Bản thảo Voynich - cuốn sách kỳ bí nhất lịch sử nhân loại.
Những gì mà nó “phơi bày” trước mắt chúng ta vẫn là một điều huyền bí còn để ngỏ, chờ đợi được tiết lộ trong tương lai.
Xuyên suốt quá trình khảo cứu lịch
sử, một trong những tư liệu được các nhà khoa học tìm đến chính là
những cuốn sách cổ xa xưa. Đó là sự kết tinh những tri thức, thành tựu
văn hóa, khoa học công nghệ của nhân loại vào thời điểm nó ra đời và
giúp ích rất nhiều cho chúng ta khi tái tạo lại không gian lịch sử. Tuy
nhiên cho đến nay, có những cuốn sách dù ta đã sở hữu song không thể
nào tiến hành nghiên cứu nó, bởi đơn giản chúng đã bị mã hóa thông tin.
Bản thảo Voynich là một cuốn sách như thế - cuốn sách bí ẩn hàng đầu
thế giới.
Câu chuyện lịch sử
Theo
phương pháp xác định tuổi cổ vật, Bản thảo Voynich có niên đại khoảng
700 năm, tức là ra đời trong những năm đầu thế kỷ 15. Người đưa cuốn
sách này tới với thế giới hiện đại vào năm 1912 là Wilfrid Voynich -
khi ông tìm thấy nó tại thư viện của biệt thự Mondragone, trường dòng
Jésuite (Rome) giữa chồng bản thảo cổ. Trong cuốn sách có một bức thư
được viết năm 1666, gửi từ một người có tên là Joannes Marcus Marci tới
Althanasius Kircher, hé lộ cho chúng ta những mảnh ghép còn thiếu về sự
ra đời của cuốn sách.
Theo
như bức thư ấy, chủ nhân từng sở hữu bản thảo Voynich là Hoàng đế
Rudolph II. Vào thời đó, đây là một ông vua cực kỳ mê sưu tầm đồ cổ,
ông tới Prague (Cộng hòa Czech ngày nay) và đã mua cuốn sách này với
giá không tưởng là 600 đồng ducat, tương đương 3,5kg vàng (khoảng
80.000 USD - hơn 1,6 tỷ VNĐ). Sau khi đức vua qua đời, cuốn sách quý
rơi vào tay nhiều học giả cũng như thương nhân khác nhau và bỗng nhiên
biến mất vào thế kỷ thứ 17 trước khi gặp được Wilfrid Voynich. Cuốn
sách cũng vì thế mà mang tên ông.
Có
được cuốn sách, Voynich đã tìm cách để bán nó bởi ông cho rằng, đây là
một tư liệu cổ quý giá, song cho tới tận khi qua đời, ông vẫn chưa thể
bán nó với cái giá mong muốn. Vợ ông mất, cuốn sách được một người buôn
sách cổ ở New York (Mỹ) là Hans Kraus mua với giá 24.500 USD (khoảng
500 triệu VNĐ). Năm 1969, sách được tặng cho Đại học Yale (Mỹ) và
“sống” ở đó cho tới nay.
Vài nét phác thảo về chân dung cuốn sách bí ẩn
Cuốn
sách không có tiêu đề, là một bản thảo chép tay từ bút lông với mực
chấm thời Trung cổ. Sách có khổ 23,5 x 16,2 x 5cm, gồm khoảng 240 trang
giấy giả da. Theo những nghiên cứu về bản thảo Voynich, người ta cho
rằng, ban đầu sách có khoảng 272 trang song đã bị mất tích khi qua tay
các chủ nhân khác nhau. Thứ tự xuất hiện các trang cũng là một điều để
lại nhiều nghi vấn về việc liệu cuốn sách có bị sửa đổi so với nguyên
gốc của nó hay không.
Tuy
là bản thảo chép tay song các nhà khoa học khẳng định rằng, không có
một lỗi chính tả hay gạch xóa trong bản thảo Voynich. Điều đó chứng tỏ
tác giả cuốn sách đã cân nhắc rất kĩ lưỡng trước khi đặt bút. Chủ đề
trong cuốn sách cũng đa dạng, phong phú với nhiều hình ảnh về các lĩnh
vực chiêm tinh, y khoa, sinh vật… Nhiều người cho rằng, đây có thể là
tác phẩm của các tu sĩ dòng Phan-xi-cô và nhà bác học đại tài Roger
Bacon.
Mật mã Voynich - lời thách đố cho nhiều thế hệ…
Trong lịch sử văn bản học, đã có rất nhiều những nhà khoa học lẫn kẻ ham mê mật mã nghiệp dư lao vào giải “bài toán Voynich”, gây ra hàng trăm cuộc tranh cãi lớn. Điển hình là năm 1919, Giáo sư triết học William Romaine Newbold (Đại học Pennsylvania) đã công bố rằng, ông đã phá giải thành công mật mã trong bản thảo chép tay cổ xưa. Theo đó, ông khẳng định nhà khoa học Trung cổ - Roger Bacon đã chế tạo ra kính hiển vi, kính viễn vọng trước cả Galilée và Newton nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, phương pháp giải mã của Newbold là hoàn toàn dựa theo suy diễn. Năm 1931, giáo sư John Manly (Đại học Chicago - Mỹ) đã chứng minh được điều trên. Có thể hiểu là với cách làm của Newbold, cuốn sách sẽ cho ra những gì mà bạn nghĩ trong đầu mình.
Không chỉ dừng lại ở đó, mật mã Voynich còn thu hút sự chú ý của các chuyên gia giải mã trong Thế chiến thứ nhất và thứ hai. Song cho đến nay, vẫn chưa ai một lần thành công. Trong cuốn sách, ngoài hệ thống chữ viết kỳ lạ ra còn là những hình ảnh thuộc đủ các lĩnh vực: sinh vật học, sinh sản, nấu ăn… Đặc biệt, một số ảnh loài cây được vẽ trong sách thoáng qua trông như các cây thảo dược nhưng kỳ thực, chúng đều không có mặt trên quả địa cầu này. Câu hỏi được đặt ra là: tác giả vẽ những cây ấy từ đâu?
Như
vậy, có thể nói, cuốn bản thảo Voynich là văn kiện cổ kỳ bí nhất trong
lịch sử nhân loại. Đọc được nó tưởng chừng là một công việc bất khả
thi. Những gì mà nó “phơi bày” trước mắt người đọc chúng ta vẫn là một
điều huyền bí còn để ngỏ, chờ đợi được tiết lộ vào thời điểm không xác
định trong tương lai.
trich kenh14.vn khampha.
Voynich bên cuốn bản thảo mang tên ông - "Bản thảo Voynich".
Những gì mà nó “phơi bày” trước mắt người đọc chúng ta vẫn là một điều huyền bí còn để ngỏ.
Một
số loài cây được vẽ trong sách nhìn thoáng qua trông như các cây thảo
dược nhưng kỳ thực, chúng đều không có mặt trên quả địa cầu này.
Những gì mà nó “phơi bày” trước mắt người đọc chúng ta vẫn là một điều huyền bí còn để ngỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét