúng năm Kỷ Tỵ 1988 (cũng năm rắn) tròn giáp một chu kỳ 60 năm. Có thể vì sự ngẫu nhiên này mà đã có rất nhiều giai thoại đồn đại về ông pha màu sắc thần bí, li kỳ hay là sự thật?

Ông tuổi rắn, lớn lên hành nghề y, chuyên bắt rắn, nghiên cứu bào chế huyết thanh để trị rắn cắn người. Rồi cũng nhằm đúng vào năm rắn sau 60 năm âm dương, ngũ hành vận chuyển trong trời đất để rồi ông lại chết vì rắn độc cắn…
Hổmangchúa

Để tìm hiểu thêm về cuộc đời của ông, tôi quay lại trung tâm thành phố Mỹ Tho tìm hai người con của ông. Anh con thứ tư tên Trần Văn Dũng, cán bộ lãnh đạo thành phố, hỏi thăm được biết anh đang theo học chính trị cao cấp tại Học viện Nguyễn Ái Quốc - Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh. Anh Trần Thiện Tín con trai trưởng đang công tác tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang.
Bên cạnh dòng sông Tiền thơ mộng, trong một quán nước ở khu công viên Lạc Hồng, tôi đã cùng anh Trần Thiện Tín, sinh năm 1954, Phó Phòng Thanh Tra Sở LĐTB&XH Tiền Giang chuyện trò tìm hiểu sự thật về ông Tư Dược. Vừa gặp nhau, anh Tín nói ngay: “Anh là nhà báo đầu tiên gặp tôi để viết về ba tôi. Tôi cảm thấy vui và hạnh phúc”. 

Theo anh Trần Thiện Tín cho biết, nghề chữa trị rắn cắn của ba anh là một nghề gia truyền của gia đình. Theo những gì anh biết, thì ông cố anh là người dân miền Trung (Quảng Ngãi) đã hành nghề chữa bệnh rắn cắn, sau đó truyền lại cho nội anh và ba anh là người được nội truyền nghề. 

Ngay từ nhỏ, ba anh đã học nghề bắt rắn và tìm hiểu cách lấy nọc, cách chữa trị khi rắn cắn bằng những cây thuốc, lá cỏ trong dân gian. Trong xóm làng có ai bị rắn cắn là chạy đến nhờ hai cha con Tư Dược chữa trị. Không chỉ trị dùm, ba anh còn chỉ bày cho người dân cách sử dụng những lá thuốc trong rừng để cầm rịt vết thương, nặn máu độc ra ngoài, ngăn chặn không cho nọc độc lan vào cơ thể theo máu, biến bệnh nhân thành thầy thuốc, ít nhất tự sơ cấp cứu để cầm cự trước khi đưa đến nơi chữa trị.

Đến khi thoát ly gia đình tham gia kháng chiến, được theo học nghề quân y ba anh càng có thêm cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu nghiên cứu sâu hơn về nọc độc của rắn các loại nhằm chữa trị cho bộ đội, nhân dân trong vùng Đồng Tháp Mười vào mùa nước lũ lúc nhúc rắn độc. 

Ai từng sống trong vùng lũ U Minh, Đồng Tháp Mười không lạ gì chuyện nước lên vào khoảng tháng 10, tháng 11 cả khu vực mênh mông là nước. Rắn chuột và các loại bám vào ngọn cây đày đặc để sinh tồn đợi nước rút xuống. 

Nhà sàn, nhà chòi trong đồng sáng ngủ dậy bốn bề là rắn các loại. Ai chưa từng sống vùng nước nổi, chỉ riêng việc mở mắt thức dậy, thấy rắn đang nằm co ro khè khè bên cạnh đủ để chết điếng hồn vì kinh hãi. Nhưng người dân vùng lũ, quen “chung sống hòa bình” với lũ rắn, không những không biết sợ hãi là gì mà còn cảm ơn ông trời đã cho họ vài giỏ rắn bắt mang đi bán kiếm tiền mua gạo ăn. 

21 năm xa cách gia đình ngay trên quê hương


Năm 1954, Trần Văn Dược cùng đồng đội lên đường tập kết ra Bắc theo Hiệp định Genève. Vợ ông, bà Phạm Thị Tranh (sinh năm 1932) khóc tiễn chồng ra đi trong lúc đang mang thai anh Tín. Bà Tranh hiện đang sống cùng người con trai là anh Trần Văn Công ở huyện Cái Bè. 

Giống như bao phụ nữ miền Nam ngày ấy tiễn chồng ra đi, không ai dám hẹn chính xác ngày về, nhưng người phụ nữ Nam bộ chỉ biết mòn mỏi đếm ngày đi. Rồi 2 năm trôi qua, rồi 5 năm, 10 năm cũng trôi qua trong ngập tràn khói lửa chiến tranh, kèo dài đằng đẳng đến ngày 30-4-1975 tròn 21 năm theo cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc hơn 7600 ngày.

Khi ra đến Hải Phòng không bao lâu, Trần Văn Dược được tổ chức phân công vượt đường Trường Sơn về Nam chiến đấu. Gần nửa năm đi bộ, ngủ võng với muỗi vắt, mưa rừng, vực sâu, đèo cao ông được phân công về công tác tại huyện ủy Cái Bè. Hành khúc của người lính vượt Trường Sơn mãi mãi là bài ca đẹp nhất chủ nghĩa anh hùng cách mạng, như lời thơ của Nguyễn Duy :

“Chợt hiện về thăm thẳn núi non kia
Dưới lá là hầm, là tăng, là võng
Là cơn sốt rét rừng vàng bủng
Là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn
Những đoàn quân đi xuyên Trường Sơn
Ngủ ôm súng suốt một thời tuổi trẻ
Đêm trăn trở đố nhau: bao giờ về thành phố ? 
Con tắc kè nhanh nhẩu nói: sắp về…” 
(bài thơ Nghe tiếng Tắc kè kêu trong thành phố) 

Cũng như những người lính Trường Sơn năm xưa, Tư Dược luôn mong ước ngày đất nước giải phóng, đoàn tụ gia đình, nhưng cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra từng ngày nên mơ ước bình thường và giản dị nhất cũng quá xa vời tầm tay. Ông sống và chiến đấu tại quê hương nhưng vợ con ông không hề hay biết, không gặp mặt bao giờ. 
…Trầm ngâm rất lâu, ánh mắt buồn xa xăm nhìn ra phía cù lao Thới Sơn,  anh Trần Thiện Tín nhớ lại chuyện xa xưa về cuộc đời. Có lẽ anh đang nghĩ về người cha thân yêu trong hồi ức dĩ vãng. Anh kể chuyện, mẹ anh sinh non khoảng 2 tháng cứ tưởng phải bỏ vì nhỏ quá, sợ nuôi không được. Cậu bé có chút thịt xương, người quắt queo, còi cọc do điều kiện trong chiến khu rất thiếu thốn, khó khăn. 

Rất may là anh đã sống và nhờ ăn cháo cóc mấy anh bộ đội mần thịt nấu cháo mà lớn lên từng ngày. Rồi như cây lúa, cây tràm đước trong đồng bưng Tháp Mười, anh lớn lên theo thời gian, theo những mùa nước nổi mênh mông với hồi ức mẹ kể về người cha là bộ đội đi tập kết ở miền Bắc, chắc là đang chiến đấu đâu đó chưa về thăm hai mẹ con. 

Anh mơ giấc mơ ngày hòa bình độc lập để gặp lại cha. Anh đâu biết rằng người cha của anh đang là đồng đội của anh cũng đang chiến đấu với kẻ thù ngay trên quê hương Tiền Giang mà không gặp nhau. Khi vào bộ đội chiến đấu, hễ gặp ai từ Bắc vào, anh hỏi thăm về người cha Trần Văn Dược có biệt tài bắt rắn, trị rắn cắn rất hay… Không ai biết, không ai gặp người này. Những cái lắc đầu khiến anh buồn chơi vơi.

Câu chuyện về cuộc đời của Đại tá Trần Văn Dược còn có chuyện rất cảm động qua lời kể của anh Trần Thiện Tín: đó là ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, tràn ngập niềm vui trên khắp nẻo đường mừng đất nước hòa bình, độc lập. 

Trong dòng người hôm ấy, có anh bộ đội giải phóng quân Tư Dược với ba lô, mũ tai bèo, dép cao su, mang súng AK hăm hở sải bước tìm về căn nhà cũ ngày xưa anh đã sinh ra và lớn lên đúng 21 năm biền biệt chưa một lần trở lại quê thăm gia đình. Mặc dù suốt ngần ấy thời gian, ông đã sống và chiến đấu, chữa bệnh cho bộ đội, nhân dân ngay trong vùng Đồng Tháp Mười mà vẫn bặt tin nhà. 

Giữa trưa, khi ông tìm về đến ngôi nhà cũ đã sinh ra mình, những tưởng bao nhiêu niềm vui, sung sướng vì chờ đợi sẽ vỡ òa hạnh phúc nhưng ai ngờ… Đúng vào lúc này, người cha kính yêu của ông sau 21 năm ròng rã chờ tin con mà ông nghĩ có thể đã hy sinh rồi, đang hấp hối với hơi thở yếu dần trên giường. Dường như có thần giao cách cảm, dường như có một linh cảm vô hình về giây phút cuối cùng của cuộc đời ông chờ đợi ngày độc lập và chờ đợi con trai về sau 21 năm đằng đẳng bặt tin. 

Cha con chỉ kịp nhận ra nhau trong mơ màng, thì liền sau đó ông trút hơi thở sau cùng nhẹ nhàng ra đi. Nếu anh bộ đội Tư Dược chỉ về muộn hơn một chút, thì vĩnh viễn không bao giờ còn kịp gặp cha. Cả ngày hôm trước, lòng ông nóng như lửa đốt, kim châm bồn chồn ngồi đứng không lúc nào yên. Ngay vừa xong việc đơn vị, chân ông như muốn đưa ông chạy ngay về nhà. 

Còn anh Trần Thiện Tín, anh nghĩ số phận cũng lạ lùng làm sao. Hai cha con ở cùng làm bộ đội, cùng chiến đấu cùng một huyện Cái Bè nhưng vẫn chưa một lần gặp nhau. Để mặc cha anh tưởng tượng về con trai trong giấc ngủ, để mặc anh nằm mơ thấy cha mình qua lời kể của mẹ.

Lúc Tư Dược về thành phố Mỹ Tho tiếp quản, ông hỏi thăm con trai Trần Thiện Tín và được biết anh Tín đang là chiến sĩ trinh sát thuộc đơn vị Cục hậu cần Quân khu 8 cũ, đang làm nhiệm vụ truy kích tàn binh địch tháo chạy ở Vĩnh Long chưa về. Lần này đến lược Tư Dược, ông buồn bã và bồn chồn đứng ngồi không yên vì sợ phút cuối cùng của cuộc chiến tranh luôn gắn liền với phút tử sinh vô thường của con người rủi may. 

Là người lính, chinh chiến suốt 21 năm, ông chưa bao giờ sợ hy sinh hay mất mát, ấy vậy mà giậy phút trắc ẩn của cuộc đời về đứa con trai chưa một lần gặp mặt đã thật sự làm ông lo lắng, khắc khoải ngóng tin từng giờ. Cũng dễ hiểu thôi, ngày ông chia tay vợ lên đường đi tập kết, bà Tranh ở lại quê hương với bụng mang dạ chửa, ông chưa biết là trai hay gái. Huống hồ giờ đây, đất nước hòa bình, cha con ông vẫn chưa gặp được nhau.

Gia đình “Thần y” Tư Dược có tất cả 4 người con, ba trai một gái. Anh út Trần Văn Dũng –nguyên là Chủ tịch TP. Mỹ Tho, sinh năm 1967 hiện đang học tại Học viện Chính trị Hồ Chí Minh. Chị Trần Thị Thanh Nga và anh Trần Văn Công sống với mẹ ở Cái Bè - Tiền Giang .
Lập trại nuôi rắn cứu người và chuyện sinh nghề tử nghiệp

Vào ngày 27/5/1977 “vành đai chi khu Bình Đức” thuộc huyện Châu Thành - Tiền Giang còn ngổn ngang bom mìn và dây thép gai chưa được rà phá. Có một chiếc xe jeep của quân đội mang biển số đỏ, trên xe chở 5 người đàn ông và 3 con rắn hổ đất chạy thẳng vào trung tâm Đồng Tâm - Bình Đức rồi dừng lại. Họ dựng chòi cắm trại, tháo gỡ bom mìn trên phần đất rộng nửa héc ta và đóng lồng nuôi rắn. 

Đội trưởng Đội nuôi rắn thuộc Cục quân y Quân khu 9 do Trần Văn Dược làm đội trưởng, còn đội phó chính là ông sui gia của ông sau này (ông Lý Văn Kiên (Ba Kiên) cha vợ anh Trần Thiện Tín - sau khi ông Tư Dược qua đời, lên thay ông làm Giám đốc Trung tâm). 

Trại rắn Đồng Tâm ngày nay, tiền thân là Đội nuôi rắn, sau đổi tên thành Xí nghiệp 408, có diện tích rộng 12 ha, nằm trong khu vực căn cứ Đồng Tâm cũ của địch trước đây. Ngày nay, Trại rắn Đồng Tâm không chỉ là một địa điểm du lịch tham quan nổi tiếng mà còn là một bảo tàng rắn “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam với hơn 1.000 loài rắn các loại, trong số này có hơn 100 con hổ mang chúa được nuôi để lấy nọc sản xuất huyết thanh để chữa trị rắn cắn.
 
Đến năm 1988, do yêu cầu nhiệm vụ phục vụ quân đội và nhân dân vùng biên giới, Quân khu 9 đã quyết định nâng cấp Xí nghiệp 408 lên thành Trung tâm nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu Quân khu 9. 

Năm 2005 Trung tâm được Bộ Quốc phòng đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây dựng Khoa cấp cứu rắn độc, nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ nghiên cứu và điều trị nội trú cho bệnh nhân trong vùng bị rắn độc cắn. 

Tính từ ngày thành lập đến nay, đã có trên 10.000 người bị rắn độc cắn đã được Trung tâm cứu chữa thoát chết trong gang tấc. Bình quân mỗi năm có khoảng 500 ca cấp cứu do rắn độc cắn được Trung tâm tiếp nhận điều trị. Đến nay có thể nói 100% các ca bị rắn độc cắn nếu kịp đưa đến Đồng Tâm đều được cứu sống. 


Không thể kể hết những vất vả, nguy hiểm của tập thể những cán bộ, y bác sĩ nuôi rắn nơi đây từ những ngày đầu tiên thành lập để có được qui mô khang trang, bề thế như bây giờ. Phải tự mày mò, nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm từ khâu nuôi, phối giống, chăm sóc và lấy nọc. Có một số loài phải thả tự nhiên trong khi vực khoanh vùng mà ngày nay khách du lịch tham quan có thể nhìn thấy qua bờ tường và lớp rào bảo vệ. 

Khó khăn nhất và cũng nguy hiểm nhất là việc bắt rắn độc lấy nọc. Có những con hổ chúa, hổ mang nặng trên 7 kg, dài thườn thượt rất hung dữ, sẵn sàng phùng mang, lè lưỡi đỏ, phun nọc tấn công bất cứ lúc nào nếu con người bất cẩn trong chớp mắt. Tuy trong dân gian có khá nhiều “sát thủ” bắt rắn giỏi hơn bắt cá, nhưng ai mà biết được một phút sai lầm phải trả giá cả mạng người trước loài thú hoang dã đầy hung tợn và nguy hiểm như rắn độc. 

Người dân sống trong vùng Đồng Tháp Mười tại các tỉnh Long An, Tiền  Giang và Đồng Tháp, khi bị rắn cắn ngoài việc sơ cứu chặn nọc rắn xâm nhập cơ thể, phải nhanh chóng tìm mọi cách, lập tức đưa người bị nạn đến Trại rắn Đồng Tâm gặp thầy Tư Dược và các y bác sĩ cứu chữa bảo đảm thoát chết.

Chỉ cần người bị rắn cắn trái tim còn đập là còn được sống khi đến đây. Lời tuyên bố này không chút khoa trương hay cường điệu, mà là thực tế đã được chứng minh sau hơn 30 năm hoạt động của Trung tâm. Chưa nói đến việc chữa trị miễn phí cho người dân trong thời gian điều trị, xem như một việc làm tình nghĩa quân dân xưa nay như cá với nước. Tuy giá cả thuốc men điều trị bình quân khoảng 200.000đ đến 500.000đ/ca, nhưng với bà con nông dân nghèo ở trong vùng sâu là một con số rất lớn. 

Chỉ tính riêng việc chi phí vận chuyển nạn nhân từ vùng sâu về đến Trung tâm thôi đã tốn bao nhiêu tiền bạc của người nghèo. Nhưng con số có thấm tháp  vào đâu khi so với một nhân mạng được cứu sống khỏi bàn tay tử thần, mà dù có bạc tỷ cũng không thể cứu sống được.


Vì vậy mà tên tuổi của thầy rắn Tư Dược, bác sĩ Nguyễn Danh Sinh, các y bác sĩ trong màu áo xanh bộ đội trở thành những ân nhân của bà con vùng sâu Đồng Tháp Mười từ mấy mươi năm qua. 

Dự án phát triển Trung tâm nuôi rắn lấy dược liệu chữa trị rắn cắn phục vụ cho quân dân đồng bằng sông Cửu Long là đề tài khoa học mà Đại tá Trần Văn Dược dày công nghiên cứu ấp ủ lúc sinh thời. Tiếc thay khi mọi chuyện sắp thành sự thật thì ông đột ngột qua đời. Người tính không bằng trời tính, xưa nay vẫn thường như vậy.

Về cái chết của ông cũng có khá nhiều giai thọai đồn đại về cuộc đời “sinh nghề tử nghiệp” trong nhân gian và luật nhân quả ngàn xưa để lại. Ông sinh đúng vào năm Kỷ Tỵ 1929 là năm rắn, rồi cũng đúng năm Kỷ Tỵ 1988 ông bị rắn cắn mất tròn đúng 60 năm tuổi. Chính ông là bậc thầy bắt rắn, gọi rắn, đuổi rắn và chữa trị rắn cắn từ những năm chiến tranh đến khi lập ra Trại rắn Đồng Tâm, thế nhưng ông mất cũng vì rắn cắn… mà không thể cứu chữa được.
Rồi thì có người còn loan truyền tin: đây là con rắn cặp hổ chúa dài hơn 3 mét, nặng gần 20 kg mà ông bắt một con trong Đồng Tháp Mười mang về nuôi lấy nọc, một con còn lại theo xuống đây trả thù…

Về việc này, anh Trần Thiện Tín kể lại: “Không hề có chuyện như mọi người thêu dệt đâu. Ba tôi là người rất giỏi về bắt  rắn, có thể gọi rắn, biết rắn ở đâu, biết nuôi rắn, lấy nọc độc để nghiên cứu khoa học về huyết thanh chữa trị bệnh rắn cắn. Năm 1988,  khi đang dạy một lớp quân y tại Trại rắn Đồng Tâm về cách chữa trị rắn cắn, sáng đó thức dậy tập thể dục, ba tôi bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ. 

Sau đó đưa lên Viện quân đội 175 ở Gò Vấp – TP. HCM cấp cứu, đến khoảng 3 giờ chiều thì ba bị co giật, sùi bọt mép rồi mất. Chính vì thế mà mọi người nghi ba tôi bị rắn cắn. Cũng do ba sinh năm Kỷ Tỵ và mất đúng năm Kỷ Tỵ  tròn 60 tuổi nên có nhiều chuyện dân gian họ nói vậy mà.



Anh Trần Thiện Tín con trai trưởng của “thần rắn” Tư Dược




Nhưng triệu chứng biểu hiện của ông, ai cũng biết đó là dấu hiệu của người bị rắn độc cắn. 

-Sao không có ai theo nghề của ông? Bất ngờ tôi hỏi, anh Trần Thiện Tín cười cười một lúc: 

-Lúc sinh thời ba tui không hề nói chuyện truyền nghề hay theo nghề của ba. Nhưng đến khi ba mất, còn một cái tủ riêng đựng tài liệu của ba đã dày công nghiên cứu về các loại rắn có lẽ từ thời trước tới giờ, nhưng mấy anh em chỉ định bụng đến lúc nào đó sẽ mở ra coi còn gì ba dặn dò trong đó không. Không phải vì lý do đặc biệt gì đâu, ba tui là cán bộ quân y cách mạng, chắc không mê tín gì đâu. Nhưng tôi biết trong đó hẳn có chứa những bí mật về nghề nghiệp mà ba theo đuổi tâm huyết cả một đời.

Được biết, vào năm 1990-1991, anh Tín từng lập trang trại nuôi trên 2.000 con rắn, anh cũng biết cách bắt rắn hổ và chữa trị rắn cắn rất tài. Duyên nợ với nghề nuôi rắn còn nặng với anh lắm: ba vợ anh là ông Lý Văn Kiên (Ba Kiên), nguyên GĐ Trại rắn Đồng Tâm (hiện nghỉ hưu) là người kế tục Tư Dược làm GĐ khi ông được điều về công tác tại Phòng Quân y Quân khu 9. 








Huyền thoại và sự thật về thầy rắn Tư Dược.



(Phunutoday) - Nhiều thế kỷ đã qua cho đến tận ngày hôm nay, vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều những câu chuyện huyền thoại và sự thật khá li kì về những thầy rắn chữa rắn độc cắn rất thần kỳ.

Những ông thầy rắn vang danh được thiên hạ đồn đại khá nhiều ở miệt U Minh, vùng Thất Sơn (Bảy Núi), Bến Cầu (Tây Ninh) ít nhiều có pha màu sắc thần bí liên quan đến ngãi bùa được tu học từ núi Tà Lơn bên Campuchia. Tất cả đều là bịa đặt và hoang đường mang màu sắc mê tín dị đoan do con người đồn thổi, phao tin mà thành.
Trong những huyền thoại về thầy rắn, có một câu chuyện rất thật về một con người mà thiên hạ mệnh danh là “đệ nhất phương Nam chữa rắn độc”, Đại tá Trần Văn Dược (Tư Dược) cũng là người đã sáng lập ra Trại nuôi rắn Đồng Tâm (xã Bình Đức, huyện Châu Thành - Tiền Giang) ngày nay.
Có khá nhiều huyền thoại lên quan đến cuộc đời làm thầy rắn của ông mà ít người được biết nên đã phủ lên bằng một màn bí ẩn mang màu sắc huyền thoại. Nhưng những huyền thoại ấy lại vô cùng thực tế, ông đã cứu sống hàng ngàn ca rắn độc cắn mà không một ai chữa khỏi, cũng chính người dân Đồng Tháp Mười và đồng bằng sông Cửu Long phong ông là thần rắn như một sự ghi nhận tài năng và công lao của ông trong lĩnh vực này.
Sau cái chết đầy bí ẩn và li kỳ của ông, những thầy thuốc, cán bộ, chiến sĩ y vụ của quân đội kế tục sự nghiệp và mơ ước của ông nuôi các loài rắn độc, để nghiên cứu, sáng chế các loại huyết thanh hữu hiệu nhất để chữa trị cho người dân bị rắn độc cắn, cứu lấy những sinh mạng con người từ tay tử thần.
Những chuyện ly kỳ về rắn độc "ông bà chủ ruộng"
Trong dân gian từ bao đời nay vẫn lưu truyền những câu chuyện về những loài rắn độc hễ cắn ai, thì người đó lập tức chết ngay. Nhưng dù độc đến mức nào thì đó cũng là loài rắn độc mà con người có khả năng chữa trị được. Trừ phi đó là những loài rắn “ông bà” linh thiêng theo cách gọi đầy kiêng kỵ và kính trọng của người dân. Rắn ông bà là gì? Vì sao nông dân ai cũng sợ?
Tương truyền các loài “rắn ông bà” thường đi có cặp hai con, một con trống, một con mái. Con trống được mô tả trong tín ngưỡng người dân có mồng đỏ như lửa trên đầu như đầu con rồng trong trí tưởng tượng, khi di chuyển lớp vảy phát ra tiếng kêu vo vo như tiếng chuông gió. Thân rắn dài từ 1,5 m đến 3m. Người dân miền Trung và miền Đông thì coi đây là rắn “ông bà chủ ruộng”. Còn có tên gọi mang màu sắc dân tộc Chàm là rắn “Chà Dung chủ ruộng”.
Nơi trú ngụ của cặp rắn này thường là hang sâu nhiều ngóc ngách trong ụ gò mối to, ở chỗ cao ráo, có cây bụi rậm rạp, dưới một gốc cây to nhất trên cánh đồng. Do quan niệm này mà trên mỗi cánh đồng người ta thường để lại một gốc cây bụi to lớn rậm rạp không bao giờ dám bén mảng đến chặt phá.
Việc này cũng giống như thứ tô tem giáo thờ Thần vật trong tín ngưỡng người dân tộc Ê Đê, Ba Na, Giarai, Raglai, Churu, K’ho vùng Tây Nguyên. Bao giờ cũng vậy, trên các nương rẫy người dân tộc luôn chừa lại một cây to nhất, đặc biệt là cây Da Đá (Kơ nia) vì đó là Thần Cây rất linh thiêng. Đi dọc theo QL. 14 lên Tây Nguyên, hầu như nơi nào cũng có thể nhìn thấy những loại cây Kơ nia rất to trong các nương rẫy của đồng bào dân tộc.
Trong lễ cúng ruộng hàng năm, người ta mang lễ vật đến chỗ này bày biện ra khấn vái rất thành tâm, cầu cho mùa màng thắng lợi, gia đình khỏe mạnh, an lành. Những ai có hành vi quấy phá, ăn ở bất nhơn thất đức, làm điều xúc phạm đến “ông bà chủ ruộng” sẽ gánh lấy hậu quả thảm khốc.
Có thể vì như vậy mà người vô phúc gặp loài rắn này cắn chỉ tích tắc là chết tím rịm, nhưng khi bị rắn cắn, người dân cũng chỉ dám nói là “ông bà quở”, “ông bà bắt” chứ không dám buông lời chửi bới, mắng mỏ. Thậm chí thù ghét nhau, những người dân độc miệng vùng Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận còn mượn lời nguyền rằng: “Chà Dung chủ ruộng sẽ bắt mày”… thì xem như là lời nguyền độc nhất, nặng nề nhất.
Một loài rắn độc nữa từng là nỗi kinh hoàng của người dân trong chiến tranh là loài rắn trun, thân nhỏ màu đen bóng nhẫy, dài hơn chiếc đũa ăn cơm, có nguồn gốc từ Phi Châu do Mỹ thả xuống các khu rừng ở vùng Cẩm Mỹ, Hòa Bình thuộc Công ty Cao su Đồng Nai ngày nay và chiến khu D.- Dương Minh Châu, Dầu Tiếng, Tân Phú, Cần Giờ khá nhiều để cắn bộ đội miền Đông. Đây là một tội ác vô nhân đạo nhất của quân xâm lược Mỹ gây ra trong chiến tranh Việt Nam, gây hậu quả không thua kém gì chất độc hóa học, chất da cam.
Mãi đến nhưng năm sau giải phóng, người dân và công nhân cao su còn bị loài rắn độc này cắn chết. Dường như đây là loài rắn độc không sinh sản được nhiều nên ngày nay đã gần như mất dấu. Hoặc có thể phối giống với các loài rắn khác trong tự nhiên kém độc hơn nên các thế hệ F1, F2 không còn độc tính cao như nguyên thủy.
Trở lại câu chuyện về thầy rắn Tư Dược, vì hơn ai hết tổ tiên ông xuất thân từ vùng Quảng Ngãi nên chuyện về các loài rắn độc ông biết rất tường tận. Nhất là những năm tháng làm quân y trong vùng Đồng Tháp Mười mênh mông nước nổi, lúc nhúc rắn độc đã giúp cho ông có nhiều kinh nghiệm trong việc bắt rắn, nuôi rắn, lấy nọc độc để bào chế huyết thanh chữa trị rắn cắn.
Có lẽ từ thuở xa xưa, con người đã phải chống chọi với thiên nhiên và thú dữ để tồn tại nên đã tích lũy những kinh nghiệm quý báu rồi đúc kết nó thành luật lệ riêng cho mỗi loại nghề nghiệp đặc thù. Trong nghề làm thầy chữa trị rắn cắn, có những điều kiêng kỵ rất lạ đời. Không biết có tự bao giờ, do ai bày ra luật lệ nhưng hầu hết các thầy lang hành nghề đều răm rắp làm theo như một tín đồ của giáo phái Ngũ Độc ở Tây Vực.
Dân miệt đồng bằng sông Cửu Long còn đồn đại rằng, mấy thầy rắn vùng U Minh - Cà Mau học nghề từ các thầy rắn bên Ấn Độ, nhờ bùa ngải Lỗ Ban, bùa Lèo, bùa Miên ở bên núi Tà Lơn - Campuchia mách dẫn, chỉ bảo nên mới biết cách trị rắn độc cắn rất thần diệu.
Mà đã là bùa ngải, ắt phải có kiêng kỵ. Tỷ như việc khiêng người bị rắn cắn đi cấp cứu, không được khiêng qua cầu tre, cầu khỉ lắt lẻo. Khi đến nhà thầy rắn phải để ngoài vườn hoặc ngoài đường không được mang vào nhà, không bước qua ngạch cửa… nếu làm sai thì người bệnh lập tức chết, cho dù là thầy giỏi đến mấy cũng không cứu sống.
Thực chất, việc kiêng kỵ này của các thầy rắn miệt vường còn có lý do khác: vì không muốn có người chết trong nhà, lỡ không cứu sống được sẽ mất uy tín nên các thầy rắn tự bày ra luật lệ làm vậy. Khi người nhà khiêng nạn nhân bị rắn cắn đến trước cổng, thầy rắn sẽ ra ngõ bắt mạch xem thử vết thương để xác định loài rắn gì cắn, rồi chuẩn đoán qua mạch tim để xác định tình trạng nạn nhân… để còn liệu mà cứu chữa.
Nếu thấy mạch đập yếu, thời gian rắn cắn đã quá lâu, nạn nhân đã chết lâm sàng, thầy rắn biết là bó tay nên xua đuổi người nhà khiêng về chuẩn bị hậu sự. Do việc đi lại ở vùng sâu rất khó khăn, đa số những ca rắn hổ cắn khi đưa đến chỗ thầy rắn, phần lớn là đưa về. Ngày nay hệ thống y tế vùng sâu đã phát triển, giao thông thuận lợi tỷ lệ người chết vì rắn độc cắn giảm đi rất nhiều.
Đây cũng là một loại mánh lới của thầy rắn, ngay cả khi biết tình trạng sức khỏe của nạn nhân xấu nhất, nhưng xác định vết thương do loài rắn cắn không phải loài độc nhất, tức là có thể cứu sống hoàn toàn ăn chắc, thầy rắn cũng giở trò làm mình, làm mẩy nâng mức độ nguy hiểm liên quan đến tính mạng lên mức báo động để cho người nhà nạn nhân nài nỉ, van xin mấy lượt, chi tiền bao nhiêu cũng được thầy rắn mới chịu ra tay cứu người một cách miễn cưỡng.
Ai cũng biết rắn độc nhất như chàm quạp, hổ chúa, cạp nia, hổ mang khi cắn vào người, khoảng 1 giờ đồng hồ sau nọc độc mới làm tê liệt não bộ, sẽ gây ra chết lâm sàng. Với loài rắn hổ mang chúa có con to khoảng 20 kg, dài 4-5 mét, lượng độc tính khá cao, chỉ cần 12mg thấm vào cơ thể đủ làm tim người ngưng đập và tử vong.
Thầy rắn tư dược cứu sống cô gái trẻ từ tay thần chết và gọi rắn ra hang dằn mặt thầy lang băm
Trong một chuyến về vùng sâu Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Đồng Tháp tìm tư liệu về nghề chữa rắn cắn, chúng tôi đã nghe nhân dân kể lại một câu chuyện lưu truyền từ thời kháng chiến liên quan đến anh quân y Tư Dược. Chính câu chuyện này mà người dân trong vùng Đồng Tháp Mười luôn coi Tư Dược là “Thần Rắn”, bảo hộ cho người dân khi bị rắn độc cắn.
Thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước, trong vùng căn cứ Đồng Tháp Mười có một thầy rắn rất nổi tiếng tên S. Người dân trong vùng đồn đại rằng ông này trị rắn độc cắn bằng bùa ngải Lỗ Ban rất tài.
Vào một ngày nọ, có một cô gái còn rất trẻ và xinh đẹp khoảng 16 tuổi trên đường đến gần nhà thầy S. thì bị rắn cắn ngã lăn quay. Mọi người khiêng đến đặt trước sân nhà van xin thầy S. cứu chữa. Sau khi xem xét vết cắn, bắt mạch cho cô gái xong, thầy S. lạnh lùng phán một câu xanh rờn: “Bị rắn hổ mang bành cắn, chết toi rồi, mang về chôn đi, không cứu được”.
Mặc cho người nhà cô gái khóc lóc, van xin, nài nỉ thầy rắn bỏ mặc vào nhà đóng cửa không đếm xỉa gì hết. Người nhà của cô gái bất hạnh đành khiêng con gái về chuẩn bị hậu sự. Thật may mắn, trong lúc người nhà cô gái vật vã, khóc lóc thảm thiết, quấn chiếu định chôn thì cũng vừa lúc Y sỹ quân y Trần Văn Dược đi công tác ngang qua, nghe khóc lóc nên hỏi thăm sự việc.
Là một Y sĩ quân y, việc cứu người luôn thường trực trong anh như một trách nhiệm. Hơn nữa, qua lời kể người thân cô gái trẻ, bị rắn cắn không phải bao giờ cũng gây ra cái chết tức thì. Còn nước, còn tát nghĩ vậy nên anh mạo muội xin phép gia đình cho bắt mạch, xem đồng tử mắt cô gái để kiểm tra lại lần cuối cùng.
Sau khi biết thời gian cô gái bị rắn cắn chết chưa được bao lâu, nghĩa là nọc độc của rắn chưa phát tán tác động lên não bộ và thời gian rất ngắn chưa thể làm người bị rắn cắn tử vong, Tư Dược mạnh dạn đề nghị người nhà dừng ngay việc chôn cất cô gái trẻ. Đối với anh, cô gái trẻ vẫn chưa chết, hy vọng cứu sống vẫn còn.
Bằng kinh nghiệm và hiểu biết riêng, Tư Dược chạy băng đồng đi tìm một nắm lá rừng giải độc về đâm nhuyễn lấy nước, rồi cạy miệng cô gái trẻ đổ vào. Không bao lâu, cô gái thở mạnh hơn, tay chân cử động rồi mở mắt từ từ tỉnh dậy trước sự kinh ngạc và mừng vui tột đỉnh của mọi người đang quay quanh.
Ngay sau đó, tin loan truyền khắp nơi về “Thần y” Tư Dược - Y sĩ quân y của bộ đội đã cứu sống cô gái trẻ, từ cõi chết mà thầy rắn S. đã chê, kêu mang xác về nhà chôn cất đã làm rung động nhân dân trong vùng và đến tai thầy rắn S. Nhiều người đến ngay trước cửa nhà chửi đổng vọng vào cho là ông này bịp bợm, quá ác độc, bất tài suýt nữa làm chết oan một cô gái trẻ đẹp nhất vùng.
Ông này tức lồng lộn không chịu nổi, ra trước sân nhà nổi giận quát to: “Giỏi gì, chẳng qua là may! Thấy nó cứu con gái trẻ về làm vợ nên được bề trên độ…”
Nhiều người nghe thầy S. nói không nhịn được, quay về báo cho Tư Dược biết. Nghe tin, Tư Dược cười hiền lành rồi khiêm nhường đến chỗ thầy rắn S., từ tốn giải thích bằng kiến thức y học về độc tính của rắn: “Thầy ơi, nọc độc rắn hổ phát tán trong vòng 12 giờ mới làm chết người. Nếu sau một hai giờ thì người bị rắn cắn mới chỉ chết lâm sàng…còn cứu được, sao thầy bảo chôn? Đâu phải rắn Hổ chúa cắn mà chết liền. Làm thầy thuốc là để cứu người, bất luận bệnh nhân là ai, sao thầy không thấy cái sai của mình mà còn nói cứu gái trẻ làm vợ, khó nghe quá”.
Là một chiến sỹ cách mạng, hành nghề y, đã có gia đình vợ con, Tư Dược bật cười trước thái độ thiếu y đức của thầy rắn nên anh nghĩ cần phải dằn mặt ông này một lần để cho mọi người biết luôn, tránh những chuyện đáng tiếc sau này có thể tái diễn. Tư Dược rất tự tin nói luôn: “Nếu thầy không phục, chiều nay tôi trở lại nhà thầy chứng minh cho thầy và mọi người coi…”.
Vì công việc của đơn vị nên anh không thể nấn ná lâu, quay về báo cáo xong, anh hẹn chiều sẽ quay lại để “biểu diễn” một lần cho thầy rắn biết và cũng để mọi người tin tưởng vào y học, không mê tín dị đoan nghe lời thầy bùa ngải lăng nhăng gây hại cho con người.
Buổi chiều hôm đó, nhân dân tụ tập đầy khu vườn nhà thầy rắn đợi anh bộ đội quân y Tư Dược trổ tài. Ai cũng háo hức chờ đợi điều kỳ diệu sắp xảy ra làm ê mặt thầy rắn S. cho hả hê, bỏ tức. Nhưng dù có bàn tán sôi nổi đủ điều cũng không tài nào ai đoán được anh bộ đội, Y sĩ quân y Tư Dược sẽ làm chuyện gì.
Đến hẹn, Tư Dược đến nhà thầy rắn và nói to cho mọi người nghe: “Cô gái trẻ hôm qua trên đường tới nhà thầy rắn, lúc ngang qua gốc dừa kia, bị rắn hổ mang bành dài khoảng một mét hai cắn ngã lăn tại chỗ. Loại rắn này có nọc độc nhưng không thể gây chết người trong vòng 12 đến 24 giờ đồng hồ”.
Để chứng minh điều vừa nói, Tư Dược huýt sáo với âm thanh vi vu, réo rắt gọi rắn ra hang. Anh như một phù thủy điêu luyện mà con người có thể gặp trên phim ảnh Bom Bay hay trên đường phố nước Ấn Độ. Mọi người căng mắt như thôi miên dán chặt vào cái hang to dưới gốc cây dừa, nơi cô gái bị rắn cắn theo tay chỉ của Tư Dược hồi hộp chờ đợi điều kỳ diệu sẽ xảy ra.
Điều diệu kỳ đã đến. Từ trong hốc hang đen ngòm của gốc dừa, con rắn hổ mang bò trườn ra từ từ, ngóc đầu lên nhìn mọi người như một nghệ sĩ vừa xuất hiện trên sân khấu khi hạ màn. Mọi người bật kêu à lên thành tiếng vì quá sức kinh ngạc. Tư Dược đứng gần sát một bên, vừa huýt sáo điều khiển và phất tay xua rắn đi nơi khác.
Nhiều người nhao lên định đánh chết con rắn kia, nhưng Tư Dược can ngăn để cho rắn bò đi nơi khác. Vì sao phải làm như vậy, chỉ có mỗi mình anh biết. Bí mật về chuyện xem vết cắn, biết răng loại rắn gì cắn và nghệ thuật huýt sáo gọi rắn ra hang, xua rắn đi không giết là bí quyết riêng của nghề chữa rắn cắn mà sau này khi hòa bình, thống nhất đất nước ông mang tất cả tâm huyết cùng đồng đội lập nên trại nuôi rắn Đồng Tâm.
Mọi người ngạc nhiên, bái phục thần rắn trẻ Tư Dược, trong lúc thầy rắn S., đứng chết trân như trời trồng vì kinh ngạc lẫn thán phục và sự ê chề, bẽ mặt. Tư Dược không muốn làm tổn hại đến sĩ diện của một người đáng tuổi cha chú, nên anh nhẹ nhàng khuyên thầy nên rút kinh nghiệm để cứu người bị rắn cắn. Nếu cần sự giúp đỡ gì về thuốc men y học, Tư Dược hứa sẽ sẵn sàng hỗ trợ vì anh là bộ đội quân y.
Kể từ dạo đó, tiếng tăm “Thần Rắn” Tư Dược đồn đại khắp vùng sông nước Đồng Tháp Mười một nơi lúc nhúc rắn bò vào mùa nước nổi. Tiếng đồn về thầy Tư Dược huýt gió gọi rắn hổ ra khỏi hang, biết rắn gì, nằm ở đâu và cứu người chết sống lại cứ thế lan truyền khắp đồng bằng.
Chúng tôi đã mất khá nhiều thời gian lang thang hết vùng Cao Lãnh, Tân Hồng, Tam Nông dò hỏi về cô gái năm xưa đã được “Thần Rắn” Tư Dược cứu sống. Đáng tiếc chúng tôi biết về ông rất muộn màng khi ông đã ra nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Tiền Giang an nghỉ cùng đồng đội trong cõi vĩnh hằng.
Trong một lần tại khu du lịch Xèo Quýt huyện Cao Lãnh là căn cứ Tỉnh ủy Đồng Tháp thời kháng chiến, ông Nguyễn Văn Nam 76 tuổi, từng là nông dân kháng chiến trong vùng căn cứ cách mạng kể chuyện ông từng nghe tiếng tăm “Thần Rắn” Tư Dược cứu người khi còn trong thời kháng chiến. Không riêng ông mà tất cả nhân dân trong vùng Đồng Tháp Mười đều kính trọng và mến mộ tài năng “Thần Rắn” Tư Dược. Nhiều người ước mơ có tấm hình ông để thờ trong nhà như một vị tổ sư bảo hộ cho sự an lành của gia đình mình.
Về câu chuyện liên quan đến “Thần Rắn” Tư Dược cứu cô gái trẻ, có người kể lại, sau khi khỏe mạnh trở lại, cô gái trẻ một mực xin được làm vợ ân nhân đã cứu mình. Vì cô cho rằng, sự sống của đời cô là do anh bộ đội quân y Tư Dược giành lấy từ tay thần chết. Nếu cô quên công ơn ấy thì cuộc đời cô sống không còn ý nghĩa gì hết. Ơn đền, nghĩa trả cô nghĩ như vậy và mang tâm nguyện trả ơn cho người ân nhân Tư Dược nhưng ông đã từ chối không nhận lấy ân huệ đặc biệt này.
Lấy nọc độc của hổ mang chúa
Ngày đó, anh bộ đội quân y Trần Văn Dược còn rất trẻ, sau khi tập kết ra miền Bắc một thời gian, anh lập tức được điều động về Nam chiến đấu ngay trên mảnh mảnh đất, đồng nước quê hương. Vợ và con nhỏ của anh trong vùng tạm chiếm, chưa có thông tin liên lạc mặc dù rất gần nhau về khoảng cách chiều dài.
Nhưng là bộ đội, Tư Dược còn có tổ chức, còn có lý tưởng riêng và trách nhiệm với gia đình vợ con, anh không thể tùy tiện sống theo ý thích riêng mình hay theo ý người khác được. Tư Dược từng có những phút xao lòng nhưng không vì thế mà anh phản bội bản thân, tổ chức và gia đình. Những ý niệm mơ hồ, lãng mạn có thể chợt hiện, chợt ẩn trong trái tim một chàng trai trẻ, nhưng để vượt qua được lý trí và bản lĩnh vững vàng là chuyện không phải dễ dàng.
Anh Trần Thiện Tín, con trai trưởng của Đại tá Trần Văn Dược có lần đã cho tôi biết, trước đây anh có nghe bạn bè của ba anh kể sơ sơ về chuyện đó, nhưng khi hỏi thì ba chỉ cười cười nói: “Người ta bịa ra đó mà. Cứu người bị rắn cắn thì có thật, biết bao nhiêu người làm sao nhớ nổi”.
Giả dụ như câu chuyện “Thần Rắn” Tư Dược được người đời tạo nên giai thoại hay huyền thoại thì cũng phải thừa nhận đó là một giai thoại cực hay và tuyệt đẹp dành cho một con người tài hoa, y thuật rất cao minh, y đức rất sáng ngời lấp lánh như viên ngọc giữa đời thường .
Mãi về sau này, khi lập ra trại nuôi rắn và nghiên cứu dược liệu Đồng Tâm, nhân dân trong vùng khi bị rắn độc cắn, chỉ cần đưa đến Trại rắn Đồng Tâm gặp thầy Tư Dược thì coi như cầm chắc mạng sống. Cả khi ông Tư Dược mất, 100% các ca cấp cứu bị rắn độc cắn trước 12 giờ hoặc 48 giờ nếu kịp đến Đồng Tâm các y bác sĩ quân y (Quân khu 9) kế nghiệp Tư Dược sẽ cứu sống.




Sự thật về cây thiêng giết người.


 Trước khi cây Trôi ngàn tuổi ở xã Hợp Thịnh bị chết vì quy luật thời gian, nó được “gán” vào mình những truyền thuyết ly kỳ, trong đó có câu chuyện “cây thiêng giết người” hàng loạt.
Một tháng, cây thiêng “giết chết”… 12 người

Chúng tôi tìm về xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc để thực chứng câu chuyện “cây thần” bị chết. Và, trong sự nuối tiếc của người dân bản địa, có thêm cả câu chuyện rùng rợn về việc “cây thiêng” giết chết 12 người trong vòng một tháng.

Ở khu đất thoáng đãng nhất làng Hợp Thịnh, cây Trôi khổng lồ sừng sững hiện ra, và có thể nhận thấy ngay từ xa. Thân cây to lớn phải bốn, năm người mới kín vòng ôm, những cành cây chĩa thẳng lên trời, đồ sộ. Nếu như cây còn sống và xanh tốt, hẳn khu vực này đã bị che kín bởi những tán lá trùm phủ.

Hình ảnh cây Trôi bị chết khô vì lâu năm.

Cây tọa lạc ở bãi đất trống ngay đầu làng, một mé là cánh đồng, một bên là chiếc đài tưởng niệm của xã. Những cành cây khẳng khiu không một chiếc lá.

Dưới gốc cây, nhiều cành to bị gãy nằm lại, có lẽ đã trong một thời gian dài. Nhìn từ xa, cây bị lệch hẳn một phía. Khi lại gần, phần trống này là phần khuyết của một chiếc cành lớn, người dân địa phương cho biết nó bị gãy chừng 4 - 5 năm trước.
Chỗ cành gãy, người ta lấy xi-măng trít lại, giống như một thứ “thuốc” dùng để bôi lên bề mặt vết thương bị toác da.

Nửa còn lại của cây, những chiếc cành to lớn, khẳng khiu được đỡ bằng sáu chiếc cột chống. Đây là dự án do Sở VHTT đề xuất lên UBND tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ kinh phí, sau nhiều lần cây trôi bị gãy cành.

Thời điểm chiếc cành khổng lồ của cây trôi bị gãy, cũng là thời điểm những tin đồn về “cây trôi giết người” bắt đầu xuất hiện, khi ở xã Hợp Thịnh xuất hiện những cái chết kỳ lạ, ngẫu nhiên. 

Sự việc xảy ra vào khoảng năm 2007, gắn với thời điểm cành cây chĩa vào làng bị gãy. Sau đó là việc cụ Thử xin xã cho trồng một cây đa ở khu vực gần cây Trôi. Nhiều người suy luận, việc làm này đã “phạm thượng” đến thần cây Trôi, vì “ai lại đặt một cái cây không tên tuổi bên cạnh một cái cây bề thế nhường ấy?”…
Bởi, nhiều cụ già nói, nếu tính theo tuổi trời đất, vật nào sống lâu đều có 'thần' cả. Cây trôi dễ đến vài ngàn năm tuổi, nó đã thẩm thấu sinh khí của trời đất nên thành 'thần' là lẽ đương nhiên.
Sau những sự việc “động trời” xảy đến đối với cây Trôi cổ thụ, bắt đầu có những sự lạ xảy đến với người dân làng Hợp Thịnh: hơn chục người dân Hợp Thịnh “nối nhau” ra đi, những cái chết bí ẩn, kỳ lạ cùng với một mùi lạ xuất hiện lúc xẩm tối ở khu vực cây Trôi đứng.

Một người dân Hợp Thịnh kể: Hồi ấy (năm 2007), chưa đầy một tháng mà xã chúng tôi có đến 12 người chết. Có đợt 4 ngày liên tiếp người làng đều phải đau xót tiễn người quá cố ra đồng, hầu hết đều là những người dưới độ tuổi 50 vẫn đang khỏe mạnh bình thường. Nhiều người chết đột tử, không biết lý do chết vì đâu. 

Ngoài chuyện chết chóc, nhiều sự lạ khác cũng xuất hiện. Cả làng vẫn kể nhau câu chuyện anh Định làm nghề bốc thuốc nam ở xóm Lê Lợi, một buổi tối đi xe máy qua gốc cây trôi cổ thụ thì bị kéo xuống ao, mất mấy ngày trời hồn phách lang thang sau đó mới chịu về nhà. 

Đến chuyện khu vực cây Trôi đứng bỗng nhiên xuất hiện mùi lạ: cứ từ 6h tối trở đi, từ cầu Guộc chỗ bãi Trai đi đến chỗ Giếng Chùa xuất hiện mùi lạ, khét lẹt, khi thì giống như ai đốt đống rác có dầu thực vật; lúc thì như mùi rau muống xào, không ai dám đi qua.
Nhiều người đồn đại, đấy là “gia đình nhà ma nấu cơm”!? Gốc cây Trôi là điểm các đám tang người làng đi qua đều dừng chân, nên vô hình chung, nhiều linh hồn đã trú ngụ trên cây trôi cổ thụ.

Giải oan cho “cây thần”

Sự việc “cây thiêng giết người” đã được nhiều tờ báo phản ánh, khiến người dân càng trở nên hoang mang hơn bao giờ hết. Nhiều thanh niên trong làng, không dám đi chơi khuya, chỉ chừng 10 đêm là đã bảo nhau về nhà hết, thành thử đường làng Hợp Thịnh, nhất là khu vực cây Trôi đứng bỗng nhiên trở nên hoang vắng, đầy mùi sợ hãi.

Anh Phùng Văn Định, người làm nghề bốc thuốc nam, là “nạn nhân” của thần cây Trôi bị kéo ngã xuống ao kể chuyện: Hôm ấy khoảng 12 giờ đêm, tôi đi xe máy từ trong khu vực ao nhà tôi ra ngoài đường. Lúc ấy, tôi hoàn toàn tỉnh táo, không uống rượu cũng như không có cảm giác mệt mỏi hay buồn ngủ. Đi đến chừng nửa đường ven ao thì tự nhiên tôi ngã vật xuống đường. Xe vẫn ở trên đường nhưng người thì lao xuống ao, ướt hết quần áo. Lúc đó tôi không hiểu vì sao mình ngã, cứ như có ai kéo xuống ao vậy.

Thêm câu chuyện về anh Quyền, trông coi trang trại cho nhà ông Hùng. Anh Quyền là một trai đinh rất khỏe mạnh, một buổi sáng người ta thấy anh chết cứng từ bao giờ; hay như ông Vụ, buổi tối vẫn khỏe mạnh bỗng sùi bọt mép, mắt trợn ngược, đưa lên đến bệnh viện cấp cứu thì mất.  

Thời điểm người dân Hợp Thịnh hoang mang vì những tin đồn sợ hãi, chủ tịch UBND xã Lê Bình Dân khi đó giải thích: cây trôi cổ thụ đã sống cả nghìn năm nay, khi chúng tôi còn bé vẫn hay trèo lên cây ngồi chơi.
Ở giữa thân cây có một hõm rộng, mỗi khi mưa, nước mưa hay đọng ở đó gây mục ruỗng. Nhiều năm như thế, giờ thân cây đã bị rỗng giữa. Theo như khoa học, toàn bộ phần cây ở giữa đã chết. 
Có lần, một cháu bé ngồi chơi ở đó chẳng may làm rơi tàn lửa xuống hõm cây gây cháy. Xã đã gọi cứu hoả đến, một anh lính cứu hoả đã chui đựơc hẳn vào thân cây trôi xuống tận dưới gốc. Mà các cành cây đều rất to và nặng nên khi gặp gió to là khả năng bị gãy rụng rất cao. Cây trôi đã bị gãy cành hai lần là vì lý do đó.

Về sự việc một người dân trồng cây đa bên cạnh cây Trôi khiến nhiều người cả nghĩ đó là việc làm “xúc phạm” đến 'thần' cây Trôi, chủ tịch xã giải thích: “Chúng tôi đồng ý để các cụ cao tuổi trồng một cây đa nhỏ gần chỗ cây trôi để kế cận bóng mát cho người dân nếu cây trôi bị chết. Không có chuyện ma mãnh nào kéo người xuống ao cả!”.

Nhiều người phân tích, đoạn đường anh Định bị ngã xe là khúc cua khá hẹp. Sau đấy vài tháng, xã đã mở rộng và bê tông hoá đoạn đường, từ đó đến nay không còn trường hợp nào ngã xe ở đó. 

Giải thích về mùi khét lẹt trên đoạn đường từ cầu Guộc chỗ bãi Trại đến Giếng Chùa (khu vực có cây trôi) khiến nhiều người đồn thổi là “ma nấu cỗ”, một thầy lang của làng lý giải: Đó là mùi cây phèn đen, dân gian vẫn cùng để nhuộm quần áo. Loại cây này có quả chín, lá giống nhưng nhỏ hơn lá khế, mọc tự nhiên rất nhiều ở các bờ rào và đặc biệt là toả ra mùi khét khi trời tối.
Đây cũng là một loại cây nằm trong danh mục cây thuốc nam mà trạm xá hay trồng.

Cụ Thử, người đích tay trồng cây đa bên cạnh cây Trôi thì khá bình thản: trồng cây đa kế cận để lấy bóng mát cho bà con, đó là việc nên làm, chả lẽ thần linh lại quở phạt vì điều đó hay sao?

Cán bộ trạm y tế xã Hợp Thịnh giải thích rõ về trường hợp một tháng có 12 người chết: trong khoảng thời gian từ 20/4 đến 20/5, toàn xã có 12 người mất, trong đó ba người mất vì tuổi già, 6 người mất vì bệnh nan y, 2 người mất vì xuất huyết não, một người mất vì đuối nước, một cháu bé bị viêm tắc ruột bẩm sinh mất khi mới được 20 ngày tuổi.

Bức màn bí ẩn về “cây thiêng giết người” đã thực sự được giải mã. Người dân không còn “đổ oan” cho cây Trôi ngàn năm tuổi của mình nữa, mà rất đỗi tự hào về cây cổ thụ thuộc dạng cực kỳ hiếm ở nhiều làng quê trên đất nước Việt Nam.

Khi cây Trôi cổ thụ bị chết héo vì tuổi già, do thân chính bị rỗng ruột và sâu đục thân từ lâu, người dân xã Hợp Thịnh đều tiếc nuối, vì hình ảnh gần gũi thân quen đã in sâu trong tâm trí của biết bao thế hệ đã không còn.
Với họ, cây Trôi cổ thụ là một di sản, và dẫu cây có linh thiêng đến độ “thành thần”, thì đó cũng là cùng là vị thần mang may mắn đến cho dân làng.
Cây Trôi cổ thụ ở giai đoạn xanh tốt, cả làng vẫn ra đây làm nơi hóng mát, trẻ thả trâu vui chơi dưới tán cây xanh mát.




Ai muốn làm Thần tài Việt?

Phong tục cho thần tài 'hưởng' nhũ hoa nữ nhân viên!


 
Tín ngưỡng kỳ lạ này đã được những tiểu thương ở thành phố sầm uất đất Quảng Nam lưu truyền tới vài trăm năm nay.

Cho thần tài “hưởng” nhũ hoa phụ nữ để cầu may bán đắt
Cư dân khu vực đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) trong quá trình hình thành và phát triển có nhiều phong tục độc đáo, riêng biệt và tạo nên dấu ấn đặc sắc so với những mảnh đất khác. Đặc biệt, những người buôn bán ở đây có rất nhiều “mẹo” và tín ngưỡng mang tính tâm linh cao. Thế nhưng, có lẽ độc đáo nhất là phong tụcáp tượng thần tài vào “nhũ hoa” của các nữ nhân viên bán hàng trước mỗi ngày làm việc mới.
Trong một lần trò chuyện với Trần Bảo Ngọc, một nữ nhân viên trong cửa hàng quần áo thời trang trên đường Hai Bà Trưng (Hội An), tôi tình cờ nghe và thực sự bất ngờ khi biết sáng nào trước giờ làm việc, cô cũng áp phần mặt của tượng thần tài vốn được để ở bàn thờ nhỏ trong shop vào “nhũ hoa” của mình để cầu may. Tôi bật cười nhưng rồi vội kìm lại khi bắt gặp thái độ không vừa lòng của cô nhân viên. Cuộc trò chuyện càng đi sâu vào chi tiết, cái lệ này càng thu hút và hấp dẫn tôi hơn.
Ngọc cho hay, cô cũng không biết cái phong tục kỳ lạ này có từ bao giờ, thế nhưng đa phần ở Hội An, hễ ai mở hàng, thuê nhân viên nữ bán hàng đều dặn người làm của mình tuân thủ cái lệ hàng sáng ấy. Đối với những cửa hàng nào có chủ nữ trực tiếp đứng bán thì khỏi cần phải nói. Sáng nào cũng vậy, sau khi hương khói trước và trong cửa hàng, cô chủ cũng cho ông thần tài “hưởng” một chút để bước vào một ngày làm việc mới may mắn và đắt khách. Cũng chẳng ai chứng thực được rằng, nếu không làm cái lệ ấy thì cửa hàng sẽ buôn bán ế ẩm. Thế nhưng, cứ đời này truyền cho đời sau, người buôn bán đi trước truyền lại cho người đi sau, thành ra một cái lệ phổ biến và hầu như ai làm kinh doanh cũng đều thông tỏ và “tín” lắm.
Thường thì buổi sáng, những nhân viên hay nữ quản lý đến cửa hàng phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng trước khi bước vào các công đoạn của phong tục này. Đầu tiên, người thực hiện phải đặt hương xin ngài (tức tượng thần tài) về chứng giám. Sau đó, nhẹ nhàng đưa ngài vào nơi vắng vẻ của shop, cô gái thực hiện cái lệ ấy. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng mỗi cử chỉ của cô gái phải diễn ra theo trình tự chứ không phải muốn gì làm nấy.
Đầu tiên, cô nhân viên một tay cầm tượng ngài, quay mặt vào ngực mình, tay kia từ từ cởi cúc áo ra. Khi đã cởi xong áo thì áp mặt ngài vào ngực mình, di chuyển đều từ trái qua phải rồi ngược lại. Ba lần như thế là xong. Mọi việc diễn ra trong vòng chưa đầy 10 phút nhưng là phần quan trọng nhất của mỗi cửa hàng trong một ngày.
Chia sẻ với chúng tôi, cô nhân viên Ngọc còn bảo: “Mới đầu vào làm, tụi em cũng không quen với cái phong tục ni nên thường xuyên bị bà chủ la. Nhưng dần dần mọi cái đều trở nên bình thường và tụi em coi như một phần công việc của mình trong ngày… Có thể, nhiều người cho rằng việc này là mê tín nhưng em nghĩ đôi lúc nó cũng tạo động lực để tụi em làm tốt hơn. Bắt đầu một ngày làm việc mới với tâm thế là sẽ gặp nhiều may mắn thì tâm lý cũng thoải mái hơn, công việc vì thế mà cũng hanh thông hơn”, nói rồi, Ngọc cười bẽn lẽn.
Đi tìm những lý giải
Để tìm hiểu phong tục kỳ lạ có một không hai này, chúng tôi tìm đến nhà cụ Phạm Thị Hương, nằm sâu trong một con hẻm nhỏ trên đường Trần Phú (Hội An). Cụ Hương năm nay đã hơn 86 tuổi. Tuổi đã cao, nhưng cụ Hương xem chừng vẫn khỏe mạnh và minh mẫn lắm. Cụ kể, trước đây cụ cũng từng buôn bán lớn trong khu phố cổ này nhưng do nhiều biến động của cuộc đời và tuổi tác, sau phải bỏ nghiệp kinh doanh lớn để bôn ba với những chú tò he đất bên bờ sông Hoài. Đến giờ, vợ chồng cô con gái út của cụ cũng làm ăn rất khấm khá với 3 cửa hàng kinh doanh trên phố cổ Hội An.
Nghe chúng tôi hỏi về tục lệ đưa tượng thần tài vào ngực nữ nhân viên bán hàng, sau một hồi trầm ngâm suy nghĩ, cụ Hương gật đầu quả quyết: “Đúng là có cái tục đó thiệt chú à. Nhưng có từ thời nào tôi không rõ. Đời bà tui cũng đã có rồi, rồi thì truyền lại cho mẹ tui, rồi đến tui. Có người bảo đây là tục của người Hoa vì trong văn hóa của họ ở Hội An theo tui được biết có những điều tương tự. Có người lại bảo cái tục ni là của người Nhật…. Nhưng cho dù có xuất xứ từ đâu, nó vẫn là một điều thiêng liêng, một nét văn hóa của những người buôn bán ở đây…”.
Cụ Hương còn bảo ngày trước, người ta thuê những cô gái còn trinh tiết đến bán hàng ở những cửa hàng lớn. Bởi theo quan niệm của những thương gia lớn thì thần tài rất “mê” gái (?), đặc biệt là những cô gái còn trinh tiết. Đến nỗi những nhà thuê không được những cô gái còn trinh tiết về làm thì phải nhờ, phải thuê một cô gái khác trong phố hoặc của nhà buôn bên cạnh để, mỗi sáng sang hiệu buôn của mình thực thi công việc cho thần tài “hưởng” nhũ hoa trước khi mở hàng. Không những thế, người được nhờ, được thuê phải hợp mạng, hợp tuổi với gia chủ và rất nhiều tiêu chí khác.
“Xưa kia, đây là một tục lệ rất quan trọng và phức tạp của những người buôn bán ở khu vực này. Buôn càng lớn thì càng phải chú ý đến cái tục cho “ngài” hưởng hơi ngực gái mỗi sớm. Bây giờ, nhiều nhà buôn không còn kỳ công đi tìm con gái còn trinh tiết về làm. Tuy nhiên, vẫn còn một số người giữ đầy đủ các công đoạn khắt khe của cái lệ ấy”, cụ Hương vì nhai trầu bỏm bẻm vừa chia sẻ với chúng tôi như thế.
Theo kiến giải của tiến sĩ văn hóa Trần Tấn Vịnh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, thì phong tục này có xuất xứ từ văn hóa Mẹ của người Việt trên khắp đất nước này. Từ việc truyền, xưng tụng và thờ cúng những vị thần có pháp danh đầu tiên là “Bà” đến những cây cầu, những ngọn núi, những tên đất, tên làng có tên bắt đầu là “Bà” khác. Đó là một nét văn hóa thuần nhất và xuyên suốt, biểu hiện cho nền văn minh lúa nước, nền văn minh đậm chất Việt. Nó đề cao vai trò của sự sinh sản, sức sống và trọng trách ươm mầm, tạo ra sự sống của người phụ nữ. Giao thoa với các nền văn hóa khác ở Hội An như văn hóa Nhật Bản và Trung Hoa, việc để tượng thần tài vào ngực con gái trước một ngày buôn bán mới phải chăng cũng là một biểu hiện của ước mơ mọi thứ được sinh sôi nảy nở, ăn nên làm ra? Đó là một nét trong tín ngưỡng phồn thực đã kết hợp với việc làm ăn buôn bán của người phố cổ Hội An để tạo ra một nét văn hóa độc đáo ở mảnh đất cổ này.
Trong vẻ đẹp muôn màu của đất và người phố cổ Hội An, có những điều người ta bất ngờ nhưng thật ra có cội nguồn rất gần gũi với truyền thống, văn hóa Việt. Tục đặt tượng thần tài vào ngực con gái bán hàng ở các cửa hàng mỗi sáng sớm là một trong những cái lạ như vậy. Nhưng chính điều này đã tạo nên sự thú vị riêng, làm ta thấy thêm yêu, thêm muốn khám phá vùng đất cổ kính này.
Nguồn: Gia Đình & Cuộc Sống

Mikuláš, thiên thần và ác quỷ đến thăm trẻ em

Gần đến Giáng sinh, cứ vào đêm trước ngày 6.12., một ông già râu trắng xuất hiện cùng thiên thần và cả quỷ dữ. Bộ ba này đến thăm trẻ em, tặng quà bé ngoan và phạt bé hư.
 Tục viếng thăm của thánh Mikuláš hay còn dưới cái tên Nikolas xuất hiện ở châu Âu từ giữa thế kỉ thứ 10. Khác với Santa Claus trong các nước nói tiếng Anh, Mikuláš đi tặng quà từ đầu tháng 12 và không bao giờ đi một mình.
Ông thường là một ông già râu trắng, to béo, mặc áo trắng và đội mũ trắng, cầm theo túi quà. Mikuláš đi cùng một thiên thần mặc áo trắng và một con quỷ nhem nhuốc, đeo túi, tay cầm xích sắt. Mỗi lần nghe tiếng sắt đập trên nền đường, những đứa trẻ trong năm đã không ngoan sẽ sợ hãi chạy trốn. Chúng sợ bị quỷ nhét vào chiếc túi đen đó rồi mang về địa ngục. Nếu không hư đến nỗi vậy, quỷ sẽ lấy than đen bôi lên mặt chúng, bắt hứa ngoan hơn vào năm sau. Nhưng nếu đứa trẻ đã ngoan cả năm, thiên thần sẽ khen và tặng quà chúng.
Thánh Mikuláš là một nhân vật có thật. Ông sinh vào khoảng năm 250 tại Trung Đông trong một gia đình khá giả theo đạo thiên chúa. Sau khi cha mẹ qua đời, ông lấy hết của cải phát cho dân nghèo. Để không bị họ mang ơn, sau đó ông bỏ đi về hướng Palestine. Chính tại thành phố Myra của Palestin, ông trở thành giám mục. Truyện kể rằng chỉ những ai vào được thánh đường trong một ngày nhất định mới được vinh dự làm giám mục, và người đó ngẫu nhiên chính là Mikuláš. Lúc đầu, ông chối, không nhận điều này, nhưng sau đã đồng ý và làm giám mục cho đến cuối đời.

Hình tượng của thánh Mikuláš được lưu truyền lại mỗi nơi một khác. Ở Trung Đông, đó là ông già trọc đầu trong khi tại châu Âu, ông đội mũ và có râu trắng và đeo túi. Trong túi của ông có thể là tiền, là vàng, song cũng có thể là đá hoặc quả táo vàng, tùy theo văn hóa từng nơi. Truyện kể rằng, một lần ông đi chu du thấy 3 cô gái bị cha cho vào nhà chứa để mua vui, kiếm tiền lấy chồng. Hiểu được cảnh ngộ, ông đèm ném túi vàng cho các cô về làm lại cuộc đời. Chuyện khác lại kể ông cứu 3 cậu học sinh trước một kẻ ác độc muốn giết họ và ngâm vào muối. Cũng có câu chuyện nói ông đã cứu nạn rất nhiều thủy thủ, vì vậy ngoài việc là vị thánh bảo hộ trẻ em, ông còn là thánh của dân đánh cá, thủy thủ và người nghèo.

Lễ hội Rạch Lưỡi lấy máu vẽ bùa.


Một người bình thường tự đến chùa trong ngày lễ Vu Lan, tự rạch lưỡi lấy máu vẽ bùa, tắm dầu sôi ùng ục trước mắt vạn khách thập phương. Năm nào cũng vậy, cứ đến lễ Vu Lan, khách thập phương lại đô xô đến Trà Vinh để xem phong tục có một không hai này của người Hoa.

Truyền thuyết lạ
Vào tháng 7 âm lịch hàng năm, người dân thập phương lại tụ hội về các chùa Ông Bổn (huyện Cầu Kè, Trà Vinh) để tiến hành lễ Vu Lan. Tại đây, họ được tận mắt chứng kiến nghi thức cắt lưỡi, tắm dầu sôi của những người bình thường. Theo tín ngưỡng của người dân, sở dĩ một người bình thường có thể làm được những việc "phi phàm" như thế là do "hồn"  Ông Bổn nhập vào!
Ông Hứa Minh, một trong những chức sắc của chùa Vạn Niên Phong Cung giới thiệu tục rạch lưỡi.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hứa Minh, một thành viên trong ban quản trị Chùa Vạn Niên Phong Cung ở thị trấn Cầu Kè (huyện Cầu Kè, Trà Vinh) khẳng định: "Việc Ông Bổn hiện về nhập vào xác người phàm là một tập tục, một tín ngưỡng từ xa xưa của người Hoa để lại".
Theo ông Minh: “Mỗi năm, Ông Bổn đều "về" chùa một lần vào đúng dịp lễ Vu Lan. Ông về bằng cách "nhập" vào cơ thể của bất kỳ người dân nào mà không ai được biết trước. Đúng vào ngày lễ, ban trị sự chùa thấy người nào mặc áo đỏ, đứng lên hương án, tự xưng là Ông Một, Ông Hai, Ông Ba, Ông Bốn (địa phương có 4 chùa, mỗi chùa thờ một Ông Bổn) thì ban trị sự biết ngay "Ông Bổn đã về". Có khi xác (người bị nhập) là những người nông dân bình thường, cũng có khi là cán bộ hưu trí... Mấy năm trước, xác là những cụ già nhưng năm vừa rồi lại là bác Lương Văn Vệ, là một cựu chiến binh". Điều không thể lý giải là cùng một thời điểm, tại 4 ngôi chùa khác nhau, các Ông nhập vào 4 cái "xác" và "thăng" (Ông Bổn xuất ra khỏi xác - PV) cùng một lúc.
Khi chúng tôi về đây được nghe không ít những câu chuyện kiểu truyền miệng để tô vẽ thêm cho sự linh thiêng của Ông Bổn. Nhiều người dân truyền tai, có người đang mang bệnh thập tử nhất sinh nhưng khi "được" nhập lại khỏe mạnh lạ thường. Chẳng hạn, một lão ông hơn 70 tuổi, đã nằm liệt giường vì bệnh tật, đi đứng phải có người khiêng.
Tuy nhiên, khi được Ông Bổn "nhập xác", ông cụ... vùng dậy bước lên trước hương án, rạch lưỡi, nhả máu, vẽ bùa bình thường. Kỳ lạ hơn, mỗi lần Ông Bổn về đều... nói bằng tiếng Hoa. Thậm chí có "xác" bị tật ở chân đi đứng phải mang nạng nhưng khi bị "nhập" có thể chạy nhảy bình thường?!
Sau khi xong các nghi thức, "xác" ngã vật từ trên án xuống,  cất tiếng "ta thăng đây" trong sự chuẩn bị đón, đỡ của ban trị sự chùa. Sau hơn 30 giây bất tỉnh, "xác" hồi phục và trở lại trạng thái bình thường, người bệnh vẫn bệnh, người què vẫn què... Cũng cần nói thêm, một điều kỳ lạ nữa là từ xưa đến nay, “xác” chỉ là nam. Do đó, người bị nhập thường được gọi là "xác Ông".
Những nghi thức bí ẩn
Cũng theo những người dân kể lại, trong các nghi lễ trước đây còn có màn rước kiệu đao. Khi Ông Bổn đã "nhập xác", ban trị sự phải đóng kiệu đao, rước Ông đi quanh làng, xóm. Kiệu đao được làm từ những lưỡi dao sắc bén. Người chuẩn bị kiệu phải mài các loại dao đạt đến độ để một sợi tóc cạnh lưỡi, chỉ cần thổi nhẹ thì sợi tóc cũng đứt làm hai. Ghế Ông Bổn ngồi, tay vịn, chỗ dựa lưng được ghép bằng những lưỡi dao lật ngược phần lưỡi. Các bậc thang dẫn lên kiệu cao hơn 1m so với mặt đất cũng là những lưỡi dao sắc nhọn. Ông Bổn được rước đi diễu hành một vòng rồi mới về chùa tiến hành lễ rạch lưỡi, vẽ bùa.
Sau khi mặc áo đỏ, các Ông Bổn vừa nói vừa cầm cái chông tua tủa những mũi thép dài trên lưỡi 6cm sắc nhọn, sáng chói quất mạnh vào ngực, lưng mình. Sau đó, "Ông" dùng một con dao nhọn thật bén, rạch những đường dài trên lưỡi cho máu đỏ chảy loang lổ. Các Ông Bổn dùng bút lông chồn (loại bút viết chữ Hán ngày xưa) tự thấm máu mình rồi vẽ bùa bình an. Trước đây, chính quyền cũng không tin vì cho rằng một người bình thường không thể dùng máu từ lưỡi mình để vẽ nhiều bùa đến vậy. Tuy nhiên, sau khi lấy những lá bùa trên đem lên sở Y tế tỉnh Trà Vinh xét nghiệm, người ta nhận được báo cáo: Những lá bùa trên hoàn toàn được vẽ bằng máu từ lưỡi người.
Ngoài nghi thức trên, trước đây, các Ông Bổn còn đòi... tắm dầu sôi. Nghi thức này không thường xuyên tổ chức mà chỉ diễn ra theo yêu cầu của các Ông. Về nghi thức này, ông Minh kể: "Mỗi khi muốn tắm dầu, các Ông thường về báo trước để chúng tôi chuẩn bị. Trước khi nghi thức bắt đầu, ban trị sự chùa chuẩn bị một vạc dầu lớn bằng gang và những bó lá tre để các Ông dùng tưới dầu lên cơ thể".

“Xác Ông” tiến hành nghi thức rạch lưỡi để lấy máu vẽ bùa bình an.

Quá trình tắm dầu diễn ra công khai, trước sự chứng kiến và kiểm nghiệm của du khách. Thậm chí, chính quyền địa phương cũng có ghi hình cẩn thận. Sau khi sự chuẩn bị đã hoàn tất, các Ông Bổn mặc áo đỏ, đầu quấn khăn đỏ tiến đến gần chảo dầu sôi ùng ục. Rồi Ông thả vào vạc dầu một lá bùa. Lá bùa bằng vải đỏ lộn lên lộn xuống trong những ụ dầu đang sôi.
Sau ít phút, Ông bắt đầu cởi áo, sục hai tay trần vào vạc dầu sôi rồi múc dầu lên vuốt tóc. Người xem có thể chứng kiến những đường dầu nóng bốc khói nghi ngút chảy từ trên đầu Ông Bổn xuống hai vai, cổ, cằm và ngực. Sau đó, Ông tiếp tục dùng những bó lá tre tẩm dầu vung lên quật vào lưng, bụng cho đến khi dầu tẩm ướt thân. Lúc đó, thân hình Ông Bổn trở thành một ống khói di động.
Sau những nghi thức trên, Ông Bổn mặc lại áo, trở lại án rồi cất tiếng "ta thăng đây". Lúc này, những người trong bộ phận tổ chức lễ phải xúm lại trước hương án để đỡ "xác". Sau ít phút, "xác" có thể ăn uống và không hề nhớ gì về việc vừa làm?!. Tuy nhiên, những giọt dầu sôi bắn vào người xung quanh nhưng họ đều chỉ cảm thấy âm ấm chứ không bị bỏng rát. Điều này cũng được ông Phạm Ngọc Sử, Phó trưởng phòng Văn hóa - Thông tin (VH-TT) huyện Cầu Kè công nhận. Ông Sử cho biết: "Khi xuống xác minh, xem cảnh tắm dầu và bị dầu bắn vào người nhưng tôi chỉ thấy ấm ấm chứ không có cảm giác nóng". 

Tập tục lạ của người Hoa ở Trà Vinh                        
Theo ông Phạm Ngọc Sử, phó trưởng phòng VH-TT huyện Cầu Kè, lễ hội này là của người Hoa được tổ chức từ ngày mùng 10 tháng 7 âm lịch tại nhiều chùa khác nhau. Đây được xem như một tín ngưỡng, một tập tục lạ của địa phương. Tất cả các nghi thức trong buổi lễ đều được thông qua và xem như dạng văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, trước khi tổ chức lễ hội, mỗi chùa phải có đơn trình bày quá trình thực hiện và chỉ được tiến hành khi có sự thông qua của các cơ quan chức năng. 
Nguồn: bao Nguoiduatin