- Trời đất ơi…!
Bình chạy vội vào nhà, vừa lúc cậu Ba đang xỏ dép bước ra.
- Chuyện gì mà nửa đêm mày la hét vậy hả?
- Thầy ơi… mấy.. con ếch… nó… - Bình lắp bắp không nói nên lời.
- Mấy con ếch nó sao? Chết hết rồi hả?
- Nó… nó…
- Hay là rắn vô bắt ếch…
- Hổng phải, nó…
Câu Ba tức mình bỏ mặc Bình đứng đó, chạy vội ra sau hè. Cô Ba cũng vừa cầm cây đèn bão chạy ra.
Vừa soi vào lu, cả hai sững sờ chết trân…
Trong lu không có một con ếch nào, chỉ đầy nhóc những cục đất to tròn bằng nắm tay trở lên.
Cậu Ba vừa quay trở vào nhà vừa than thở:
- Hết thời rồi! Hết thời rồi… Ma dám giỡn mặt thầy, ma dám giỡn mặt thầy…
Cả nhà im lặng như đưa đám, không ai dám nói với ai một tiếng nào.
Sau đó vài tháng…
Mùa mưa đến. Muỗi rừng nhiều như trấu. Trời vừa chạng vạng là nó bay ra cả bầy vo ve như tiếng đàn tiếng sáo. Chỉ cần quơ tay cũng nắm được mấy con.
Cho nên, vừa thấy mặt trời gác núi là ai nấy lo buông mùng. Ai ăn cơm chậm trễ thì bưng luôn vào trong mùng ngồi ăn. Ăn xong rồi đẩy mâm ra ngoài sáng hôm sau mới rửa.
Nhà cậu Ba nghèo nhất nhì trong xóm (nói là xóm chứ cách xa nhau hàng chục thước mới có một căn nhà lá lụp xụp). Thầy trò cậu phải tranh thủ làm thêm buổi tối. Ban ngày, sau khi đi rẫy về, cậu và Bình chặt thêm mấy khúc tre lồ ô về chẻ nhỏ đan rỗ rá. Buổi tối, thầy trò đốt một đống un bằng lá rừng có mùi cay vừa thay cho đèn dầu vừa để xua muỗi.
Hôm đó, mợ Ba bị sốt, thằng Bình phải lo dọn rửa chén bát phía sau, còn một mình cậu Ba ngồi vun đống củi khô và lá cây để đốt. Mùa mưa, lá và cành đều ẩm ướt, thổi cho cháy lên được là cả một công trình. Khói bay mịt mù cay xè đôi mắt…
Bỗng …
Một tiếng nói vang lên sau lưng, phía cửa rào:
- Ô, có lửa rồi. Chú cho hơ lửa chút.
Tưởng có người hàng xóm nào ghé ngang, cậu Ba chẳng thèm quay lưng lại, trả lời:
- Hơ thì vô hơ, khách sáo gì.
Một bóng người bước tới ngồi cạnh bên cậu Ba:
- Cảm ơn nhe!
- Lại khách sáo. - vừa nói cậu vừa đứng dậy bước vô phía trong hốt thêm mớ lá.
Đến khi quay lại, cậu Ba điếng hồn “Ơ” lên một tiếng khi nhìn thấy …
Người đàn ông đang ngồi hơ lửa đội cái nón lá rộng vành kiểu người Tàu, trên người khoác tấm lá bện bằng cỏ tranh phủ ra sau lưng. Áo quần ông ta rách rưới. Hai tay giơ ra phía trước huơ huơ gần lửa, bàn tay gầy đét trơ xương, các ngón cụt gần hết còn trơ cùi…
Nghe tiếng “ơ” của cậu, người đang ngồi ngước mặt lến nhìn. Trời đất ơi! Trên khuôn mặt đầy xương lạnh lùng như xác chết là hai hốc mắt sâu thẳm, hoàn toàn không có tròng mắt, con người.
Người đàn ông chợt cất tiếng cười, hàm răng ông nhe ra trắng ởn…
Thần hồn nát thần tính, không kịp suy nghĩ đến một câu chú hộ thân cầu tổ nào khác, cậu Ba quơ tay chụp cái rựa trên đất liệng về phía người đàn ông rồi co cẳng chạy vào nhà…
Sáng hôm sau, hai thầy trò đi tìm cái rựa…
Nó nằm tuốt ở bìa rừng, bên cạnh một gò mối bự chảng…
***
Câu chuyện của Bảy Bình làm tôi nghẹn ngào. Cuộc đời làm thầy bao nhiêu là truân chuyên. Dù không bất hạnh như cậu Ba nhưng huynh đệ tôi cũng đâu có sung sướng gì!
Cứu người thì được tiếng khen, không cứu được người thì bị mang tiếng oán. Thậm chí khi đã giúp người qua cơn nguy hiểm, người ta vẫn cho là nhờ đổi thuốc, tìm được bác sĩ hay… Cái thói đời, đau chân thì hả miệng, vừa chạy bác sĩ vừa cầu khẩn tứ tung vừa thỉnh thầy bà đủ hướng. Đến khi khoẻ mạnh thì phẩy tay, ngoảnh mặt cho rằng nhờ khoa học hiện đại, nhờ bác sĩ chuyên khoa mới bên nước ngoài về… Hừ! Bác sĩ mà ở được ngãi ma lai hay mở được độc trùng thư ếm thì mấy ông thầy huyền môn về núi hoặc bỏ nghề từ lâu rồi!
Chạnh lòng, tôi nhớ lại hai câu thơ của thầy thường hay ngâm ngợi:
“Nhân tình thường bạc như vôi
Đến khi gặp ác mới hồi hung tâm”
Cuộc đời của một ông thầy có bao giờ ăn ngon mặc đẹp. Thậm chí, khi được tặng một cái áo mới, thầy cũng phải thắp hương bàn tổ rồi châm vào cho thủng áo mới dám xỏ vào.
Tôi nhớ lại ông Út làm thầy sửa sưng trặc ở xóm tôi hồi ấy cũng vậy …lối xóm không ai dám hó hé đến nhà ông, mặc dù ông rất hiền nhưng mọi người đều "chợn". Người ta đồn nhà ông toàn là ngãi nghệ, đến nhà ông thế nào cũng trúng ngãi mà chết. Tôi lúc đầu cũng sợ lắm, nhưng vào nhà ông tôi chẳng thấy cái gì khác hơn bộ bàn ghế cũ mèm, cái bàn thờ đóng tạm bằng tấm ván cũ, một bình hương chõng chơ chẳng có bùa phép ngãi nghệ gì. Tôi được ông chữa đau ở ngón tay. Ngay trong buổi chiều ấy, tay tôi lành lặn bình thường như chưa từng bị trặc. Chúng tôi cám ơn ông và ra về sau khi cúng tổ ... chỉ bằng một cái trứng gà đã luộc sẵn...
Sau này lớn lên, tôi có quay lại tìn ông. Nhưng ông đã chết được vài năm, căn nhà nhỏ của ông được đứa cháu sang tay cho chủ khác. Thoáng chút ngậm ngùi về cuộc đời làm thầy, sống trong nghèo khó, cô đơn (xóm giềng có ai dám chơi với ông đâu), chết cũng trong cô đơn nghèo khó ( nghe nói lúc ông chết chỉ có một bộ đồ cũ liệm xác, một chiếc hòm phước thiện của trại hòm và vài người tốt bụng tiễn đưa).
Sau này khi học phép ra sư với thầy, tôi mới thấm thía cái vị cay đắng chua chát của cuộc đời. Minh Tịnh sư huynh tôi cũng đâu có hơn gì, thậm chí còn vất vả bất hạnh hơn nhiều. Tôi còn ung dung đi tour đây đó chứ huynh ấy suốt ngày bị cột chặt vào công việc, phải cày bừa để hùn cơm với gia đình, lúc tan sở lại đạp xe cọc cạch đến nhà người ta chữa bệnh.
Mà thói đời nghĩ cũng lạ. Phù thịnh không ai chịu phù suy. Thầy càng giàu có càng làm tiền dữ tợn, con công đệ tử càng xúm vào tâng bốc. Thầy lệnh phải cúng bao nhiêu tiền thì phải cung cúc lo đủ bấy nhiêu tiền, không hề dám thở than một tiếng. Nhưng gặp thầy đi xe đạp, mặc áo rách thì khinh khi ra mặt, một ly nước chẳng muốn mời. Thậm chí nghe đề nghị bố thí phóng sanh họ liền nhăn mày nhíu mặt than không có tiền xoay sở…
Đó là lý do vì sao người đời dễ bị lường gạt đến tiền mất tật mang…
Thật ra, than thở là nói theo thói đời vậy thôi. Khi vào cửa đạo, ai nếm qua pháp vị mới thấy nó hơn hẳn mọi vị trên cõi đời. Không có gì bình an bằng sự bình an trong tâm hồn con người. Tự biết thế nào là đủ, ung dung trong cuộc sống “an bần lạc đạo”, thế mới là tiên tại thế…
- Dạ, hôm nay em về kiếm huynh là có chuyện gấp.
Câu nói của thằng Bình kéo tôi trở về với thực tại.
- Có chuyện gì vậy Bình?
- Dạ, sư phụ bảo em phải về tìm sư thúc đi một chuyến về Bù Đăng để phụ giúp sư phụ. Nhưng về đây thì sư thúc đi núi mất tiêu rồi. Chuyện lại gấp gáp quá, em chạy lại tìm huynh hú hoạ, biết đâu huynh có thể giúp được gì. May sao, gặp huynh và anh Hai ở đây…
- Mà chuyện gì mới được, mày cứ vòng vo hoài anh hổng hiểu gì hết.
Bảy Bình hắng giọng và bắt đầu kể…
Khu dân cư ở Bù Đăng nhà cửa khá thưa thớt. Cách xa hàng chục thước mới có một căn nhà lá. Hiếm hoi lắm mới có vài căn nhà tường lợp tôn xi măng. Đó là nhà của mấy vị cán bộ trong xã sinh sống ở nơi này từ rất lâu. Ở phía sau khu nhà là rừng chuối bạt ngàn kéo dài đến ngút mắt. Người dân ở đây sinh sống chủ yếu là nghề làm rẫy, tỉa bắp, trồng mì. Các loại cây khác như mít, đu đủ chuối thì trồng tự nhiên, đến khi đủ ngày tháng cây tự động ra trái. Chủ vườn cứ việc ra đốn về đóng vào cần xé mang ra vựa bán.
Bọn trẻ ở vùng này gần một nửa là thất học. Muốn đến trường Tiểu học, phải lội bộ gần chục cây số mới đến xã. Học Trung học thì phải đi mấy chục cây số ra tận thị trấn. Nhà ai nấy đều nghèo, làm gì có đủ tiền bạc và phương tiện mà đi học như con nít thành thị. Vả lại, đi học hết lấy ai coi nhà và phụ giúp chuyện gia đình. Thôi thì trời sinh sao chịu vậy. Chừng nào khá giả hẵng hay.
Đám trẻ con ở nhà một đám lủ khủ, nhiều khi ba mẹ chúng đi làm rẫy hết, không biết chuyện gì làm chúng liền tụ tập nhau lại bày đủ trò để chơi, khi thì nhảy dây, khi thì rượt bắt, lúc thì đá banh, chọi cầu, leo cây, đánh chõng…
Hôm trước, mấy đứa nhỏ ở không tụ tập lại chơi trò ma chuối…
Thằng Hiếu con chú Năm trưởng ấp oẳn tù tì bị thua nên ngồi chính giữa làm ma. Bọn trẻ chạy vào rừng chuối cạo phấn chuối đem về xoa đầy mặt mũi tay chân thằng Hiếu. Sau đó, thằng nhỏ ngồi chồm hổm, hai tay bịt mặt. Cả đám đi vòng tròn xung quanh mỗi đứa cầm trong tay một tàu lá chuối vừa đi vòng quanh thằng Hiếu, bọn trẻ gõ tàu chuối lên đầu thằng nhỏ vừa hát:
Con ma chuối
Ở trong núi
Ở trong rừng
Nhảy cà tưng
Qua con suối
Về ăn muối
Về ăn cơm
Nằm ổ rơm
Chơi rượt bắt
Hú… oà… oà…
Hát chừng vài chập, thằng Hiếu vụt đứng dậy. Hai mắt giương lên chỉ còn tròng trắng. Hai tay nó vươn về phía trước, lưỡi chợt le dài, nó khệnh khạng chạy …
Lũ trẻ rú lên bỏ chạy tán loạn. Mấy đứa nhỏ hoảng hốt chạy tuốt về nhà đóng cửa lại, hai ba đứa lớn lúc đầu ngỡ thằng Hiếu giả vờ nên còn né qua né lại cười cợt. Sau vài phút, thấy vẻ không bình thường của thằng Hiếu, tụi nhỏ bắt đầu sợ thiệt. Không ai bảo ai, tụi nó cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng tìm chỗ nấp…
Một lát sau…
Nghe không khí chừng yên tĩnh trở lại, thằng lớn nhất chạy ra khỏi chỗ ẩn nấp thăm dò. Xung quanh vắng lặng, thằng Hiếu biến đi đâu mất. Những đứa khác cũng lục tục kéo ra, hỏi thăm nhau, chẳng ai thấy thằng Hiếu ở chỗ nào. Thế là nháo nhào đi tìm…
Chiều tối, người lớn đi rẫy về, thằng Hiếu vẫn bặt vô âm tín. Nghe bọn trẻ kể lại, cả xóm đốt đuốc chạy tìm tứ xứ . Chú Năm xách chiếc xe honda cà tàng chạy thẳng lên xã báo cáo. Xã đội cử mấy dân quân vác súng đi tìm với bà con.
Một đêm thức trắng. Gần sáng, mọi người lủi thủi kéo về. Ai nấy phờ phạc. Chú thím Năm mặt mũi bơ phờ hốc hác…
Bóng dáng thằng Hiếu vẫn mù mịt.
Ngày thứ hai trôi qua trong vô vọng. Bóng dáng thằng Hiếu vẫn bặt vô âm tín. Mấy độI tìm kiếm đã toả ra khắp cả vạt rừng để cứu hộ nhưng tất cả đều trở về trong thất vọng. Bây giờ, gia đình chú Năm chỉ còn hy vọng vào nhóm ngườI dân tộc đang lùng ở vạt rừng bên trong.
Đến tốI, mấy thanh niên ngườI Ch’ro đã về đến xóm. Nhưng, nhìn thấy thái độ ủ rũ của họ, ai nấy đều biết kết quả như thế nào rồi. Già làng dẫn đầu nhóm tìm kiếm lắc đầu nói bằng tiếng Việt lơ lớ:
- Bọn tui tìm khắp nơi không thấy gì. Cũng không có dấu thú rừng. Tui chắc thằng nhỏ bị con ma bắt đi rồi.
Thím Năm gục xuống xỉu tại chỗ, mọi người lại phải đưa thím vào nhà cứu chữa…
Chợt, anh Tư Phước hàng xóm sát nhà cậu Ba Hồng nhớ ra:
- TạI sao mình không nhờ anhBa ảnh giúp cho. Tui biết ảnh làm thầy hồI còn ở Sài Gòn lận.
Chú Năm mừng như ngườI chết đuốI vớ phảI phao cứu sinh:
- Sao anh không nói sớm. Anh đưa tui qua nhà ảnh đi.
Thế là chú Năm cùng Tư Phước chạy qua kiếm cậu Ba…
…
- Dạ - Bảy Bình kết thúc - thầy em nói dạo này khí vận không tốt lắm, không thể làm được chuyện này.Nhưng ngườI ta năn nỉ quá sức, vả lạI chú Năm cũng là ngườI trên xã, không giúp ổng cũng khó khăn trong công việc sau này. Vậy là thầy kếu em tức tốc về Sài Gòn tìm sư thúc trợ giúp. Không có ổng thì may thay gặp hai anh ở đây…
- Gặp ở đây thì sao? – Tôi hỏI ngược lại.
- Em định nhờ huynh giúp…
Bình chưa nói hết câu, tôi trợn mắt:
- TrờI đất! Bộ em tính kêu anh theo em về Bà Rá hả?
- Dạ, rốI quá, em chỉ biết nhờ huynh…
- Nhưng… chuyện này tao chưa làm lần nào hết. Không biết có được không nữa.
- Huynh ráng giúp giùm thầy trò em. Lúc này, không có huynh em chẳng biết nhờ ai. Huynh làm ơn giúp giùm…
Thằng Bình năn nỉ làm tôi mủI lòng.
Còn đang ngẫm nghĩ thì chân tôi bị đá nhẹ một cái. Ngó sang, Minh Tịnh nhìn tôi khẽ gật đầu một cái. Tôi mừng húm:
- Ông giúp tui nhe!
Minh Tịnh lạI gật đầu. Tôi thở phào nhẹ nhõm.
- Thôi được rồi. Trả tiền cà phê rồI mình lên đường luôn. Ghé qua nhà anh lấy đồ cái đã, tiện thể nói vớI mà anh một tiếng kẻo bà trông…
***
Đường về Phước Long xa mù mịt. Ba huynh đệ tôi ngồI bó chả trong chiếc xe chạy bằng than nóng như lò bát quái và chật cứng. Thằng Bình có vẻ quen thuộc nên ngồI tự nhiên, Minh Tịnh lên xe ngồI nhắm mắt như ngủ. Có mình tôi là khó chịu thật sự. Trước nay, mỗI lần đi xa, nếu không đi máy bay thì cũng đi ô tô du lịch gắn máy lạnh đàng hoàng.bây giờ mớI biết cảm giác đi xe than thú vị cỡ nào… Ngồi im một hồI, tôi thử quán tưởng. Thân con ngườI lúc chưa sinh ra cũng đâu có rộng rãi gì hơn. Trong một cáin túi nhau chật hẹp suốt chín tháng mườI ngày. Khi ra đờI lạI bị quấn vòng trong vòng ngoài như bó chả. Lớn lên lạI bị ràng buộc vào trong hàng loạt những thứ linh tinh khác, rồI mãi quây quần trong đờI tạm cũng chật chộI khó chịu tù túng có khác chi mình ngồi trong chiếc xe than này. Chẳng qua, một cảm giác chật hẹp nóng bức có thể cảm nhận được và một cảm giác vô hình không thấy được đó thôi…
Nghĩ đến đó, tôi thấy cảm giác khó chịu không còn hành hạ mình nữa. Tôi cũng bắt chước Minh Tịnh khoanh tay lim dim mắt. Bất ngờ, sư huynh mở mắt nhìn tôi cườI ý nghĩa. Tôi cũng cườI và nhắm mắt lạI đọc bài kinh hộ mạng: “ Buot tho tế lô…”
***
Vào đến chỗ ở của cậu Ba, tôi mớI biết cuộc sống cậu ấy khổ đến thế nào. Một căn nhà lá ba gian lụp xụp, cái sân hẹp phơi đầy củ khoai mì và bắp. Bước vào trong, cái bàn thờ đóng tạm bằng mấy miếng ván cũ, trơ vơ phía trên là hình Phật Di Đà, Quan âm, phía dướI là tấm sắc thờ chư vị 5 ông đã bạc màu theo năm tháng…
Cậu Ba từ nhà sau bước lên, nhìn thấy huynh đệ tôi, cậu ớ lên một tiếng rồI đứng trân ngỡ ngàng, xúc động. Có lẽ cậu không ngờ huynh đệ tôi lặn lộI lên tận chốn này…
Chuyện hàn huyên những tưởng không cần kể lể dài dòng. Huynh đệ chúng tôi ngay sau đó theo cậu Ba sang nhà chú Năm ba nthằng Hiếu. Nghe nói có thầy ở Sài Gòn xuống, bà con trong xóm kéo đến một nhà. Kẻ trong ngườI ngoài lố nhố như xem hát tuồng. Huynh đệ tôi đã quen vớI những chuyện này nên cũng không ngạI ngùng cho lắm.
Sau khi nghe kể đầu đuôi câu chuyện, Minh Tịnh nhìn đồng hồ nói:
- Bây giờ cũng chiều rồI, mình phảI khẩn trương lên để kịp tìm thằng nhỏ về trước lúc trờI tối. Để mặt trờI sụp xuống là khó hy vọng lắm. Đêm nay là đêm thứ ba rồi.
Chú Năm tha thiết:
- Dạ, thầy cứ chỉ dạy, chuyện gì tụI tui cũng là hết.
Tư Phước cũng xen vô:
- Tụi tui cũng giúp nữa thầy. Cả xóm này ai cũng lo cho thằng nhỏ hết trơn, thầh có cần gì cứ nói.
Minh Tịnh không nói không rằng tiến đến bàn thờ Thổ công thắp nhang khấn vái. Tôi biết huynh ấy đang triệu thỉnh Thổ Thần hỏI việc.
Giây lát, Minh Tịnh cắm nhang vào lư hương, quay sang bảo tôi:
- Ông thắm nhang bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên. Đọc bài Ân đức Phật trước, sau đó qua bàn thờ gia tiên lấy tên tuổI thằng nhỏ mà tụng kinh hộI Cửu Huyền Thất Tổ, nhờ họ bảo mạng giùm.
Quay sang chú Năm:
- Anh vào bếp lấy cho tôi cái chén mà thằng nhỏ thường dùng ăn cơm. một đôi đũa cũ đem lên đây. Còn bà con – quay sang Tư Phước huynh nói tiếp – ai tuổI Dần, Ngọ Tuất thì đi phụ tìmn thằng nhỏ, ai không phảI tuổI thì cứ ở nhà đi theo không tiện.
Trong khi tôi cúng bên trong thì Minh Tịnh bước ra sân vẽ bùa làm phép…
Pháp sự hoàn tất, cái chén của thằng Hiếu được đặt vào trong lư hương cửu huyền. Lấy gạo đổ đầy chén, Minh Tịnh thắp ba cây nhang cắm vào, lấy một cái trứng gà để dướI chân nhang, gác ngang đôi đũa và bắt đầu khởI hành vào rừng.Nhóm ngườI tìm kiếm cũng chia làm ba nhóm theo tuổi. Tôi và Minh Tịnh đi vớI nhóm tuổI Dần, cậu Ba Hồng và chú Năm đi vớI nhóm tuổI Ngọ, thằng Bình và thím Năm đi vớI nhóm tuổI Tuất. MỗI nhóm mang theo chiêng, nắp nồI, vỏ đạn để gõ tạo thành tiếng động. Vừa gõ, họ vừa gọI tên thằng Hiếu om xòm.
Rừng càng lúc càng dày đặc, trờI cứ tốI dần đi. Chúng tôi bắt đầu sốt ruột. Cây nhang đã tàn hơn một nửa mà bóng dáng thằng Hiếu vẫn không thấy đâu.
mệt mỏI, chúng tôi ngồI bệt xuống một gốc cây to nghỉ ngơi. TrờI sẫm dần lạI, không gian mờ ảo…
Bỗng, một con khỉ từ đâu trên cây nhảy xuống chụp lấy cái trứng gà và chạy biến vào rừng mất dạng. MọI ngườI nhốn nháo toan chạy theo thì sư huynh tôi ngăn lại. Nhìn thấy vả mặt tươi cườI của huynh ấy là tôi biết có chuyện vui rôi.
- Sao ông? Được rồI hả?
Khẽ gật đầu, huynh ấy gọI lớn: “ Bà con về nghỉ, trờI tốI rồI không tìm được nữa đâu.”
MọI ngườI lốc thốc kéo về.
Đến gần nhà chú Năm, ai nấy nghe tiếng ồn ào náo nhiệt. Giọng tư Phước to nhất:
“… TụI tui mệt quá tính đi vế thì thím Năm bả mắc tiểu. Bả vừa chạy u vô phía sau bụI chuốI để xả thì tụI tui nghe bả la chỏI lỏi. Hết hồn, tui và thằng Bình chạy vô thấy bả đưa tay chỉ bụI chuốI lớn bên trong. mấy ngườI biết gì không? Thằng Hiếu nó ngồI thu lu ở giữa mấy gốc chuối. Mắt nó đứng tròng, tay bó gối. Còn cái miệng nó hả… TrờI đất ơi, nhét đầy nhóc đất cục luôn. TụI tui chạy lạI khiêng thằng nhỏ ra ngoài, móc đất trong miệng nó ra. Ông ơi.. trong đất còn có mấy con trùng bò lổn ngổn thấy mà ớn. Vậy là mấy anh em tôi thay nhau vác nó chạy về đây…”
Minh Tịnh vẹt mọI ngườI ra, tiếng đến chỗ thằng nhỏ đang nằm trên bộ ván. mặt của nó xanh mét, mắt nắm khít như ngủ. Huynh ấy, lấy lay đặt lên đầu thằng Hiếu nhắm mặt niệm lâm râm, tôi cũng nắm vộI hai ngón chân cái đứa nhỏ để tiếp lực. Đọc xong bài kinh Phật Lực, Minh Tịnh thổI ba hơi vào đỉnh đầu thằng Hiếu. Đoạn, dựng nó lên vỗ ba cái vào giữa hai gù vai.
Thằng Hiếu cựa mình mở mắt. Thím Năm mừng qua chạy lạI ôm chầm lấy nó khóc nức nở…
Minh Tịnh dặn:
- Ở nhà pha nước gừng cho đứa nhỏ uống, đừng bu đông qua nó bị ngộp.
sau khi tỉnh hẳn. Hiếu bắt đầu kể:
- HồI chơi trò ma chuối. Con đang ngồI thì có một cô đẹp lắm bước tớI hỏI con muốn đi chơi không, có chỗ này vui lắm. Con vừa gật đầu thì cô đó bước tớI nắm tay con chạy đi vù vù. Đến một chỗ đông ngườI lắm. Họ rủ con ở lạI chơi, họ cho con nhiều đồ ăn vớI kẹo bánh. Đang ăn thì mấy chú đến kêu con về…
Thì ra thằng nhỏ bị ma chuốI dấu. Hồn nó bị đưa vào cõi ma, cũng may là còn kịp đưa về. Nếu không, để qua đêm nay thế nào nó cũng bị kẹt ở lạI trong đó làm ma rừng suốt đời.
…
Chú Năm mừng rỡ liền làm luôn mấy con gà đãi bà con chòm xóm. Dĩ nhiên chúng tôi là thượng khách nên được khẩn khoản ở lạI thưởng thức món gà nướng đất sét đặc biệt do thím Năm làm. Anh em tôi viện cớ ăn chay nên xin phép ra về…
Trên đường về nhà cậu Ba, tôi và Minh Tịnh khẽ chạnh lòng cho cái vô minh của con người. Lẽ ra, con được cứu trở về thì gia đình phảI hồI tâm chuyển ý mà tin Phật. Đằng này… còn tiếp tục sát sanh để ăn mừng thoát nạn. Nghiệp này cứu được, sau này nghiệp khác chồng lên không biết ai sẽ là ngườI cứu họ đây.
Nghĩ mà buồn cho ngườI đời. Miệng họ luôn nói tin TrờI tưởng Phật, ngồI nói chuyện vớI nhau toàn lý lẽ cao sâu đến khi gặp chuyện rồI mớI hiểu con ngườI thực tạI là thế nào. Tôi khẽ chua chát nhớ lờI nói của chú Năm trước khi chia tay:
- Tôi hứa sẽ ăn chay mà. Nhưng đó là chuyện ngày mai. Còn bữa nay, anh em mình nhậu một bữa cho vui, coi như mừng thằng nhỏ bình an trở về…
Không biết khi nghiệp báo đổ tớI, có ai đứng ra hẹn ngày mai không nhỉ?
… TốI đó, ngồI nói chuyện vớI cậu Ba đến gần sáng. Chúng tôi mớI biết thêm nhiều câu chuyện về sự thăng trầm của cậu suốt thờI gian qua. Thôi! Làm thầy là để trả nghiệp. Nghiệp hết rồI thì mọI thứ lạI bình ổn như xưa thôi.
Nhìn lên bà thờ lấp loé mấy cây nhang cháy đỏ, tôi biết chư Thần vẫn còn ở đó. Nhưng, đâu có chư thần nào chịu xen vào nhân quả thế gian đâu. Họ chỉ xuất hiện đỡ lưng trong những lúc tốI cần thiết… Đó lại là chuyện khác sau này của câu ba, không phải là câu chuyện bây giờ
… Ba giờ sáng, thầy trò thằng Bình đã thức dậy tiễn huynh đệ tôi ra lộ lớn. Nơi đó, những chiếc xe than chở chuốI mít, khoai mì đang đổ về Sài Gòn. Chúng tôi sẽ đi nhờ một trong những chiếc xe than ấy. Quà tặng mang về là … mấy củ khoai mì mà cô Ba thức dậy nấu từ hồI sớm.
Chiếc xe than rồ máy chạy bon bon trên con đường về thành phố. Bóng thầy trò cậu Ba nhanh chóng biến mất trong màn đêm. MỗI ngườI lạI tiếp tục cuộc hành trình của mình…
Còn gia đình chú năm? Có lẽ giờ này họ vẫn đang ngủ ngon sau bữa tiệc rượu linh đình.
Ngó sang Minh Tịnh, huynh ấy lạI tiếp tục khoanh tay lim dim không biết đang ngủ hay thức.
Ngó ra ngoài, trờI vẫn còn tốI đen như mực. Chiếc xe than chở chúng tôi đang cố pha đèn vào khoảng không gian đen tốI để tìm đường chạy…
Viết xong ngày 15 tháng 5 năm 2009
(TADN)
Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2010
Ma giấu - chap 01
- Em chào anh Dũng! Mấy nay anh khoẻ không?
Đang ngồi uống cà phê tán gẫu cùng sư huynh Minh Tịnh thì một tiếng chào cắt ngang câu chuyện. tôi ngẩng đầu lên nhìn. Một thanh niên ngoài 30 tuổI gầy gò, đen đúa như ngườI dân tộcđứng trước mặt tôi cườI toe toét. Nhìn nụ cười, tôi ngờ ngợ.
- Hình như em là…
- TrờI ơi, thằng Bình nè, anh hổng nhớ em hả.
- Bảy Bình phảI hôn? Ông ơi, em đi đâu mà ghé đây? Không phải đã về Bà Rá ở rồi sao? Sao lại có mặt ở chỗ này. Còn anh Ba thầy của em có khoẻ hôn? Ảnh có về hôn?
Tôi hỏi liên tu bất tận không kịp cho Bình trả lời, thằng nhỏ cứ đứng ngẩn ra mà cười. Một bàn tay vỗ nhẹ lên đầu gối của tôi, quay lại thấy Minh Tịnh vừa cười vừa chỉ vào cái ghế. Tôi lúc bấy giờ mớ ngớ ra là chưa cho thằng nhỏ ngồI xuống.
- Thôi chết, anh xin lỗi. Bình ngồi xuống rồi nói chuyện đi em. Gặp lại tao mừng quá nên quên cả việc mời ngồi.
- Dạ - Bình với tay kéo cái ghế ở bàn bên kia qua và từ tốn ngồi xuống. Trông nó có vẻ mệt mỏi.
- Em uống gì không?
- Dạ anh cho em ly cà phê đá ít đường.
- Sao em biết anh ở đây mà ghé?
- Dạ, em ghé nhà, nghe người nhà nói anh đi uống cà phê nên thử đi tìm. May sao chư thần chỉ lối vừa ra một đoạn là thấy anh đang ngồi với anh Hai…
- Ừ, lúc rảnh không biết làm gì là anh rủ ổng đi uống cà phê tán dóc cho đỡ buồn đó mà. Sao, còn em với thầy em dạo này thế nào?
- Dạ…
***
Tôi quen với thầy trò của Bình cũng trong một lần đi núi. Ngày ấy, trên núi Cấm còn hoang sơ lắm. Người hành hương tứ xứ tụ tập lên Điện Bồ Hong lễ bái cúng dường xong là trải chiếu dướI mấy gộp đá mà ngủ. Người có tiền thì chịu khó đi bộ xuống vài trăm bậc đá sẽ có mấy cái chòi che tạm để giăng võng ngủ. Nhưng hầu như mọI ngườI đều thích ở lạI trên đỉnh hơn. Có lẽ họ muốn được lãnh điển trờI hay vì muốn được tự do nhóm họp và ca hát…
(Điện Bồ Hong)
Đêm đó, người ở lại trên điện đa phần là bổn đạo của phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa, phần còn lại là các vị có phần căn được vô hình dựa xác. Tôi tháp tùng theo đoàn khách hành hương ở khu người Hoa Chợ Lớn. Sau phần cúng lễ, hầu hết thành viên trong xe tôi đều xuống dướI triền để nghỉ ngơi. Chỉ riêng tôi cùng vài người ở lại ngồi đàm đạo chuyện đông tây kim cổ. Không khí lúc đó cũng vui, bên đây rì rầm nói chuyện, bên kia đọc tụng lào xào, Văng vẳng vang lên mấy bài kệ pháp của các vị linh căn về điển…
Bỗng, ở phía bên kia có tiếng la hét bất thường. Cảm giác có điều bất ổn , tôi cùng vài huynh đệ vôi chạy qua xem. Trong ánh sáng nhập nhoạng của đèn nến nghi ngút trên bệ thờ, tôi nhìn thấy một người phụ nữ đang vật vã. Những người xung quanh đều hoảng hốt tránh ra xa thành một vòng tròn , chỉ còn lại ngiữa vòng hai người đàn ông một trung niên, một trẻ tuổi. Anh bạn trẻ đang cố hết sức giữ chặt vai người phụ nữ, còn người đàn ông trung niên đang dùng nhang khoán thổi. Trớ trêu ở chỗ, càng khoán thổi người đàn bà càng vật vã giữ dội.
Sau một lúc, người phụ nữ vùng dậy được hất mạnh chàng trai té ngã vào đám đông và gầm gừ gào thét dữ dội. Người đàn ông trung niên có vẻ hốt hoảng và tức giận. Tôi thấy ông ta co tay trái thành Lôi ấn, chuyển chân thành bộ Cương, ngưng thần nắm chặt bó nhang trong tay…
Không hiểu động lực nào giật tôi ra khỏi đám đông, chạy đến chụp cổ tay ông lại. Người đàn ông quay sang nhìn tôi với vẻ khó hiểu và bực dọc. nhưng lúc ấy tôi còn để ý gì nữa đâu. Chụp ly nước để trên bệ thờ, tôi kết ấn Cát Tường đọc kinh thỉnh Tổ. Một luồng khí ấm áp từ đỉnh đầu lan xuống, tôi lâng lâng sảng khoái. Không hiểu sao tôi bật nói một tràng tiếng lạ, khẩu âm giống giống tiếng Khơme nhưng không phải.
Người đàn bà đang vật vã bỗng dịu hẳn lại. Bà ta ngồi yên lắng nghe tôi nói một cách chăm chú. Thế rồi…
Người phụ nữ cất tiếng trả lời. Tiếng nói cũng âm hưởng giống cách phát âm của tôi. Cả hai nói chuyện qua lại với nhau liên tu bất tận. Nói ra thì kỳ, trước nay có bao giờ tôi biết nói tiếng Miên tiếng Lèo gì đâu. Hôm nay sao đột ngột xuất khẩu thành lời, một thứ ngôn từ mà mình chưa bao giờ học. Thầy tôi có nói, đó là tiếng âm, tiếng của chư vị Lục Tổ chư vị Lục Xiêm ở cõi giới trên trao điổi với nhau. Nghe thì nghe vậy chứ có áp dụng lần nào đâu mà biết, giờ đây gặp chuyện, cái thứ tiếng lạ đó cứ tuôn trào như nước chảy. Lạ hơn nữa là người phụ nữ nói đến đâu, tôi hiểu ngay đến đó, hiểu một cách tự nhiên như đang nghe tiếng mẹ đẻ của mình…
Trao đổi với nhau một hồi lâu, người phụ nữ gật đầu ra vẻ đồng ý. Tôi liền bước tới gần hớp một hớp nước trong ly phun lên phía sau lưng người phụ nữ. Bà ta ưỡn người dựng đứng thân mình rồi rũ xuống như tàu lá chuối bị gió quật gãy. Sợ phần điển xuất ra mang theo sinh khí, tôi liền quỳ xuống phía sau lưng hoạ chữ Phật trong phép của Tổ sư Đại động vào giữa hai vai người phụ nữ, miệng lâm râm khấn vái:
MÔ TÂY PHƯƠNG SƯ TỔ, ÔNG BÙA ĐẠI TIÊN, LỤC CỤ CHUI.
NAM MÔ ÔNG BÙA, ĐỨC PHẬT VƯƠNG TRỢ LỰC CHO ĐỆ TỬ LÀM PHÉP GIÚP Đ ỜI..
Thời gian trôi nhanh khoảng chừng hớp một chung trà, người phụ nữ cựa mình tỉnh dậy. Bà đưa mắt ngơ ngác nhìn quanh như dò hỏi. Tôi ngoắc mấy người ngồi gần đưa bà ta ra khỏi tâm vòng tròn, đoạn trả chung nước lại trên bàn thờ. Tiện tay, tôi thắp bảy nén nhang kỉnh lễ chư vị…
Người đàn ông trung niên nãy giờ im lặng quan sát việc làm của tôi bây giờ mới lên tiếng:
- Chào huynh, chẳng hay huynh là…
- Dạ, tôi ở Sài Gòn mới xuống hồi chiều này.
- Tôi cũng ở Sài Gòn đây. Chẳng hay huynh ở quận mấy?
- Dạ, tôi ở quận 5, gần chùa Bà Thiên Hậu đường Nguyễn Trãi.
- Còn tui ở quận 8, gần cầu Chà Và. Tui với bổn đạo - vừa nói ông vừa chỉ mấy người ngồi quanh – cũng mới xuống hồi chiều này.
- Huynh ở gần cầu Chà Và vậy có ở đường Bến Ba Đình không vậy?
- Ủa, huynh biết hả? Tui ở cuối bến Ba Đình, gần chợ Xóm Củi đó.
- Dạ, thỉnh thoảng tôi cũng có qua đó thăm người quen – Tôi cố tình dấu tung tích của thầy mình.
- Hay quá. Vậy khi nào có qua, huynh cứ đến gần ngã ba hỏi thăm cậu Ba Hồng, ai cũng biết tui hết đó. Có dịp huynh ghé qua nghen. Còn đây là thằng Bình, học trò của tui – Ông ta quay sang chỉ người thanh niên đứng bên cạnh.
Khẽ gật đầu chào anh ta, tôi trả lời cho xong chuyện:
- Dạ. Khi rảnh tôi sẽ ghé…
Chưa đợi tôi nói hết, cậu Ba Hồng - tức người đàn ông trung niên - đã vội kéo tôi ra ngoài vòng tròn và hỏi nhỏ:
- Hồi nãy, huynh trao đổi gì với mấy ổng vậy?
Thì ra huynh ta đang thắc mắc cái vụ nói chuyện tiếng âm. Tôi cười hỏi lại cắc cớ:
- Vậy huynh biết mấy ổng là ai hôn?
- Tui biết là chư vị thôi, còn là ai thì chưa rõ lắm.
- Chưa rõ mà huynh định dùng Ngũ Lôi đánh người ta, thiệt là …
Ba Hồng cười gượng:
- Hồi nãy, thấy nó lì quá nên tui định trục ra…
Lần này đến tôi nghiêm mặt:
- Tôi nói thiệt lòng, mong huynh tha lỗi nếu có gì xúc phạm. Huynh chưa biết là ai, cũng chưa hỏi rõ ngọn nguồn đã thủ ấn đánh người, không khéo sau này gặp chuyện phiền phức không gỡ nỗi đó. Người ta là điển cô cậu, chưa đủ thời kỳ về xác, huynh triệu thỉnh các vị nhập về lại không giải điển được làm người ta bị kẹt trong xác, vậy mà còn định đánh Ngũ Lôi nữa thì lỗi của huynh nhiều quá xá.
Cậu Ba chống chế:
- Tôi nghĩ nếu là chư vị thì phải xuất nhập bình an chứ, có lý đâu lại …
- Muốn về xác phải có sắc lệnh. Cái xác thối tha này, nhất là xác nữ càng nhiều uế trược, ai mà ngự cho được chứ. Lỡ vào rồi chẳng khác gì cá vô lờ, mắc kẹt lại xác làm sao mà chịu nổi… Hồi nãy, các vị giận huynh lắm đó.
Cậu Ba Hồng dường như thấm thía, thở dài ngồi im nhìn vào khoảng không trước mặt…
***
Chuyện ấy xảy ra thắm thoắt đã gần 10 năm.
Sau này, thỉnh thoảng qua thăm thầy, tiện đường tôi cũng có ghé nhà cậu Ba Hồng chơi. Nhà cậu cũng không rộng rãi gì, một trệt một gác gỗ. Điện thờ ở trên gác, phần nhà trệt để bán tạp hoá và phòng ngủ, nhà bếp, nhà vệ sinh. Những chuyện giao lưu qua lại có lẽ không cần thiết phải dài dòng làm gì. Có điều, tôi không thường ghé nhà cậu mặc dù cậu rất quý tôi. Bởi mỗi lần ghé, ít nhiều gì tôi cũng phải ngồi đồng tiếp xúc với một loạt các đồng đạo của cậu ta. Nhìn thấy các vị ấy cứ lúc âm lúc dương, không bao giờ chịu tự chủ bản thân mà tu tiến, lúc nào họ cũng chờ đợi có ai nhập xác để nói chuyện huyền cơ khiến tôi cảm thấy buồn lòng. Chư vị về tá điển làm việc giúp đời chẳng qua là muốn lập đủ các công đức để thằng lên bậc cao. Công đức ấy, phần xác được hưởng một phần. Nếu ai biết nương theo điều đó mà tu tập thì mau thăng tiến, ngược lại sẽ trở thành con đồng không hơn không kém.
Tôi buồn và không muốn tiếp xúc vì hầu hết những người tôi gặp đều sống dựa vào cõi vô hình. Thậm chí không ai giáng điển họ cũng tìm cách gật gù ỡm ờ cho có vẻ linh thiêng huyền bí, nói chuyện thì cứ như người cõi trên, áo quần thì luôn khác người. Nếu không loè loẹt phấn son thì cũng ra vẻ tiên nhân giáng thế. Hỏi thăm gia đình họ mới biết đa số là con cái lang thang học hành không đến nơi đến chốn, vợ chồng hục hặc. Tôi chạnh nghĩ, lúc nào họ cũng ở trên mây như thế, chả trách chồng, vợ, con cái nản lòng mà xa cách. Tôi có đưa vấn đề ra nói thẳng, nhiều vị còn tỏ vẻ giận dỗi hoặc đổ thừa cho căn số. Thiết tưởng, căn số là hoàn cảnh trớ trêu mà con người tìm mọi cách thoát ra nhưng không thoát. Còn họ cứ bỏ nhà bỏ cửa đi hết chùa này miễu nọ, hết đình to am nhỏ, hết núi lớn đến sông dài thì gia đình làm sao cung phụng cho nỗi…
Càng nghĩ, tôi càng thấy họ xa dần những điều Phật dạy, mê mãi trong ánh hào quang mà chư vị tá về giúp độ. Ngày nào đó không xa, khi công thành quả mãn, chư vị rút điển đi còn trơ lại xác thân, lúc bấy giờ nghiệp đổ ra không ai gánh chịu giùm mình…
Bẵng một thời gian rất lâu tôi không ghé, nghe đâu gia đình cậu Ba bán nhà đi về kinh tế mới ở tận Bù Băng – Sông Bé (bây giờ là Bình Phước). Thằng Bình là đệ tử thân thiết, cũng không có người thân nên cậu Ba Hồng đưa nó theo sống chung.
Vậy mà thoắt cái đã hơn ba năm …
***
- Dạ.. thầy em có lời hỏi thăm huynh và anh Hai…
Câu nói của Bảy Bình kéo tôi trở về với thực tại.
- Vậy dạo này cậu Ba ổng sống ra sao?
- Vất vả lắm huynh ơi - Giọng Bảy Bình lắng xuống cố nén một tiếng thở dài.
- Đành chịu thôi. Về vùng kinh tế mới mà, có phải như ở thành phố đâu mà đòi hỏi tiện nghi sung sướng.
Minh Tịnh cũng góp vào một câu:
- Ngẫm ra chỉ ở tại đất Sài Gòn này là hạnh phúc nhất. Có nghèo đến đâu cũng không đến nỗi đói kém.
- Về trên ấy, mọi người sống bằng gì?
- Dạ, thì cũng làm rẫy là chủ yếu.
- Ở trên đó yên tĩnh, gần rừng núi, chắc là cậu Ba ổng luyện dữ lắm hả Bình?
Thằng Bình khẽ cúi đầu:
- Mất hết rồi huynh ơi. Thầy Tổ hết độ rồi…
- Vậy là sao ? – Tôi ngơ ngác.
- Dạ… sư phụ không những chữa bệnh hết được mà còn bị ma rừng phá phách nữa!
- Trời đất! Có chuyện đó sao?
Bảy Bình bắt đầu kể, nó kể nhiều lắm nhưng tôi chỉ lược thuật lại hai câu chuyện :
… Sau khi về Sông Bé gần một năm thì các nguồn hỗ trợ dành cho người đi kinh tế mới cạn sạch. Chính quyền thì ở xa, điều kiện đi lại thì khó khăn, rẫy bắp trồng suốt thời gian qua không cho được bao nhiêu trái, lại không bán được cho ai. Thế là đói.
Thầy trò thằng Bình phải đi bẫy thú, bắn chim để cải thiện.
Hôm đó, hai thầy trò đang đi thăm bẫy thì nghe tiếng ếch kêu vang rân. Cậu Ba soi đèn và phát hiện trên mấy gò đất ếch hội đầy. Con nào con nấy bự bằng bàn tay trở lên. Mắt ếch phản chiếu ánh đèn lấp lánh. Mừng rỡ như bắt được vàng, hai thầy trò bỏ cả việc thăm bẫy lao vào bắt ếch. Cái dòng ếch nghĩ cũng lạ, bị đèn chiếu vào mắt là ngồi trơ ra như bị thôi miên, người ta chỉ có việc bước tới nắm lấy ngang thân bỏ vào lồng.
Chẳng mấy chốc, cái lồng đan bằng tre lồ ô đã đầy. Hai thầy trò khệ nệ mang về nhà, vừa đi vừa tiếc rẻ mấy con ếch chưa bắt.
Đổ hết giỏ ếch vào cái lu gạo đã trống rỗng, thằng Bình chắn lên nắp đậy một cục đá to cho chắc ăn. Nó cẩn thận để hở ra một chút vừa đủ cho lũ ếch không chết ngộp. Xong, hai thầy trò đi ngủ. Cậu Ba vào ngủ trong buồng, thằng Bình ngủ ở nhà sau….
Chỉ mới lim dim chưa kịp thả hồn thì.. thằng Bình chợt nghe không khí yên lặng một cách lạ kỳ. Cái im lặng thật đáng sợ. Nó tạo cho người ta một cảm giác bất an. Thằng Bình trăn trở một hồi chợt nhận ra nãy giờ không hề nghe tiếng ếch kêu. Quái! Không con này kêu thì cũng còn con khác chứ, lẽ nào im dữ vậy!
Nó mò mẫm trong bóng tối lần ra sau hè. Đứng bên lu ếch, Bình đánh que diêm cháy sáng. Một tay cầm diêm, một tay kéo nắp lu xích ra một chút. Vừa nhìn vào lu, Bình đã hốt hoảng hét lên…
(TADN)
Đang ngồi uống cà phê tán gẫu cùng sư huynh Minh Tịnh thì một tiếng chào cắt ngang câu chuyện. tôi ngẩng đầu lên nhìn. Một thanh niên ngoài 30 tuổI gầy gò, đen đúa như ngườI dân tộcđứng trước mặt tôi cườI toe toét. Nhìn nụ cười, tôi ngờ ngợ.
- Hình như em là…
- TrờI ơi, thằng Bình nè, anh hổng nhớ em hả.
- Bảy Bình phảI hôn? Ông ơi, em đi đâu mà ghé đây? Không phải đã về Bà Rá ở rồi sao? Sao lại có mặt ở chỗ này. Còn anh Ba thầy của em có khoẻ hôn? Ảnh có về hôn?
Tôi hỏi liên tu bất tận không kịp cho Bình trả lời, thằng nhỏ cứ đứng ngẩn ra mà cười. Một bàn tay vỗ nhẹ lên đầu gối của tôi, quay lại thấy Minh Tịnh vừa cười vừa chỉ vào cái ghế. Tôi lúc bấy giờ mớ ngớ ra là chưa cho thằng nhỏ ngồI xuống.
- Thôi chết, anh xin lỗi. Bình ngồi xuống rồi nói chuyện đi em. Gặp lại tao mừng quá nên quên cả việc mời ngồi.
- Dạ - Bình với tay kéo cái ghế ở bàn bên kia qua và từ tốn ngồi xuống. Trông nó có vẻ mệt mỏi.
- Em uống gì không?
- Dạ anh cho em ly cà phê đá ít đường.
- Sao em biết anh ở đây mà ghé?
- Dạ, em ghé nhà, nghe người nhà nói anh đi uống cà phê nên thử đi tìm. May sao chư thần chỉ lối vừa ra một đoạn là thấy anh đang ngồi với anh Hai…
- Ừ, lúc rảnh không biết làm gì là anh rủ ổng đi uống cà phê tán dóc cho đỡ buồn đó mà. Sao, còn em với thầy em dạo này thế nào?
- Dạ…
***
Tôi quen với thầy trò của Bình cũng trong một lần đi núi. Ngày ấy, trên núi Cấm còn hoang sơ lắm. Người hành hương tứ xứ tụ tập lên Điện Bồ Hong lễ bái cúng dường xong là trải chiếu dướI mấy gộp đá mà ngủ. Người có tiền thì chịu khó đi bộ xuống vài trăm bậc đá sẽ có mấy cái chòi che tạm để giăng võng ngủ. Nhưng hầu như mọI ngườI đều thích ở lạI trên đỉnh hơn. Có lẽ họ muốn được lãnh điển trờI hay vì muốn được tự do nhóm họp và ca hát…
(Điện Bồ Hong)
Đêm đó, người ở lại trên điện đa phần là bổn đạo của phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa, phần còn lại là các vị có phần căn được vô hình dựa xác. Tôi tháp tùng theo đoàn khách hành hương ở khu người Hoa Chợ Lớn. Sau phần cúng lễ, hầu hết thành viên trong xe tôi đều xuống dướI triền để nghỉ ngơi. Chỉ riêng tôi cùng vài người ở lại ngồi đàm đạo chuyện đông tây kim cổ. Không khí lúc đó cũng vui, bên đây rì rầm nói chuyện, bên kia đọc tụng lào xào, Văng vẳng vang lên mấy bài kệ pháp của các vị linh căn về điển…
Bỗng, ở phía bên kia có tiếng la hét bất thường. Cảm giác có điều bất ổn , tôi cùng vài huynh đệ vôi chạy qua xem. Trong ánh sáng nhập nhoạng của đèn nến nghi ngút trên bệ thờ, tôi nhìn thấy một người phụ nữ đang vật vã. Những người xung quanh đều hoảng hốt tránh ra xa thành một vòng tròn , chỉ còn lại ngiữa vòng hai người đàn ông một trung niên, một trẻ tuổi. Anh bạn trẻ đang cố hết sức giữ chặt vai người phụ nữ, còn người đàn ông trung niên đang dùng nhang khoán thổi. Trớ trêu ở chỗ, càng khoán thổi người đàn bà càng vật vã giữ dội.
Sau một lúc, người phụ nữ vùng dậy được hất mạnh chàng trai té ngã vào đám đông và gầm gừ gào thét dữ dội. Người đàn ông trung niên có vẻ hốt hoảng và tức giận. Tôi thấy ông ta co tay trái thành Lôi ấn, chuyển chân thành bộ Cương, ngưng thần nắm chặt bó nhang trong tay…
Không hiểu động lực nào giật tôi ra khỏi đám đông, chạy đến chụp cổ tay ông lại. Người đàn ông quay sang nhìn tôi với vẻ khó hiểu và bực dọc. nhưng lúc ấy tôi còn để ý gì nữa đâu. Chụp ly nước để trên bệ thờ, tôi kết ấn Cát Tường đọc kinh thỉnh Tổ. Một luồng khí ấm áp từ đỉnh đầu lan xuống, tôi lâng lâng sảng khoái. Không hiểu sao tôi bật nói một tràng tiếng lạ, khẩu âm giống giống tiếng Khơme nhưng không phải.
Người đàn bà đang vật vã bỗng dịu hẳn lại. Bà ta ngồi yên lắng nghe tôi nói một cách chăm chú. Thế rồi…
Người phụ nữ cất tiếng trả lời. Tiếng nói cũng âm hưởng giống cách phát âm của tôi. Cả hai nói chuyện qua lại với nhau liên tu bất tận. Nói ra thì kỳ, trước nay có bao giờ tôi biết nói tiếng Miên tiếng Lèo gì đâu. Hôm nay sao đột ngột xuất khẩu thành lời, một thứ ngôn từ mà mình chưa bao giờ học. Thầy tôi có nói, đó là tiếng âm, tiếng của chư vị Lục Tổ chư vị Lục Xiêm ở cõi giới trên trao điổi với nhau. Nghe thì nghe vậy chứ có áp dụng lần nào đâu mà biết, giờ đây gặp chuyện, cái thứ tiếng lạ đó cứ tuôn trào như nước chảy. Lạ hơn nữa là người phụ nữ nói đến đâu, tôi hiểu ngay đến đó, hiểu một cách tự nhiên như đang nghe tiếng mẹ đẻ của mình…
Trao đổi với nhau một hồi lâu, người phụ nữ gật đầu ra vẻ đồng ý. Tôi liền bước tới gần hớp một hớp nước trong ly phun lên phía sau lưng người phụ nữ. Bà ta ưỡn người dựng đứng thân mình rồi rũ xuống như tàu lá chuối bị gió quật gãy. Sợ phần điển xuất ra mang theo sinh khí, tôi liền quỳ xuống phía sau lưng hoạ chữ Phật trong phép của Tổ sư Đại động vào giữa hai vai người phụ nữ, miệng lâm râm khấn vái:
MÔ TÂY PHƯƠNG SƯ TỔ, ÔNG BÙA ĐẠI TIÊN, LỤC CỤ CHUI.
NAM MÔ ÔNG BÙA, ĐỨC PHẬT VƯƠNG TRỢ LỰC CHO ĐỆ TỬ LÀM PHÉP GIÚP Đ ỜI..
Thời gian trôi nhanh khoảng chừng hớp một chung trà, người phụ nữ cựa mình tỉnh dậy. Bà đưa mắt ngơ ngác nhìn quanh như dò hỏi. Tôi ngoắc mấy người ngồi gần đưa bà ta ra khỏi tâm vòng tròn, đoạn trả chung nước lại trên bàn thờ. Tiện tay, tôi thắp bảy nén nhang kỉnh lễ chư vị…
Người đàn ông trung niên nãy giờ im lặng quan sát việc làm của tôi bây giờ mới lên tiếng:
- Chào huynh, chẳng hay huynh là…
- Dạ, tôi ở Sài Gòn mới xuống hồi chiều này.
- Tôi cũng ở Sài Gòn đây. Chẳng hay huynh ở quận mấy?
- Dạ, tôi ở quận 5, gần chùa Bà Thiên Hậu đường Nguyễn Trãi.
- Còn tui ở quận 8, gần cầu Chà Và. Tui với bổn đạo - vừa nói ông vừa chỉ mấy người ngồi quanh – cũng mới xuống hồi chiều này.
- Huynh ở gần cầu Chà Và vậy có ở đường Bến Ba Đình không vậy?
- Ủa, huynh biết hả? Tui ở cuối bến Ba Đình, gần chợ Xóm Củi đó.
- Dạ, thỉnh thoảng tôi cũng có qua đó thăm người quen – Tôi cố tình dấu tung tích của thầy mình.
- Hay quá. Vậy khi nào có qua, huynh cứ đến gần ngã ba hỏi thăm cậu Ba Hồng, ai cũng biết tui hết đó. Có dịp huynh ghé qua nghen. Còn đây là thằng Bình, học trò của tui – Ông ta quay sang chỉ người thanh niên đứng bên cạnh.
Khẽ gật đầu chào anh ta, tôi trả lời cho xong chuyện:
- Dạ. Khi rảnh tôi sẽ ghé…
Chưa đợi tôi nói hết, cậu Ba Hồng - tức người đàn ông trung niên - đã vội kéo tôi ra ngoài vòng tròn và hỏi nhỏ:
- Hồi nãy, huynh trao đổi gì với mấy ổng vậy?
Thì ra huynh ta đang thắc mắc cái vụ nói chuyện tiếng âm. Tôi cười hỏi lại cắc cớ:
- Vậy huynh biết mấy ổng là ai hôn?
- Tui biết là chư vị thôi, còn là ai thì chưa rõ lắm.
- Chưa rõ mà huynh định dùng Ngũ Lôi đánh người ta, thiệt là …
Ba Hồng cười gượng:
- Hồi nãy, thấy nó lì quá nên tui định trục ra…
Lần này đến tôi nghiêm mặt:
- Tôi nói thiệt lòng, mong huynh tha lỗi nếu có gì xúc phạm. Huynh chưa biết là ai, cũng chưa hỏi rõ ngọn nguồn đã thủ ấn đánh người, không khéo sau này gặp chuyện phiền phức không gỡ nỗi đó. Người ta là điển cô cậu, chưa đủ thời kỳ về xác, huynh triệu thỉnh các vị nhập về lại không giải điển được làm người ta bị kẹt trong xác, vậy mà còn định đánh Ngũ Lôi nữa thì lỗi của huynh nhiều quá xá.
Cậu Ba chống chế:
- Tôi nghĩ nếu là chư vị thì phải xuất nhập bình an chứ, có lý đâu lại …
- Muốn về xác phải có sắc lệnh. Cái xác thối tha này, nhất là xác nữ càng nhiều uế trược, ai mà ngự cho được chứ. Lỡ vào rồi chẳng khác gì cá vô lờ, mắc kẹt lại xác làm sao mà chịu nổi… Hồi nãy, các vị giận huynh lắm đó.
Cậu Ba Hồng dường như thấm thía, thở dài ngồi im nhìn vào khoảng không trước mặt…
***
Chuyện ấy xảy ra thắm thoắt đã gần 10 năm.
Sau này, thỉnh thoảng qua thăm thầy, tiện đường tôi cũng có ghé nhà cậu Ba Hồng chơi. Nhà cậu cũng không rộng rãi gì, một trệt một gác gỗ. Điện thờ ở trên gác, phần nhà trệt để bán tạp hoá và phòng ngủ, nhà bếp, nhà vệ sinh. Những chuyện giao lưu qua lại có lẽ không cần thiết phải dài dòng làm gì. Có điều, tôi không thường ghé nhà cậu mặc dù cậu rất quý tôi. Bởi mỗi lần ghé, ít nhiều gì tôi cũng phải ngồi đồng tiếp xúc với một loạt các đồng đạo của cậu ta. Nhìn thấy các vị ấy cứ lúc âm lúc dương, không bao giờ chịu tự chủ bản thân mà tu tiến, lúc nào họ cũng chờ đợi có ai nhập xác để nói chuyện huyền cơ khiến tôi cảm thấy buồn lòng. Chư vị về tá điển làm việc giúp đời chẳng qua là muốn lập đủ các công đức để thằng lên bậc cao. Công đức ấy, phần xác được hưởng một phần. Nếu ai biết nương theo điều đó mà tu tập thì mau thăng tiến, ngược lại sẽ trở thành con đồng không hơn không kém.
Tôi buồn và không muốn tiếp xúc vì hầu hết những người tôi gặp đều sống dựa vào cõi vô hình. Thậm chí không ai giáng điển họ cũng tìm cách gật gù ỡm ờ cho có vẻ linh thiêng huyền bí, nói chuyện thì cứ như người cõi trên, áo quần thì luôn khác người. Nếu không loè loẹt phấn son thì cũng ra vẻ tiên nhân giáng thế. Hỏi thăm gia đình họ mới biết đa số là con cái lang thang học hành không đến nơi đến chốn, vợ chồng hục hặc. Tôi chạnh nghĩ, lúc nào họ cũng ở trên mây như thế, chả trách chồng, vợ, con cái nản lòng mà xa cách. Tôi có đưa vấn đề ra nói thẳng, nhiều vị còn tỏ vẻ giận dỗi hoặc đổ thừa cho căn số. Thiết tưởng, căn số là hoàn cảnh trớ trêu mà con người tìm mọi cách thoát ra nhưng không thoát. Còn họ cứ bỏ nhà bỏ cửa đi hết chùa này miễu nọ, hết đình to am nhỏ, hết núi lớn đến sông dài thì gia đình làm sao cung phụng cho nỗi…
Càng nghĩ, tôi càng thấy họ xa dần những điều Phật dạy, mê mãi trong ánh hào quang mà chư vị tá về giúp độ. Ngày nào đó không xa, khi công thành quả mãn, chư vị rút điển đi còn trơ lại xác thân, lúc bấy giờ nghiệp đổ ra không ai gánh chịu giùm mình…
Bẵng một thời gian rất lâu tôi không ghé, nghe đâu gia đình cậu Ba bán nhà đi về kinh tế mới ở tận Bù Băng – Sông Bé (bây giờ là Bình Phước). Thằng Bình là đệ tử thân thiết, cũng không có người thân nên cậu Ba Hồng đưa nó theo sống chung.
Vậy mà thoắt cái đã hơn ba năm …
***
- Dạ.. thầy em có lời hỏi thăm huynh và anh Hai…
Câu nói của Bảy Bình kéo tôi trở về với thực tại.
- Vậy dạo này cậu Ba ổng sống ra sao?
- Vất vả lắm huynh ơi - Giọng Bảy Bình lắng xuống cố nén một tiếng thở dài.
- Đành chịu thôi. Về vùng kinh tế mới mà, có phải như ở thành phố đâu mà đòi hỏi tiện nghi sung sướng.
Minh Tịnh cũng góp vào một câu:
- Ngẫm ra chỉ ở tại đất Sài Gòn này là hạnh phúc nhất. Có nghèo đến đâu cũng không đến nỗi đói kém.
- Về trên ấy, mọi người sống bằng gì?
- Dạ, thì cũng làm rẫy là chủ yếu.
- Ở trên đó yên tĩnh, gần rừng núi, chắc là cậu Ba ổng luyện dữ lắm hả Bình?
Thằng Bình khẽ cúi đầu:
- Mất hết rồi huynh ơi. Thầy Tổ hết độ rồi…
- Vậy là sao ? – Tôi ngơ ngác.
- Dạ… sư phụ không những chữa bệnh hết được mà còn bị ma rừng phá phách nữa!
- Trời đất! Có chuyện đó sao?
Bảy Bình bắt đầu kể, nó kể nhiều lắm nhưng tôi chỉ lược thuật lại hai câu chuyện :
… Sau khi về Sông Bé gần một năm thì các nguồn hỗ trợ dành cho người đi kinh tế mới cạn sạch. Chính quyền thì ở xa, điều kiện đi lại thì khó khăn, rẫy bắp trồng suốt thời gian qua không cho được bao nhiêu trái, lại không bán được cho ai. Thế là đói.
Thầy trò thằng Bình phải đi bẫy thú, bắn chim để cải thiện.
Hôm đó, hai thầy trò đang đi thăm bẫy thì nghe tiếng ếch kêu vang rân. Cậu Ba soi đèn và phát hiện trên mấy gò đất ếch hội đầy. Con nào con nấy bự bằng bàn tay trở lên. Mắt ếch phản chiếu ánh đèn lấp lánh. Mừng rỡ như bắt được vàng, hai thầy trò bỏ cả việc thăm bẫy lao vào bắt ếch. Cái dòng ếch nghĩ cũng lạ, bị đèn chiếu vào mắt là ngồi trơ ra như bị thôi miên, người ta chỉ có việc bước tới nắm lấy ngang thân bỏ vào lồng.
Chẳng mấy chốc, cái lồng đan bằng tre lồ ô đã đầy. Hai thầy trò khệ nệ mang về nhà, vừa đi vừa tiếc rẻ mấy con ếch chưa bắt.
Đổ hết giỏ ếch vào cái lu gạo đã trống rỗng, thằng Bình chắn lên nắp đậy một cục đá to cho chắc ăn. Nó cẩn thận để hở ra một chút vừa đủ cho lũ ếch không chết ngộp. Xong, hai thầy trò đi ngủ. Cậu Ba vào ngủ trong buồng, thằng Bình ngủ ở nhà sau….
Chỉ mới lim dim chưa kịp thả hồn thì.. thằng Bình chợt nghe không khí yên lặng một cách lạ kỳ. Cái im lặng thật đáng sợ. Nó tạo cho người ta một cảm giác bất an. Thằng Bình trăn trở một hồi chợt nhận ra nãy giờ không hề nghe tiếng ếch kêu. Quái! Không con này kêu thì cũng còn con khác chứ, lẽ nào im dữ vậy!
Nó mò mẫm trong bóng tối lần ra sau hè. Đứng bên lu ếch, Bình đánh que diêm cháy sáng. Một tay cầm diêm, một tay kéo nắp lu xích ra một chút. Vừa nhìn vào lu, Bình đã hốt hoảng hét lên…
(TADN)
Chuyện cây chuối
(Thấy blog TADN đóng cửa, TGVH cũng im lìm, tui tiếc mấy bài viết hay nên coppy về đây để anh chị em đọc đỡ buồn. Chắc là tác giả không nỡ trách cứ).
Cây chuối có tánh âm, nhất là chuối xiêm. Những oan hồn có thể mượn thân chuối lâu năm mà tá nhập vào để dưỡng linh. Vì vậy, người xưa thường trồng cây chuối bên cạnh mộ người con gái chết khi còn mang bầu. Linh hồn cô gái nương vào thân chuối ngày hứng dương quang đêm thu âm khí đủ thời kỳ hoa chuối trổ buồng cũng là lúc đứa nhỏ trong bào thai xác chết chào đời. Có như vậy vong hồn người chết mới không nặng oán hờn, dễ dàng siêu độ. Lúc đó, thầy đẵn lấy thân chuối, cho mặc áo quần người đã khuất, hoa chuối vừa trổ được gói lại thành hình hài nhi đặt vào lòng mẹ. Thầy làm pháp sự, trì chú vãng sanh, tụng kinh hoá hồn giúp cho mẹ con vong linh an lòng ra đi không vương vấn. Sau khi hoàn mãn pháp sự, tất cả được thiêu ra tro rải xuống sông lớn để hoá giải.
Ở xóm trong nhà tôi có chị Xuân lấy chồng được ba năm. Chồng là anh Tư Móm chạy xích lô máy, chở mối đi chợ sớm. Cứ độ 3 giờ sáng là anh chồng nổ máy đùng đùng chạy từ trong xóm ra đường báo thức mọi người. Riết rồi cũng quen. Tôi ngủ trên bộ ván gõ của ông nội để lại ở nhà trước. Khi xích lô máy anh Tư chạy qua cũng là lúc tôi ngồi dậy tu luyện (thật ra luyện phép trong giờ Dần là điều không nên, nhưng ngặt nỗi nhà tôi thức khuya coi Tivi ngay nhà trước. Nằm chờ mọi người đi ngủ thì… tôi đã ngủ trước từ tám đời rồi). Thời gian đầu thầy tôi chỉ cho tôi trì chuỗi và niệm Phật. Sau vài tháng thầy mới bắt đầu hướng dẫn kết ấn Chuẩn Đề trì chú pháp…
Tôi không ngờ chuyện lại bắt đầu từ chị Xuân vợ anh Tư móm…
Hôm đó tôi đi học về thì thấy xóm trong ồn ào xôn xao. Nhìn tụi Út Chín Út Mười con bà Hai Cẩu đang chạy lon ton chen vào đám đông, tôi cũng quăng cặp chạy theo bất kể tiếng réo í a í ới của bà nội. Len qua được chân của đám đông đang chen chúc, bàn tán, tụi tôi đã đứng ngay trước cửa nhà anh Tư móm.
Nhìn vào trong, tôi chợt lạnh cả người…
Nằm trên cái đi – văng giữa nhà là một xác người đắp mền. Cái mền nhỏ không đủ phủ hết toàn thân, tôi thấy lộ ra hai bàn chân nhỏ nhắn trong đó bàn chân bên phải đen bầm. Cái xác nằm ngửa nên tôi thấy rõ cái bụng to đùng nhô lên muốn che khuất cả nải chuối dằn trên bụng.
Ông trời ơi! Đúng là chị Xuân rồi. Ở nhà có mình chị là có bầu thôi. Cái bụng bầu hơn bốn tháng kia đúng là của chị rồi chứ còn ai vô đây nữa! Hổng lẽ chị chết?
Tôi rón rén chuồn qua chân mọi người đi ra bên ngoài. Thấy bà Hai Nhà bìa và mấy bà xóm trong nói chuyện về chị Xuân, tôi mon men lại nghe.
- Tội nghiệp – bà Hai vừa xỉa cục thuốc bự chảng vừa nói – Nó bị rắn lục xanh cắn mà không chịu đi chữa liền. Chỉ mời ông thầy rắn về nhà đắp thuốc thôi mới sanh chuyện vậy đó. Nó mà nghe lời đi vô bệnh viện là đâu đến nỗi.
- Chị cứ mê tín bệnh viện. Vô trỏng có ba mớ thuốc đỏ bông gòn với trụ sinh làm gì mà chữa rắn cắn. Nói vậy là có lỗi với ông thầy đó nghen. Chính mắt tui thấy ổng chữa nè! – Bà Mười Tình cãi lại.
- Ổng chữa sao?
- Ông thầy này Miên hay Chà gì đó, tay ổng xăm bùa thấy phát ớn luôn. Tui qua coi chừng phụ với má thằng Tư, thấy ổng bắt con Xuân nằm trên bộ ván đó, rồi ổng lấy một lá trầu với lại một cây nhang làm phép. Ổng vẽ gì đó lên lá trầu rồi lấy lá trầu rà trên mình con nhỏ, vừa rà lên rà xuống ổng vừa gỏ cây nhang lên lá trầu. Miệng ổng xí xô xí xào tiếng Miên tiếng Lèo gì hổng biết mà …
Bà Mười Tình ngừng lại phun miếng cổ trầu đỏ hoét ra, lấy hai ngón tay vuốt dọc theo mép vét sạch nước đỏ còn dính rồi thong thả kể tiếp:
- Con Xuân nó nằm rên như ai đánh nó, rồi nó bắt đầu uốn éo. Chèn đét ơi, cái bầu nó chang bang vậy mà nó uốn qua uốn lại dẻo quẹo như cái mình con rắn. Nó vừa vặn vẹo vừa rên, nước miếng nó chảy ròng ròng như chó điên thấy phát ớn. Mấy bà biết sao hôn, chừng nhai dập miếng bả trầu là ông thầy ngưng lại, tui thấy lá trầu ổng cần đổ nhớt thấy ghê. Sau đó ổng lấy miếng vải trắng băng lại. Ổng nói con Xuân có bầu nên ổng trục nọc ra không hết. Phải trị ba ngày, mỗi ngày một chút mới dứt.
- Ổng làm hay vậy sao con nhỏ chết chứ? – Bà Hai hỏi ngang.
- Vậy mới nói. Tại thằng Tư móm hết trơn. Nó giết vợ nó đó.- Bà Mười kể tiếp - Ông thầy về hồi trưa hôm qua, tối thằng Tư về nhà mới hay vợ nó bị rắn cắn. Nó vạch chân ra xem, thấy có miếng vải trắng băng ngang , nó tháo ra luôn. Tui cũng không biết sao con nhỏ lại để cho chồng nó tháo nữa. Nọc chạy lên cổ, một chút thôi tui nghe nó la làng, chạy qua khiêng nó lên xích lô chở vô bệnh viện đến gần sáng thì con nhỏ chết. Thiệt là tội nghiệp, nó chết kéo theo luôn đứa nhỏ…
Nói không dứt câu, bà Mười thở dài sườn sượt…
Đám ma chị Xuân tổ chức sơ sài. Thầy trng chùa coi ngày nói phải chôn nhanh mới kịp ngày giờ tốt, còn không phải chờ đến tuần sau. Vậy là đám ma bữa trước, bữa sau gia đình vội vã đem chôn ở miếng đất phía sau nhà gần ruộng rau muống. Bên cạnh ngôi mộ là cây chuối xiêm tươi non.
Vào mùa khô, ruộng rau muống cạn dần không trồng tỉa gì được. Mấy đứa trong xóm tôi thường kéo nhau ra chơi đá banh, nhảy dây. Nhưng vui cỡ nào, tụi nó cũng không dám bén mảng đến gần ngôi mộ và cây chuối. Chỉ có tôi…
Ỷ lạI vào công tu luyện Chuẩn Đề và có thầy tôi làm hậu thuẫn, tôi chẳng hề sợ hãi ngôi mộ đất và cây chuốI kia.Trong khi mấy đứa bạn nhí nhố chơi giỡn ngoài xa thì tôi cứ ung dung bắt chuồn chuồn gần mộ. Có lúc tò mò tôi còn đứng bên mộ quan sát cây chuối. Thật ra cây chuốI cũng bình thường thôi, chẳng có gì thần bí hay ma quái như lờI kể của mọI người. Trồng mới có ba tháng mà chuốI mọc xanh tốt nõn nà. Nhìn kỹ, tôi thấy trên thân cây còn buộc miếng vảI sô tang màu trắng.
“Chắc ngườI ta cột để làm dấu” – Tôi nghĩ.
Gió ngoài ruộng thổI mạnh, cây chuốI uốn éo phe phẩy mấy tàu lá xanh. Bất giác tôi đưa tay sờ vào thân cây…
Một dòng điện lạnh từ cây chuốI truyền sang ngón tay tôi, chạy dọc theo sống lưng lên thẳng trên ót. Tôi giật bắn ngườI rụt tay lạI. Cả ngườI tôi rần rật , cảm giác ngột ngạt khó thở mặc dù gió chiều vẫn đang thổI lồng lộng trên ruộng rau muống. Tôi bỏ chạy về nhà…
Chiều hôm đó tôi bỏ ăn, ngườI ngây ngấy sốt. Má tôi vộI chạy mua hai viên Aspirin cho tôi uống. Nhưng tình hình vẫn không đỡ chút nào. Tôi nằm lịm trên giường trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh…
… Ruộng rau muống cuốI xóm trảI rộng trước mắt, tôi ngơ ngác lướt nhẹ trên các tảng đất khô nứt mà không có cảm giác đau đớn gì. Bầu trờI sao mà ảm đạm quá, cứ nhờ nhờ như buổI sáng chuẩn bị mưa. Chẳng thấy ai ngoài ruộng ngoài tôi. Bước chân vô tình cứ đưa tôi đến gần ngôi mộ đất. Cây chuốI vẫn cứ im lìm đứng bên ngôi mộ. Tôi bước đến gần đưa tay sờ vào cây chuốI, động tác giống y lúc chiều… Thân chuốI trơn lì, mát lạnh. Đột ngột, cây chuốI chuyển động, nó uốn éo rồI đổ oặt xuống. Trong lúc chưa biết chuyện gì xảy ra thì thân chuốI bỗng quấn chặt lấy chân tôi. Nhìn xuống. TrờI đất ơi! một con rắn lục xanh lè cái mình to bằng thân cây chuốI lúc nãy đang nằm dài bên ngôi mộ. Đuôi rắn khoá chặt hai chân tôi, đầu rắn ngóc cao lên dần. Tôi thấy mồn một hai con mắt tròn như miệng ly uống trà, cái lưỡI đỏ hoét chẻ hai cứ thò ra thụt vô. Đôi điếng hồn nhìn trân vào đôi mắt rắn, miệng cứng ngắc không niệm được câu chú nào trong khi lòng tôi đang gào thét dữ dội. Thoáng mơ hồ phía sau đầu rắn là bóng chị Xuân đang đứng bên cạnh mộ vớI cái bụng bầu bự chảng…
Con rắn bắt đầu há cái miệng ra. To dần, to dần… Hai cái răng nanh của nó nhọn hoắt, cái lưỡi đỏ thè ra thụt vào gần đụng chót mũi của tôi. Thân thể tôi cứng đờ, đầu óc hầu như tê dại. Tôi đứng yên giương mắt nhìn cái miệng rắn đang banh ra hết cỡ, không còn một chút hơi sức nào. Lỗ tai tôi lùng bùng, thân thể dường như đang tan ra hoà vào một thứ gì đó sền sệt, dẻo quẹo. Lúc cảm giác ấy lan dần lên đến ngực là lúc miệng rắn chuẩn bị hạ xuống đầu tôi…
Ngay lúc đó, giữa đỉnh đầu tôi nổ “bụp”. Trong cảm giác mơ hồ ngây dại, tôi còn thoáng thấy một tia sáng màu vàng trắng hắt lên từ đầu tôi. Con rắn lục khổng lồ nhạt dần rồi biến mất. Thân thể tôi nhẹ tâng tưởng chừng có thể bay được lên cao như chim vậy…
… Tôi mở mắt. Xung quanh giường đứng ngồi lố nhố mấy người. Bà nội, cô Ba, bà mợ Ba và… chao ôi, có cả thầy tôi nữa. Tôi mở miệng toan nói nhưng dường như hơi sức tan đi đâu hết. Thầy biết ý phẩy tay ra dấu. Đoạn, thầy quay sang bà nội:
- Cháu nó tỉnh rồi, thím để tui xoa bóp mấy huyệt đạo của nó một chút cho thông máu.
- Mô Phật, nó tỉnh lại là may - nội tôi nói – nó nằm mê man cả ngày nay làm tui mất vía luôn vậy đó. May nhờ có thầy tình cờ ghé thăm, nếu không thì… tui cũng hổng biết làm sao. Chắc chở nó vô bệnh viện quá.
Thầy tôi cười nhẹ khẽ đưa mắt nhìn tôi. Ánh mắt và nụ cười đầy ý nghĩa.
Nội tôi yên tâm rút ra nhà sau ngồi ăn trầu với bà mợ. Cô Ba tôi cũng vô bếp làm cơm. Còn lại hai thầy trò. Tôi toan mở miệng nói lần nữa thì thầy tôi đã lật tôi nằm sấp trở lại. Thầy lấy trong cái túi cũ ra một hộp kim châm và cây ngãi cứu đã phơi khô cuộn tròn thành điếu thuốc sâu kèn. Bàn tay thầy nhanh thoăn thoắt cắm một lúc mười mấy cây kim trên lưng tôi. Vừa cắm thầy vừa đọc nho nhỏ:
- NAM MÔ ĐỨC NGỌC HÒANG THƯỢNG ĐẾ, TỨ VỊ THẦN TRỜI.
- NAMÔ THÁI ÂM PHẬT - NAMÔ THÁI DƯƠNG PHẬT.
- NAMÔ CHÍN PHƯƠNG TRỜI MƯỜI PHƯƠNG PHẬT.
- NAM MÔ SƯ TỔ Ở ĐẠI ĐỘNG HỘ ĐỘ ĐỆ TỬ GIÚP ĐỜI.
Châm xong mấy cây kim, thầy mồi lửa vào cây ngãi và đốt mấy đầu kim. Hơi nóng từ đầu kim lan toả xuống các huyệt đạo dọc sống lưng làm tôi thấy dễ chịu hẳn…
Thầy tôi ra về sau khi để lại ba hoàn thuốc tể đen thui như cục than để tôi uống mỗi đêm trước khi ngủ và dặn dò nội tôi mua bảy thứ lá ba thứ gai để xông và tắm…
Ngày Chủ nhật đã đến. Viện lý do vào trường lao động, tôi đạp xe đến nhà thầy.
Căn nhà thầy chật hẹp lại càng chật hẹp hơn vì số lượng người quá tải. Ngoài hai ông sư huynh là Minh An, Minh Tịnh thường xuyên mỗi tuần, hôm nay nhà thầy có một ông thầy chùa áo lam tướng mạo gầy gò trạc tuổi thầy tôi.
Thấy tôi dẫn xe vào, thầy tôi nhìn ra cười nói với ông thầy:
- Nhắc nó thì nó đến.
Ông thầy nhìn tôi chăm chú làm tôi lúng túng đến nỗi không tháo được cái giỏ đựng sổ tay móc trên ghi-đông xe.
Tôi vừa bước vào nhà, thầy tôi đã chỉ sang ông thầy, nói:
- Chào sư bá đi con. Sư bá đang tu với sư công trên Thủ Đức đó.
Tôi cúi đầu chào sư bá, chào thầy và vào đốt nhang bàn Phật. Tai vẫn nghe sư bá nói:
- Thằng này có căn tốt lắm. Xác hội đó. Ông lượm ở đâu mà được mấy đứa tốt quá vậy?
- Huynh hổng nhớ nửa năm trước, khi thầy xuống núi về chùa tu đó sao?
- Nhớ, mà sao?
- Trước khi xuống núi một tháng thầy đã cho em thằng nhỏ này đó.
Thầy kể nhanh câu chuyện về tôi ( trong “Một cõi âm dương”). Nghe xong, sư bá gật gù:
- Ông còn có duyên thầy trò, tôi giống như cây độc. Không biết sao này ra sao.
- Lo nghĩ gì huynh ơi! Huynh còn được tu bên thầy, còn tôi phải gánh một gánh này- vừa nói thầy vừa chỉ tay xung quanh - Huynh có phước đức hơn tôi nhiều. Vả lại, “trồng ba cây, hưởng được hơn một cây” thôi huynh à!
- Vậy hả? Dù sao cũng tốt hơn không có gì.
Nghe hai người lớn nói chuyện, thiệt tình ba huynh đệ tôi chẳng hiểu ất giáp gì ráo. Mãi mấy mươi năm sau, tôi mới biết huyền cơ…
Nhưng đó là chuyện khác. Tôi kể tiếp chuyện tôi.
Sau khi lễ Phật, lễ Tổ. Tôi kéo ghế ngồi sau lưng thầy bên cạnh hai ông huynh. Thầy tôi bảo nhắc ghế lên trước có việc. Đoạn, thầy hỏi lại căn cơ sự việc tôi bị bệnh. Tôi thực tình kể hết đầu đuôi, thầy và sư bá ngồi nghe chăm chú. Nghe xong, sư bá cười:
- Cái thằng căn tốt, dễ cảm thông với linh giới. Ông mà không nhận nó, một thời gian sau tự nó cũng làm thầy mà thôi. Nhưng mà… lúc đó nó về đâu thì chỉ có trời mới biết.
- Tôi và nó cũng có duyên. Hôm trước thắp nhang cúng ngọ, nghe trong người khó chịu. Tôi xin một quẻ Lục Nhâm, tính ra có người trong thân gặp chuyện, kiểm lại chỉ có thằng này kỵ ngày kỵ tháng. Tôi vội đi ngay. Đến không kịp chắc vía của nó đi dạo Trung giới luôn rồi.
Tôi rụt rè xen vào:
- Thầy ơi, tại sao con bị bệnh vậy thầy?
- Cây chuối có tánh âm, giờ đây có thêm hồn phách cô gái có mang bị chết oan phụ vào, dĩ nhiên là âm tính càng mạnh. Con là đồng tử, lại có căn âm, dễ cảm nhận linh giới hơn người khác nên dương khí bị ảnh hưởng chứ sao.
- Nhưng con thấy con rắn lục tổ bố luôn. Nó muốn nuốt con…
- Chẳng có con rắn nào hết. Oan khí hoá hình đó thôi. Cô gái chết oan vì bị rắn cắn, bây giờ oán khí ấy kết trong thân cây chuối hiện thành hình rắn. Con phạm vào cây chuối, tất nhiên bị rắn nuốt rồi…
- Vậy con hiểu rồi. Nếu cổ bị chó cắn chết thì… con sẽ thấy con chó hả thầy?
Thầy tôi và sư bá nhìn nhau cười.
- Nhưng hồi con rắn nuốt con, tại sao có ánh sáng trên đầu con vậy?
- Đó là linh quang hộ thể. Khi con nhập đạo, thầy thỉnh điển quang của Sư Tổ Đại động tá nhập vào con để hộ thân. Thời gian qua con trì chú Chuẩn Đề, mặc dù không thấy ấn chứng gì nhưng linh quang càng mạnh. Gặp lúc nguy hiểm , linh quang sẽ phóng ra bảo hộ.
- Sao nó không bảo hộ từ đầu…
- Thần trí con không định làm sao linh quang xuất hiện được. Khi nào tu tập đến mức cao thì con mới có thể tuỳ ý vận dụng linh quang hộ thân, chữa bệnh…
Thì ra là vậy. Trước đây tôi cứ tưởng học bùa phép là có một hoặc nhiều ông thần nhập vô mình, đi theo mình,mình sai bảo gì mấy ổng sẽ làm theo giống như mấy ông tiên trong truyện Phong Thần. Vậy ra, cái mà ta tưởng là chư thần đi theo, chỉ là điển quang của các vị mà thôi. Trước đây tôi còn nghĩ, có một ông thần mà cấp cho quá xá người, làm sao ông ta lo cho xuể. Bây giờ nghĩ lại thấy mình non nớt ngây thơ làm sao…
- Sư huynh nè. Nếu là sư huynh, cái vụ cây chuối đó sư huynh sẽ tính làm sao.
- Người thường theo phong tục chỉ biết trồng chuối bên mộ mà chưa biết cách siêu độ. Lẽ ra, sau khi cây chuối trổ hoa, họ phải đẵn thân chuối, cho mặc quần áo người chết vào. Cắt hoa chuối, quấn lại như quấn em bé đặt vào lòng hình nộm ấy. Tụng kinh hoặc chú để cầu siêu. Sau đó, đem đốt đi, thả tro xuống sông là an.
Ngó sang tôi, sư bá nói:
- Thằng này có duyên với phần âm, bây giờ nó phải trợ duyên cho người ta.
- Ý trời! sư bá ơi, con hổng biết làm gì đâu. Đừng kêu con lại gần cái mã đó nữa. (mà đúng vậy, sau này tôi rất sợ đến gần mấy ngôi mộ có trồng chuối, đặc biệt lại càng sợ rắn).
- Con tạo ra duyên thì con phải giải. Sư bá chỉ cho con cách này…. Yên tâm, đã có sư bá rồi…
… Ngày cây chuối trổ hoa, tôi lẻn gia đình ra mộ chị Xuân làm phép tán sa. Nói làm phép chứ thật ra tôi chỉ cầm chén cát đáy sông hoà với châu sa mà sư bá tôi đã chú nguyện từ trước. Vừa rải lên mộ tôi vừa đọc Quang Minh Cam Lộ thần chú:
“Oum, Amôga Vairocana maha mudra mani padme jvala pravattaya Hum”.
Tối hôm đó, trong giấc ngủ, tôi thấy chị Xuân mặc bộ quần áo bà ba thiệt đẹp, ẳm trong tay một đứa bé. Cái bụng bầu đã biến mất. Chị bước đi trên con đường nhựa thật rộng, rộng hơn cả xa lộ Đại hàn. Khẽ quay lại nhìn tôi, chị mỉm cười. Một nụ cười thiệt đẹp. Tôi nhớ hoài nụ cười hiền lành hạnh phúc ấy.
Viết xong ngày 11 tháng 10 năm 2008
Cây chuối có tánh âm, nhất là chuối xiêm. Những oan hồn có thể mượn thân chuối lâu năm mà tá nhập vào để dưỡng linh. Vì vậy, người xưa thường trồng cây chuối bên cạnh mộ người con gái chết khi còn mang bầu. Linh hồn cô gái nương vào thân chuối ngày hứng dương quang đêm thu âm khí đủ thời kỳ hoa chuối trổ buồng cũng là lúc đứa nhỏ trong bào thai xác chết chào đời. Có như vậy vong hồn người chết mới không nặng oán hờn, dễ dàng siêu độ. Lúc đó, thầy đẵn lấy thân chuối, cho mặc áo quần người đã khuất, hoa chuối vừa trổ được gói lại thành hình hài nhi đặt vào lòng mẹ. Thầy làm pháp sự, trì chú vãng sanh, tụng kinh hoá hồn giúp cho mẹ con vong linh an lòng ra đi không vương vấn. Sau khi hoàn mãn pháp sự, tất cả được thiêu ra tro rải xuống sông lớn để hoá giải.
Ở xóm trong nhà tôi có chị Xuân lấy chồng được ba năm. Chồng là anh Tư Móm chạy xích lô máy, chở mối đi chợ sớm. Cứ độ 3 giờ sáng là anh chồng nổ máy đùng đùng chạy từ trong xóm ra đường báo thức mọi người. Riết rồi cũng quen. Tôi ngủ trên bộ ván gõ của ông nội để lại ở nhà trước. Khi xích lô máy anh Tư chạy qua cũng là lúc tôi ngồi dậy tu luyện (thật ra luyện phép trong giờ Dần là điều không nên, nhưng ngặt nỗi nhà tôi thức khuya coi Tivi ngay nhà trước. Nằm chờ mọi người đi ngủ thì… tôi đã ngủ trước từ tám đời rồi). Thời gian đầu thầy tôi chỉ cho tôi trì chuỗi và niệm Phật. Sau vài tháng thầy mới bắt đầu hướng dẫn kết ấn Chuẩn Đề trì chú pháp…
Tôi không ngờ chuyện lại bắt đầu từ chị Xuân vợ anh Tư móm…
Hôm đó tôi đi học về thì thấy xóm trong ồn ào xôn xao. Nhìn tụi Út Chín Út Mười con bà Hai Cẩu đang chạy lon ton chen vào đám đông, tôi cũng quăng cặp chạy theo bất kể tiếng réo í a í ới của bà nội. Len qua được chân của đám đông đang chen chúc, bàn tán, tụi tôi đã đứng ngay trước cửa nhà anh Tư móm.
Nhìn vào trong, tôi chợt lạnh cả người…
Nằm trên cái đi – văng giữa nhà là một xác người đắp mền. Cái mền nhỏ không đủ phủ hết toàn thân, tôi thấy lộ ra hai bàn chân nhỏ nhắn trong đó bàn chân bên phải đen bầm. Cái xác nằm ngửa nên tôi thấy rõ cái bụng to đùng nhô lên muốn che khuất cả nải chuối dằn trên bụng.
Ông trời ơi! Đúng là chị Xuân rồi. Ở nhà có mình chị là có bầu thôi. Cái bụng bầu hơn bốn tháng kia đúng là của chị rồi chứ còn ai vô đây nữa! Hổng lẽ chị chết?
Tôi rón rén chuồn qua chân mọi người đi ra bên ngoài. Thấy bà Hai Nhà bìa và mấy bà xóm trong nói chuyện về chị Xuân, tôi mon men lại nghe.
- Tội nghiệp – bà Hai vừa xỉa cục thuốc bự chảng vừa nói – Nó bị rắn lục xanh cắn mà không chịu đi chữa liền. Chỉ mời ông thầy rắn về nhà đắp thuốc thôi mới sanh chuyện vậy đó. Nó mà nghe lời đi vô bệnh viện là đâu đến nỗi.
- Chị cứ mê tín bệnh viện. Vô trỏng có ba mớ thuốc đỏ bông gòn với trụ sinh làm gì mà chữa rắn cắn. Nói vậy là có lỗi với ông thầy đó nghen. Chính mắt tui thấy ổng chữa nè! – Bà Mười Tình cãi lại.
- Ổng chữa sao?
- Ông thầy này Miên hay Chà gì đó, tay ổng xăm bùa thấy phát ớn luôn. Tui qua coi chừng phụ với má thằng Tư, thấy ổng bắt con Xuân nằm trên bộ ván đó, rồi ổng lấy một lá trầu với lại một cây nhang làm phép. Ổng vẽ gì đó lên lá trầu rồi lấy lá trầu rà trên mình con nhỏ, vừa rà lên rà xuống ổng vừa gỏ cây nhang lên lá trầu. Miệng ổng xí xô xí xào tiếng Miên tiếng Lèo gì hổng biết mà …
Bà Mười Tình ngừng lại phun miếng cổ trầu đỏ hoét ra, lấy hai ngón tay vuốt dọc theo mép vét sạch nước đỏ còn dính rồi thong thả kể tiếp:
- Con Xuân nó nằm rên như ai đánh nó, rồi nó bắt đầu uốn éo. Chèn đét ơi, cái bầu nó chang bang vậy mà nó uốn qua uốn lại dẻo quẹo như cái mình con rắn. Nó vừa vặn vẹo vừa rên, nước miếng nó chảy ròng ròng như chó điên thấy phát ớn. Mấy bà biết sao hôn, chừng nhai dập miếng bả trầu là ông thầy ngưng lại, tui thấy lá trầu ổng cần đổ nhớt thấy ghê. Sau đó ổng lấy miếng vải trắng băng lại. Ổng nói con Xuân có bầu nên ổng trục nọc ra không hết. Phải trị ba ngày, mỗi ngày một chút mới dứt.
- Ổng làm hay vậy sao con nhỏ chết chứ? – Bà Hai hỏi ngang.
- Vậy mới nói. Tại thằng Tư móm hết trơn. Nó giết vợ nó đó.- Bà Mười kể tiếp - Ông thầy về hồi trưa hôm qua, tối thằng Tư về nhà mới hay vợ nó bị rắn cắn. Nó vạch chân ra xem, thấy có miếng vải trắng băng ngang , nó tháo ra luôn. Tui cũng không biết sao con nhỏ lại để cho chồng nó tháo nữa. Nọc chạy lên cổ, một chút thôi tui nghe nó la làng, chạy qua khiêng nó lên xích lô chở vô bệnh viện đến gần sáng thì con nhỏ chết. Thiệt là tội nghiệp, nó chết kéo theo luôn đứa nhỏ…
Nói không dứt câu, bà Mười thở dài sườn sượt…
Đám ma chị Xuân tổ chức sơ sài. Thầy trng chùa coi ngày nói phải chôn nhanh mới kịp ngày giờ tốt, còn không phải chờ đến tuần sau. Vậy là đám ma bữa trước, bữa sau gia đình vội vã đem chôn ở miếng đất phía sau nhà gần ruộng rau muống. Bên cạnh ngôi mộ là cây chuối xiêm tươi non.
Vào mùa khô, ruộng rau muống cạn dần không trồng tỉa gì được. Mấy đứa trong xóm tôi thường kéo nhau ra chơi đá banh, nhảy dây. Nhưng vui cỡ nào, tụi nó cũng không dám bén mảng đến gần ngôi mộ và cây chuối. Chỉ có tôi…
Ỷ lạI vào công tu luyện Chuẩn Đề và có thầy tôi làm hậu thuẫn, tôi chẳng hề sợ hãi ngôi mộ đất và cây chuốI kia.Trong khi mấy đứa bạn nhí nhố chơi giỡn ngoài xa thì tôi cứ ung dung bắt chuồn chuồn gần mộ. Có lúc tò mò tôi còn đứng bên mộ quan sát cây chuối. Thật ra cây chuốI cũng bình thường thôi, chẳng có gì thần bí hay ma quái như lờI kể của mọI người. Trồng mới có ba tháng mà chuốI mọc xanh tốt nõn nà. Nhìn kỹ, tôi thấy trên thân cây còn buộc miếng vảI sô tang màu trắng.
“Chắc ngườI ta cột để làm dấu” – Tôi nghĩ.
Gió ngoài ruộng thổI mạnh, cây chuốI uốn éo phe phẩy mấy tàu lá xanh. Bất giác tôi đưa tay sờ vào thân cây…
Một dòng điện lạnh từ cây chuốI truyền sang ngón tay tôi, chạy dọc theo sống lưng lên thẳng trên ót. Tôi giật bắn ngườI rụt tay lạI. Cả ngườI tôi rần rật , cảm giác ngột ngạt khó thở mặc dù gió chiều vẫn đang thổI lồng lộng trên ruộng rau muống. Tôi bỏ chạy về nhà…
Chiều hôm đó tôi bỏ ăn, ngườI ngây ngấy sốt. Má tôi vộI chạy mua hai viên Aspirin cho tôi uống. Nhưng tình hình vẫn không đỡ chút nào. Tôi nằm lịm trên giường trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh…
… Ruộng rau muống cuốI xóm trảI rộng trước mắt, tôi ngơ ngác lướt nhẹ trên các tảng đất khô nứt mà không có cảm giác đau đớn gì. Bầu trờI sao mà ảm đạm quá, cứ nhờ nhờ như buổI sáng chuẩn bị mưa. Chẳng thấy ai ngoài ruộng ngoài tôi. Bước chân vô tình cứ đưa tôi đến gần ngôi mộ đất. Cây chuốI vẫn cứ im lìm đứng bên ngôi mộ. Tôi bước đến gần đưa tay sờ vào cây chuốI, động tác giống y lúc chiều… Thân chuốI trơn lì, mát lạnh. Đột ngột, cây chuốI chuyển động, nó uốn éo rồI đổ oặt xuống. Trong lúc chưa biết chuyện gì xảy ra thì thân chuốI bỗng quấn chặt lấy chân tôi. Nhìn xuống. TrờI đất ơi! một con rắn lục xanh lè cái mình to bằng thân cây chuốI lúc nãy đang nằm dài bên ngôi mộ. Đuôi rắn khoá chặt hai chân tôi, đầu rắn ngóc cao lên dần. Tôi thấy mồn một hai con mắt tròn như miệng ly uống trà, cái lưỡI đỏ hoét chẻ hai cứ thò ra thụt vô. Đôi điếng hồn nhìn trân vào đôi mắt rắn, miệng cứng ngắc không niệm được câu chú nào trong khi lòng tôi đang gào thét dữ dội. Thoáng mơ hồ phía sau đầu rắn là bóng chị Xuân đang đứng bên cạnh mộ vớI cái bụng bầu bự chảng…
Con rắn bắt đầu há cái miệng ra. To dần, to dần… Hai cái răng nanh của nó nhọn hoắt, cái lưỡi đỏ thè ra thụt vào gần đụng chót mũi của tôi. Thân thể tôi cứng đờ, đầu óc hầu như tê dại. Tôi đứng yên giương mắt nhìn cái miệng rắn đang banh ra hết cỡ, không còn một chút hơi sức nào. Lỗ tai tôi lùng bùng, thân thể dường như đang tan ra hoà vào một thứ gì đó sền sệt, dẻo quẹo. Lúc cảm giác ấy lan dần lên đến ngực là lúc miệng rắn chuẩn bị hạ xuống đầu tôi…
Ngay lúc đó, giữa đỉnh đầu tôi nổ “bụp”. Trong cảm giác mơ hồ ngây dại, tôi còn thoáng thấy một tia sáng màu vàng trắng hắt lên từ đầu tôi. Con rắn lục khổng lồ nhạt dần rồi biến mất. Thân thể tôi nhẹ tâng tưởng chừng có thể bay được lên cao như chim vậy…
… Tôi mở mắt. Xung quanh giường đứng ngồi lố nhố mấy người. Bà nội, cô Ba, bà mợ Ba và… chao ôi, có cả thầy tôi nữa. Tôi mở miệng toan nói nhưng dường như hơi sức tan đi đâu hết. Thầy biết ý phẩy tay ra dấu. Đoạn, thầy quay sang bà nội:
- Cháu nó tỉnh rồi, thím để tui xoa bóp mấy huyệt đạo của nó một chút cho thông máu.
- Mô Phật, nó tỉnh lại là may - nội tôi nói – nó nằm mê man cả ngày nay làm tui mất vía luôn vậy đó. May nhờ có thầy tình cờ ghé thăm, nếu không thì… tui cũng hổng biết làm sao. Chắc chở nó vô bệnh viện quá.
Thầy tôi cười nhẹ khẽ đưa mắt nhìn tôi. Ánh mắt và nụ cười đầy ý nghĩa.
Nội tôi yên tâm rút ra nhà sau ngồi ăn trầu với bà mợ. Cô Ba tôi cũng vô bếp làm cơm. Còn lại hai thầy trò. Tôi toan mở miệng nói lần nữa thì thầy tôi đã lật tôi nằm sấp trở lại. Thầy lấy trong cái túi cũ ra một hộp kim châm và cây ngãi cứu đã phơi khô cuộn tròn thành điếu thuốc sâu kèn. Bàn tay thầy nhanh thoăn thoắt cắm một lúc mười mấy cây kim trên lưng tôi. Vừa cắm thầy vừa đọc nho nhỏ:
- NAM MÔ ĐỨC NGỌC HÒANG THƯỢNG ĐẾ, TỨ VỊ THẦN TRỜI.
- NAMÔ THÁI ÂM PHẬT - NAMÔ THÁI DƯƠNG PHẬT.
- NAMÔ CHÍN PHƯƠNG TRỜI MƯỜI PHƯƠNG PHẬT.
- NAM MÔ SƯ TỔ Ở ĐẠI ĐỘNG HỘ ĐỘ ĐỆ TỬ GIÚP ĐỜI.
Châm xong mấy cây kim, thầy mồi lửa vào cây ngãi và đốt mấy đầu kim. Hơi nóng từ đầu kim lan toả xuống các huyệt đạo dọc sống lưng làm tôi thấy dễ chịu hẳn…
Thầy tôi ra về sau khi để lại ba hoàn thuốc tể đen thui như cục than để tôi uống mỗi đêm trước khi ngủ và dặn dò nội tôi mua bảy thứ lá ba thứ gai để xông và tắm…
Ngày Chủ nhật đã đến. Viện lý do vào trường lao động, tôi đạp xe đến nhà thầy.
Căn nhà thầy chật hẹp lại càng chật hẹp hơn vì số lượng người quá tải. Ngoài hai ông sư huynh là Minh An, Minh Tịnh thường xuyên mỗi tuần, hôm nay nhà thầy có một ông thầy chùa áo lam tướng mạo gầy gò trạc tuổi thầy tôi.
Thấy tôi dẫn xe vào, thầy tôi nhìn ra cười nói với ông thầy:
- Nhắc nó thì nó đến.
Ông thầy nhìn tôi chăm chú làm tôi lúng túng đến nỗi không tháo được cái giỏ đựng sổ tay móc trên ghi-đông xe.
Tôi vừa bước vào nhà, thầy tôi đã chỉ sang ông thầy, nói:
- Chào sư bá đi con. Sư bá đang tu với sư công trên Thủ Đức đó.
Tôi cúi đầu chào sư bá, chào thầy và vào đốt nhang bàn Phật. Tai vẫn nghe sư bá nói:
- Thằng này có căn tốt lắm. Xác hội đó. Ông lượm ở đâu mà được mấy đứa tốt quá vậy?
- Huynh hổng nhớ nửa năm trước, khi thầy xuống núi về chùa tu đó sao?
- Nhớ, mà sao?
- Trước khi xuống núi một tháng thầy đã cho em thằng nhỏ này đó.
Thầy kể nhanh câu chuyện về tôi ( trong “Một cõi âm dương”). Nghe xong, sư bá gật gù:
- Ông còn có duyên thầy trò, tôi giống như cây độc. Không biết sao này ra sao.
- Lo nghĩ gì huynh ơi! Huynh còn được tu bên thầy, còn tôi phải gánh một gánh này- vừa nói thầy vừa chỉ tay xung quanh - Huynh có phước đức hơn tôi nhiều. Vả lại, “trồng ba cây, hưởng được hơn một cây” thôi huynh à!
- Vậy hả? Dù sao cũng tốt hơn không có gì.
Nghe hai người lớn nói chuyện, thiệt tình ba huynh đệ tôi chẳng hiểu ất giáp gì ráo. Mãi mấy mươi năm sau, tôi mới biết huyền cơ…
Nhưng đó là chuyện khác. Tôi kể tiếp chuyện tôi.
Sau khi lễ Phật, lễ Tổ. Tôi kéo ghế ngồi sau lưng thầy bên cạnh hai ông huynh. Thầy tôi bảo nhắc ghế lên trước có việc. Đoạn, thầy hỏi lại căn cơ sự việc tôi bị bệnh. Tôi thực tình kể hết đầu đuôi, thầy và sư bá ngồi nghe chăm chú. Nghe xong, sư bá cười:
- Cái thằng căn tốt, dễ cảm thông với linh giới. Ông mà không nhận nó, một thời gian sau tự nó cũng làm thầy mà thôi. Nhưng mà… lúc đó nó về đâu thì chỉ có trời mới biết.
- Tôi và nó cũng có duyên. Hôm trước thắp nhang cúng ngọ, nghe trong người khó chịu. Tôi xin một quẻ Lục Nhâm, tính ra có người trong thân gặp chuyện, kiểm lại chỉ có thằng này kỵ ngày kỵ tháng. Tôi vội đi ngay. Đến không kịp chắc vía của nó đi dạo Trung giới luôn rồi.
Tôi rụt rè xen vào:
- Thầy ơi, tại sao con bị bệnh vậy thầy?
- Cây chuối có tánh âm, giờ đây có thêm hồn phách cô gái có mang bị chết oan phụ vào, dĩ nhiên là âm tính càng mạnh. Con là đồng tử, lại có căn âm, dễ cảm nhận linh giới hơn người khác nên dương khí bị ảnh hưởng chứ sao.
- Nhưng con thấy con rắn lục tổ bố luôn. Nó muốn nuốt con…
- Chẳng có con rắn nào hết. Oan khí hoá hình đó thôi. Cô gái chết oan vì bị rắn cắn, bây giờ oán khí ấy kết trong thân cây chuối hiện thành hình rắn. Con phạm vào cây chuối, tất nhiên bị rắn nuốt rồi…
- Vậy con hiểu rồi. Nếu cổ bị chó cắn chết thì… con sẽ thấy con chó hả thầy?
Thầy tôi và sư bá nhìn nhau cười.
- Nhưng hồi con rắn nuốt con, tại sao có ánh sáng trên đầu con vậy?
- Đó là linh quang hộ thể. Khi con nhập đạo, thầy thỉnh điển quang của Sư Tổ Đại động tá nhập vào con để hộ thân. Thời gian qua con trì chú Chuẩn Đề, mặc dù không thấy ấn chứng gì nhưng linh quang càng mạnh. Gặp lúc nguy hiểm , linh quang sẽ phóng ra bảo hộ.
- Sao nó không bảo hộ từ đầu…
- Thần trí con không định làm sao linh quang xuất hiện được. Khi nào tu tập đến mức cao thì con mới có thể tuỳ ý vận dụng linh quang hộ thân, chữa bệnh…
Thì ra là vậy. Trước đây tôi cứ tưởng học bùa phép là có một hoặc nhiều ông thần nhập vô mình, đi theo mình,mình sai bảo gì mấy ổng sẽ làm theo giống như mấy ông tiên trong truyện Phong Thần. Vậy ra, cái mà ta tưởng là chư thần đi theo, chỉ là điển quang của các vị mà thôi. Trước đây tôi còn nghĩ, có một ông thần mà cấp cho quá xá người, làm sao ông ta lo cho xuể. Bây giờ nghĩ lại thấy mình non nớt ngây thơ làm sao…
- Sư huynh nè. Nếu là sư huynh, cái vụ cây chuối đó sư huynh sẽ tính làm sao.
- Người thường theo phong tục chỉ biết trồng chuối bên mộ mà chưa biết cách siêu độ. Lẽ ra, sau khi cây chuối trổ hoa, họ phải đẵn thân chuối, cho mặc quần áo người chết vào. Cắt hoa chuối, quấn lại như quấn em bé đặt vào lòng hình nộm ấy. Tụng kinh hoặc chú để cầu siêu. Sau đó, đem đốt đi, thả tro xuống sông là an.
Ngó sang tôi, sư bá nói:
- Thằng này có duyên với phần âm, bây giờ nó phải trợ duyên cho người ta.
- Ý trời! sư bá ơi, con hổng biết làm gì đâu. Đừng kêu con lại gần cái mã đó nữa. (mà đúng vậy, sau này tôi rất sợ đến gần mấy ngôi mộ có trồng chuối, đặc biệt lại càng sợ rắn).
- Con tạo ra duyên thì con phải giải. Sư bá chỉ cho con cách này…. Yên tâm, đã có sư bá rồi…
… Ngày cây chuối trổ hoa, tôi lẻn gia đình ra mộ chị Xuân làm phép tán sa. Nói làm phép chứ thật ra tôi chỉ cầm chén cát đáy sông hoà với châu sa mà sư bá tôi đã chú nguyện từ trước. Vừa rải lên mộ tôi vừa đọc Quang Minh Cam Lộ thần chú:
“Oum, Amôga Vairocana maha mudra mani padme jvala pravattaya Hum”.
Tối hôm đó, trong giấc ngủ, tôi thấy chị Xuân mặc bộ quần áo bà ba thiệt đẹp, ẳm trong tay một đứa bé. Cái bụng bầu đã biến mất. Chị bước đi trên con đường nhựa thật rộng, rộng hơn cả xa lộ Đại hàn. Khẽ quay lại nhìn tôi, chị mỉm cười. Một nụ cười thiệt đẹp. Tôi nhớ hoài nụ cười hiền lành hạnh phúc ấy.
Viết xong ngày 11 tháng 10 năm 2008
Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2010
Một đêm thức cùng “nhà ma”
Mấy chục năm trước đây, ông Minh vốn không phải là một người nghèo. Khi đó ông có một đội xe đò chạy liên tỉnh. Nhưng rồi tài sản của ông lụn bại dần cho đến khánh kiệt. Giờ đây, ông trở thành người đặc biệt khi đơn độc trú ngụ trong một ngôi nhà hoàn toàn không bình thường chút nào.
Tôi ngồi im lặng quan sát ông, cứ tự hỏi vì sao ông lại có thể bình thản sống trong ngôi nhà đáng sợ này hàng chục năm trời nay. “Con người quan trọng nhất là ở cái tâm, có cái tâm rồi thì chẳng phải sợ gì ma quỷ nữa” – ông Minh cười ý nhị.
Rồi ông lụi cụi đi tưới hoa. Phía dưới đồi, ông có mấy liếp rau và su hào. Đó là cái rẫy của ông. Ở đây, ông sinh hoạt như người dân tộc, gần như tự cung tự cấp. Tài sản còn lại của ông hầu như chẳng đáng gì, bao gồm cả con chó nhỏ chạy lạc vào ngôi nhà này mà ông đang nuôi.
Cùng với con chó, hội họa, hay nói đơn giản hơn là một cách tập tành vẽ tranh – những bức tranh mực tàu mà ông chỉ có thể tặng chứ không bao giờ bán – đó là niềm vui sống duy nhất của ông. Còn tại sao chỉ vẽ bằng mực tàu thì thật dễ hiểu: Ông lão chỉ có chừng ấy tiền mà thôi.
Thế nhưng, đó lại là một con người tự trọng, vì đáng lẽ ra với không ít khách đến tham quan ngôi nhà ma đầu đèo này, ông đã có thể làm được chí ít cái động tác thu “vé vào cửa”. Vậy mà, ông lại không hề nhận tiền của ai, còn tận tình hướng dẫn khách lên lầu xuống gác.
Đêm trong ngôi nhà
Ngược hẳn với dự tính ban đầu, đêm đó tôi đã ngủ lại ngôi nhà đầu đèo. Ông Minh cười hóm hỉnh, hỏi tôi muốn ngủ phòng nào. Trước đó trong bữa ăn tối, tôi đã bốc lên nói rằng tôi muốn có đôi chút cảm xúc gì đó để có thể viết một truyện ngắn về ngôi nhà này.
Đã trót thì phải trét, nhưng vấn đề là phòng nào? Trong ngôi nhà này, căn phòng nào cũng đều có lịch sử ớn lạnh của nó. Nếu là phòng hướng Đông thì đã từng có một tay anh chị ở chợ Đà Lạt, không biết cá cược với chúng bạn thế nào, đến xin ông Minh cho ở ba đêm.
Nhưng chỉ đến đêm thứ hai, tay này mặt cắt không còn hột máu, nói như thét vào mặt ông lão giữ nhà là đã thấy một người đàn bà mặc đồ trắng, tóc tai rũ rượi cứ kéo chân hắn. Còn nếu là căn phòng mà cô gái treo cổ ở phía Tây thì càng đáng sợ hơn, vì vết sơn đỏ mà cơ quan chức năng làm dấu trên tường chỗ có buộc dây thòng lọng vẫn còn sờ sờ ra đó.
Thế là chỉ còn duy nhất căn phòng nằm chính giữa ở tầng trên.
Tai quái thay, căn phòng này lại có đến ba cửa. Cả ba cửa đều không có khóa, chưa kể cánh cửa ra vào luôn sẵn sàng bật tung mỗi khi có một cơn gió thốc tới. Suốt đêm đó, tôi không tài nào ngủ được, dù đã tự cố trấn an mình bằng mọi lý lẽ.
Đêm càng khuya, gió càng mạnh, quăng quật và lồng lộn. Tôi ngồi nép sát vào vách tường, cố làm sao để có thể quan sát đồng thời cả ba cánh cửa. Đến 1g sáng, tôi bắt đầu có ảo giác, mắt tôi bắt đầu nhìn thấy những ảo ảnh chập chờn ở phía sau những cánh cửa.
Có một thoáng, khi tôi vừa nhắm mắt lại, cánh cửa ra vào bỗng bật tung ra. Tôi điếng người, cảm thấy máu trong cơ thể mình đông cứng lại. Đến 5g sáng, không còn đủ sức chịu đựng nữa, tôi bật dậy như lò xo, lao xuống cầu thang. Vừa hết cầu thang, tôi suýt ngã nhào khi trông thấy một cái bóng dài ngoằng.
Trấn tĩnh lại mới nhận ra ông lão giữ nhà. Chẳng cần phải hỏi, chỉ nhìn mặt tôi, ông hiểu ra tất cả.
Đoạn kết về ông lão giữ nhà
Thời gian trôi qua, tôi không còn thấy ngôi nhà ma ấy đáng sợ nữa. Chỉ có điều, thỉnh thoảng nó vẫn làm trong tôi trào lên một cảm xúc khó tả, một thứ cảm giác cô quạnh của hình ảnh ông lão lọm cọm bước đi trên sườn đồi trong ráng chiều hôm.
Nhiều lần, người ta nghe nói đến những dự án cải tạo lại ngôi nhà để phục vụ vào việc kinh doanh du lịch, nghe đâu còn có cả một ý tưởng lớn lao hơn. Nhưng rồi, mọi thứ cứ lãng quên dần, chẳng biết có còn ai đoái hoài tới chúng hay không.
Chỉ biết một điều hiển nhiên là ngoài ông lão thân cô thế cô đang giữ nhà, thật sự không một ai khác có đủ can đảm để coi đó là chỗ ở, hay là chỗ vui chơi của mình.
Bẵng đi một thời gian, tôi không có dịp lên Đà Lạt nên không gặp lại ông lão giữ nhà. Thế rồi nhân lễ kỷ niệm 110 năm của thành phố sương mù, tôi lên Đà Lạt liền ghé lại ngôi nhà. Tôi nhìn thấy một ông già, nhỏ tuổi hơn ông Minh một chút, đang đứng trên cầu thang ngôi nhà.
Tôi vội hỏi thăm về ông lão giữ nhà thì được trả lời: “Ông ấy chết rồi”. Tôi bàng hoàng. Tôi xin phép vào phòng khách thắp nhang cho ông Minh. Chỉ có một lư hương nhỏ đặt trên cái bàn xiêu vẹo, ngoài ra chẳng còn gì khác. Lát sau thấy tôi với ông Minh có vẻ là chỗ thân tình, ông già giữ nhà mới nói nhỏ: “Nghe nói là ông ấy uống thuốc trừ sâu”.
Tôi bật hiểu. Việc ông lão giữ nhà bị con cái hắt hủi thì tôi đã từng nghe, chỉ có điều tôi không ngờ mọi chuyện lại kết thúc như thế này.
Những đợt gió lạnh từ phía thung lũng tràn thốc vào ngôi nhà. Tôi ngẩng lên nhìn người kế nhiệm ông Minh. Ông ấy tên là Mận. Lại một ông già nữa. Nhưng ông già này còn mới quá, hay chính xác hơn là còn trẻ quá so với bề dày thời gian của cái nơi mà ông đang coi giữ.
Thậm chí, hỏi chuyện mới hay ông ta còn không biết có một cái giếng đã bị lấp đi nằm bên hông của ngôi nhà, nơi có một cô gái bị giết....
Theo Phạm Chí Dũng (SGGPO)
Tôi ngồi im lặng quan sát ông, cứ tự hỏi vì sao ông lại có thể bình thản sống trong ngôi nhà đáng sợ này hàng chục năm trời nay. “Con người quan trọng nhất là ở cái tâm, có cái tâm rồi thì chẳng phải sợ gì ma quỷ nữa” – ông Minh cười ý nhị.
Rồi ông lụi cụi đi tưới hoa. Phía dưới đồi, ông có mấy liếp rau và su hào. Đó là cái rẫy của ông. Ở đây, ông sinh hoạt như người dân tộc, gần như tự cung tự cấp. Tài sản còn lại của ông hầu như chẳng đáng gì, bao gồm cả con chó nhỏ chạy lạc vào ngôi nhà này mà ông đang nuôi.
Cùng với con chó, hội họa, hay nói đơn giản hơn là một cách tập tành vẽ tranh – những bức tranh mực tàu mà ông chỉ có thể tặng chứ không bao giờ bán – đó là niềm vui sống duy nhất của ông. Còn tại sao chỉ vẽ bằng mực tàu thì thật dễ hiểu: Ông lão chỉ có chừng ấy tiền mà thôi.
Thế nhưng, đó lại là một con người tự trọng, vì đáng lẽ ra với không ít khách đến tham quan ngôi nhà ma đầu đèo này, ông đã có thể làm được chí ít cái động tác thu “vé vào cửa”. Vậy mà, ông lại không hề nhận tiền của ai, còn tận tình hướng dẫn khách lên lầu xuống gác.
Đêm trong ngôi nhà
Ngược hẳn với dự tính ban đầu, đêm đó tôi đã ngủ lại ngôi nhà đầu đèo. Ông Minh cười hóm hỉnh, hỏi tôi muốn ngủ phòng nào. Trước đó trong bữa ăn tối, tôi đã bốc lên nói rằng tôi muốn có đôi chút cảm xúc gì đó để có thể viết một truyện ngắn về ngôi nhà này.
Đã trót thì phải trét, nhưng vấn đề là phòng nào? Trong ngôi nhà này, căn phòng nào cũng đều có lịch sử ớn lạnh của nó. Nếu là phòng hướng Đông thì đã từng có một tay anh chị ở chợ Đà Lạt, không biết cá cược với chúng bạn thế nào, đến xin ông Minh cho ở ba đêm.
Nhưng chỉ đến đêm thứ hai, tay này mặt cắt không còn hột máu, nói như thét vào mặt ông lão giữ nhà là đã thấy một người đàn bà mặc đồ trắng, tóc tai rũ rượi cứ kéo chân hắn. Còn nếu là căn phòng mà cô gái treo cổ ở phía Tây thì càng đáng sợ hơn, vì vết sơn đỏ mà cơ quan chức năng làm dấu trên tường chỗ có buộc dây thòng lọng vẫn còn sờ sờ ra đó.
Thế là chỉ còn duy nhất căn phòng nằm chính giữa ở tầng trên.
Tai quái thay, căn phòng này lại có đến ba cửa. Cả ba cửa đều không có khóa, chưa kể cánh cửa ra vào luôn sẵn sàng bật tung mỗi khi có một cơn gió thốc tới. Suốt đêm đó, tôi không tài nào ngủ được, dù đã tự cố trấn an mình bằng mọi lý lẽ.
Đêm càng khuya, gió càng mạnh, quăng quật và lồng lộn. Tôi ngồi nép sát vào vách tường, cố làm sao để có thể quan sát đồng thời cả ba cánh cửa. Đến 1g sáng, tôi bắt đầu có ảo giác, mắt tôi bắt đầu nhìn thấy những ảo ảnh chập chờn ở phía sau những cánh cửa.
Có một thoáng, khi tôi vừa nhắm mắt lại, cánh cửa ra vào bỗng bật tung ra. Tôi điếng người, cảm thấy máu trong cơ thể mình đông cứng lại. Đến 5g sáng, không còn đủ sức chịu đựng nữa, tôi bật dậy như lò xo, lao xuống cầu thang. Vừa hết cầu thang, tôi suýt ngã nhào khi trông thấy một cái bóng dài ngoằng.
Trấn tĩnh lại mới nhận ra ông lão giữ nhà. Chẳng cần phải hỏi, chỉ nhìn mặt tôi, ông hiểu ra tất cả.
Đoạn kết về ông lão giữ nhà
Thời gian trôi qua, tôi không còn thấy ngôi nhà ma ấy đáng sợ nữa. Chỉ có điều, thỉnh thoảng nó vẫn làm trong tôi trào lên một cảm xúc khó tả, một thứ cảm giác cô quạnh của hình ảnh ông lão lọm cọm bước đi trên sườn đồi trong ráng chiều hôm.
Nhiều lần, người ta nghe nói đến những dự án cải tạo lại ngôi nhà để phục vụ vào việc kinh doanh du lịch, nghe đâu còn có cả một ý tưởng lớn lao hơn. Nhưng rồi, mọi thứ cứ lãng quên dần, chẳng biết có còn ai đoái hoài tới chúng hay không.
Chỉ biết một điều hiển nhiên là ngoài ông lão thân cô thế cô đang giữ nhà, thật sự không một ai khác có đủ can đảm để coi đó là chỗ ở, hay là chỗ vui chơi của mình.
Bẵng đi một thời gian, tôi không có dịp lên Đà Lạt nên không gặp lại ông lão giữ nhà. Thế rồi nhân lễ kỷ niệm 110 năm của thành phố sương mù, tôi lên Đà Lạt liền ghé lại ngôi nhà. Tôi nhìn thấy một ông già, nhỏ tuổi hơn ông Minh một chút, đang đứng trên cầu thang ngôi nhà.
Tôi vội hỏi thăm về ông lão giữ nhà thì được trả lời: “Ông ấy chết rồi”. Tôi bàng hoàng. Tôi xin phép vào phòng khách thắp nhang cho ông Minh. Chỉ có một lư hương nhỏ đặt trên cái bàn xiêu vẹo, ngoài ra chẳng còn gì khác. Lát sau thấy tôi với ông Minh có vẻ là chỗ thân tình, ông già giữ nhà mới nói nhỏ: “Nghe nói là ông ấy uống thuốc trừ sâu”.
Tôi bật hiểu. Việc ông lão giữ nhà bị con cái hắt hủi thì tôi đã từng nghe, chỉ có điều tôi không ngờ mọi chuyện lại kết thúc như thế này.
Những đợt gió lạnh từ phía thung lũng tràn thốc vào ngôi nhà. Tôi ngẩng lên nhìn người kế nhiệm ông Minh. Ông ấy tên là Mận. Lại một ông già nữa. Nhưng ông già này còn mới quá, hay chính xác hơn là còn trẻ quá so với bề dày thời gian của cái nơi mà ông đang coi giữ.
Thậm chí, hỏi chuyện mới hay ông ta còn không biết có một cái giếng đã bị lấp đi nằm bên hông của ngôi nhà, nơi có một cô gái bị giết....
Theo Phạm Chí Dũng (SGGPO)
Ngôi “nhà ma” và ông lão giữ nhà
Dọc theo đèo Prenn ngoằn ngoèo, nằm chênh chếch bên con đường quanh co khúc khuỷu dẫn lên Đà Lạt, ngôi biệt thự cổ kính quét vôi trắng vắt mình trên sườn đồi thông hun hút gió. Những người dân trong vùng kể rằng ngôi nhà này đã có niên đại hàng trăm năm. Một khoảng thời gian đủ dài để làm cho mọi cửa kính của ngôi nhà trở nên hoen ố, ngả vàng. Mỗi khi gió từ phía thung lũng lùa vào, các tấm kính lại rung lên bần bật như muốn tung ra. Chỉ riêng âm thanh khô khốc đó thôi cũng biến nơi này thêm đượm màu hoang phế.
“Tiếng tăm” lan xa
Tôi bần thần bước vào ngôi nhà. Vừa qua khỏi cánh cửa được ai đó đánh dấu chữ thập bằng phấn trắng, tôi như lạc ngay vào một thế giới khác, cách biệt hẳn với không gian bên ngoài. Không khí trì nặng. Một cảm giác bất an lập tức lùa vào trong tôi. Âm u lạnh lẽo đến rợn người. Tôi nghe rõ từng hơi thở và nhịp đập gấp của tim mình.
Cái chết đầu tiên mà người ta kể lại là của một phụ nữ người Thượng. Kế bên ngôi nhà có một cái giếng nhỏ sâu hun hút, dễ đến năm chục thước. Vào một ngày, đã lâu lắm rồi, người ta phát hiện một xác chết ở dưới giếng. Giếng đã khô nước, cái xác dựng đứng dưới đó không biết bao nhiêu ngày, da thịt đã bắt đầu rữa.
Khi đưa được tử thi lên miệng giếng người ta biết đó là một cô gái nhờ mái tóc dài xổ ra. Không ai biết tại sao lại có cái xác ấy trong lòng giếng, người ta cũng không điều tra được nguyên nhân của cái chết ấy. Điều duy nhất người ta có thể xác định được là người phụ nữ Thượng trước khi bị ném xuống giếng đã bị giết bằng dao.
Kể từ đó, ngôi nhà bắt đầu ẩn trong lòng nó một truyền thuyết ma quái. Những người chủ ngôi nhà chẳng bao lâu sau phải tự rời khỏi tổ ấm của họ. Nhiều năm trôi qua, chẳng ai dám bén mảng đến ngôi nhà. Cái tên “Ngôi nhà ma đầu đèo Prenn” có lẽ được truyền miệng từ khoảng thời gian ấy.
Đến những năm 1960 , vài đứa trẻ chăn bò dò dẫm vào ngôi nhà hoang kia đã phát hiện ra trên gác của ngôi nhà có hai xác chết quắt queo nằm cạnh nhau, tay trong tay. Người dân trong vùng lại ồn lên một lần nữa. Nghe nói cảnh sát đã vào cuộc điều tra nhưng chẳng tìm ra manh mối nào.
Có vẻ như đó là một vụ tự tử vì tình. Ngôi nhà hoang càng trở nên quái dị đến nỗi ngay cả cánh lái xe tải phớt đời nhất cũng không có gan dừng xe ở khu vực này. Cũng bởi thế, “tiếng tăm” của ngôi nhà càng lan xa.
Thời gian trôi qua, lại có một người con gái, không hiểu vì lý do buồn đời hay buồn tình, tìm đến ngôi nhà, thắt dây thừng vào cổ tìm đến cái chết… Sau đó, lời đồn về những cái chết bí ẩn khác tại ngôi nhà đầu đèo tiếp tục lan truyền với đủ thứ hình ảnh ma quái được thêu dệt.
Chuyện của người giữ nhà
Tôi đứng sững trong căn phòng lớn của ngôi nhà. Phòng trống hoác, mặt trước nhìn thẳng ra thung lũng, hai bên có mấy cánh cửa nhỏ đóng chặt. Trong không khí có một cái gì đó là lạ. Tôi như nín thở.
Bất chợt, phía sau lưng tôi có tiếng động nhẹ. Một cơn rùng mình chạy dọc sống lưng.
Quay đầu khó khăn, tôi điếng người khi nhìn thấy một hình nhân đang đứng bất động ngay cửa ra vào. Nhìn kỹ, hóa ra đó là một ông già gầy guộc và khá cao, khoảng 70 tuổi, cặp mắt soi mói chiếu thẳng vào tôi.
Tôi và ông lão cứ đứng sững như thế đến nửa phút. Rồi ông lão cất tiếng, giọng khàn khàn, hỏi tôi là ai. Khi nghe tôi giới thiệu, gương mặt ông lão mới giãn dần. Thì ra, ngôi nhà giờ thuộc sở hữu của một công ty chuyên về dịch vụ dầu khí của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và ông Minh - tên ông già - được công ty kia thuê để trông coi ngôi nhà nhiều năm nay.
Chúng tôi ngồi uống trà nóng bên một khung cửa sổ xộc xệch trong căn phòng phụ sát phòng lớn, nơi được ông Minh dùng làm bếp. Trời về chiều, không khí mỗi lúc càng lạnh hơn.
Mắt dõi lên đỉnh đồi trước mặt, ông Minh húng hắng kể bằng giọng Huế: “Có lần vào buổi đêm, tôi đang ngủ thì nghe như có tiếng ai kêu khóc. Ban đầu, tôi chỉ nghĩ đó là tiếng gió hú. Bỗng có tiếng gõ cửa. Một cô gái hiện ra ngoài cửa kính, thân hình tiều tụy, còn mặt thì thảng thốt đến nỗi tôi không biết đó là người hay là ma nữa. Cô gái khẩn khoản nhờ tôi đi cùng lên đỉnh đồi. Cô ta nói trong nước mắt nức nở khiến người khác không thể không mủi lòng.
Tuy chẳng biết sự thể gì nhưng nghĩ mình đã gần đất xa trời, sống nơi hiu quạnh, hắc ám này năm bảy năm nay thì cũng chẳng còn gì để phải sợ nữa. Thế là tôi theo cô ta lên đỉnh đồi phía sau nhà. Lên đến nơi, cô ta chỉ vào một nấm đất nhỏ nói rằng cô ta trót đẻ hoang, hài nhi đã chết và cô ta chôn đứa bé trên đỉnh đồi này. Cô ta muốn nhờ tôi chứng kiến cho đứa con đã mất của mình…”.
Một lần nữa, tôi nhìn kỹ ông lão giữ nhà, không biết có nên tin vào điều ông ta vừa kể không. Nhưng rõ ràng cái cảm giác lo lắng cứ bám riết lấy tôi.
Tôi cùng ông lão giữ nhà đi lên đỉnh đồi, nơi chôn cất hài nhi của người phụ nữ kia. Tôi rùng mình nhìn nấm đất nhỏ bé trước mặt, lòng đầy nghi hoặc. Thôi, cứ cho đó là truyền thuyết, lại một truyền thuyết nữa, về một cái chết khác liên quan đến ngôi nhà.
Tôi chỉ còn kịp tranh thủ chút ánh sáng còn lại của ngày để ghi lại vài tấm ảnh về nấm mồ không tên kia.
Theo Phạm Chí Dũng (SGGPO)
“Tiếng tăm” lan xa
Tôi bần thần bước vào ngôi nhà. Vừa qua khỏi cánh cửa được ai đó đánh dấu chữ thập bằng phấn trắng, tôi như lạc ngay vào một thế giới khác, cách biệt hẳn với không gian bên ngoài. Không khí trì nặng. Một cảm giác bất an lập tức lùa vào trong tôi. Âm u lạnh lẽo đến rợn người. Tôi nghe rõ từng hơi thở và nhịp đập gấp của tim mình.
Cái chết đầu tiên mà người ta kể lại là của một phụ nữ người Thượng. Kế bên ngôi nhà có một cái giếng nhỏ sâu hun hút, dễ đến năm chục thước. Vào một ngày, đã lâu lắm rồi, người ta phát hiện một xác chết ở dưới giếng. Giếng đã khô nước, cái xác dựng đứng dưới đó không biết bao nhiêu ngày, da thịt đã bắt đầu rữa.
Khi đưa được tử thi lên miệng giếng người ta biết đó là một cô gái nhờ mái tóc dài xổ ra. Không ai biết tại sao lại có cái xác ấy trong lòng giếng, người ta cũng không điều tra được nguyên nhân của cái chết ấy. Điều duy nhất người ta có thể xác định được là người phụ nữ Thượng trước khi bị ném xuống giếng đã bị giết bằng dao.
Kể từ đó, ngôi nhà bắt đầu ẩn trong lòng nó một truyền thuyết ma quái. Những người chủ ngôi nhà chẳng bao lâu sau phải tự rời khỏi tổ ấm của họ. Nhiều năm trôi qua, chẳng ai dám bén mảng đến ngôi nhà. Cái tên “Ngôi nhà ma đầu đèo Prenn” có lẽ được truyền miệng từ khoảng thời gian ấy.
Đến những năm 1960 , vài đứa trẻ chăn bò dò dẫm vào ngôi nhà hoang kia đã phát hiện ra trên gác của ngôi nhà có hai xác chết quắt queo nằm cạnh nhau, tay trong tay. Người dân trong vùng lại ồn lên một lần nữa. Nghe nói cảnh sát đã vào cuộc điều tra nhưng chẳng tìm ra manh mối nào.
Có vẻ như đó là một vụ tự tử vì tình. Ngôi nhà hoang càng trở nên quái dị đến nỗi ngay cả cánh lái xe tải phớt đời nhất cũng không có gan dừng xe ở khu vực này. Cũng bởi thế, “tiếng tăm” của ngôi nhà càng lan xa.
Thời gian trôi qua, lại có một người con gái, không hiểu vì lý do buồn đời hay buồn tình, tìm đến ngôi nhà, thắt dây thừng vào cổ tìm đến cái chết… Sau đó, lời đồn về những cái chết bí ẩn khác tại ngôi nhà đầu đèo tiếp tục lan truyền với đủ thứ hình ảnh ma quái được thêu dệt.
Chuyện của người giữ nhà
Tôi đứng sững trong căn phòng lớn của ngôi nhà. Phòng trống hoác, mặt trước nhìn thẳng ra thung lũng, hai bên có mấy cánh cửa nhỏ đóng chặt. Trong không khí có một cái gì đó là lạ. Tôi như nín thở.
Bất chợt, phía sau lưng tôi có tiếng động nhẹ. Một cơn rùng mình chạy dọc sống lưng.
Quay đầu khó khăn, tôi điếng người khi nhìn thấy một hình nhân đang đứng bất động ngay cửa ra vào. Nhìn kỹ, hóa ra đó là một ông già gầy guộc và khá cao, khoảng 70 tuổi, cặp mắt soi mói chiếu thẳng vào tôi.
Tôi và ông lão cứ đứng sững như thế đến nửa phút. Rồi ông lão cất tiếng, giọng khàn khàn, hỏi tôi là ai. Khi nghe tôi giới thiệu, gương mặt ông lão mới giãn dần. Thì ra, ngôi nhà giờ thuộc sở hữu của một công ty chuyên về dịch vụ dầu khí của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và ông Minh - tên ông già - được công ty kia thuê để trông coi ngôi nhà nhiều năm nay.
Chúng tôi ngồi uống trà nóng bên một khung cửa sổ xộc xệch trong căn phòng phụ sát phòng lớn, nơi được ông Minh dùng làm bếp. Trời về chiều, không khí mỗi lúc càng lạnh hơn.
Mắt dõi lên đỉnh đồi trước mặt, ông Minh húng hắng kể bằng giọng Huế: “Có lần vào buổi đêm, tôi đang ngủ thì nghe như có tiếng ai kêu khóc. Ban đầu, tôi chỉ nghĩ đó là tiếng gió hú. Bỗng có tiếng gõ cửa. Một cô gái hiện ra ngoài cửa kính, thân hình tiều tụy, còn mặt thì thảng thốt đến nỗi tôi không biết đó là người hay là ma nữa. Cô gái khẩn khoản nhờ tôi đi cùng lên đỉnh đồi. Cô ta nói trong nước mắt nức nở khiến người khác không thể không mủi lòng.
Tuy chẳng biết sự thể gì nhưng nghĩ mình đã gần đất xa trời, sống nơi hiu quạnh, hắc ám này năm bảy năm nay thì cũng chẳng còn gì để phải sợ nữa. Thế là tôi theo cô ta lên đỉnh đồi phía sau nhà. Lên đến nơi, cô ta chỉ vào một nấm đất nhỏ nói rằng cô ta trót đẻ hoang, hài nhi đã chết và cô ta chôn đứa bé trên đỉnh đồi này. Cô ta muốn nhờ tôi chứng kiến cho đứa con đã mất của mình…”.
Một lần nữa, tôi nhìn kỹ ông lão giữ nhà, không biết có nên tin vào điều ông ta vừa kể không. Nhưng rõ ràng cái cảm giác lo lắng cứ bám riết lấy tôi.
Tôi cùng ông lão giữ nhà đi lên đỉnh đồi, nơi chôn cất hài nhi của người phụ nữ kia. Tôi rùng mình nhìn nấm đất nhỏ bé trước mặt, lòng đầy nghi hoặc. Thôi, cứ cho đó là truyền thuyết, lại một truyền thuyết nữa, về một cái chết khác liên quan đến ngôi nhà.
Tôi chỉ còn kịp tranh thủ chút ánh sáng còn lại của ngày để ghi lại vài tấm ảnh về nấm mồ không tên kia.
Theo Phạm Chí Dũng (SGGPO)
Bí ẩn ngôi biệt thự của thứ phi Phi Ánh
Ngôi biệt thự đôi xây dựng bằng đá granit (tọa lạc tại số 1A và 1B, đường Quang Trung, P.9, Đà Lạt) hàng chục năm qua hoang tàn, chẳng ai ngó ngàng tới. Chỉ đến khi UBND tỉnh Lâm Đồng cho Công ty TNHH Hoài Nam (Hà Nội) thuê để trùng tu khai thác du lịch mới được dư luận quan tâm bởi những bí ẩn xung quanh ngôi biệt thự này.
Tòa biệt thự với hai ngôi nhà tách biệt được nối liền bằng một hành lang bán nguyệt được xây dựng vào năm 1928, mô phỏng kiến trúc vùng Basques, Tây Ban Nha nên nhìn bề ngoài có nhiều điểm khác biệt với hàng ngàn ngôi biệt thự kiến trúc Pháp hiện có ở Đà Lạt. Điều dễ nhận thấy ngôi biệt thự này có rất nhiều cửa sổ nhỏ xung quanh tường nhà, toàn bộ ngôi biệt thự có hàng chục cửa sổ và cửa ra vào hình dạng không giống nhau.
Theo một số nhà nghiên cứu, ngày xưa đây là một ngôi biệt thự tuyệt đẹp. Vào năm 1940, Vua Bảo Đại đã mua lại biệt thự này từ một công chức Pháp để tặng cho thứ phi Phi Ánh. Cũng từ đó, biệt thự có tên là biệt thự Phi Ánh.
Theo ông Lê Cảnh Cương (đại diện Công ty Hoài Nam), trong quá trình trùng tu, sau khi cọ rửa bằng nước pha axid loãng, phần tường trong và ngoài biệt thự xuất hiện nhiều điều đáng chú ý. Anh em công nhân đã phát hiện 12 bức phù điêu hai mặt, có kích thước khác nhau (từ khoảng 40 x 40cm đến 40 x 80cm). Trong phòng khách ngôi biệt thự có tới 8 bức phù điêu liền kề thoáng nhìn giống hình các đồng hồ treo tường, nhưng khi cọ rửa sạch thì không nhìn rõ hình thù và không lý giải được ý nghĩa.
Trong biệt thự còn có 4 bức hoa sen cách điệu, một bức có hình hai đầu chim lạ được bố trí ở gần cửa sổ mặt ngoài. Trong một biệt thự rất "Tây" như thế tại sao lại có những họa tiết, phù điêu mang đậm nét đặc trưng văn hóa phương Đông như hoa sen, đầu chim...? Những bức phù điêu lạ được vẽ và đắp tại nhiều vị trí khác nhau trong biệt thự có trước hay sau khi thứ phi Phi Ánh đến tiếp quản biệt thự? Phải chăng chủ nhân đầu tiên của ngôi biệt thự là người am hiểu và đam mê văn hóa phương Đông? Những bí ẩn này vẫn chưa có lời giải.
Khi đến tìm hiểu về ngôi biệt thự Phi Ánh, tình cờ chúng tôi nghe được câu chuyện kỳ lạ nhuốm màu hoang đường liên quan đến những bức tượng Chăm bị bỏ quên trong khuôn viên biệt thự.
Bà Nguyễn Thị Phú, người sống trong khuôn viên biệt thự kể rằng: Năm 1992, khi chồng bà là ông Bùi Như Gôm bị bệnh điên, trong một đêm đang ngủ, ông Gôm mơ thấy giấc mơ lạ và bật dậy mang cuốc đến rãnh nước thải trong khuôn viên biệt thự hì hục đào đào, bới bới. Ai cũng nghĩ ông mắc bệnh, nhưng khi đào sâu khoảng nửa mét thì ông Gôm phát hiện 2 bức tượng không còn nguyên vẹn bị chôn vùi lâu ngày trong bùn đất. Sau đó gia đình bà Phú đã thỉnh hai bức tượng này về một góc vườn sạch sẽ để lập miếu thờ. Kỳ lạ thay, sau đó ông Gôm hết bệnh điên. Điều lạ nữa, hai bức tượng do ông Gôm tìm thấy có hình dáng tương tự bức phù điêu cô gái Chăm cao khoảng 1,5 mét, đầu đội mũ vàng hình 3 ngọn tháp Chăm, chân quấn 3 vòng vàng được đắp nổi ở phần cửa chính của biệt thự Phi Ánh (còn nguyên vẹn).
Ông Lê Cảnh Cương nói: "Nguồn gốc biệt thự, những bí ẩn của ngôi biệt thự cần được sự giúp sức của các nhà nghiên cứu về văn hóa, kiến trúc lý giải, vì điều này vượt quá khả năng của chúng tôi".
Lâm Viên
Thứ Năm, 28 tháng 1, 2010
5 địa danh ma ám nổi tiếng nhất nước Mỹ
1. Ngôi nhà ở Amityville
Ngày 13/11/1974, 6 thành viên trong gia đình DeFeo đã bị tàn sát dã man bởi chính tay cậu con trai Ronald Jr. Trong phiên tòa xét xử, Ronald nhất mực khẳng định: như thể có con quỷ điên loạn đã xúi giục cậu thực hiện vụ sát nhân kinh hoàng.
Sau đó ngôi nhà số 112, đại lộ Ocean thuộc thị trấn Amityville, New York được bán lại cho chủ mới, cũng kể từ lúc này liên tục những câu chuyện ma kinh dị phát sinh.
Chả rõ thực hư thế nào, nhưng chí ít địa danh gây nhiều tò mò này đã được đưa vào truyện và lên phim. Sự việc chỉ vỡ lở mãi sau này, khi luật sư gia đình DeFeo thừa nhận đó chỉ là trò phao tin lừa đảo hòng chạy tội cho cậu thân chủ đáng thương.
2. Biệt thự Winchester
Thừa hưởng gia sản kếch xù từ ông chồng quá cố và lên làm chủ hãng vũ khí lớn nhất nước Mỹ lúc bấy giờ, goá phụ Sarah Winchester ngày càng quẫn trí với ám ảnh điên loạn: những linh hồn tử trận đang trở về oán trách và trả thù.
Năm 1881, Sarah được “người cõi trên” mách nước: một “công trình bất tử” với những phòng ốc xây dựng liên hồi sẽ ngăn cản bước chân của mọi hồn ma bóng quế. Vậy là suốt 40 năm sau đó, trong cung điện San Jose ở California không một giây phút ngưng nghỉ tiếng đục đẽo, khoan mài.
24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần…, 16 người thợ lành nghề thay phiên nhau cần mẫn làm việc từ khi còn là thanh niên trai tráng cho đến lúc tóc nhuộm muối tiêu. Công trình chỉ dừng lại vào năm 1922, khi Sarah Winchester lìa bỏ cõi đời.
Sau cái chết của góa phụ, ngôi biệt thự kỳ quái vẫn không thôi lẩn quất những hồn ma. Kẻ nói rằng chúng chưa trả thù nên không thể siêu thoát, người thì nghĩ có khi ma quỷ đã lạc lối trong mê cung.
3. Ngục Alcatraz
Alcatraz - mỏm đá hoang vu có người ở duy nhất của Vịnh San Francisco còn nổi danh là hòn đảo giam giữ tù nhân kinh hoàng nhất thế giới.
Được mệnh danh “tận cùng địa ngục”, trong suốt 29 năm Alcatraz đã chứng kiến không kể xiết những vụ mưu sát, nổi loạn, tự tử để tạo thành âm khí lạnh lẽo, nhớp nhúa bủa vây đến rợn người. Đấy là chưa kể tiếng rú rít suốt ngày đêm, tiếng đóng cửa ngục không phải gió cũng chẳng do tay người, tiếng gào thét điên loạn... - tất cả đều không thể giải thích.
4. Túp lều của chị em nhà Fox
Dù không mang tính chất kinh dị đặc biệt, gia trang Fox vẫn được xem là có tầm quan trọng nhất từ trước đến nay. Ở góc độ nào đó chính nó đã làm nên “chuẩn mực” cho những hiện tượng ma ám sau này, thậm chí khơi nguồn một thuyết tâm linh mới.
Năm 1848, trong ngôi nhà gỗ xinh xắn thuộc thị trấn Hydesville, phía tây New York, hai chị em Maggie và Katie Fox thực hiện những cuộc giao tiếp đầu tiên với hồn ma một kẻ bán hàng rong bị sát hại. Hai cô bé đặt ra cho hồn ma câu hỏi, và nhận lại câu trả lời thông qua những tiếng gõ, tiếng va đập nhẹ nhàng và kỳ bí như gió thoảng.
Người trong nhà hết sức ngạc nhiên trước khả năng nói chuyện với người chết của hai chị em. Nhưng cuối cùng, Maggie và Katie thành thật thú nhận: tất cả chỉ là trò lừa đảo, không có hồn ma của kẻ bán rong nào, những tiếng gõ bí hiểm cũng là do tự dàn dựng. Thậm chí hai cô bé còn chỉ ra cách tạo ra âm thanh ấy như thế nào.
Dù vậy, cho đến lúc đó một cách thức sung bái duy tâm mới đã kịp hình thành với tên gọi Thuyết thông linh - ngày nay vẫn còn rất phổ biến.
5. Nhà Trắng
Từ nhiều thế kỷ nay, ngôi nhà của các đời Tổng thống Mỹ chưa bao giờ được coi là chốn dung thân yên ả, nếu không muốn nói là nơi quy tụ của những thảm họa kinh hoàng: từ vụ quân đội Anh châm lửa thiêu trụi năm 1814 cho đến không ít những cuộc ám sát đẫm máu sau này.
Người ta nói có thời ma ngao du trong Nhà Trắng nhộn nhịp như... đi chợ, từ hồn ma cựu tổng thống Abraham Lincoln, rồi hồn ma vợ ngài - Mary Todd, cho đến Andrew Jackson, Dolley Madison và Abigail Adams. Ngày nay, những chuyến “viếng thăm” làm rợn tóc gáy người sống này có vẻ như đã lác đác đôi phần.
(Dantri)
Ngày 13/11/1974, 6 thành viên trong gia đình DeFeo đã bị tàn sát dã man bởi chính tay cậu con trai Ronald Jr. Trong phiên tòa xét xử, Ronald nhất mực khẳng định: như thể có con quỷ điên loạn đã xúi giục cậu thực hiện vụ sát nhân kinh hoàng.
Sau đó ngôi nhà số 112, đại lộ Ocean thuộc thị trấn Amityville, New York được bán lại cho chủ mới, cũng kể từ lúc này liên tục những câu chuyện ma kinh dị phát sinh.
Chả rõ thực hư thế nào, nhưng chí ít địa danh gây nhiều tò mò này đã được đưa vào truyện và lên phim. Sự việc chỉ vỡ lở mãi sau này, khi luật sư gia đình DeFeo thừa nhận đó chỉ là trò phao tin lừa đảo hòng chạy tội cho cậu thân chủ đáng thương.
2. Biệt thự Winchester
Thừa hưởng gia sản kếch xù từ ông chồng quá cố và lên làm chủ hãng vũ khí lớn nhất nước Mỹ lúc bấy giờ, goá phụ Sarah Winchester ngày càng quẫn trí với ám ảnh điên loạn: những linh hồn tử trận đang trở về oán trách và trả thù.
Năm 1881, Sarah được “người cõi trên” mách nước: một “công trình bất tử” với những phòng ốc xây dựng liên hồi sẽ ngăn cản bước chân của mọi hồn ma bóng quế. Vậy là suốt 40 năm sau đó, trong cung điện San Jose ở California không một giây phút ngưng nghỉ tiếng đục đẽo, khoan mài.
24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần…, 16 người thợ lành nghề thay phiên nhau cần mẫn làm việc từ khi còn là thanh niên trai tráng cho đến lúc tóc nhuộm muối tiêu. Công trình chỉ dừng lại vào năm 1922, khi Sarah Winchester lìa bỏ cõi đời.
Sau cái chết của góa phụ, ngôi biệt thự kỳ quái vẫn không thôi lẩn quất những hồn ma. Kẻ nói rằng chúng chưa trả thù nên không thể siêu thoát, người thì nghĩ có khi ma quỷ đã lạc lối trong mê cung.
3. Ngục Alcatraz
Alcatraz - mỏm đá hoang vu có người ở duy nhất của Vịnh San Francisco còn nổi danh là hòn đảo giam giữ tù nhân kinh hoàng nhất thế giới.
Được mệnh danh “tận cùng địa ngục”, trong suốt 29 năm Alcatraz đã chứng kiến không kể xiết những vụ mưu sát, nổi loạn, tự tử để tạo thành âm khí lạnh lẽo, nhớp nhúa bủa vây đến rợn người. Đấy là chưa kể tiếng rú rít suốt ngày đêm, tiếng đóng cửa ngục không phải gió cũng chẳng do tay người, tiếng gào thét điên loạn... - tất cả đều không thể giải thích.
4. Túp lều của chị em nhà Fox
Dù không mang tính chất kinh dị đặc biệt, gia trang Fox vẫn được xem là có tầm quan trọng nhất từ trước đến nay. Ở góc độ nào đó chính nó đã làm nên “chuẩn mực” cho những hiện tượng ma ám sau này, thậm chí khơi nguồn một thuyết tâm linh mới.
Năm 1848, trong ngôi nhà gỗ xinh xắn thuộc thị trấn Hydesville, phía tây New York, hai chị em Maggie và Katie Fox thực hiện những cuộc giao tiếp đầu tiên với hồn ma một kẻ bán hàng rong bị sát hại. Hai cô bé đặt ra cho hồn ma câu hỏi, và nhận lại câu trả lời thông qua những tiếng gõ, tiếng va đập nhẹ nhàng và kỳ bí như gió thoảng.
Người trong nhà hết sức ngạc nhiên trước khả năng nói chuyện với người chết của hai chị em. Nhưng cuối cùng, Maggie và Katie thành thật thú nhận: tất cả chỉ là trò lừa đảo, không có hồn ma của kẻ bán rong nào, những tiếng gõ bí hiểm cũng là do tự dàn dựng. Thậm chí hai cô bé còn chỉ ra cách tạo ra âm thanh ấy như thế nào.
Dù vậy, cho đến lúc đó một cách thức sung bái duy tâm mới đã kịp hình thành với tên gọi Thuyết thông linh - ngày nay vẫn còn rất phổ biến.
5. Nhà Trắng
Từ nhiều thế kỷ nay, ngôi nhà của các đời Tổng thống Mỹ chưa bao giờ được coi là chốn dung thân yên ả, nếu không muốn nói là nơi quy tụ của những thảm họa kinh hoàng: từ vụ quân đội Anh châm lửa thiêu trụi năm 1814 cho đến không ít những cuộc ám sát đẫm máu sau này.
Người ta nói có thời ma ngao du trong Nhà Trắng nhộn nhịp như... đi chợ, từ hồn ma cựu tổng thống Abraham Lincoln, rồi hồn ma vợ ngài - Mary Todd, cho đến Andrew Jackson, Dolley Madison và Abigail Adams. Ngày nay, những chuyến “viếng thăm” làm rợn tóc gáy người sống này có vẻ như đã lác đác đôi phần.
(Dantri)
Những ngôi nhà ma ám nổi tiếng
Người ta nói rằng hoàng hậu Anne Boleyn, người vợ thứ 2 của vua Henry VIII đã hứng chịu một cái chết oan uổng sau khi bị khép tội phản quốc, ngoại tình vào năm 1536. Chính vì thế mà hồn ma không đầu của bà cứ lẩn quất mãi trong dinh thự Blicking Hall cùng với 2 linh hồn hoàng tộc khác.
“Hai bóng ma còn lại, một là hầu tước Sir John Fastolfe - hình mẫu của nhân vật Falstaff trong vở nhạc kịch nổi tiếng cùng tên của Shakespeare và một là Sir Henry Hobart, chính trị gia, bỏ mạng năm 1698 trong một cuộc đấu súng” - Jan Brookes, viên lý quản dinh thự Blicking Hall xác nhận một cách thận trọng.
Những lần “chạm trán” giữa hồn ma và khách tham quan dinh thự thường xảy ra vào cận kề ngày 19/5, chính là ngày giỗ của Hoàng hậu Anne. “Bóng ma Hoàng hậu thường xuất hiện với chiếc đầu nhỏ máu gói cẩu thả trong vạt váy, đi xuyên qua tường ngay trước mũi người trần mắt thịt sau đó lại biến mất ngay tắp lự như thể bốc hơi”.
Là nơi chôn rau cắt rốn của người đàn bà nổi tiếng xảo quyệt trong lịch sử hoàng tộc, dinh thự Blicking Hall thuộc địa phận Aylsham ở Norfolk được đặt dưới quyền giám sát của Hội bảo tồn di tích lịch sử quốc gia kể từ năm 1940. Mới đây, nó được bình chọn là địa danh ma ám nổi tiếng nhất nước.
Danh sách bình chọn này được thực hiện với sự góp sức của Sian Evans, tác giả cuốn sách best-seller có tựa đê Ghosts: Mysterious Tales (tạm dịch “Những câu chuyện bí ẩn về ma”). Chính Evans là người rằng trong số 630 di tích lịch sử của nước Anh có ít nhất 200 địa danh bị ma ám.
Tác giả cũng tiết lộ thêm: “Mặc dù các hồn ma không làm hại dân lành nhưng Hội bảo tồn di tích vẫn phải làm phép yểm bùa tất cả các địa danh trước khi mở cửa đón khách. Tất nhiên là Hội không công bố rộng rãi điều này”.
Dưới đây là danh sách 10 địa danh ma ám nổi tiếng nhất nước Anh vừa được bình chọn:
1. Dinh thự Blickling Hall ở Norfolk
Trước khi đưa đầu vào máy chém, Anne đã không nói đi nói lại một câu rằng: “Rồi ta sẽ trở thành một La Reine sans tête (Nữ hoàng không đầu)”.
2. Lâu đài Dunster ở Somerset
Bóng ma một đàn ông mặc áo xanh luôn lẩn quất quanh khu vực (trước đây là) chuồng ngựa. Tiếng ồn ào của đội kỵ binh - đã từng đóng quân ở đây hồi thế kỷ thứ 17 - vẫn làm nhân viên trông coi lâu đài mất ngủ hàng đêm.
3. Nhà máy vải Quarry Bank ở Cheshire
Là nhà máy sản xuất cổ xưa nhất còn lại ở nước Anh, xưởng thực tập của Quarry Bank được đồn đại là nơi trú ẩn của “tập đoàn” ma nữ vốn là công nhân nhà máy.
4. Lâu đài Newton House ở Carmarthenshire
Thế kỷ thứ 18, bị cưỡng ép đính hôn với một người mà mình không hề yêu, thiếu nữ Elinor Cavendish đã bỏ chạy về nhà mẹ đẻ là dinh thực Newton House ở Dinefwr, Carmarthenshirem. Trong cơn tức giận, gã chồng chưa cưới truy đuổi đến tận nơi và siết cổ cô cho đến chết.
Ngày nay, khách tham quan thường nghe thấy tiếng thút thít trong phòng trống, thi thoảng bắt gặp một cô gái trẻ biến mất dạng vào trong tủ đồ. Đáng sợ hơn, không ít lần họ còn có cảm giác như bị bàn tay vô hình siết vào cổ.
5. Dinh thự Gibside Hall ở Tyne & Wear
Bị chồng là bá tước Strathmore hành hạ cực kỳ tàn tệ, khi chết hồn ma của Mary Eleanor Bowes đã không thể siêu thoát khỏi dinh thự Gibside. “Nữ bá tước sầu thảm” thường thoắt ẩn thoắt hiện trong vườn cam, và đêm đêm thì dạo đàn trong phòng gác mái khoá chặt'.
6. Công viên Lyme ở Cheshire
Dân quanh vùng kể rằng thi thoảng một đám tang ma vẫn lặng lẽ rước qua đây, xung quanh công viên Lyme này để khóc thương cho Sir Piers Leigh, người đã chết vì bị thương nặng trong trận đấu chống quân Pháp ở Meaux năm 1422. Đi sau đám tang là hồn ma mặc áo trắng, có lẽ là vợ của vị hầu tước quá cố.
7. Trang trại Lanhydrock ở Cornwall
Theo đồn đại đây là nơi trú ngụ của khá nhiều ma, trong đó có hồn ma của một người đàn ông đã bị phe Bảo hoàng treo cổ trong cuộc nội chiến, ngay trước cổng trang trại.
8. Biệt thự Hughenden ở Bucks
Vị thủ tướng quá cố Benjamin Disraeli và đệ nhất phu nhân Mary Anne xem chừng quá gắn bó với biệt thự Hughenden ở chốn đồng quê, đến nỗi mà khi chết bóng ma của họ đã chọn nơi này làm địa điểm trú ngụ.
Người ta nói thường nhìn thấy Disraeli dưới tầng hầm, trong phòng hút thuốc hoặc dưới chân cầu thang với nụ cười rạng rỡ như thể đang chào khách quý.
9. Lâu đài Powis ở Powys
Khách tham quan lâu đài Powis kể rằng, họ hay nhìn thấy một phụ nữ mặc áo đen và có cảm giác bị một bàn tay vô hình chạm vào người. Ngoài ra trong cánh gà sân khấu, chiếc piano bị ma ám thi thoảng vẫn tự động dạo lên những khúc nhạc ma dù phòng trống không và khoá kín.
10. Belton House, Lincolnshire
Những người đã từng nhìn thấy “Đức ông áo đen” nói rằng đó là một người cao lớn, lịch thiệp bởi lúc nào cũng đủ lệ bộ quần áo đen, mũ đen và áo choàng đen. Ông này thường xuất hiện trong phòng ngủ của nữ hoàng trong dinh thự.
Thùy Vân
Theo Telegraph, Dân trí
Thứ Năm, 21 tháng 1, 2010
Katha-Bí ẩn "toà nhà chết"
Bí ẩn "toà nhà chết"
Trước đây, khi kinh tế Thái Lan thời thịnh vượng nhất, người Hồi giáo muốn xây một toà nhà 56 tầng làm khách sạn 4 sao gần chùa Yannawa nổi tiếng. Vị sư chùa nghe tin mới bảo chủ đầu tư rằng: “Con ơi xây 20 chục tầng thôi, xây cao quá không tốt, phong thuỷ mà. Nằm ở hướng đông ngôi chùa, khi ánh nắng mặt trời chiếu vào toà nhà đó, cái bóng nó lấn sang đất chùa”.
Tôi được nghe rất nhiều về chuyện này khi ở Bangkok. Nhưng vì thủ đô của Thái Lan là thành phố đất đai đắt đỏ, Cty có cao ốc đó lại nằm ở con đường Sỉ Lôm, huyết mạch, kinh doanh sầm uất nhất. Những doanh nghiệp lớn, những tập đoàn chiếm thế thượng phong ở Thái hầu như đều nằm ở khu vực đó. Chủ đầu tư bỏ qua lời bàn ra của vị sư chùa, vẫn quyết tâm xây theo bản vẽ 56 tầng.
"Tòa nhà chết" từ cả chục năm nay.
Toà nhà sơn hết rồi, chỉ gắn kính, máy lạnh vào là sử dụng, đùng cái, năm 1997 Thái bị khủng hoảng kinh tế, 100 USD trước đó đổi 2.400 bạt, sau lên 4.800 bạt. Mượn đô la phải trả bằng đô la, mượn vàng trả vàng. Mọi tập đoàn lớn mạnh nhất của Thái đều rung rinh trong cơn khủng khoảng, nhiều cái ngày trước vốn huy hoàng, ngày sau chỉ còn là dĩ vãng, bị phá sản hàng loạt. Thứ nữa là thầy phong thuỷ vào không chấp nhận nhà đó bóng lấn sân chùa nên nhiều nhà đầu tư đến rồi lại đi không trở lại…
Toà nhà đó bị bỏ hoang suốt 1997 cho tới giờ, sau biết bao nhiêu là tiền của đổ ra. Chúng tôi đến chùa Yannawa khi xế chiều. Nắng vẫn gay gắt, bóng của toà nhà đồ sộ cao mấy trăm mét đổ dài trên sân chùa. Tôi đi trong cái bóng đó mà chợt thấy tín ngưỡng đạo Phật của người Thái thật là kỳ thú.
Ở Thái có ba thứ mà người dân luôn sùng kính, tôn thờ trong lòng thứ nhất là Phật giáo, thứ hai là hoàng tộc, hoàng gia và thứ ba là toà án, không bao giờ xúc phạm. Đi đường ở đâu cũng thấy hình vua, hoàng hậu, Thái Lan có 9 đời vua Rama nhưng được tôn trọng nhất là vua Rama 5 và 9. Vua Rama 5 sinh ra, lớn lên ở Anh quốc, bãi bỏ chế độ nô lệ, thay đổi đất nước Thái Lan từ nước lạc hậu thành nước văn minh, có tên có họ trên bản đồ thế giới. Vị vua này cũng có vợ nhiều nhất.
Vua Rama thứ 9 được tôn thờ như một vị thánh sống dù đã là quân chủ lập hiến, quyền lực nằm trong tay thủ tướng và quốc hội. Nhưng khi thủ tướng hay thượng nghị sĩ lên nhận chức thì đều là vua là người ban chức cho, chúc phúc. Ở Thái người dân có thể thích hoặc không thích thủ tướng nhưng tuyệt đối tôn sùng nhà vua.
Vua Rama 9 là một tiến sĩ về nông nghiệp, ông có công rất lớn trong việc lai tạo ra nhiều giống trái cây ngon và nổi tiếng cho Thái Lan, đưa quốc gia này trở thành nước có tiếng về xuất khẩu nông sản. Ông hết sức quan tâm, giúp đỡ dân nghèo. Những vùng trồng trọt khô hạn, vua còn cử máy bay đến làm mưa cho nên được dân rất kính trọng, tôn sùng. Có khoảng 95% dân Thái theo đạo Phật.
Người ta có câu, tới Thái Lan chưa tới chùa Phật Vàng, tượng Phật bốn mặt là chưa tới Thái. Chùa Phật Vàng được xây từ năm 1931 để lưu giữ một bức tượng Phật bằng vàng ròng lớn nhất thế giới, nặng 5,5 tấn. Bức tượng có lịch sử hơn 700 năm. Khi bức tượng được đưa về đây người ta vẫn chưa biết nó được làm bằng vàng ròng vì bên ngoài bức tượng được phủ một lớp bùn vữa để tránh những cặp mắt dòm ngó. Tương truyền rằng khi thấy dung nhan bức tượng xấu xí, chẳng chùa nào muốn nhận nên có một vị sư nhận về chùa Traimit Witthayram. Hôm ấy trời đất nổi một trận cuồng phong, mưa to, gió lớn, bức tượng bỗng bị nứt toác ra. Tan cơn mưa, bình minh ló rạng. Khi những tia nắng đầu tiên chiếu vào bức tượng, qua những khe nứt bỗng thấy có một quầng hào quang chói loà.
Sư trụ trì thấy lạ quá liền chạy ra xem, sai người ra gỡ bỏ lớp bùn vữa ra thì mới biết đó là pho tượng cực kỳ quý giá, làm bằng vàng ròng nặng tới 5,5 tấn. Nếu cứ quy ra giá trị vàng trong thời điểm đỉnh cao như bây giờ, chỉ tính riêng vật liệu bức tượng đó đã ngang cả trăm triệu đô la. Quý giá không kém là ở đền thờ phật ngọc Emeral có bức tượng phật được làm bằng ngọc xanh, ngày 22/3/1784 Vua Rama I đã mang tượng về Bangkok. Vua Rama I may 2 bộ quần áo mùa hè và mùa mưa bằng vàng ròng cho tượng Phật, đến thời Vua Rama III bức tượng có thêm một bộ mùa đông. Lễ thay áo cho phật diễn ra 3 lần trong năm. Nước tắm phật được đặt phía trước chùa để mọi người cùng được thụ lộc. Tượng phật Emeral bề ngang 48,3cm, cao 66 cm kể cả bệ.
Chùa Phật nằm là ngôi chùa lớn nhất Bangkok, còn có tên là Wat Pho, có bức tượng phật nằm dài 46m, cao 15m, có tất cả 95 ngôi tháp bảo, và hơn 200 bức tượng phật có chiều cao hơn 3m được mang từ khắp nơi trên đất nước về. Có 5 bảo tháp lớn do 5 vị vua xây dựng để tưởng nhớ tới các vị vua tiền bối. Kiến trúc chùa được xây dựng theo kiến trúc cổ Thái Lan. Mới đây nhất là tượng phật Trân Bảo Phật Sơn khắc trên núi được đích thân thái tử cho người bạt cả nửa quả núi đá, khắc lên một bức tượng cao 130 mét tặng cho vua cha. Lý do của hành động này nhằm hồi hướng cho vua cha lúc ông được 72 tuổi, tròn 6 con giáp.
Vì vua đã có tất cả rồi, vua mà cái gì cũng có, cung vàng, điện ngọc, châu báu, của ngon, vật lạ không thiếu nhưng thái tử muốn tặng cho vua cha mình một thứ mà mãi say người đời còn nhắc lại cũng như chúc phúc cho cha vì khi người dân đến lễ phật tất cả những công ơn lễ phật đó đều hồi hướng cho vua. Theo quan niệm của người Thái, hành động đó của thái tử đúng là người con thật chí hiếu!
Ở Thái sau khi rửa tượng phật, các vị sư lấy nước tắm phật, đọc kinh, niệm chú rồi để trong chùa. Người Thái nếu cho rằng con mình bị tà ma hoặc không may gì đó sẽ lấy nước tắm phật cho con uống hoặc rẩy vào người.
Tôi đến chùa Yannawa, quỳ trước một vị sư. Sau khi đọc kinh, ông lấy nước tắm phật vẩy lên người rồi thí chủ sẽ lạy ba lạy. “Good luck for you, chúc may mắn”. Vị sư già nói. Thùng công đức tại chùa được ghi bằng nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Việt. Ở chùa còn có một nghi thức nữa là thỉnh phật linh. Nếu thí chủ có lòng, xin thỉnh với sư, vị sư cho phép mới thỉnh một tượng phật nhỏ cỡ ngón tay cái, đeo vào dây chuyền trong người. Không cần biết tượng phật đó làm bằng cái gì, đất, vôi hay kim loại… khi đeo ở trong người với lòng chân thành là lúc nào cũng có phật đi theo, phù hộ và chở che cho họ trên tất cả các lĩnh vực.
Theo Dương Đình Tường/Báo Nông Nghiệp Việt Nam
Katha-"Lời nguyền"chap2!!!
Lời nguyền chết chóc của viên kim cương xanh huyền bí
Người chủ sở hữu đầu tiên của nó đã bị bầy chó hoang xé xác, trong khi số phận của vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette cũng không hơn khi tham vọng chiếm giữ viên kim cương này.
Kim cương được biết đến với vẻ đẹp lộng lẫy và phi thường của nó. Viên kim cương nổi tiếng nhất thế giới với màu xanh huyền bí nặng 45,52 carat là the Hope. Nhưng điều nổi bật hơn tất cả những viên kim cương khác là bởi lời nguyền gắn liền với nó. Hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian tại Whasington, DC, viên kim cương The Hope nguyên thủy được tìm thấy tại mỏ kim cương Kollur tại Golconda và thuộc về bức tượng thần Sita tại Ấn độ. Từ khi bị đánh cắp tại một ngôi đền ở Ấn Độ, nó đã trôi dạt qua rất nhiều nơi và bắt đầu lời nguyền của mình.
Điều đặc biệt của lời nguyền này là nó mang đến cái chết hoặc sự bất hạnh đến cho người chủ sở hữu nó, bắt đầu từ nhà vận chuyển kim cương người Pháp Jean Baptiste Tavernier năm 1642. Ngay sau khi bán nó cho vua Louis XIV, Tavernier đã gặp thảm kịch khi tới Ấn Độ, khi ông bị một bầy chó hoang xé xác. Viên kim cương được nhận danh hiệu “Kim cương xanh của nhà vua” (Blue Diamond of the Crown) và bị cắt thành hình trái tim.
Jean Baptiste Tavernier - chủ sở hữu đầu tiên của viên kim cương.
Sự bất hạnh đi cùng viên kim cương này tiếp tục gây họa cho vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette. Sau một thời gian trị vì gây sự phẫn nộ trong nhân dân vì tình hình đất nước đầy bất ổn, cả 2 đã bị chặt đầu tại cuộc cách mạng Pháp năm 1789. Trong suốt cuộc khủng hoảng chính trị Pháp, rất nhiều đồ trang sức của hoàng gia bị đánh cắp, trong đó có viên kim cương The Hope.
Louis XVI "tàn đời" một phần vì viên kim cương này?
Sau khi được tìm thấy ở London, The Hope đã thuộc quyền sở hữu của hoàng hậu Tây Ban Nha Maria Louisa năm 1800. Trong thời gian đó, viên kim cương đã được tạo hình lại bởi một nhà nữ trang người Hà Lan Wilhelm Fals. Ông chết trong đau khổ khi viên kim cương bị đánh cắp bởi con trai mình Hendrick, người cũng tự sát sau đó không lâu.
Maria Louisa - hoàng hậu Tây Ban Nha cũng là một chủ sở hữu.
Sau đó, viên kim cương này được mua bởi Henry Philip Hope năm 1813 và được gọi là “Hope Diamond” từ đó.
Gia đình Hope.
Viên kim cương đã để lại cho gia đình Hope sự bất hạnh bằng cách tước đi sự giàu có và đưa họ đến chỗ phá sản. Sau cái chết của Henry Hope, viên kim cương được để lại cho cháu trai ông Lord Francis Hope, người đã cố gắng xin phép tòa án cho bán nó. Năm 1901, đề nghị của ông được chấp thuận, khi ông đang chìm trong cờ bạc và phá sản.
Sau đó, The Hope được qua tay từ hoàng tử Nga Kanitowski, người bị giết bởi những người cách mạng, tới diễn viên người Pháp Lorens Ladue, người đã tự sát ngay trên sân khấu. Chủ sở hữu người Hy Lạp, Simon Montharides cùng gia đình đã qua đời sau một vụ tai nạn ôtô, đâm xe vào vách đá. Kể cả nhà vua Thổ Nhĩ Kì Sultan Abdul-Hamid II, người sở hữu viên kim cương trong một khoảng thời gian ngắn cũng bị truất ngôi năm 1909.
Sultan Abdul-Hamid II cũng bị truất ngôi sau khi sở hữu viên kim cương.
Viên kim cương The Hope được chuyển tới Mỹ bởi nhà nữ trang Simon Frankel và thuộc quyền sở hữu của Pierre Cartier. Sau một thời gian tìm kiếm, ông đã bán được nó cho Evalyn Walsh McLean, một người giàu có nhưng lập dị đã đồng ý mua khi nghe về lời nguyền của nó. Bà đã coi nó như một chiếc bùa may, nhưng nó lại mang lại quá nhiều bất hạnh. Con trai chết trong một tai nạn ôtô, con gái tự tử trong khi chồng lên cơn điên và cuối cùng chết trong một trại thương điên.
Evalyn Walsh McLean cũng điêu đứng vì The Hope.
Sau cái chết của Evalyn McLean, viên kim cương này đã được bán năm 1949 và được mua bởi một thương nhân New York, Harry Winston. Có thể bị ảnh hưởng bởi câu chuyện về lời nguyền, Winston đã quyết tâm tặng viên kim cương cho bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian, nơi hiện tại nó đang được trưng bày.
Ngay cả khi được quyên tặng cho viện bảo tàng...
Người ta nói lời nguyền của viên kim cương mạnh đến nỗi khi nó được chuyển đến bảo tàng trong một chiếc hộp bằng đồng bởi James Todd, ông đã gãy chân khi bị xe tải đâm. Thảm kịch còn hơn thế nữa, khi vợ ông qua đời sau cơn đau tim, con chó của ông bị vướng xích và bị thắt cổ chết, cuối cùng, căn nhà của ông bị cháy rụi.
...viên kim cương này vẫn mang đến thảm kịch cho người vận chuyển nó.
May Yohe, diễn viên đã cố gắng đưa lời nguyền lên màn ảnh với 15 tập của bộ phim với tên gọi “Bí ẩn của viên kim cương The Hope”. Mặc dù nỗ lực của cô để đưa lời nguyền này đến với mọi người không mang lại hiệu quả, nhưng sự thật là viên kim cương này đã mang lại quá nhiều bi kịch cho quá nhiều người, kể cả người chủ sở hữu, người thân của họ, cho đến những người liên quan gián tiếp.
Hiện nó đã yên vị tại bảo tàng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
-
Môn phái Năm Ông ,là theo tiếng gọi của dân học Thần quyền Nam bộ từ nhửng năm 1920,nhưng nói 5 Ông thôi thì tối nghỉa quá ,vì bất kỳ hì...
-
Môn phái 5 ông phật xiêm ,gồm thờ 5 hình vị phật ,4 vị mặc áo vàng hở vai phải ,vị trên cùng có hình dáng 1 chư thiên, không mặc cà sa vàng ...