. Câu
chuyện của cô gái Lường Thị Nết, dân tộc Mường kể cho tôi nghe trước đền Mẫu Đà
Bắc, giữa không khí hoang dã của nước hồ mênh mang, của xanh ngắt núi rừng,
trong khói sương đang dâng phủ chiều hoang làm cho người nghe lạnh cóng vì sợ
hãi. Đó là một đêm trăng suông, ánh trăng mờ soi qua cửa sổ vào buồng ngủ.
Câu chuyện
của cô gái Lường Thị Nết, dân tộc Mường kể cho tôi nghe trước đền Mẫu Đà Bắc,
giữa không khí hoang dã của nước hồ mênh mang, của xanh ngắt núi rừng, trong
khói sương đang dâng phủ chiều hoang làm cho người nghe lạnh cóng vì sợ hãi. Đó
là một đêm trăng suông, ánh trăng mờ soi qua cửa sổ vào buồng ngủ.
Những chuyện
gặp ma kinh hồn trong giấc ngủ
Giữa giấc say, cô gái Mường nghe thấy tiếng kẹt cửa, thế rồi một bóng người lọt vào buồng. Đó là một người trai trẻ mặt trắng bệch. Anh ta từ từ tiến lại giường cô gái, đưa bàn tay vuốt má cô. Bàn tay lạnh buốt như nước đá. Quá sợ hãi, cô định gạt tay anh ta ra và hét lên. Nhưng không hiểu tại sao người cô cứng đờ, tiếng hét cũng nghẹn trong cửa họng. Quá sợ hãi, cô dùng hết sức để lăn người đi chỗ khác, nhưng bất lực. Dường như biết được thái độ của cô, khuôn mặt người con trai ghé sát vào mặt cô, khuôn mặt trắng xóa bỗng nhiên biết đổi, mặt tự nhiên đen lại, hai bên mép chìa ra hai cái răng nanh, mồm há to định cắn vào cổ cô. Không biết sức mạnh từ đâu tới, tiếng hét của cô bật ra khỏi cổ họng và cô vùng được dậy. Trong ánh trăng mờ, cô còn thoáng thấy vẩn lên một bóng người nương theo ánh trăng bay ra khỏi cửa sổ. Đúng lúc ấy, người nhà cô bật đèn ào vào. Kể từ lúc ấy cô không dám ngủ một mình nữa và thỉnh thoảng cô cũng vẫn có những giấc mơ kỳ quái cùng sự bất động đáng sợ. Tuy nhiên, cô không còn mơ lại khuôn mặt ma đó nữa. Gia đình cô phải đưa cô đi cúng trừ ma.
Trong một câu chuyện khác, tại phòng tư vấn tâm thần Bệnh viện tâm thần TƯ. Cậu Nguyễn văn Quang (trú tại phố Đào Tấn, Hà Nội) kể: Thỉnh thoảng cậu mơ thấy một cô gái xinh đep, mặc áo mỏng như sương vào phòng cậu trong giấc ngủ. Cô gái ve vuốt cậu. Nhưng không hiểu sao lúc đó cậu rơi vào một trạng thái bất động, chân tay cứng đờ, muốn nói cũng không nói được. Đến khi vận sức bật dậy thì cô gái biến mất. Nghe chuyện, người nhà cậu không tin, nghĩ cậu mắc bệnh tâm thần nên đưa cậu đến bệnh viện.
Đó là những câu chuyện điển hình. Ở nhiều người khác, những cơn tỉnh, có vẻ thấy mọi sự nhưng cơ thể bất động thường xảy ra. Có nhiều người không mơ thấy những chuyện kinh hoàng nhưng thường thấy một vật nặng khủng khiếp đè lên người, vật lộn để đẩy ra nhưng bất lực, phải cố gắng lắm mới thoát ra được. Hóa ra chẳng có vật lạ nào đè lên người cả.
Bác sĩ Bế Thị Hiển, Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết, hiện tượng mà Hùng gặp phải không phải là một bệnh, lại càng không liên quan đến vấn đề mê tín như nhiều người vẫn lầm tưởng. Đây thực chất là một dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (không có tổn thương thực thể), nguyên nhân chủ yếu là căng thẳng tâm lý, lo lắng hay stress do sức ép từ công việc, cũng có thể do những tác nhân ngoại lai như sử dụng quá nhiều các chất kích thích, rối loạn nhịp tim, làm máu lên não không đều. Dân gian gọi là bóng đè.
Bóng đè là gì?
Bóng đè là một hiện tượng thông thường, trong đời mỗi người gặp ít nhất là một lần. Bóng đè thực ra là một hiện tượng mộng mị. Khi bị bóng đè, người ta sợ toát mồ hôi, muốn kêu cứu, cựa quậy mà đành chịu. Nếu biết là mình đang bị bóng đè nghĩa là người ta vẫn còn tỉnh một nửa. Dòng điện não ghi được trong giấc mơ này cho thấy, hoạt động vỏ não nhanh, các tế bào thần kinh kích động mạnh, nhiệt độ trong sọ tăng do tăng chuyển hoá, tóm lại là chẳng khác gì lúc thức. Thế nhưng con ngươi của mắt tít lại như đang ngủ, các giác quan không tiếp xúc với bên ngoài, các bắp thịt không căng vì luồng thần kinh vận động bị chặn, các trung khu thần kinh chỉ huy lời nói và cử động bị ức chế.
Trong giai đoạn ngủ chập chờn và hay mộng, những kích thích yếu lại gây ra đáp ứng mạnh. Vì vậy, chỉ cần một bàn tay đặt lên ngực khi nằm ngửa, một cái cúc áo chật, hoặc không khí nhiều CO2 trong một buồng ngủ, thậm chí chỉ cần nằm nghiêng bên trái cũng có thể gây bóng đè với mê hoảng dữ dội. Thường “bóng” chỉ đè những người “yếu bóng vía”, hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, hoặc người khỏe nhưng một lúc nào đó còn một điểm yếu trong tinh thần. Theo Gáo sư Tâm lý học người Pháp Chris, hiện tượng này xảy ra rất phổ biến, khoảng 40% nhân loại đã từng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời. Bệnh này thường xuất hiện khi bạn bước vào độ tuổi trưởng thành. Ông cho biết: “Mỗi lần bị bóng đè có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, người bệnh trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, họ có thể vẫn mở mắt nhưng không thể cử động”.
Không thể phủ nhận bóng đè là một trải nghiệm rất đáng sợ. Có người khi bị bóng đè cảm thấy như nghe được một giọng nói bí ẩn, có sự hiện diện của một ai đó đứng, ngồi bên cạnh hay cảm giác như bị xô ngã ra khỏi giường. Bóng đè có thể lặp lại vài lần trong một đêm.
Một số người ngại bày tỏ chuyện này vì họ sợ mọi người không tin và cho rằng mình bị tâm thần nhưng nếu liên tục bị bóng đè sẽ gây khủng hoảng tinh thần. Đáng tiếc là mọi người và ngay cả các chuyên gia sức khoẻ cũng chưa nắm rõ về căn bệnh này và hay đưa ra các chẩn đoán thiếu chính xác như là căng thẳng thần kinh, hay thậm chí là tâm thần phân liệt. Nhiều người lại liên hệ đến ma quỷ hay tâm linh. Nhưng thật ra đây chỉ là một tình trạng của não người.
Cảm thụ thần kinh cũng như những tín hiệu chỉ huy các hoạt động cơ thể được truyền dẫn bởi các hóa chất do cơ thể sinh ra. Các hóa chất não bắt đầu phát huy tác dụng trong giai đoạn gọi là REM, tức khoảng 90 phút sau khi ngủ. Trong khi REM diễn ra, hoạt động của não hết sức kích động, và các giấc mơ đạt mức cao trào. Tuy nhiên, các cơ chủ động của cơ thể, từ tay, chân, ngón tay, bất cứ phần cơ nào được kiểm soát khi thức, đều bị tê liệt. Trạng thái này giúp giữ con người nằm yên trong khi não ra sức vẽ vời những kịch bản quái dị nhất. Đó cũng là lý do một số người đôi khi trải qua cảm giác bị bất động khi ngủ, hay khi đã thức giấc rồi nhưng các cơ vẫn trong tình trạng đông cứng, dân gian gọi là “bóng đè”. Có vẻ như cảm giác cực kỳ khó chịu đó ám ảnh không ít người, người thì cho là bị yêu tinh nữ hớp hồn, người thì đổ cho ma quái quay về cố tìm chút dư mộng ái ân ở người còn sống.
Trước đây, cơ chế khiến bắp thịt tê liệt vẫn là điều bí ẩn. Các cuộc nghiên cứu trước đây nghi ngờ một chất truyền dẫn thần kinh gọi là glycine, nhưng tình trạng bất động vẫn diễn ra khi glycine bị ngăn trở. Do đó, các chuyên gia Patricia Brooks và John Peever của Đại học Toronto (Canada) chuyển hướng nghiên cứu. Họ tập trung vào 2 loại thụ quan thần kinh khác nhau ở cơ chủ động, gồm GABAB và GABAA/glycine. Theo đó, tình trạng tê liệt người khi ngủ cần phải có sự góp sức của cả hai thụ quan này. Việc xác định được quá trình hoạt động của các chất truyền dẫn thần kinh hết sức quan trọng đối với những người bị chứng rối loạn giấc ngủ, đặc biệt rối loạn hành vi trong giai đoạn REM. Điều đó có nghĩa bệnh nhân hành động như đang mơ, nói chuyện, đấm đá trong giấc ngủ.
Có thể phòng và chống bóng đè
Với những người thường bị bóng đè, dân gian thường có một cách trị, đó là để một con dao ở đầu giường. Đó chỉ là một cách làm cho bệnh nhân yên tâm, loại bỏ các cơn ác mộng đi cùng với hiện tượng bóng đè. Các nhà khoa học cũng đã tìm ra nhiều cách để phòng và trị các cơn bóng đè. Để đề phòng bóng đè, bạn đừng đọc loại truyện ma quỷ, kiếm hiệp trước khi ngủ. Tư thế nằm ngủ phải thoải mái: nằm nghiêng phải, chân hơi co, tay duỗi, làm cho toàn bộ cơ bắp chùng giãn, đầu không vẹo lệch. Ngoài ra, quần áo phải rộng rãi, buồng ngủ thoáng khí.
Hướng điều trị chủ yếu là nên thay đổi lối sống, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý; tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí,…. đi dã ngoại, pic-nic,… Có thể đi bộ buổi tối, trước khi đi ngủ tắm nước ấm,… giúp cho giấc ngủ sâu. Tóm lại, bóng đè thực ra chỉ là một dạng rối loạn trong hoạt động tâm thần của cơ thể. Chỉ cần duy trì một lối sống tích cực và lành mạnh, bạn sẽ chẳng còn phải lo bóng đè ghé thăm!
Giữa giấc say, cô gái Mường nghe thấy tiếng kẹt cửa, thế rồi một bóng người lọt vào buồng. Đó là một người trai trẻ mặt trắng bệch. Anh ta từ từ tiến lại giường cô gái, đưa bàn tay vuốt má cô. Bàn tay lạnh buốt như nước đá. Quá sợ hãi, cô định gạt tay anh ta ra và hét lên. Nhưng không hiểu tại sao người cô cứng đờ, tiếng hét cũng nghẹn trong cửa họng. Quá sợ hãi, cô dùng hết sức để lăn người đi chỗ khác, nhưng bất lực. Dường như biết được thái độ của cô, khuôn mặt người con trai ghé sát vào mặt cô, khuôn mặt trắng xóa bỗng nhiên biết đổi, mặt tự nhiên đen lại, hai bên mép chìa ra hai cái răng nanh, mồm há to định cắn vào cổ cô. Không biết sức mạnh từ đâu tới, tiếng hét của cô bật ra khỏi cổ họng và cô vùng được dậy. Trong ánh trăng mờ, cô còn thoáng thấy vẩn lên một bóng người nương theo ánh trăng bay ra khỏi cửa sổ. Đúng lúc ấy, người nhà cô bật đèn ào vào. Kể từ lúc ấy cô không dám ngủ một mình nữa và thỉnh thoảng cô cũng vẫn có những giấc mơ kỳ quái cùng sự bất động đáng sợ. Tuy nhiên, cô không còn mơ lại khuôn mặt ma đó nữa. Gia đình cô phải đưa cô đi cúng trừ ma.
Trong một câu chuyện khác, tại phòng tư vấn tâm thần Bệnh viện tâm thần TƯ. Cậu Nguyễn văn Quang (trú tại phố Đào Tấn, Hà Nội) kể: Thỉnh thoảng cậu mơ thấy một cô gái xinh đep, mặc áo mỏng như sương vào phòng cậu trong giấc ngủ. Cô gái ve vuốt cậu. Nhưng không hiểu sao lúc đó cậu rơi vào một trạng thái bất động, chân tay cứng đờ, muốn nói cũng không nói được. Đến khi vận sức bật dậy thì cô gái biến mất. Nghe chuyện, người nhà cậu không tin, nghĩ cậu mắc bệnh tâm thần nên đưa cậu đến bệnh viện.
Đó là những câu chuyện điển hình. Ở nhiều người khác, những cơn tỉnh, có vẻ thấy mọi sự nhưng cơ thể bất động thường xảy ra. Có nhiều người không mơ thấy những chuyện kinh hoàng nhưng thường thấy một vật nặng khủng khiếp đè lên người, vật lộn để đẩy ra nhưng bất lực, phải cố gắng lắm mới thoát ra được. Hóa ra chẳng có vật lạ nào đè lên người cả.
Bác sĩ Bế Thị Hiển, Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết, hiện tượng mà Hùng gặp phải không phải là một bệnh, lại càng không liên quan đến vấn đề mê tín như nhiều người vẫn lầm tưởng. Đây thực chất là một dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (không có tổn thương thực thể), nguyên nhân chủ yếu là căng thẳng tâm lý, lo lắng hay stress do sức ép từ công việc, cũng có thể do những tác nhân ngoại lai như sử dụng quá nhiều các chất kích thích, rối loạn nhịp tim, làm máu lên não không đều. Dân gian gọi là bóng đè.
Bóng đè là gì?
Bóng đè là một hiện tượng thông thường, trong đời mỗi người gặp ít nhất là một lần. Bóng đè thực ra là một hiện tượng mộng mị. Khi bị bóng đè, người ta sợ toát mồ hôi, muốn kêu cứu, cựa quậy mà đành chịu. Nếu biết là mình đang bị bóng đè nghĩa là người ta vẫn còn tỉnh một nửa. Dòng điện não ghi được trong giấc mơ này cho thấy, hoạt động vỏ não nhanh, các tế bào thần kinh kích động mạnh, nhiệt độ trong sọ tăng do tăng chuyển hoá, tóm lại là chẳng khác gì lúc thức. Thế nhưng con ngươi của mắt tít lại như đang ngủ, các giác quan không tiếp xúc với bên ngoài, các bắp thịt không căng vì luồng thần kinh vận động bị chặn, các trung khu thần kinh chỉ huy lời nói và cử động bị ức chế.
Trong giai đoạn ngủ chập chờn và hay mộng, những kích thích yếu lại gây ra đáp ứng mạnh. Vì vậy, chỉ cần một bàn tay đặt lên ngực khi nằm ngửa, một cái cúc áo chật, hoặc không khí nhiều CO2 trong một buồng ngủ, thậm chí chỉ cần nằm nghiêng bên trái cũng có thể gây bóng đè với mê hoảng dữ dội. Thường “bóng” chỉ đè những người “yếu bóng vía”, hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, hoặc người khỏe nhưng một lúc nào đó còn một điểm yếu trong tinh thần. Theo Gáo sư Tâm lý học người Pháp Chris, hiện tượng này xảy ra rất phổ biến, khoảng 40% nhân loại đã từng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời. Bệnh này thường xuất hiện khi bạn bước vào độ tuổi trưởng thành. Ông cho biết: “Mỗi lần bị bóng đè có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, người bệnh trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, họ có thể vẫn mở mắt nhưng không thể cử động”.
Không thể phủ nhận bóng đè là một trải nghiệm rất đáng sợ. Có người khi bị bóng đè cảm thấy như nghe được một giọng nói bí ẩn, có sự hiện diện của một ai đó đứng, ngồi bên cạnh hay cảm giác như bị xô ngã ra khỏi giường. Bóng đè có thể lặp lại vài lần trong một đêm.
Một số người ngại bày tỏ chuyện này vì họ sợ mọi người không tin và cho rằng mình bị tâm thần nhưng nếu liên tục bị bóng đè sẽ gây khủng hoảng tinh thần. Đáng tiếc là mọi người và ngay cả các chuyên gia sức khoẻ cũng chưa nắm rõ về căn bệnh này và hay đưa ra các chẩn đoán thiếu chính xác như là căng thẳng thần kinh, hay thậm chí là tâm thần phân liệt. Nhiều người lại liên hệ đến ma quỷ hay tâm linh. Nhưng thật ra đây chỉ là một tình trạng của não người.
Cảm thụ thần kinh cũng như những tín hiệu chỉ huy các hoạt động cơ thể được truyền dẫn bởi các hóa chất do cơ thể sinh ra. Các hóa chất não bắt đầu phát huy tác dụng trong giai đoạn gọi là REM, tức khoảng 90 phút sau khi ngủ. Trong khi REM diễn ra, hoạt động của não hết sức kích động, và các giấc mơ đạt mức cao trào. Tuy nhiên, các cơ chủ động của cơ thể, từ tay, chân, ngón tay, bất cứ phần cơ nào được kiểm soát khi thức, đều bị tê liệt. Trạng thái này giúp giữ con người nằm yên trong khi não ra sức vẽ vời những kịch bản quái dị nhất. Đó cũng là lý do một số người đôi khi trải qua cảm giác bị bất động khi ngủ, hay khi đã thức giấc rồi nhưng các cơ vẫn trong tình trạng đông cứng, dân gian gọi là “bóng đè”. Có vẻ như cảm giác cực kỳ khó chịu đó ám ảnh không ít người, người thì cho là bị yêu tinh nữ hớp hồn, người thì đổ cho ma quái quay về cố tìm chút dư mộng ái ân ở người còn sống.
Trước đây, cơ chế khiến bắp thịt tê liệt vẫn là điều bí ẩn. Các cuộc nghiên cứu trước đây nghi ngờ một chất truyền dẫn thần kinh gọi là glycine, nhưng tình trạng bất động vẫn diễn ra khi glycine bị ngăn trở. Do đó, các chuyên gia Patricia Brooks và John Peever của Đại học Toronto (Canada) chuyển hướng nghiên cứu. Họ tập trung vào 2 loại thụ quan thần kinh khác nhau ở cơ chủ động, gồm GABAB và GABAA/glycine. Theo đó, tình trạng tê liệt người khi ngủ cần phải có sự góp sức của cả hai thụ quan này. Việc xác định được quá trình hoạt động của các chất truyền dẫn thần kinh hết sức quan trọng đối với những người bị chứng rối loạn giấc ngủ, đặc biệt rối loạn hành vi trong giai đoạn REM. Điều đó có nghĩa bệnh nhân hành động như đang mơ, nói chuyện, đấm đá trong giấc ngủ.
Có thể phòng và chống bóng đè
Với những người thường bị bóng đè, dân gian thường có một cách trị, đó là để một con dao ở đầu giường. Đó chỉ là một cách làm cho bệnh nhân yên tâm, loại bỏ các cơn ác mộng đi cùng với hiện tượng bóng đè. Các nhà khoa học cũng đã tìm ra nhiều cách để phòng và trị các cơn bóng đè. Để đề phòng bóng đè, bạn đừng đọc loại truyện ma quỷ, kiếm hiệp trước khi ngủ. Tư thế nằm ngủ phải thoải mái: nằm nghiêng phải, chân hơi co, tay duỗi, làm cho toàn bộ cơ bắp chùng giãn, đầu không vẹo lệch. Ngoài ra, quần áo phải rộng rãi, buồng ngủ thoáng khí.
Hướng điều trị chủ yếu là nên thay đổi lối sống, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý; tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí,…. đi dã ngoại, pic-nic,… Có thể đi bộ buổi tối, trước khi đi ngủ tắm nước ấm,… giúp cho giấc ngủ sâu. Tóm lại, bóng đè thực ra chỉ là một dạng rối loạn trong hoạt động tâm thần của cơ thể. Chỉ cần duy trì một lối sống tích cực và lành mạnh, bạn sẽ chẳng còn phải lo bóng đè ghé thăm!
Việt Long
An ninh thủ đô
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét