- Trời đất ơi…!
Bình chạy vội vào nhà, vừa lúc cậu Ba đang xỏ dép bước ra.
- Chuyện gì mà nửa đêm mày la hét vậy hả?
- Thầy ơi… mấy.. con ếch… nó… - Bình lắp bắp không nói nên lời.
- Mấy con ếch nó sao? Chết hết rồi hả?
- Nó… nó…
- Hay là rắn vô bắt ếch…
- Hổng phải, nó…
Câu Ba tức mình bỏ mặc Bình đứng đó, chạy vội ra sau hè. Cô Ba cũng vừa cầm cây đèn bão chạy ra.
Vừa soi vào lu, cả hai sững sờ chết trân…
Trong lu không có một con ếch nào, chỉ đầy nhóc những cục đất to tròn bằng nắm tay trở lên.
Cậu Ba vừa quay trở vào nhà vừa than thở:
- Hết thời rồi! Hết thời rồi… Ma dám giỡn mặt thầy, ma dám giỡn mặt thầy…
Cả nhà im lặng như đưa đám, không ai dám nói với ai một tiếng nào.
Sau đó vài tháng…
Mùa mưa đến. Muỗi rừng nhiều như trấu. Trời vừa chạng vạng là nó bay ra cả bầy vo ve như tiếng đàn tiếng sáo. Chỉ cần quơ tay cũng nắm được mấy con.
Cho nên, vừa thấy mặt trời gác núi là ai nấy lo buông mùng. Ai ăn cơm chậm trễ thì bưng luôn vào trong mùng ngồi ăn. Ăn xong rồi đẩy mâm ra ngoài sáng hôm sau mới rửa.
Nhà cậu Ba nghèo nhất nhì trong xóm (nói là xóm chứ cách xa nhau hàng chục thước mới có một căn nhà lá lụp xụp). Thầy trò cậu phải tranh thủ làm thêm buổi tối. Ban ngày, sau khi đi rẫy về, cậu và Bình chặt thêm mấy khúc tre lồ ô về chẻ nhỏ đan rỗ rá. Buổi tối, thầy trò đốt một đống un bằng lá rừng có mùi cay vừa thay cho đèn dầu vừa để xua muỗi.
Hôm đó, mợ Ba bị sốt, thằng Bình phải lo dọn rửa chén bát phía sau, còn một mình cậu Ba ngồi vun đống củi khô và lá cây để đốt. Mùa mưa, lá và cành đều ẩm ướt, thổi cho cháy lên được là cả một công trình. Khói bay mịt mù cay xè đôi mắt…
Bỗng …
Một tiếng nói vang lên sau lưng, phía cửa rào:
- Ô, có lửa rồi. Chú cho hơ lửa chút.
Tưởng có người hàng xóm nào ghé ngang, cậu Ba chẳng thèm quay lưng lại, trả lời:
- Hơ thì vô hơ, khách sáo gì.
Một bóng người bước tới ngồi cạnh bên cậu Ba:
- Cảm ơn nhe!
- Lại khách sáo. - vừa nói cậu vừa đứng dậy bước vô phía trong hốt thêm mớ lá.
Đến khi quay lại, cậu Ba điếng hồn “Ơ” lên một tiếng khi nhìn thấy …
Người đàn ông đang ngồi hơ lửa đội cái nón lá rộng vành kiểu người Tàu, trên người khoác tấm lá bện bằng cỏ tranh phủ ra sau lưng. Áo quần ông ta rách rưới. Hai tay giơ ra phía trước huơ huơ gần lửa, bàn tay gầy đét trơ xương, các ngón cụt gần hết còn trơ cùi…
Nghe tiếng “ơ” của cậu, người đang ngồi ngước mặt lến nhìn. Trời đất ơi! Trên khuôn mặt đầy xương lạnh lùng như xác chết là hai hốc mắt sâu thẳm, hoàn toàn không có tròng mắt, con người.
Người đàn ông chợt cất tiếng cười, hàm răng ông nhe ra trắng ởn…
Thần hồn nát thần tính, không kịp suy nghĩ đến một câu chú hộ thân cầu tổ nào khác, cậu Ba quơ tay chụp cái rựa trên đất liệng về phía người đàn ông rồi co cẳng chạy vào nhà…
Sáng hôm sau, hai thầy trò đi tìm cái rựa…
Nó nằm tuốt ở bìa rừng, bên cạnh một gò mối bự chảng…
***
Câu chuyện của Bảy Bình làm tôi nghẹn ngào. Cuộc đời làm thầy bao nhiêu là truân chuyên. Dù không bất hạnh như cậu Ba nhưng huynh đệ tôi cũng đâu có sung sướng gì!
Cứu người thì được tiếng khen, không cứu được người thì bị mang tiếng oán. Thậm chí khi đã giúp người qua cơn nguy hiểm, người ta vẫn cho là nhờ đổi thuốc, tìm được bác sĩ hay… Cái thói đời, đau chân thì hả miệng, vừa chạy bác sĩ vừa cầu khẩn tứ tung vừa thỉnh thầy bà đủ hướng. Đến khi khoẻ mạnh thì phẩy tay, ngoảnh mặt cho rằng nhờ khoa học hiện đại, nhờ bác sĩ chuyên khoa mới bên nước ngoài về… Hừ! Bác sĩ mà ở được ngãi ma lai hay mở được độc trùng thư ếm thì mấy ông thầy huyền môn về núi hoặc bỏ nghề từ lâu rồi!
Chạnh lòng, tôi nhớ lại hai câu thơ của thầy thường hay ngâm ngợi:
“Nhân tình thường bạc như vôi
Đến khi gặp ác mới hồi hung tâm”
Cuộc đời của một ông thầy có bao giờ ăn ngon mặc đẹp. Thậm chí, khi được tặng một cái áo mới, thầy cũng phải thắp hương bàn tổ rồi châm vào cho thủng áo mới dám xỏ vào.
Tôi nhớ lại ông Út làm thầy sửa sưng trặc ở xóm tôi hồi ấy cũng vậy …lối xóm không ai dám hó hé đến nhà ông, mặc dù ông rất hiền nhưng mọi người đều "chợn". Người ta đồn nhà ông toàn là ngãi nghệ, đến nhà ông thế nào cũng trúng ngãi mà chết. Tôi lúc đầu cũng sợ lắm, nhưng vào nhà ông tôi chẳng thấy cái gì khác hơn bộ bàn ghế cũ mèm, cái bàn thờ đóng tạm bằng tấm ván cũ, một bình hương chõng chơ chẳng có bùa phép ngãi nghệ gì. Tôi được ông chữa đau ở ngón tay. Ngay trong buổi chiều ấy, tay tôi lành lặn bình thường như chưa từng bị trặc. Chúng tôi cám ơn ông và ra về sau khi cúng tổ ... chỉ bằng một cái trứng gà đã luộc sẵn...
Sau này lớn lên, tôi có quay lại tìn ông. Nhưng ông đã chết được vài năm, căn nhà nhỏ của ông được đứa cháu sang tay cho chủ khác. Thoáng chút ngậm ngùi về cuộc đời làm thầy, sống trong nghèo khó, cô đơn (xóm giềng có ai dám chơi với ông đâu), chết cũng trong cô đơn nghèo khó ( nghe nói lúc ông chết chỉ có một bộ đồ cũ liệm xác, một chiếc hòm phước thiện của trại hòm và vài người tốt bụng tiễn đưa).
Sau này khi học phép ra sư với thầy, tôi mới thấm thía cái vị cay đắng chua chát của cuộc đời. Minh Tịnh sư huynh tôi cũng đâu có hơn gì, thậm chí còn vất vả bất hạnh hơn nhiều. Tôi còn ung dung đi tour đây đó chứ huynh ấy suốt ngày bị cột chặt vào công việc, phải cày bừa để hùn cơm với gia đình, lúc tan sở lại đạp xe cọc cạch đến nhà người ta chữa bệnh.
Mà thói đời nghĩ cũng lạ. Phù thịnh không ai chịu phù suy. Thầy càng giàu có càng làm tiền dữ tợn, con công đệ tử càng xúm vào tâng bốc. Thầy lệnh phải cúng bao nhiêu tiền thì phải cung cúc lo đủ bấy nhiêu tiền, không hề dám thở than một tiếng. Nhưng gặp thầy đi xe đạp, mặc áo rách thì khinh khi ra mặt, một ly nước chẳng muốn mời. Thậm chí nghe đề nghị bố thí phóng sanh họ liền nhăn mày nhíu mặt than không có tiền xoay sở…
Đó là lý do vì sao người đời dễ bị lường gạt đến tiền mất tật mang…
Thật ra, than thở là nói theo thói đời vậy thôi. Khi vào cửa đạo, ai nếm qua pháp vị mới thấy nó hơn hẳn mọi vị trên cõi đời. Không có gì bình an bằng sự bình an trong tâm hồn con người. Tự biết thế nào là đủ, ung dung trong cuộc sống “an bần lạc đạo”, thế mới là tiên tại thế…
- Dạ, hôm nay em về kiếm huynh là có chuyện gấp.
Câu nói của thằng Bình kéo tôi trở về với thực tại.
- Có chuyện gì vậy Bình?
- Dạ, sư phụ bảo em phải về tìm sư thúc đi một chuyến về Bù Đăng để phụ giúp sư phụ. Nhưng về đây thì sư thúc đi núi mất tiêu rồi. Chuyện lại gấp gáp quá, em chạy lại tìm huynh hú hoạ, biết đâu huynh có thể giúp được gì. May sao, gặp huynh và anh Hai ở đây…
- Mà chuyện gì mới được, mày cứ vòng vo hoài anh hổng hiểu gì hết.
Bảy Bình hắng giọng và bắt đầu kể…
Khu dân cư ở Bù Đăng nhà cửa khá thưa thớt. Cách xa hàng chục thước mới có một căn nhà lá. Hiếm hoi lắm mới có vài căn nhà tường lợp tôn xi măng. Đó là nhà của mấy vị cán bộ trong xã sinh sống ở nơi này từ rất lâu. Ở phía sau khu nhà là rừng chuối bạt ngàn kéo dài đến ngút mắt. Người dân ở đây sinh sống chủ yếu là nghề làm rẫy, tỉa bắp, trồng mì. Các loại cây khác như mít, đu đủ chuối thì trồng tự nhiên, đến khi đủ ngày tháng cây tự động ra trái. Chủ vườn cứ việc ra đốn về đóng vào cần xé mang ra vựa bán.
Bọn trẻ ở vùng này gần một nửa là thất học. Muốn đến trường Tiểu học, phải lội bộ gần chục cây số mới đến xã. Học Trung học thì phải đi mấy chục cây số ra tận thị trấn. Nhà ai nấy đều nghèo, làm gì có đủ tiền bạc và phương tiện mà đi học như con nít thành thị. Vả lại, đi học hết lấy ai coi nhà và phụ giúp chuyện gia đình. Thôi thì trời sinh sao chịu vậy. Chừng nào khá giả hẵng hay.
Đám trẻ con ở nhà một đám lủ khủ, nhiều khi ba mẹ chúng đi làm rẫy hết, không biết chuyện gì làm chúng liền tụ tập nhau lại bày đủ trò để chơi, khi thì nhảy dây, khi thì rượt bắt, lúc thì đá banh, chọi cầu, leo cây, đánh chõng…
Hôm trước, mấy đứa nhỏ ở không tụ tập lại chơi trò ma chuối…
Thằng Hiếu con chú Năm trưởng ấp oẳn tù tì bị thua nên ngồi chính giữa làm ma. Bọn trẻ chạy vào rừng chuối cạo phấn chuối đem về xoa đầy mặt mũi tay chân thằng Hiếu. Sau đó, thằng nhỏ ngồi chồm hổm, hai tay bịt mặt. Cả đám đi vòng tròn xung quanh mỗi đứa cầm trong tay một tàu lá chuối vừa đi vòng quanh thằng Hiếu, bọn trẻ gõ tàu chuối lên đầu thằng nhỏ vừa hát:
Con ma chuối
Ở trong núi
Ở trong rừng
Nhảy cà tưng
Qua con suối
Về ăn muối
Về ăn cơm
Nằm ổ rơm
Chơi rượt bắt
Hú… oà… oà…
Hát chừng vài chập, thằng Hiếu vụt đứng dậy. Hai mắt giương lên chỉ còn tròng trắng. Hai tay nó vươn về phía trước, lưỡi chợt le dài, nó khệnh khạng chạy …
Lũ trẻ rú lên bỏ chạy tán loạn. Mấy đứa nhỏ hoảng hốt chạy tuốt về nhà đóng cửa lại, hai ba đứa lớn lúc đầu ngỡ thằng Hiếu giả vờ nên còn né qua né lại cười cợt. Sau vài phút, thấy vẻ không bình thường của thằng Hiếu, tụi nhỏ bắt đầu sợ thiệt. Không ai bảo ai, tụi nó cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng tìm chỗ nấp…
Một lát sau…
Nghe không khí chừng yên tĩnh trở lại, thằng lớn nhất chạy ra khỏi chỗ ẩn nấp thăm dò. Xung quanh vắng lặng, thằng Hiếu biến đi đâu mất. Những đứa khác cũng lục tục kéo ra, hỏi thăm nhau, chẳng ai thấy thằng Hiếu ở chỗ nào. Thế là nháo nhào đi tìm…
Chiều tối, người lớn đi rẫy về, thằng Hiếu vẫn bặt vô âm tín. Nghe bọn trẻ kể lại, cả xóm đốt đuốc chạy tìm tứ xứ . Chú Năm xách chiếc xe honda cà tàng chạy thẳng lên xã báo cáo. Xã đội cử mấy dân quân vác súng đi tìm với bà con.
Một đêm thức trắng. Gần sáng, mọi người lủi thủi kéo về. Ai nấy phờ phạc. Chú thím Năm mặt mũi bơ phờ hốc hác…
Bóng dáng thằng Hiếu vẫn mù mịt.
Ngày thứ hai trôi qua trong vô vọng. Bóng dáng thằng Hiếu vẫn bặt vô âm tín. Mấy độI tìm kiếm đã toả ra khắp cả vạt rừng để cứu hộ nhưng tất cả đều trở về trong thất vọng. Bây giờ, gia đình chú Năm chỉ còn hy vọng vào nhóm ngườI dân tộc đang lùng ở vạt rừng bên trong.
Đến tốI, mấy thanh niên ngườI Ch’ro đã về đến xóm. Nhưng, nhìn thấy thái độ ủ rũ của họ, ai nấy đều biết kết quả như thế nào rồi. Già làng dẫn đầu nhóm tìm kiếm lắc đầu nói bằng tiếng Việt lơ lớ:
- Bọn tui tìm khắp nơi không thấy gì. Cũng không có dấu thú rừng. Tui chắc thằng nhỏ bị con ma bắt đi rồi.
Thím Năm gục xuống xỉu tại chỗ, mọi người lại phải đưa thím vào nhà cứu chữa…
Chợt, anh Tư Phước hàng xóm sát nhà cậu Ba Hồng nhớ ra:
- TạI sao mình không nhờ anhBa ảnh giúp cho. Tui biết ảnh làm thầy hồI còn ở Sài Gòn lận.
Chú Năm mừng như ngườI chết đuốI vớ phảI phao cứu sinh:
- Sao anh không nói sớm. Anh đưa tui qua nhà ảnh đi.
Thế là chú Năm cùng Tư Phước chạy qua kiếm cậu Ba…
…
- Dạ - Bảy Bình kết thúc - thầy em nói dạo này khí vận không tốt lắm, không thể làm được chuyện này.Nhưng ngườI ta năn nỉ quá sức, vả lạI chú Năm cũng là ngườI trên xã, không giúp ổng cũng khó khăn trong công việc sau này. Vậy là thầy kếu em tức tốc về Sài Gòn tìm sư thúc trợ giúp. Không có ổng thì may thay gặp hai anh ở đây…
- Gặp ở đây thì sao? – Tôi hỏI ngược lại.
- Em định nhờ huynh giúp…
Bình chưa nói hết câu, tôi trợn mắt:
- TrờI đất! Bộ em tính kêu anh theo em về Bà Rá hả?
- Dạ, rốI quá, em chỉ biết nhờ huynh…
- Nhưng… chuyện này tao chưa làm lần nào hết. Không biết có được không nữa.
- Huynh ráng giúp giùm thầy trò em. Lúc này, không có huynh em chẳng biết nhờ ai. Huynh làm ơn giúp giùm…
Thằng Bình năn nỉ làm tôi mủI lòng.
Còn đang ngẫm nghĩ thì chân tôi bị đá nhẹ một cái. Ngó sang, Minh Tịnh nhìn tôi khẽ gật đầu một cái. Tôi mừng húm:
- Ông giúp tui nhe!
Minh Tịnh lạI gật đầu. Tôi thở phào nhẹ nhõm.
- Thôi được rồi. Trả tiền cà phê rồI mình lên đường luôn. Ghé qua nhà anh lấy đồ cái đã, tiện thể nói vớI mà anh một tiếng kẻo bà trông…
***
Đường về Phước Long xa mù mịt. Ba huynh đệ tôi ngồI bó chả trong chiếc xe chạy bằng than nóng như lò bát quái và chật cứng. Thằng Bình có vẻ quen thuộc nên ngồI tự nhiên, Minh Tịnh lên xe ngồI nhắm mắt như ngủ. Có mình tôi là khó chịu thật sự. Trước nay, mỗI lần đi xa, nếu không đi máy bay thì cũng đi ô tô du lịch gắn máy lạnh đàng hoàng.bây giờ mớI biết cảm giác đi xe than thú vị cỡ nào… Ngồi im một hồI, tôi thử quán tưởng. Thân con ngườI lúc chưa sinh ra cũng đâu có rộng rãi gì hơn. Trong một cáin túi nhau chật hẹp suốt chín tháng mườI ngày. Khi ra đờI lạI bị quấn vòng trong vòng ngoài như bó chả. Lớn lên lạI bị ràng buộc vào trong hàng loạt những thứ linh tinh khác, rồI mãi quây quần trong đờI tạm cũng chật chộI khó chịu tù túng có khác chi mình ngồi trong chiếc xe than này. Chẳng qua, một cảm giác chật hẹp nóng bức có thể cảm nhận được và một cảm giác vô hình không thấy được đó thôi…
Nghĩ đến đó, tôi thấy cảm giác khó chịu không còn hành hạ mình nữa. Tôi cũng bắt chước Minh Tịnh khoanh tay lim dim mắt. Bất ngờ, sư huynh mở mắt nhìn tôi cườI ý nghĩa. Tôi cũng cườI và nhắm mắt lạI đọc bài kinh hộ mạng: “ Buot tho tế lô…”
***
Vào đến chỗ ở của cậu Ba, tôi mớI biết cuộc sống cậu ấy khổ đến thế nào. Một căn nhà lá ba gian lụp xụp, cái sân hẹp phơi đầy củ khoai mì và bắp. Bước vào trong, cái bàn thờ đóng tạm bằng mấy miếng ván cũ, trơ vơ phía trên là hình Phật Di Đà, Quan âm, phía dướI là tấm sắc thờ chư vị 5 ông đã bạc màu theo năm tháng…
Cậu Ba từ nhà sau bước lên, nhìn thấy huynh đệ tôi, cậu ớ lên một tiếng rồI đứng trân ngỡ ngàng, xúc động. Có lẽ cậu không ngờ huynh đệ tôi lặn lộI lên tận chốn này…
Chuyện hàn huyên những tưởng không cần kể lể dài dòng. Huynh đệ chúng tôi ngay sau đó theo cậu Ba sang nhà chú Năm ba nthằng Hiếu. Nghe nói có thầy ở Sài Gòn xuống, bà con trong xóm kéo đến một nhà. Kẻ trong ngườI ngoài lố nhố như xem hát tuồng. Huynh đệ tôi đã quen vớI những chuyện này nên cũng không ngạI ngùng cho lắm.
Sau khi nghe kể đầu đuôi câu chuyện, Minh Tịnh nhìn đồng hồ nói:
- Bây giờ cũng chiều rồI, mình phảI khẩn trương lên để kịp tìm thằng nhỏ về trước lúc trờI tối. Để mặt trờI sụp xuống là khó hy vọng lắm. Đêm nay là đêm thứ ba rồi.
Chú Năm tha thiết:
- Dạ, thầy cứ chỉ dạy, chuyện gì tụI tui cũng là hết.
Tư Phước cũng xen vô:
- Tụi tui cũng giúp nữa thầy. Cả xóm này ai cũng lo cho thằng nhỏ hết trơn, thầh có cần gì cứ nói.
Minh Tịnh không nói không rằng tiến đến bàn thờ Thổ công thắp nhang khấn vái. Tôi biết huynh ấy đang triệu thỉnh Thổ Thần hỏI việc.
Giây lát, Minh Tịnh cắm nhang vào lư hương, quay sang bảo tôi:
- Ông thắm nhang bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên. Đọc bài Ân đức Phật trước, sau đó qua bàn thờ gia tiên lấy tên tuổI thằng nhỏ mà tụng kinh hộI Cửu Huyền Thất Tổ, nhờ họ bảo mạng giùm.
Quay sang chú Năm:
- Anh vào bếp lấy cho tôi cái chén mà thằng nhỏ thường dùng ăn cơm. một đôi đũa cũ đem lên đây. Còn bà con – quay sang Tư Phước huynh nói tiếp – ai tuổI Dần, Ngọ Tuất thì đi phụ tìmn thằng nhỏ, ai không phảI tuổI thì cứ ở nhà đi theo không tiện.
Trong khi tôi cúng bên trong thì Minh Tịnh bước ra sân vẽ bùa làm phép…
Pháp sự hoàn tất, cái chén của thằng Hiếu được đặt vào trong lư hương cửu huyền. Lấy gạo đổ đầy chén, Minh Tịnh thắp ba cây nhang cắm vào, lấy một cái trứng gà để dướI chân nhang, gác ngang đôi đũa và bắt đầu khởI hành vào rừng.Nhóm ngườI tìm kiếm cũng chia làm ba nhóm theo tuổi. Tôi và Minh Tịnh đi vớI nhóm tuổI Dần, cậu Ba Hồng và chú Năm đi vớI nhóm tuổI Ngọ, thằng Bình và thím Năm đi vớI nhóm tuổI Tuất. MỗI nhóm mang theo chiêng, nắp nồI, vỏ đạn để gõ tạo thành tiếng động. Vừa gõ, họ vừa gọI tên thằng Hiếu om xòm.
Rừng càng lúc càng dày đặc, trờI cứ tốI dần đi. Chúng tôi bắt đầu sốt ruột. Cây nhang đã tàn hơn một nửa mà bóng dáng thằng Hiếu vẫn không thấy đâu.
mệt mỏI, chúng tôi ngồI bệt xuống một gốc cây to nghỉ ngơi. TrờI sẫm dần lạI, không gian mờ ảo…
Bỗng, một con khỉ từ đâu trên cây nhảy xuống chụp lấy cái trứng gà và chạy biến vào rừng mất dạng. MọI ngườI nhốn nháo toan chạy theo thì sư huynh tôi ngăn lại. Nhìn thấy vả mặt tươi cườI của huynh ấy là tôi biết có chuyện vui rôi.
- Sao ông? Được rồI hả?
Khẽ gật đầu, huynh ấy gọI lớn: “ Bà con về nghỉ, trờI tốI rồI không tìm được nữa đâu.”
MọI ngườI lốc thốc kéo về.
Đến gần nhà chú Năm, ai nấy nghe tiếng ồn ào náo nhiệt. Giọng tư Phước to nhất:
“… TụI tui mệt quá tính đi vế thì thím Năm bả mắc tiểu. Bả vừa chạy u vô phía sau bụI chuốI để xả thì tụI tui nghe bả la chỏI lỏi. Hết hồn, tui và thằng Bình chạy vô thấy bả đưa tay chỉ bụI chuốI lớn bên trong. mấy ngườI biết gì không? Thằng Hiếu nó ngồI thu lu ở giữa mấy gốc chuối. Mắt nó đứng tròng, tay bó gối. Còn cái miệng nó hả… TrờI đất ơi, nhét đầy nhóc đất cục luôn. TụI tui chạy lạI khiêng thằng nhỏ ra ngoài, móc đất trong miệng nó ra. Ông ơi.. trong đất còn có mấy con trùng bò lổn ngổn thấy mà ớn. Vậy là mấy anh em tôi thay nhau vác nó chạy về đây…”
Minh Tịnh vẹt mọI ngườI ra, tiếng đến chỗ thằng nhỏ đang nằm trên bộ ván. mặt của nó xanh mét, mắt nắm khít như ngủ. Huynh ấy, lấy lay đặt lên đầu thằng Hiếu nhắm mặt niệm lâm râm, tôi cũng nắm vộI hai ngón chân cái đứa nhỏ để tiếp lực. Đọc xong bài kinh Phật Lực, Minh Tịnh thổI ba hơi vào đỉnh đầu thằng Hiếu. Đoạn, dựng nó lên vỗ ba cái vào giữa hai gù vai.
Thằng Hiếu cựa mình mở mắt. Thím Năm mừng qua chạy lạI ôm chầm lấy nó khóc nức nở…
Minh Tịnh dặn:
- Ở nhà pha nước gừng cho đứa nhỏ uống, đừng bu đông qua nó bị ngộp.
sau khi tỉnh hẳn. Hiếu bắt đầu kể:
- HồI chơi trò ma chuối. Con đang ngồI thì có một cô đẹp lắm bước tớI hỏI con muốn đi chơi không, có chỗ này vui lắm. Con vừa gật đầu thì cô đó bước tớI nắm tay con chạy đi vù vù. Đến một chỗ đông ngườI lắm. Họ rủ con ở lạI chơi, họ cho con nhiều đồ ăn vớI kẹo bánh. Đang ăn thì mấy chú đến kêu con về…
Thì ra thằng nhỏ bị ma chuốI dấu. Hồn nó bị đưa vào cõi ma, cũng may là còn kịp đưa về. Nếu không, để qua đêm nay thế nào nó cũng bị kẹt ở lạI trong đó làm ma rừng suốt đời.
…
Chú Năm mừng rỡ liền làm luôn mấy con gà đãi bà con chòm xóm. Dĩ nhiên chúng tôi là thượng khách nên được khẩn khoản ở lạI thưởng thức món gà nướng đất sét đặc biệt do thím Năm làm. Anh em tôi viện cớ ăn chay nên xin phép ra về…
Trên đường về nhà cậu Ba, tôi và Minh Tịnh khẽ chạnh lòng cho cái vô minh của con người. Lẽ ra, con được cứu trở về thì gia đình phảI hồI tâm chuyển ý mà tin Phật. Đằng này… còn tiếp tục sát sanh để ăn mừng thoát nạn. Nghiệp này cứu được, sau này nghiệp khác chồng lên không biết ai sẽ là ngườI cứu họ đây.
Nghĩ mà buồn cho ngườI đời. Miệng họ luôn nói tin TrờI tưởng Phật, ngồI nói chuyện vớI nhau toàn lý lẽ cao sâu đến khi gặp chuyện rồI mớI hiểu con ngườI thực tạI là thế nào. Tôi khẽ chua chát nhớ lờI nói của chú Năm trước khi chia tay:
- Tôi hứa sẽ ăn chay mà. Nhưng đó là chuyện ngày mai. Còn bữa nay, anh em mình nhậu một bữa cho vui, coi như mừng thằng nhỏ bình an trở về…
Không biết khi nghiệp báo đổ tớI, có ai đứng ra hẹn ngày mai không nhỉ?
… TốI đó, ngồI nói chuyện vớI cậu Ba đến gần sáng. Chúng tôi mớI biết thêm nhiều câu chuyện về sự thăng trầm của cậu suốt thờI gian qua. Thôi! Làm thầy là để trả nghiệp. Nghiệp hết rồI thì mọI thứ lạI bình ổn như xưa thôi.
Nhìn lên bà thờ lấp loé mấy cây nhang cháy đỏ, tôi biết chư Thần vẫn còn ở đó. Nhưng, đâu có chư thần nào chịu xen vào nhân quả thế gian đâu. Họ chỉ xuất hiện đỡ lưng trong những lúc tốI cần thiết… Đó lại là chuyện khác sau này của câu ba, không phải là câu chuyện bây giờ
… Ba giờ sáng, thầy trò thằng Bình đã thức dậy tiễn huynh đệ tôi ra lộ lớn. Nơi đó, những chiếc xe than chở chuốI mít, khoai mì đang đổ về Sài Gòn. Chúng tôi sẽ đi nhờ một trong những chiếc xe than ấy. Quà tặng mang về là … mấy củ khoai mì mà cô Ba thức dậy nấu từ hồI sớm.
Chiếc xe than rồ máy chạy bon bon trên con đường về thành phố. Bóng thầy trò cậu Ba nhanh chóng biến mất trong màn đêm. MỗI ngườI lạI tiếp tục cuộc hành trình của mình…
Còn gia đình chú năm? Có lẽ giờ này họ vẫn đang ngủ ngon sau bữa tiệc rượu linh đình.
Ngó sang Minh Tịnh, huynh ấy lạI tiếp tục khoanh tay lim dim không biết đang ngủ hay thức.
Ngó ra ngoài, trờI vẫn còn tốI đen như mực. Chiếc xe than chở chúng tôi đang cố pha đèn vào khoảng không gian đen tốI để tìm đường chạy…
Viết xong ngày 15 tháng 5 năm 2009
(TADN)
Một bài viết rất hay, em đã đọc bài này tại một blog khác, thế giới huyền bí thật là vô bờ, vậy cái gọi là: kế hoạch tu, lịch trình tu? thời gian tu luyện? và tu cái gì? hay cứ "tu đi" nói xuông hoài, thật là khó khăn phải không hỡi người đời?
Trả lờiXóaTu không có lịch,cuộc đời là chùa, cha mẹ là cốt Phật mọi người là bạn tu, lời nói là kinh kệ, vợ con là...giám tự. Khà khà
Trả lờiXóahay hay,... không những hay mà còn rất hay. ok quá!
Trả lờiXóa